Hồ Chí Minh với vấn đề dân sinh

Trong bài viết này, tác giả đã phân tích một tư tưởng khoa học và đầy tính nhân văn của Hồ Chí Minh - tư tưởng về dân sinh. Trong quan niệm của Người, chủ nghĩa xã hội gắn chặt với vấn đề dân sinh, luôn coi trọng và thực hiện ngày càng tốt hơn vấn đề dân sinh. Đồng thời, Hồ Chí Minh cũng nêu rõ phương thức, biện pháp để giải quyết một cách hiệu quả vấn đề dân sinh. Đó là thực hành tiết kiệm, phát triển sản xuất, gắn phát triển kinh tế với chăm lo cải thiện và nâng cao đời sống vật chất, tinh thần của nhân dân. Những luận điểm sâu sắc của Người về dân sinh là sự thể hiện tập trung và thiết thực tư tưởng “lấy dân làm gốc”. Những cá nhân kiệt xuất được người đời tôn vinh như những vĩ nhân chính là bởi ở họ luôn có những khát vọng cao cả và cống hiến hết mình vì hạnh phúc của con người, của nhân loại. C.Mác từng coi đấu tranh cho con người là niềm hạnh phúc lớn nhất của ông. Với Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong suốt cả cuộc đời hoạt động cách mạng của mình, Người "chỉ có một sự ham muốn, ham muốn tột bậc, là làm sao cho nước ta được hoàn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do, đồng bào ai cũng có cơm ăn áo mặc, ai cũng được học hành (chúng tôi nhấn mạnh - N.Đ.H)"(1). Luận điểm này đã phản ánh một cách cô đọng, súc tích quan điểm của Hồ Chí Minh về dân sinh hạnh phúc. Người đã dành trọn cuộc đời và sự nghiệp cách mạng của mình đấu tranh cho mục đích cách mạng đầy tính nhân văn - độc lập cho dân tộc và hạnh phúc cho nhân dân. Với những hoài bão thiêng liêng cùng sự đấu tranh không ngừng nghỉ, hy sinh quên mình để hiện thực hoá lý tưởng đó, Hồ Chí Minh đã trở thành một biểu tượng cao cả, trường tồn trong lòng dân tộc Việt Nam và nhân loại tiến bộ. Bằng kinh nghiệm thực tiễn phong phú của mình kết hợp với lý luận cách mạng, khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng, cách mạng Việt Nam muốn thành công không có con đường nào khác ngoài con đường cách mạng vô sản; rằng, do điều kiện lịch sử cụ thể của đất nước và thời đại, cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân và cách mạng xã hội chủ nghĩa. Mục tiêu chủ đạo - sợi chỉ đỏ xuyên suốt hai cuộc cách mạng đó là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội. Nhiệm vụ trực tiếp của cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân là giành độc lập cho dân tộc, tự do, dân chủ cho nhân dân; trong đó, độc lập dân tộc là mục tiêu hàng đầu, là khát vọng mang tính phổ biến của các dân tộc thuộc địa, là điều kiện không thể thiếu để xây dựng chủ nghĩa xã hội. Người cho rằng, nếu không giành được độc lập, tự do cho dân tộc thì chẳng những toàn thể quốc gia dân tộc chịu mãi kiếp ngựa trâu, mà quyền lợi của bộ phận, giai cấp đến vạn năm cũng khaông đòi được. Bắt nguồn từ lý luận cách mạng và khoa học của chủ nghĩa Mác - Lênin, Hồ Chí Minh đã luôn kiên trì độc lập dân tộc, coi đó là mục tiêu hàng đầu của cách mạng Việt Nam. Người đã giải quyết vấn đề độc lập dân tộc trên lập trường của giai cấp công nhân - thực hiện độc lập dân tộc để tiến tới chủ nghĩa xã hội; gắn vấn đề dân tộc trong mối quan hệ biện chứng với vấn đề giai cấp và quốc tế; gắn cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa với cách mạng vô sản ở chính quốc.

docx4 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1842 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồ Chí Minh với vấn đề dân sinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên