Hoạt động nhận thức và mô hình thông tin của tư duy và học tập

I. HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Hoạt động nhận thức của con người được bắt đầu bằng giai đoạn nhận thức cảm tính, phản ánh những thuộc tính bên ngoài, không bản chất của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động. Giai đoạn này bao gồm có quá trình cảm giác và tri giác. A. Cảm giác 1. Định nghĩa: Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bên ngoài, không bản chất của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan đang trực tiếp tác động vào ta 2. Các quy luật của cảm giác: a. Quy luật về ngưỡng cảm giác: là giới hạn mà các giác quan có thể thu nhận được kích thích để có cảm giác. Có các loại ngưỡng: o Ngưỡng phía dưới: là độ kích thích tối thiểu để có cảm giác o Ngưỡng phía trên: là độ kích thích tối đa để vẫn còn cảm giác o Ngưỡng sai biệt: là độ chênh tối thiểu về cường độ hay tính chất giữa hai kích thích cùng loại để ta thấy sự khác biệt b. Quy luật về tính thích ứng của cảm giác: là khả năng thay đổi độ nhậy cảm cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích: giảm độ nhạy cảm khi gặp kích thích mạnh và lâu, tăng độ nhạy cảm khi gặp kích thích yếu. c. Quy luật về sự tác động qua lại của cảm giác: là sự biến đổi tính nhạy cảm của cảm giác này dưới ảnh hưởng của cảm giác khác. Sự biến đổi này có thể theo các hướng: tăng hay giảm độ nhạy cảm hoặc cũng có thể gây ra sự loạn cảm giác (như hiện tượng nghe tiếng bánh xe ô tô xiết trên đường nhựa ta nổi “da gà”.

doc39 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1883 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hoạt động nhận thức và mô hình thông tin của tư duy và học tập, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kính gửi các Thầy/Cô lớp bồi dưỡng CCSPĐH Xin gửi tới các Thầy/Cô phần tóm tắt bài giảng và một số nội dung tham khảo thêm. Mong rằng điều này giúp ích cho các Thầy/Cô trong hoc tập và giảng dạy. Kính chúc các Thầy/Cô sức khỏe, hạnh phúc và thành công! GV bộ môn Nguyễn Thị Lan CHÚ THÍCH: đề nghị các thầy/cô đọc trước nội dung của mục IV của chương 2: “Một số quan niệm về giảng dạy – học tập và cách tiếp cận giảng dạy – học tập của giảng viên và sinh viên” Cám ơn các thầy cô TÓM TẮT BÀI GIẢNG Chương 1: HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC VÀ MÔ HÌNH THÔNG TIN CỦA TƯ DUY VÀ HỌC TẬP HOẠT ĐỘNG NHẬN THỨC Hoạt động nhận thức của con người được bắt đầu bằng giai đoạn nhận thức cảm tính, phản ánh những thuộc tính bên ngoài, không bản chất của sự vật hiện tượng đang trực tiếp tác động. Giai đoạn này bao gồm có quá trình cảm giác và tri giác. Cảm giác Định nghĩa: Cảm giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách riêng lẻ từng thuộc tính bên ngoài, không bản chất của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan đang trực tiếp tác động vào ta Các quy luật của cảm giác: Quy luật về ngưỡng cảm giác: là giới hạn mà các giác quan có thể thu nhận được kích thích để có cảm giác. Có các loại ngưỡng: Ngưỡng phía dưới: là độ kích thích tối thiểu để có cảm giác Ngưỡng phía trên: là độ kích thích tối đa để vẫn còn cảm giác Ngưỡng sai biệt: là độ chênh tối thiểu về cường độ hay tính chất giữa hai kích thích cùng loại để ta thấy sự khác biệt Quy luật về tính thích ứng của cảm giác: là khả năng thay đổi độ nhậy cảm cho phù hợp với sự thay đổi của cường độ kích thích: giảm độ nhạy cảm khi gặp kích thích mạnh và lâu, tăng độ nhạy cảm khi gặp kích thích yếu. Quy luật về sự tác động qua lại của cảm giác: là sự biến đổi tính nhạy cảm của cảm giác này dưới ảnh hưởng của cảm giác khác. Sự biến đổi này có thể theo các hướng: tăng hay giảm độ nhạy cảm hoặc cũng có thể gây ra sự loạn cảm giác (như hiện tượng nghe tiếng bánh xe ô tô xiết trên đường nhựa ta nổi “da gà”. Tri giác Định nghĩa: Tri giác là quá trình nhận thức phản ánh một cách trọn vẹn các thuộc tính bên ngoài, không bản chất của sự vật hiện tượng trong hiện thực khách quan đang trực tiếp tác động vào ta. Các quy luật của tri giác: Quy luật về tính lựa chọn: là khả năng tách đối tượng cần tri giác ra khỏi bối cảnh xung quanh. Chỉ khi nào tách được đối tượng ra khỏi nền xung quanh ta mới tri giác được. Đây là tính tích cực và hiệu quả tri giác của con người. Quy luật về tính ý nghĩa: khi tri giác sự vật hiện tượng, con người thường nhận biết nó liên quan đến những gì đã có trong kinh nghiệm, vốn hiểu biết trước đây. Quy luật này giải thích các hiện tượng “con mắt nghề nghiệp”, “linh tính nghề nghiệp” Quy luật về tính ổn định: là khả năng phản ánh sự vật hiện tượng tương đối ổn định khi điều kiện tri giác thay đổi (điều kiện môi trường, khoảng cách, góc độ tri giác ). Kinh nghiệm của con người tham gia vào hiện tượng này rất nhiều. Quy luật về tính trọn vẹn: tri giác phản ánh sự vật hiện tượng một cách trọn vẹn, thể hiện ở hình ảnh hoàn chỉnh về đối tượng. Điều này phụ thuộc vào tri thức, kinh nghiệm của con người về đối tượng đó. Trí nhớ Định nghĩa Trí nhớ là quá trình tâm lý bao gồm sự ghi nhớ, sự gìn giữ, sau đó là nhận lại và nhớ lại những gì mà con người đã cảm giác, tri giác, đã rung động và đã hành động. Đặc điểm Là giai đoạn chuyển tiếp từ nhận thức cảm tính sang lý tính nên trí nhớ có đặc điểm: Tính cụ thể: trí nhớ lưu lại những hình ảnh do cảm giác, tri giác đem lại nên đó là hình ảnh của sự vật hiện tượng cụ thể. Tính khái quát: khi sự vật hiện tượng không còn trực tiếp tác động, ta phải nhớ lại nó thì thường ta chỉ nhớ chung chung, đại thể, còn nhiều chi tiết khác bị tước bỏ đi mất. Vì thế trí nhớ mang tính khái quát ở các mức độ khác nhau. Các giai đoạn của trí nhớ Giai đoạn ghi nhớ: Là quá trình ghi nhận những tác động ở bên ngoài vào não. Ghi nhớ là đưa một tài liệu nào đó vào trong kho tàng kinh nghiệm của cá nhân, đây là điều kiện để tiếp thu tri thức. Có các loại ghi nhớ: Ghi nhớ không chủ định: là loại ghi nhớ không cần đặt ra mục đích, kế hoạch và không cần nhiều sự nỗ lực vẫn ghi nhớ được. Ưu điểm: ghi nhớ nhẹ nhàng, thoải mái, không đòi hỏi sự cố gắng nhiều. Nhược điểm: thiếu hệ thống, không sâu sắc và không bền vững. Ghi nhớ có chủ định: có đặt ra mục đích, có kế hoạch, biện pháp và phải có sự nỗ lực mới ghi nhớ được. Ưu điểm: nhớ sâu sắc, bền vững và có hệ thống, đó là các tri thức cần nhớ. Nhược điểm: chóng mệt do phải luôn luôn cố gắng. Ghi nhớ máy móc: là loại ghi nhớ được hình thành bằng cách lặp đi lặp lại tài liệu một cách đơn giản. Ưu điểm: dễ nhớ, nhớ đầy đủ, nguyên xi. Nhược điểm: mang tính máy móc và không bền vững. Ghi nhớ có ý nghĩa: là loại ghi nhớ dựa trên sự thông hiểu nội dung của tài liệu cũng như những liên hệ bản chất của chúng. Ưu điểm: nhớ sâu sắc, bền vững. Nhược điểm: tiêu hao nhiều năng lượng thần kinh và mất nhiều thời gian. Ghi nhớ theo liên tưởng: là thiết lập mối liên hệ thuần túy bề ngoài hay bản chất những điều cần ghi nhớ với kinh nghiệm cá nhân. Đây là thuật nhớ. Ưu điểm: dễ nhớ, nhớ sâu sắc. Nhược điểm: đòi hỏi con người phải có nhiều kinh nghiệm, nhiều tri thức sâu sắc. Quá trình gìn giữ: là quá trình củng cố vững chắc những dấu vết đã hình thành trong quá trình ghi nhớ bằng cách ôn luyện thường xuyên. Quá trình nhận lại và nhớ lại: là hai mức độ của trí nhớ. Nhận lại (còn gọi là tái nhận) là trí nhớ ở mức độ thấp, là sự khôi phục lại các hình ảnh ta đã tri giác trước đây nay có sự tác động trở lại của chúng. Nhớ lại (còn gọi là tái hiện), là mức độ cao của trí nhớ, là sự khôi phục lại các hình ảnh ta đã tri giác trước đây mà không cần sự tác động trở lại của các đối tượng đó. Tư duy Định nghĩa Tư duy là quá trình nhận thức phản ánh gián tiếp những thuộc tính chung, bản chất, những mối liên hệ mang tính chất quy luật của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan. Đặc điểm của tư duy Tư duy chỉ nảy sinh trong hoàn cảnh có vấn đề Với cảm giác và tri giác, cứ có tác động là xuất hiện cảm giác tri giác. Tư duy chỉ nảy sinh trong hoàn cảnh có vấn đề, là hoàn cảnh chứa đựng các nhiệm vụ mà với những hiểu biết và kiến thức cũ con người không thể giải quyết được, đòi hỏi phải có kiến thức và cách thức giải quyết mới. Song các nhiệm vụ đó chỉ trở thành hoàn cảnh có vấn đề kích thích tư duy khi con người ý thức được nó, có nhu cầu và đặc biệt là có năng lực tương ứng để giải quyết. Tính gián tiếp của tư duy Là sự phản ánh thuộc tính này thông qua thuộc tính khác, phản ánh cái chưa biết thông qua cái đã biết. Vì vậy tư duy có thể phản ánh được cả những sự vật hiện tượng không trực tiếp tác động vào các giác quan, những sự vật hiện tượng ngoài giới hạn giác quan có thể cảm nhận được. Tính khái quát của tư duy Sự phản ánh của tư duy không bị ràng buộc bởi những sự vật cụ thể, thuộc tính cụ thể, đơn lẻ mà tư duy có thể tách ra thuộc tính chung của tất cả các sự vật đó để đưa vào một phạm khái niệm. Nhờ có ngôn ngữ mà tư duy có khả năng này Tư duy gắn liền với ngôn ngữ Tư duy không thể tồn tại bên ngoài ngôn ngữ. Thành phần của tư duy (các ý nghĩ) là từ và khái niệm, vì thế không có sự vận động của từ và khái niệm con người không thể tư duy được. Đồng thời để biểu đạt các ý nghĩ đó lại phải dùng đến ngôn ngữ. Do đó, ngôn ngữ vừa là công cụ vừa là sản phẩm của tư duy. Tư duy gắn liền với nhận thức cảm tính Tư duy khác hẳn nhận thức cảm tính, song quá trình tư duy thường xuất phát từ nhận thức cảm tính và trong quá trình tư duy luôn phải sử dụng tài liệu của nhận thức cảm tính. Đồng thời tư duy cũng ảnh hưởng đến nhận thức cảm tính, làm cho quá trình này nhanh hơn, chính xác hơn. Các thao tác của tư duy: Quá trình tư duy thực hiện được nhờ một hệ thống các thao tác như So sánh Là xác định sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật, hiện tượng. Khi so sánh người ta thường dùng một tiêu chuẩn nào đó để so sánh. Thao tác so sánh có tác dụng để xếp loại đối tượng. Phân tích và tổng hợp Là tách sự vật hiện tượng ra từng mặt hoặc gộp các mặt lại với nhau. Phân tích có thể theo hai hướng: phân chia thành từng bộ phận hoặc từng dấu hiệu, thuộc tính. Phân tích theo hướng nào thì tổng hợp theo đó. Trừu tượng hóa và khái quát hóa Trừu tượng hóa là quá trình loại bỏ những cái khác nhau không bản chất, cái ngẫu nhiên để giữ lại cái bản chất. Khái quát hóa là tách ra cái chung, trên cơ sở đó gộp chúng lại với nhau để đi đến những khái niệm, những phán đoán Hai thao tác này quan hệ gắn bó với nhau, không thể khái quát hóa để đi đến những khái niệm, những phán đoán nếu như không biết trừu tượng hóa, tức là không biết loại trừ những cái khác nhau không bản chất, cái ngẫu nhiên, chỉ giữ lại cái bản chất. Cụ thể hóa Là đưa những cái chung, trừu tượng về các trường hợp cụ thể. Cái chung, cái trừu tượng có thể là một khái niệm, công thức, định luật, định lí Cụ thể hóa giúp ta hiểu cái chung, cái trừu tượng hơn. Tưởng tượng Định nghĩa Tưởng tượng là quá trình nhận thức phản ánh những cái chưa có trong kinh nghiệm bằng cách xây dựng những biểu tượng mới trên cơ sở của những kinh nghiệm đã có trước đây. Tính chất của tưởng tượng Tính viễn cảnh Do tưởng tượng phản ánh cái mới có thể chưa có hoặc không có trong thực tế nên nó mang tính viễn cảnh ở các mức độ khác nhau. Tính hiện thực Tuy tưởng tượng phản ánh cái chưa có hoặc không có trong thực tế nhưng dữ liệu để xây dựng nó phải lấy từ trong thực tế, từ kinh nghiệm đã có của cá nhân. Vai trò của tưởng tượng Tạo ra sản phẩm trung gian của lao động: làm cho lao động của con người khác hẳn hành vi của động vật, đó là lao động có mục đích, mục đích này được con người ý thức (tưởng tượng) trước. Làm cơ sở cho những phát minh khoa học: do tưởng tượng có thể phản ánh cái chưa có hoặc không có trong thực tế nên tưởng tượng có thể giúp con người vươn lên trên hiện thực, đi trước hiện thực để phản ánh. Đây là cơ sở cho những phát minh khoa học. Tưởng tượng là cơ sở của việc học tập và giảng dạy: nhờ tưởng tượng mà học sinh có thể hình dung được những gì giáo viên giảng giải để có thể tiếp thu tri thức. Các loại tưởng tượng Căn cứ vào hình ảnh mới của tưởng tượng là đối với bản thân hay với xã hội mà có hai loại sau Tưởng tượng tái tạo: Là quá trình tạo ra hình ảnh mới đối với bản thân dựa trên cơ sở của sự thuật lại bằng lời hoặc tranh ảnh, mô hình. Đây là cơ sở của việc tiếp thu tri thức. Tưởng tượng sáng tạo: Là quá trình tạo ra những biểu tượng mới mẻ đối với lịch sử, xã hội loài người ở thời điểm đó. MÔ HÌNH THÔNG TIN CỦA TƯ DUY VÀ HỌC TẬP Mô hình quá trình thông tin của tư duy và học tập ảnh hưởng đến quan điểm lý luận về học và vai trò của dạy trong quá trình học. Mô hình này đã giải thích được các quá trình nhận thức diễn ra trong học tập và là kết quả nghiên cứu của một số nhà lý luận sư phạm như Atkinson & Shiffrin 1968; Farnham & Diggory 1972; Lindsay & Norman 1977; Gagne 1985. Mô hình sử dụng sự tương đồng giữa bộ óc con người và máy tính điện tử và sử dụng các thuật ngữ của máy tính để mô tả con đường con người học tập từ môi trường xung quanh (môi trường là thế giới bao gồm tất cả các thông tin có thể có, các kinh nghiệm, các tác động qua lại có giá trị đối với người học). Mô hình Có thể minh họa quá trình đó theo sơ đồ đơn giản sau đây: CÁC QUÁ TRÌNH KIỂM TRA THỰC HIỆN Thông tin Cơ quan Trí nhớ Trí nhớ từ cảm nhận ngắn hạn dài hạn môi trường MẤT ĐI HOẶC QUÊN Quá trình xử lý TT: Bắt đầu từ việc ghi nhận TT từ môi trường bởi một vài hoặc tất cả các giác quan: tuy nhiên cơ quan ghi nhận cảm giác hoạt động không giống như một máy chụp hình có thể chụp nguyên xi một hình ảnh nào đó, mà một số TT hoàn toàn không được ghi lại, một số thì mờ nhạt đi, số khác lại có thể bị quên đi Chỉ một tỷ lệ nhỏ của TT từ cơ quan ghi nhận cảm giác được trí nhớ làm việc (trí nhớ ngắn hạn- thường là vài giây) hay ý thức tiếp nhận: do trí nhớ làm việc chỉ có một năng lực hạn chế, vì vậy TT cần được xử lý ngay lập tức hoặc có thể bị quên: con đường thông thường nhất để giữ lại TT cho việc sử dụng tức thì hoặc ngắn hạn là nhắc lại VD: ta thường lặp lại số đt hay số nhà của người mới quen nhiều lần cho tới lúc nhớ được hoặc ghi lại được. Phần lớn những TT được ghi lại trong trí nhớ làm việc thường bị quên ngay. Đó là một việc rất hữu ích trong quá trình xử lý TT: không ai có nhu cầu hoặc muốn nhớ mãi bất cứ số đt nào mình đã từng biết, bất cứ tin tức nào mình đã từng đọc trên báo, bất cứ hình ảnh nào mình đã từng thấy .v.v. Tuy nhiên ta lại có thể rất bực bội khi một TT cần thiết hoặc quan trong nào đó bị quên đi, như số đt của một người bạn mới, một nội dung cần thiết quan trọng mới cập nhật được về chuyên môn .v.v. Để TT được giữ lâu hơn vài giây, nó cần được tích cực xử lý và giữ lại trong trí nhớ dài hạn: các quá trình giúp cho các TT được giữ lại trong trí nhớ dài hạn để từ đó nhớ lại là các quá trình mã hóa, lưu giữ và tái hiện: Mã hóa: là quá trình chuyển TT từ trí nhớ làm việc (ngắn hạn) sang trí nhớ dài hạn sao cho nó có thể sẵn sàng được tích lũy. Lưu giữ: là quá trình liên kết và sắp xếp TT vào trong các cấu trúc hay trong các kho của trí nhớ. Tái hiện: là quá trình sắp xếp và gọi TT lại cho trí nhớ làm việc. Cả TT mới từ môi trường và cả TT cũ từ trí nhớ dài hạn đều được mã hóa, lưu giữ và tái hiện trong sự trao đổi thường xuyên giữa trí nhớ ngắn hạn (làm việc) và trí nhớ dài hạn. Các quá trình nhận thức nhằm bổ sung TT tin mới cho TT cũ và xem xét lại TT cũ dưới ánh sáng của TT mới được gọi là quá trình xử lý TT. Thông tin càng được xử lý càng tiện dụng và thích hợp đối với cá nhân. Các quá trình chuyển TT từ môi trường đến trí nhớ dài hạn được hướng dẫn và điều khiển bởi một số quá trình kiểm tra thực hiện: đó là quá trình điều khiển sự chú ý, lựa chọn các chiến lược, theo dõi các quá trình tiến đến mục tiêu Các quá trình thực hiện xác định TT nào cá nhân lựa chọn từ môi trường, TT đó có cần được xử lý trong trí nhớ làm việc hay không, nó cần được mã hóa như thế nào, lưu giữ nó ở đâu và với TT nào, khi nào và tại sao nó cần được tái hiện Chính ở mức độ thực hiện này mà các quá trình xử lý và tư duy ở mỗi cá nhân thể hiện rõ nhất sự khác nhau: điều này giải thích tại sao hai người cùng chứng kiến một hiện tượng (hay 2 học sinh cùng nghe 1 GV giảng bài) , nhưng lại nhớ lại nó theo các con dường hoàn toàn khác nhau. Ở đây mỗi người xây dựng ký ức riêng của mình về một hiện tượng: TT được xử lý đầu tiên có thể khác nhau tùy thuộc vào sự chú ý hướng vào đâu và cái gì quan trọng đối với mỗi người – vì thế trong dạy học GV cần định hướng và điều khiển cho quá trình này. Kết luận: Học tập là quá trình xây dựng TT trong trí nhớ, vì vậy việc dạy không phải là sự truyền đạt chính xác TT trực tiếp từ môi trường vào trong trí nhớ của người học. Các con đường mà người học tích cực thu nhận và xử lý TT từ môi trường vào trong trí nhớ của mình bao gồm việc sử dụng các chiến lược học hay nhận thức. Các chiến lược là tập hợp các thủ thuật nhận thức hay trí tuệ được một cá nhân sử dụng trong một tình huống học tập cụ thể, nhằm tạo diều kiện thuận lợi cho sự học, giúp cho cá nhân đạt được tri thức hay kỹ năng. Các chiến lược có thể được sử dụng một cách có ý thức hoặc không có ý thức: VD trẻ em học cách đọc nhưng không có ý thức về các chiến lược nhận thức mình đang sử dụng. Sự thiếu ý thức đó không thành vấn đề cho tới khi các kiểu đọc khác nhau được yêu cầu (VD: đọc để nắm các ý then chốt khác với đọc để giải trí và khác với đọc lướt dể xác định chủ đề chính) Sinh viên nếu không nhận thức được các chiến lược khác nhau đó sẽ không có khả năng sử dụng chúng trong từng tình huống cần thiết. Ý thức dược các chiến lược nhận thức và có năng lực sử dụng các chiến lược đó đúng lúc đúng chỗ là các khía cạnh siêu nhận thức quan trọng của tư duy và học tập Chương 2: KHÁI QUÁT VỀ TÂM LÝ HỌC DẠY HỌC Những vấn đề chung của tâm lý học dạy học Bản chất tâm lý của quá trình dạy học Tâm lý học dạy học là một trong những bộ phận quan trọng tạo nên Tâm lý học sư phạm, nó chuyên nghiên cứu những điều kiện, những quy luật tâm lý của quá trình dạy học và giáo dục ở các trường học. Trong mọi nhà trường, nhiệm vụ dạy học có thể được tổ chức thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, nhưng dù bất cứ dưới hình thức nào, quá trình dạy học cũng có chung bản chất sau đây: Xét về mục đích: dạy học là quá trình truyền thụ và lĩnh hội những nhân tố tích cực của nền văn hóa xã hội, nhằm tái tạo ở học sinh “năng lực bản chất người” để các em phát triển thành con người thực sự. Chúng ta biết rằng, đứa trẻ mới sinh ra vốn là một con người, nhưng muốn trở thành một con người thực sự (một chủ thể hoạt động có ý thức – một nhân cách) thì nó phải được dạy học và giáo dục. Nói khác đi, không được dạy học và giáo dục, thì đứa trẻ tự thân nó, không thể trở thành con người thực sự được. Đây là điểm khác biệt căn bản của quá trình phát triển cá thể con người so với quá trình phát triển cá thể động vật. Như vậy quá trình dạy học ( và giáo dục nói chung) là cơ chế xã hội của sự phát triển tâm lý trẻ. Xét về mặt thực tiễn: quá trình dạy học chỉ có thể diễn ra trên cơ sở hoạt động của giáo viên và học sinh và giao lưu giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh. Quá trình dạy học là một quá trình kép bao gồm hai hoạt động cơ bản, có quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau: hoạt động dạy (truyền thụ) của giáo viên, và hoạt động học (lĩnh hội) của học sinh. Hoạt động dạy diễn ra là để tổ chức và điều khiển hoạt động học, hoạt động học chỉ có thể diễn ra dưới sự tổ chức và điều khiển của hoạt động dạy, với ý nghĩa như vậy dạy và học tạo ra quá trình dạy học. Trong quá trình dạy học, giáo viên là chủ thể: tổ chức, điều khiển toàn bộ quá trình dạy học; còn học sinh, cùng lúc giữ cả hai vai trò: vừa là khách thể (đối tượng) của hoạt động dạy, vừa là chủ thể của hoạt động học. Đồng thời, quá trình dạy học chỉ có thể được tiến hành trong điều kiện giao lưu giữa giáo viên với học sinh và giữa học sinh với học sinh. Vì vậy, chất lượng của quá trình dạy học không chỉ phụ thuộc vào trình độ của giáo viên, tính tích cực của học sinh mà còn phụ thuộc vào tính chất của các mối quan hệ giao lưu nói trên. Như vậy quá trình dạy học, xét về mặt thực hiện, có bản chất hoạt động và giao lưu. Nói khác đi, dạy học (rộng hơn là giáo dục) là hình thức đặc biệt của hoạt động và giao lưu của loài người. Những quy luật tâm lý của quá trình dạy học Với tư cách là một trong những quá trình giáo dục, quá trình dạy học chịu sự tác động của nhiều loại quy luật, ở nhiều cấp độ và bình diện khác nhau, sau đây chúng ta chỉ xem xét các quy luật dạy học ở bình diện Tâm lý học Quy luật về sự thống nhất giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính Một trong những nhiệm vụ cơ bản của quá trình dạy học là tổ chức và điều khiển học sinh lĩnh hội một hệ thống các khái niệm khoa học. Mà bản chất của sự lĩnh hội là quá trình nhận thức, vì vậy để đạt đến chất lượng của dạy học, giáo viên phải tính đến và sử dụng đúng đắn quy luật này vào việc điều khiển quá trình nhận thức của học sinh. Quá trình nhận thức hệ thống các khái niệm khoa học là một quá trình phức tạp, đi từ cảm tính đến lý tính: qua hoạt động của các giác quan, học sinh thu thập tài liệu dưới dạng các hình ảnh, các sự kiện, sự mô tả .v.v. rồi sau đó bằng các thao tác phân tích, tổng hợp, khái quát .v.v. để đi đến những khái niệm, những hiểu biêt. Hai giai đoạn nhận thức có đặc điểm, vai trò, ý nghĩa tương đối độc lập song nó có mối quan hệ mật thiết, xen kẽ và ảnh hưởng lẫn nhau. Để đạt đến sự nhận thức đầy đủ, chính xác phải là sự hoạt động phối hợp và thống nhất của cả hai giai đoạn trên, vì vậy người thầy cần coi trọng cả hai giai đoạn nhận thức trong quá trình dạy học. Nếu lạm dụng nhận thức cảm tính, chỉ có thể hình thành những khái niệm đời sống hoặc rơi vào kinh nghiệm chủ nghĩa. Nếu lạm dụng nhận thức lý tính, sẽ làm cho học sinh khó hiểu hoặc rơi vào lý thuyết suông. Ngoài ra, muốn nhận thức cảm tính thật sự trở thành tài liệu củ