Tóm tắt. Phát triển chuyên môn dạy học cho giáo viên là nhiệm vụ quan trọng
bậc nhất trong bài toán bồi dưỡng đào tạo nhà giáo, nhằm nâng cao năng lực, chất
lượng của giáo viên về cả kiến thức lẫn kĩ năng thực hành dạy học. Nhằm đưa ra
một hướng triển khai công tác phát triển chuyên môn giáo viên, bài báo tổng quan
một số khái niệm và mô hình của phát triển chuyên môn, liên kết với khái niệm hồ
sơ giáo viên và khái niệm hồ sơ điện tử.
6 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 407 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồ sơ điện tử (e-portfolio) và bài toán bồi dưỡng đào tạo chuyên môn cho giáo viên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Interdisciplinary Sci., 2014, Vol. 59, No. 6, pp. 20-25
HỒ SƠ ĐIỆN TỬ (E-PORTFOLIO) VÀ BÀI TOÁN BỒI DƯỠNG
ĐÀO TẠO CHUYÊN MÔN CHO GIÁO VIÊN
Đỗ Thanh Toàn
Phòng Đào tạo, Trường Đại học Hải Phòng
Tóm tắt. Phát triển chuyên môn dạy học cho giáo viên là nhiệm vụ quan trọng
bậc nhất trong bài toán bồi dưỡng đào tạo nhà giáo, nhằm nâng cao năng lực, chất
lượng của giáo viên về cả kiến thức lẫn kĩ năng thực hành dạy học. Nhằm đưa ra
một hướng triển khai công tác phát triển chuyên môn giáo viên, bài báo tổng quan
một số khái niệm và mô hình của phát triển chuyên môn, liên kết với khái niệm hồ
sơ giáo viên và khái niệm hồ sơ điện tử.
Từ khóa: phát triển chuyên môn dạy học, hồ sơ chuyên môn, hồ sơ điện tử.
1. Mở đầu
Vấn đề bồi dưỡng, đào tạo chuyên môn cho đội ngũ giáo viên luôn luôn là nhiệm vụ
lớn của toàn ngành giáo dục. Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn
bản, toàn diện giáo dục và đào tạo đã chỉ rõ một trong các nhóm nhiệm vụ và giải pháp
lớn là "Phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lí, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và
đào tạo", trong đó nêu rõ: "Đổi mới mạnh mẽ mục tiêu, nội dung, phương pháp đào tạo,
đào tạo lại, bồi dưỡng và đánh giá kết quả học tập, rèn luyện của nhà giáo theo yêu cầu
nâng cao chất lượng, trách nhiệm, đạo đức và năng lực nghề nghiệp" [1].
Trong đó, một nhiệm vụ trọng tâm là nâng cao năng lực nghề nghiệp cho các giáo
viên hay là phát triển chuyên môn dạy học cho giáo viên.
Với mục đích là tìm cách ứng dụng CNTT trong việc phát triển chuyên môn dạy
học cho giáo viên, bài báo sẽ trình bày một số khái niệm về phát triển chuyên môn dạy
học trên thế giới, khái niệm hồ sơ chuyên môn, và hồ sơ điện tử trong công tác phát triển
chuyên môn dạy học.
Ngày nhận bài: 15/02/2014. Ngày nhận đăng: 14/04/2014.
Liên hệ: Đỗ Thanh Toàn, e-mail: dothanhtoan.dhhp@gmail.com.
20
Hồ sơ điện tử (e-portfolio) và bài toán bồi dưỡng đào tạo chuyên môn cho giáo viên
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Phát triển chuyên môn dạy học
Khái niệm phát triển chuyên môn được giải thích và mô tả theo nhiều cách khác
nhau.
Joyce và các tác giả [2;6] xác định phát triển chuyên môn là "sự trang bị một cách
chính thức hoặc phi chính thức nhằm nâng cao năng lực chuyên môn, hoàn thiện cho các
nhà giáo dục như con người, người được giáo dục hoặc nhà chuyên môn, để có thể hoàn
thành các vai trò được giao".
Gall và Renchler [3;6] mô tả phát triển chuyên môn một cách cụ thể hơn như là "các
nỗ lực để nâng cao năng lực giáo viên với vai trò là nhà chuyên môn hiệu quả thông qua
việc đào tạo các tri thức, kĩ năng và phẩm chất mới". Fullan [4;265] xác định phát triển
chuyên môn là "tổng hợp đào tạo bồi dưỡng chính thức và phi chính thức bằng việc cung
cấp và trải nghiệm cho giáo viên trong môi trường học tập mạnh mẽ và trong sự thay đổi
năng động và phức tạp".
Việc hình thành chuyên môn của giáo viên bắt đầu bởi việc học tập chính thức và
đào tạo chuyên môn trước khi làm giáo viên, sau đó là quá trình liên tục đào tạo và bồi
dưỡng trong quá trình làm việc. Các giáo viên phát triển chuyên môn theo 4 giai đoạn,
như Berliner [5] mô tả. Trong giai đoạn đầu tiên, người giáo viên mới tập trung vào việc
phát triển năng lực dạy học. Giai đoạn tiếp theo người giáo viên tích lũy đủ kinh nghiệm
để dạy học. Giai đoạn thứ ba là giai đoạn của nhà giáo thành công, với khoảng thời gian
từ 4-5 năm dạy học. Giai đoạn cuối cùng của nhà giáo là chuyên gia, không phải ai cũng
đạt được.
Một số tác giả tập trung vào vấn đề nảy sinh trong các giai đoạn của phát triển
chuyên môn, ví dụ theo mô hình phát triển gồm 5 giai đoạn của Huberman [6]: tìm tòi,
khai thác và định hình; tự tin và cam kết; thay đổi và đa dạng hóa; thỏa mãn và lơi là; bảo
thủ.
Về năng lực chuyên môn, có thể chia ra các phạm trù: kiến thức, kĩ năng và thực
hành. Trong đó tri thức chuyên môn dạy học là kiến thức về nội dung, kiến thức sư phạm
và kiến thức về ngữ cảnh [7].
Về mặt thực hành, More [8], đưa ra mô hình thực hành chuyên môn dạy học:
MacLaren [9] xác định ba cách đánh giá chính cho việc hỗ trợ và nâng cao chuyên
môn dạy học của giáo viên: tín chỉ và bằng cấp; hồ sơ dạy; biên bản phản ánh. Brockbank
và Magill (trong Light & Cox 2001 [10]) đưa ra cách thứ tư là hồ sơ phản ánh.
Tín chỉ và bằng cấp (accreditation) liên quan tới các chương trình học tập khác nhau
của giáo viên, kể từ trường đại học, tới các chương trình học tập và nghiên cứu tiếp theo
như cao học và nghiên cứu sinh, cũng như các chương trình bồi dưỡng và đào tạo chuyên
môn, nhằm mục tiêu đáp ứng các nhu cầu thay đổi và nhu cầu phản hồi từ thực tế dạy học.
Hồ sơ dạy học (teaching portfolios) liên quan tới các bằng chứng thực tế về chất
21
Đỗ Thanh Toàn
Hình 1. Mô hình thực hành dạy học
lượng và kĩ năng dạy học, có thể theo một khung tiêu chuẩn chất lượng giáo viên, ví dụ:
- Các tài liệu về thực hành dạy học (giáo án, bài giảng, biên bản dự giờ, vv).
- Các bằng chứng thực tế về chất lượng và phương pháp dạy học (áp dụng, cải tiến
phương pháp dạy học, kết quả áp dụng, cải tiến,...)
Biên bản phản ánh (reflective journals) (Scho¨n [11] và Boyer [12]) liên quan tới các
biên bản về cá nhân giáo viên, các ghi nhận phản ánh trong quá trình dạy học hàng ngày
để thực hiện các phản ánh thông qua các hoạt động. Như vậy, trong khi hồ sơ dạy học là
các bằng chứng về kinh nghiệm và thành tích, kết quả dạy học nhằm mục đích cụ thể như
nâng bậc, học nâng cao và xếp hạng; thì biên bản phản ánh hỗ trợ sự phát triển liên tục
của thực tế dạy học mang tính quá trình.
Hồ sơ phản ánh (Reflective Portfolios), mặt khác, lấy trọng tâm là các thông tin
mang tính phản ánh, phản hồi đa dạng khác nhau, như các cứ liệu sử dụng trong dạy học,
các sơ đồ, tài liệu trình diễn và các phản hồi từ học sinh hoặc những đánh giá về việc dạy.
Brockbank và Magill (Light & Cox 2001 [10]) mô tả hồ sơ phản ánh là tập hợp các chủ
ý về học tập, các hoạt động học tập, các kết quả học tập, ghi chép các đối thoại mang
tính phản ánh. Nó cũng bao gồm các bằng chứng từ các nguồn đa dạng như biên bản/nhật
kí/ghi chép cá nhân về học tập, và quan trọng nhất là các tài liệu phản ánh cụ thể quá trình
học tập".
Như vậy, mô hình của More và các loại dữ liệu giúp cho việc đánh giá và nâng cao
chuyên môn dạy học của giáo viên, gắn với quá trình đào tạo và bồi dưỡng về lí thuyết
cũng như phản ánh từ thực tế dạy học.
2.2. Khái niệm e-portfolio cho phát triển chuyên môn dạy học
Các loại hồ sơ theo mô hình trên (hồ sơ dạy, biên bản phản ánh, hồ sơ phản ánh, hồ
sơ tín chỉ và bằng cấp) cho phép đánh giá và thực hiện các phản hồi về phát triển chuyên
22
Hồ sơ điện tử (e-portfolio) và bài toán bồi dưỡng đào tạo chuyên môn cho giáo viên
môn dạy học của giáo viên một cách toàn diện.
Khái niệm chung cho các loại hồ sơ trên, là hồ sơ dạy học (teaching portfolio), được
định nghĩa một cách đơn giản và chung nhất như là "tập hợp các bằng chứng, và các phản
ánh trên các bằng chứng đó, ghi lại sự phát triển chuyên môn và thành tích dạy học của
giáo viên" [13].
Hồ sơ phát triển chuyên môn có 5 bước xây dựng theo [14, 15]:
1. Phát triển triết lí dạy học cá nhân.
2. Thu thập các bằng chứng.
3. Tổ chức các bằng chứng.
4. Ghi lại các phản ánh trên các bằng chứng.
5. Tìm kiếm các phản hồi từ đồng nghiệp/cộng đồng và thực hiện vào hồ sơ của
bạn và vào thực tế giảng dạy.
Như vậy, hồ sơ phát triển chuyên môn dạy học mang đặc tính của một hồ sơ (port-
folio) nói chung và mang tính kết nối xã hội.
Khái niệm e-porfolio như là sự phát triển tiếp theo của khái niệm hồ sơ gắn với ứng
dụng về công nghệ và truyền thông.
Về mặt chức năng đối với phát triển chuyên môn dạy học, e-portfolio có các chức
năng trình diễn (năng lực, chuyên môn), phát triển (các bằng chứng, phản hồi), và đánh giá
(bằng chứng, hồ sơ, biên bản). Theo [16], sơ đồ dưới đây mô tả rõ hơn mô hình e-portfolio
cho phát triển chuyên môn dạy học.
Hình 2. Mô hình chức năng của e-portfolio phát triển chuyên môn
Các dạng hồ sơ chuyên môn truyền thống có những hạn chế về sự linh hoạt, khả
năng sử dụng lại, khả năng phát triển theo nhóm, chia sẻ giữa các đồng nghiệp và sự phản
hồi từ cộng đồng, cũng như tính xác thực cá nhân, khả năng cá nhân hóa hồ sơ. Theo lí
23
Đỗ Thanh Toàn
thuyết kiến tạo xã hội-văn hóa của Vygotski [17], cũng như kí thuyết kết nối của Siemens
[18] gần đây, sự phát triển chuyên môn của cá nhân giáo viên ảnh hưởng lớn từ môi trường
mang tính xã hội-văn hóa và môi trường kết nối mạng dựa trên công nghệ.
Hồ sơ điện tử dựa trên công nghệ thông tin và truyền thông, cùng với sự phát triển
của mạng xã hội đã cung cấp các khả năng mới cho sự phát triển chuyên môn: i) khả năng
thu thập cứ liệu dạy học phong phú - trực tuyến và tài liệu viết truyền thống; đa dạng -
text, web, audio, video, hình ảnh, ứng dụng; ii) khả năng tổ chức và xử lí các dữ liệu dạy
học theo các cơ sở dữ liệu dạng quan hệ hoặc dạng ngữ nghĩa; iii) khả năng kết nối, chia
sẻ, phản ánh dựa vào kết nối mạng và mạng xã hội; iv) khả năng xác thực, định danh và
cá nhân hóa, lưu trữ suốt đời.
3. Kết luận
Trong khuôn khổ một bài báo ngắn, tác giả đã cố gắng tập hợp và phát triển các khái
niệm về bồi dưỡng đào tạo chuyên môn giáo viên theo thuật ngữ phát triển chuyên môn,
đưa ra các mô hình và các cách thể hiện. Kết nối với khái niệm hồ sơ điện tử e-portfolio
để giới thiệu một cách xây dựng hồ sơ giáo viên như là hồ sơ phát triển chuyên môn với
các chức năng mạnh mẽ và phong phú, giúp cho bài toán bồi dưỡng đào tạo chuyên môn
nhà giáo.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
và đào tạo.
[2] Joyce, B. R., Howey, K., & Yarger, S., 1976. I.S.T.E. Report I. Palo Alto, California:
Stanford Center for Research and Development in Teaching.
[3] Gall, M. D., Renchler, R. S. et al., 1985. Effective staff development for teachers: A
research-based model (ERIC). College of Education, University of Oregon.
[4] Fullan, M., 1995. Professional Development in Education: New Paradigms and
Practices. (Guskey, T. & Huberman, M. Eds.) New York: Teachers College Press.
[5] Berliner, R. C., 1992. The nature of expertise in teaching, In: F. K. Oser, A. Dick, J.
Patry (eds.), Effective and responsible teaching: The New Synthesis, San Francisco:
Jossey-Bass, 1992, pp. 227-248
[6] Huberman, M., 1995. Professional careers and professional development: Some in-
tersections. In Guskey, T. &Huberman, M. (Eds.) Professional Development in Ed-
ucation: New Paradigms and Practices. New York: Teachers College Press.
[7] Grossman, J., 1990. The making of a teacher. New York: Teachers College Press,
1990.
[8] Moore, I., 2004. Evaluating a Materials Course, UK Centre for Materials Education,
University of Liverpool.
24
Hồ sơ điện tử (e-portfolio) và bài toán bồi dưỡng đào tạo chuyên môn cho giáo viên
[9] MacLaren, I., 2005. New trends in academic staff development: Reflective journals,
teaching portfolios, accreditation and professional development, in Emerging Issues
in the Practice of University Learning and Teaching, eds G. O’Neill, S. Moore & B.
McMullin, All Ireland Society for Higher Education (AISHE), Dublin, pp. 111-116.
[10] Light, G. & Cox, R., 2001. Learning and Teaching in Higher Education: The Re-
flective Professional. Sage Publications, London.
[11] Seldin. P., 2004. The teaching portfolio: A practical guide to improved performance
and promotional/tenure decisions (3rd ed.). Bolton, MA: Anker.
[12] Boyer, E., 1990. Scholarship Reconsidered: Priorities of the Professoriate, Carnegie
Foundation for the Advancement of Teaching. Princeton NJ.
[13] Block (Eds.) Creating powerful thinking in teachers and students. Fort Worth: Holt,
Rinehart and Winston.
[14] National Centre for Teaching and Learning. Massey University, New Zealand. Pro-
fessional development portfolio.
[15] Rodriguez-Farrar, H.B., 2006. The Teaching Portfolio: A handbook for faculty,
teaching assistants and teaching fellows (2nd ed.). Providence, RI: Brown Univer-
sity.
[16] Andreja Istenic Starcic, 2008. E-portfolio for professional learning community.
Wseas transactions on advances in engineering education. Issue 7, Vol. 5, July 2008.
[17] L. S. Vygotsky, 1978. Mind in Society. The Development of Higher Psychological
Processes. London: Cambridge, Massachusetts, Harvard University Press, 1978.
[18] Siemens, G., 2004.Connectivism: A learning theory for the digital age. International
Journal of Instructional Technology and Distance Learning.
ABSTRACT
The e-portfolio and continuing education for teacher development
Teachers must undergo continuing education in order to obtain promotions and in-
crease their competency in terms of theory and teaching practice. This paper presents a
brief and incomplete review of the concepts and models of teaching development with
regards to teachers’ portfolios.
25