Tóm tắt. Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng đòi hỏi con người phải vận động
để theo kịp sự phát triển của xã hội. Đối với sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ, việc tự
học, tự tìm hiểu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức môn
học cũng như phát huy năng lực của bản thân trên cơ sở chính là sự hướng dẫn của giảng
viên, và đặc biệt đối với sinh viên ngành bác sĩ đa khoa, việc cập nhật kiến thức, kĩ thuật
mới trong y học là vô cùng cần thiết. Bài báo đề xuất 4 biện pháp nâng cao hiệu quả tự học
cho sinh viên ngành bác sĩ đa khoa bao gồm: 1) Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và vai
trò của tự học cho sinh viên; 2) Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; 3) Hướng dẫn
các kĩ năng tự học cho sinh viên; 4) Hướng dẫn sinh viên tổ chức các hoạt động tự học.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 177 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hoạt động tự học của sinh viên ngành bác sĩ đa khoa trường Đại học y dược Thái Nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0022JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
Educational Sci., 2017, Vol. 62, No. 1, pp. 195-202
This paper is available online at
HOẠT ĐỘNG TỰ HỌC CỦA SINH VIÊN NGÀNH BÁC SĨ ĐA KHOA
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC THÁI NGUYÊN
Vũ Thị Mai Hương Giang, Nguyễn Văn Sơn, Bùi Thị Quỳnh Nhung
Trường Đại học Y Dược Thái Nguyên
Tóm tắt. Xã hội luôn vận động và phát triển không ngừng đòi hỏi con người phải vận động
để theo kịp sự phát triển của xã hội. Đối với sinh viên đào tạo theo học chế tín chỉ, việc tự
học, tự tìm hiểu đóng vai trò quan trọng trong việc giúp sinh viên lĩnh hội kiến thức môn
học cũng như phát huy năng lực của bản thân trên cơ sở chính là sự hướng dẫn của giảng
viên, và đặc biệt đối với sinh viên ngành bác sĩ đa khoa, việc cập nhật kiến thức, kĩ thuật
mới trong y học là vô cùng cần thiết. Bài báo đề xuất 4 biện pháp nâng cao hiệu quả tự học
cho sinh viên ngành bác sĩ đa khoa bao gồm: 1) Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và vai
trò của tự học cho sinh viên; 2) Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy; 3) Hướng dẫn
các kĩ năng tự học cho sinh viên; 4) Hướng dẫn sinh viên tổ chức các hoạt động tự học.
Từ khóa: Tự học, biện pháp, sinh viên, ngành bác sĩ đa khoa.
1. Mở đầu
Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, lượng thông tin ngày càng gia tăng; theo
tính toán của các chuyên gia trong lĩnh vực xã hội học, thì lượng thông tin tăng gấp đôi cứ sau
khoảng 5-6 năm; vì vậy để nắm bắt tri thức, con người luôn luôn phải tự cập nhật, tìm tòi tri thức.
Đối với lĩnh vực giáo dục, các trường đã thực hiện đào tạo theo tín chỉ, chương trình đào tạo tín
chỉ được thiết kế theo hướng ngày càng tinh gọn; số tiết truyền đạt trực tiếp trên lớp giảm còn hai
phần ba so với trước đây, trong khi yêu cầu đối với người học ngày càng cao. Do vậy, hơn lúc nào
hết, tầm quan trọng của tự học ngày càng được tăng cao; dạy học trong nhà trường không phải là
cung cấp một khối lượng tri thức hàn lâm kinh điển như trước đây mà dạy cho người học phương
pháp tiếp cận thông tin, phương pháp tư duy để họ có thể tiếp tục học sau khi rời ghế nhà trường,
do vậy dạy học đại học thực chất là dạy cách học, cách tự học để học tập suốt đời [4].
Isaac Asimov đã từng nói: “Chỉ có thể bằng con đường tự học sinh viên mới có thể học hỏi
được điều gì đó. Nhiệm vụ duy nhất của Nhà trường là tạo thuận lợi cho quá trình tự học. Nếu như
không làm được điều này, Nhà trường sẽ đánh mất ý nghĩa tồn tại của mình” [2].
Quá trình dạy học của giảng viên thành công có quan hệ biện chứng với quá trình tự học
của sinh viên. Vì vậy, thước đo hiệu quả của phương pháp dạy học là kết quả của tự học. Tuy nhiên,
để sinh viên trở thành những người học có khả năng tự học, chủ động sáng tạo không phải là một
điều dễ dàng do sinh viên mới làm quen với cách học mới nên tính thụ động còn cao, phương pháp
tự học, tự nghiên cứu còn chưa tốt do đó họ rất lúng túng trong việc tự học ở nhà. Mặt khác, giảng
Ngày nhận bài: 15/10/2016. Ngày nhận đăng: 15/1/2017.
Liên hệ: Vũ Thị Mai Hương Giang, e-mail: drnhungdls@gmail.com
195
Vũ Thị Mai Hương Giang, Nguyễn Văn Sơn, Bùi Thị Quỳnh Nhung
viên cũng gặp phải nhiều khó khăn khi yêu cầu sinh viên tự học ở nhà và quản lí cũng như đánh
giá khả năng tự học của sinh viên.
Sinh viên ngành bác sĩ đa khoa có thời gian học tập tại trường 6 năm, bên cạnh việc học tập
lí thuyết, sinh viên còn đi thực tập, đi trực tại bệnh viện; ngoài việc tích lũy kiến thực từ bài giảng
của giảng viên, sinh viên còn học tập qua quan sát, qua thực hành các kĩ năng nghề nghiệp vì vậy
việc tự học đối với sinh viên càng trở nên quan trọng và cần thiết.
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái niệm về tự học
Theo tác giả Trần Thị Minh Hằng, “thái độ tự học là một thuộc tính của tự ý thức, là yếu tố
bên trong quy định xu hướng tự giác, tích cực, độc lập, được biểu hiện ra bên ngoài bằng những
xúc cảm, những hành vi trong tự học” [5].
Giáo sư Nguyễn Cảnh Toàn nghiên cứu sâu về vấn đề tự học cho rằng: học cốt lõi là tự học
mà ở đó chủ thể tự thể hiện và biến đổi mình. Theo ông: “Tự học là tự mình động não, suy nghĩ, sử
dụng các năng lực trí tuệ (so sánh, quan sát, phân tích, tổng hợp,...) và có khi cả cơ bắp (khi phải
dùng công cụ) cùng các phẩm chất của mình, cả động cơ, tình cảm, nhân sinh quan, thế giới quan
(như trung thực, khách quan, có chí tiến thủ, không ngại khó,....) để chiếm lĩnh 1 lĩnh vực hiểu biết
nào đó của nhân loại, biến lĩnh vực đó thành sở hữu của mình” [7].
Đối với người học, hoạt động tự học bao gồm nhiều hành động kế tiếp nhau như quan sát,
ghi chép, đọc, hệ thống hoá, giải bài tập. . . Để có thể tự học, người học phải nắm được những tri
thức về hành động, phải vận dụng những tri thức đó để tiến hành các hành động nhằm thu được
những kết quả hành động phù hợp với mục đích. Nói một cách khác, người học phải có những kĩ
năng tự học phù hợp với môn học. Kĩ năng tự học là khả năng thực hiện có kết quả một hay một
nhóm hành động tự học bằng cách vận dụng những tri thức, những kinh nghiệm đã có để hành
động phù hợp với những điều kiện cho phép [1].
2.2. Ý nghĩa của hoạt động tự học ở trường đại học
Hoạt động tự học là hoạt động chiếm một vị trí quan trọng trong quá trình dạy học cũng
như đào tạo của nhà trường sư phạm. Tự học, tự đào tạo là nhân tố quyết định đến chất lượng và
hiệu quả học tập của người học. Quá trình dạy học bao gồm hai mặt quan hệ hữu cơ đó là: hoạt
động dạy của người dạy và hoạt động học của người học. Người dạy đóng vai trò tổ chức, lãnh đạo
điều khiển và định hướng hoạt động học cho người học. Người học vừa là đối tượng tác động của
dạy học vừa là chủ thể của quá trình đó. Trong khi các dạng hoạt động khác của con người hướng
vào việc làm thay đổi đối tượng, khách thể của hoạt động thì hoạt động học tập rèn luyện làm cho
chính chủ thể hoạt động thay đổi. Bằng hoạt động học tập mỗi sinh viên tự hình thành và phát triển
nhân cách của mình, không ai có thể làm thay mặc dù trong dạy học và giáo dục luôn có sự định
hướng của giáo viên. Tác động của người dạy - giảng viên chỉ có thể được phát huy thông qua hoạt
động tích cực, tự lực, chủ động sáng tạo của người học - tự học. Như vậy trong quá trình dạy học
và đào tạo, tự học có vai trò rất quan trọng, được biểu hiện ở chỗ [5], [7]:
- Tự học là hoạt động giúp sinh viên lĩnh hội vững chắc hệ thống những tri thức, kĩ năng, kĩ
xảo.
- Tự học là hoạt động giúp sinh viên rèn luyện để phát triển năng lực nhận thức, hình thành
và phát triển các phẩm chất trí tuệ.
- Tự học không chỉ giúp cho sinh viên tích lũy được vốn tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, mà trong
quá trình độc lập giải quyết các nhiệm vụ học tập, các thao tác trí tuệ của sinh viên cũng trở nên
196
Hoạt động tự học của sinh viên ngành Bác sĩ đa khoa trường Đại học Y dược Thái Nguyên
thành thạo, vững chắc. Sinh viên không ngừng phát huy tính tích cực nhận thức, tự mình rèn luyện
các thao tác trí tuệ, dần dần hình thành các phẩm chất hoạt động trí tuệ cần thiết như: tính định
hướng, tính bề rộng, tính chiều sâu, tính linh hoạt, tính mềm dẻo, tính phê phán, tính khái quát. . .
Không những vậy, tự học còn giúp cho sinh viên hình thành niềm tin khoa học, rèn luyện ý chí
phấn đấu, tính kiên trì, óc phê phán, bồi dưỡng hứng thú khoa học, lòng say mê nghiên cứu tìm
tòi, khám phá khoa học và những phẩm chất nhân cách khác.
Tự học là con đường tự khẳng định, là con đường sống, con đường thành đạt của những ai
muốn vươn lên tầm cao trí tuệ của nhân loại trong thời đại thông tin như hiện nay. Tự học, tự rèn
luyện là con đường quan trọng nhất để sinh viên sư phạm ngày nay - giáo viên sau này, không
ngừng nâng cao trình độ của mình. Như vậy, trong quá trình dạy học ở đại học, tự học chiếm một
vị trí quan trọng và có vai trò to lớn. Nếu nhà trường và thầy cô giáo bồi dưỡng cho sinh viên ý
chí và năng lực tự học cần thiết thì sẽ khơi dậy tiềm năng to lớn vốn có của họ, tạo nên động lực
nội sinh vốn có của quá trình học tập, vượt lên những kích thích bên ngoài như biện pháp thi đua,
khen thưởng, trách phạt. Khả năng tự học chính là “nội lực”, là nhân tố giữ vai trò quyết định chất
lượng đào tạo. Thầy cô giáo là lực lượng có vai trò quan trọng trong việc định hướng, động viên,
cổ vũ cho sinh viên tự học đúng hướng.
2.3. Các kĩ năng tự học
Kĩ năng xây dựng kế hoạch tự học: Kế hoạch tự học phải đảm bảo tính khoa học, tính vừa
sức và tính khả thi. Xây dựng được bản kế hoạch tự học hợp lí là kĩ năng quan trọng đầu tiên đối
với mỗi sinh viên. Bao gồm việc lên danh mục các nội dung cần tự học, khối lượng và yêu cầu cần
đạt được, các hoạt động cần phải tiến hành, sản phẩm cụ thể cần phải được tạo ra, thời gian dành
cho mỗi nội dung và hoạt động. Đồng thời kế hoạch cũng cần có các phương án phụ, dự kiến khắc
phục các trở ngại đột xuất về thời gian, yêu cầu chung,...
Kĩ năng lựa chọn tài liệu: Các tài liệu này có thể ở dạng viết, nghe - nhìn, hoặc trực tiếp
khai thác từ internet. Lựa chọn cho đúng, chọn đủ, chọn hợp lí, chọn cái thực sự cần thiết, chọn tài
liệu liên quan trực tiếp, gián tiếp, bổ sung, phục vụ,... Để tự học có hiệu quả, sinh viên cần phải
rèn luyện cho mình kĩ năng lựa chọn các tài liệu thích hợp. Kĩ năng lựa chọn tài liệu còn được thể
hiện trong việc trực tiếp dự giờ, tham gia hội thảo và hội nghị khoa học, seminar, thực tế, quan sát
kết quả thí nghiệm. . .
Kĩ năng lựa chọn hình thức tự học: Tự học về cơ bản là tự bản thân mình tiến hành hoạt
động độc lập để chiếm lĩnh tri thức, kĩ năng. Tuy nhiên, việc tự học không phải bao giờ cũng được
thực hiện một cách dễ dàng, thuận lợi. Những khó khăn như một vấn đề học tập nan giải, một nội
dung học tập thiếu tài liệu, một hướng suy nghĩ bị bế tắc... Do vậy, việc lựa chọn, hoặc phối hợp
các hình thức tự học cá nhân, đôi bạn học tập, nhóm, học với tài liệu, học với chương trình ở tivi,
máy tính,... một cách phù hợp đóng vai trò hết sức quan trọng.
Kĩ năng xử lí thông tin: Kĩ năng xử lí thông tin có thể được chia thành 2 kĩ năng nhỏ kế tiếp
nhau: hệ thống hóa và phân tích, tổng hợp, khái quát hóa. Để tri thức tự học có được một cách bền
vững và có thể vận dụng được trong thực tiễn, người học cần phải xếp chúng vào hệ thống nhất
định. Công việc này bao gồm nhiều thao tác, như: tóm tắt, phân loại, xác lập các mối liên hệ, biểu
diễn bằng sơ đồ lô-gic, bằng bảng hệ thống kiến thức,... Do vậy, kĩ năng hệ thống hóa tri thức có
vị trí quan trọng trong lưu giữ thông tin. Quá trình tự học không phải chỉ thu nhận tri thức, mà
cần biến nó thành tri thức của bản thân. Quá trình này được thực hiện bởi các thao tác tri thức như
phân tích, tổng hợp, so sánh, trừu tượng hóa, khái quát hóa. Như vậy, kĩ năng xử lí thông tin trong
tự học liên quan mật thiết với các thao tác tư duy. Do đó việc bồi dưỡng kĩ năng xử lí thông tin
không tách rời với việc bồi dưỡng kĩ năng sử dụng các thao tác tư duy, đó là cơ sở của bồi dưỡng
các năng lực tự học.
197
Vũ Thị Mai Hương Giang, Nguyễn Văn Sơn, Bùi Thị Quỳnh Nhung
Kĩ năng vận dụng tri thức vào thực tiễn: Tri thức có được, nếu không sử dụng thì cũng bị
quên dần. Do vậy, việc vận dụng tri thức vào thực tiễn vừa là mục đích của việc học, vừa là quá
trình bổ sung, mở rộng, đào sâu, làm giàu tri thức cá nhân. Vận dụng tri thức vào thực tiễn bao
gồm cả việc vận dụng kiến thức đã có để giải quyết các vấn đề học tập và việc vận dụng kiến thức
vào dạy học các bài hóa học phổ thông. Các nhiệm vụ này có thể xếp vào các hoạt động như: làm
bài tập vận dụng, bài thực hành, thí nghiệm, thực nghiệm, viết báo cáo trình bày, thiết kế bài dạy,...
Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn là một yêu cầu quan trọng của phương pháp
giáo dục phổ thông được qui định trong Luật Giáo dục. Do đó các kĩ năng tự học của sinh viên
càng thể hiện sự liên hệ mật thiết và ảnh hưởng của phương pháp tự học với phương pháp dạy học
của giảng viên trong bài giảng trên lớp của mình.
Kĩ năng tự kiểm tra, đánh giá: Tự kiểm tra, đánh giá là một kĩ năng quan trọng trong tự
học. Nhờ đó mà người học mới biết được trình độ tự học của mình đạt được mức độ nào và điều
chỉnh phương pháp tự học thích hợp, hiệu quả hơn. Việc kiểm tra phải được tiến hành thường
xuyên trong quá trình tự học, dưới nhiều hình thức như: tự trắc nghiệm bằng hệ thống câu hỏi trắc
nghiệm khách quan; trắc nghiệm tự luận, hoặc tự kiểm tra qua việc vận dụng kiến thức để giải
quyết các vấn đề học tập đặt ra,... Vì vậy, trong quá trình dạy học giảng viên ngoài việc kiểm tra
sinh viên, đồng thời quan tâm chú ý tổ chức cho sinh viên việc tự kiểm tra và đánh giá kết quả học
tập của mình [5], [8].
2.4. Thực trạng hoạt động tự học của sinh viên
Để có thể đưa ra các biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tự học cho sinh viên ngành
bác sĩ đa khoa, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng tự học của sinh viên ngành bác sĩ đa
khoa. Qua tiến hành khảo sát 667 sinh viên ngành bác sĩ đa khoa trường đại học Y Dược Thái
nguyên, chúng tôi thấy tính tự học của sinh viên chưa cao, cụ thể: Sinh viên chưa chủ động tự học
mà trông chờ vào tài liệu, nội dung câu hỏi, bài tập, chủ yếu học để thi chưa thực sự học để chiếm
lĩnh tri thức (37,9%); về chuẩn bị bài trước khi đến lớp: có 12,3% sinh viên không chuẩn bị bài
trước khi đến lớp, 58,5% sinh viên chỉ đọc qua tài liệu trước khi đến lớp; về cách học trên lớp chủ
yếu sinh viên đọc qua và ghi chép ý chính (39,1%), nguồn tư liệu sử dụng cho tự học chủ yếu là
giáo trình chính (52,9%); đa số sinh viên sử dụng thời gian tự học để đọc lại bài trên lớp và truy
cập internet, rất ít sinh viên chủ động làm bài tập do giảng viên yêu cầu (12,1%). Đánh giá về khả
năng tự học của bản thân, đa số sinh viên chưa biết cách tự học (49%), khó khăn chủ yếu trong
học tập là do kiến thức rộng, khó bao quát (47,8%) và thiếu hướng dẫn học tập (22,3%). Phần lớn
sinh viên cho rằng để nâng cao hiệu quả hoạt động tự học giảng viên cần trao đổi kĩ năng tự học
cho sinh viên (38,1%), về tổ chức dạy học, giảng viên cần tổ chức thảo luận, hướng dẫn thảo luận
cho sinh viên (35,4%). Đánh giá chung về hoạt động tự học của sinh viên trong toàn trường, đa số
sinh viên cho rằng chưa hiệu quả và đề xuất Nhà trường cần tổ chức các buổi thảo luận, hướng dẫn
về kĩ năng tự học cho sinh viên, cần quy định thời gian dành cho việc tự học cũng như nội dung
sinh viên cần tự học trong đề cương môn học và hướng dẫn sinh viên tự học trong các bài giảng
của các học phần, cần lồng ghép tuyên truyền kĩ năng tự học trong các câu lạc bộ sở thích, có các
hình thức khuyến khích, kiểm tra việc tự học của sinh viên.
2.5. Biện pháp nâng cao chất lượng hoạt động tự học cho sinh viên ngành bác
sĩ đa khoa
2.5.1. Nâng cao nhận thức về sự cần thiết và vai trò của việc tự học cho sinh viên
Nhận thức đúng đắn sẽ có tác dụng định hướng hành động cho sinh viên. Giáo dục cho sinh
viên ngành bác sĩ đa khoa nhận thức đúng đắn, đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích của hoạt động tự
học; sinh viên ngành bác sĩ đa khoa, ngoài học tập lí thuyết, còn phải thực hành các kĩ năng tiền
198
Hoạt động tự học của sinh viên ngành Bác sĩ đa khoa trường Đại học Y dược Thái Nguyên
lâm sàng tại phòng thực hành, thực hành tại bệnh viện, tại các cơ sở y tế, bên cạnh đó sinh viên
phải tham gia trực tại các bệnh viện thực hành, chính vì vậy các kĩ năng nghề nghiệp như kĩ năng
phân tích kết quả xét nghiệm, kĩ năng nhận định về bệnh lí, kĩ năng chẩn đoán bệnh, kĩ năng chăm
sóc bệnh nhân, kĩ năng ra quyết định, kĩ năng giao tiếp cộng tác . . . là vô cùng cần thiết. Các kĩ
năng này sinh viên chỉ có thể thực hiện tốt thông qua việc tự học khi thực hành tại phòng thực
hành, khi thực hành và trực tại bệnh viện, khi khi thực tập cộng đồng . . . . khi hiểu rõ sự cần thiết
và lợi ích của hoạt động tự học với việc hoàn thành các nhiệm vụ học tập sẽ giúp cho sinh viên thật
sự tự giác, tích cực nghiên cứu tài liệu, tự học có hiệu quả, giúp sinh viên rèn luyện ý chí, phấn
đấu vươn lên để nâng cao kết quả học tập của mình.
Để làm tốt việc này, nhà trường cần tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề, thảo luận về kĩ
năng học tập, kĩ năng tự học hiệu quả. Thông qua tổ chức Đoàn thanh niên, Hội sinh viên, câu lạc
bộ sở thích, câu lạc bộ học thuật tiến hành tuyên truyền về vai trò của việc tự học và các kĩ năng
tự học hiệu quả. Cố vấn học tập cần lồng ghép tuyên truyền về hoạt động tự học, nhân rộng điển
hình tiên tiến trong hoạt động tự học thông qua các buổi sinh hoạt lớp để nâng cao nhận thức về
hoạt động tự học trong sinh viên.
2.5.2. Đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy
Nội dung bài giảng phải bám sát mục tiêu và chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo; Cần
cải tiến nội dung bài giảng, đổi mới phương pháp dạy học theo hướng kích thích sinh viên tự học;
nội dung bài giảng không chỉ chứa đựng những kiến thức cơ bản, trọng tâm phù hợp với chương
trình đào tạo mà còn phải được phát triển nâng cao. Mỗi bài giảng phải là một “hệ thống mở” về cả
nội dung và phương pháp có thể kích thích sinh viên hứng thú, tích cực tìm tòi, bổ sung nâng cao
kiến thức. Giờ lên lớp giảng viên cần lựa chọn kiến thức trọng tâm, cơ bản, phương pháp giảng dạy
là hướng dẫn sinh viên cách học, hỗ trợ sinh viên, không phải là truyền đạt kiến thức một chiều để
tạo ra nhu cầu, kích thích hứng thú học tập cho sinh viên. Giảng viên cần giao bài tập, hướng dẫn
nội dung, phương pháp sinh viên tự học, tự tìm kiếm nguồn thông tin áp dụng làm bài tập để sinh
viên chủ động chiếm lĩnh kiến thức, kích thích sự nỗ lực lĩnh hội kiến thức của sinh viên, Đổi mới
phương pháp giảng dạy theo hướng “lấy sinh viên làm trung tâm”. Nhà trường cần áp dụng các
phương pháp giảng dạy đảo chiều, phương pháp thảo luận nhóm, giao bài tập, thảo luận chuyên
đề, nghiên cứu ca bệnh . . . để phát triển tính tích cực, chủ động học tập của sinh viên.
2.5.3. Hướng dẫn các kĩ năng tự học cho sinh viên
Phương pháp học tập khoa học chính là cầu nối dẫn đến sự thành công. Cần hình thành cho
sinh viên kĩ năng tự học.
Kĩ năng lập kế hoạch học tập: Cần có kế hoạch và thời gian học hợp lí: Trong quá trình tự
học, sinh sẽ gặp nhiều khó khăn giữa khối lượng kiến thức phải lĩnh hội với các khả năng chủ quan
(ý thức, năng lực tự học, điều kiện sức khoẻ. . . ) và các điều kiện khách quan (tài liệu, thời gian,
tổ chức tự học, . . . ) . . . Vì vậy, cần có kế hoạch học và thời gian tự học hợp lí, khoa học và phù
hợp với điều kiện học tập của chính mình. Để giải quyết được các khó khăn trên, đảm bảo tự học
có hiệu quả, sinh viên phải biết xây dựng kế hoạch và thực hiện kế hoạch sử dụng thời gian biểu
tự học khoa học và phù hợp với mình. Kế hoạch và thời gian biểu cần linh hoạt và có tính thực tế,
ngoài kế hoạch chung có kế hoạch riêng với mỗi sinh viên về tìm kiếm tài liệu ở thư viện, Internet,
làm thí nghiệm, thực hành. Kế hoạch và thời gian biểu tự học sau khi thiết kế xong, sinh viên cần
thực hiện nghiêm túc.
Học cách thức làm việc độc lập: Biết cách làm việc độc lập, cố gắng vượt khó; biết tập trung
tư tưởng cao khi học tập, loại trừ các tác động, không để ảnh hưởng bên ngoài làm phân tán đặc
biệt khi làm bài tập, thí nghiệm, thực hành tiền lâm sàng và lâm sàng; biết cách đọc và tự nghiên
cứu tài liệu giáo trình: sinh viên cần có ý thức hình thành phương pháp khoa học khi đọc và nghiên
199
Vũ Thị Mai Hương Giang, Nguyễn Văn Sơn, Bùi Thị Quỳnh Nhung
cứu giáo trình, đọc ghi chép, đối chiếu, vận dụng giải bài tập thì hiệu quả đọc sách nhất định sẽ
tăng lên. Việc đọc sách giúp cho sinh viên hoàn thiện, khắc sâu và mở rộng tri thức. Mặt khác
trong chính quá trình đọc sách, sinh viên rèn luyện cách học, cách đọc, tài liệu khoa học, phân biệt
được cái đúng, cái sai và tỏ thái độ phê phán của bản thân.
Kĩ năng ghi chép cẩn thận: Ghi chép đầy đủ, ngắn gọn các thông tin theo ý hiểu của bạn sau
khi nghe được từ thầy cô, đọc được từ sách. Đừng cố ghi chép đủ từng từ mà thầy cô giảng. Khi
thực hành, cần ghi chép lại những ý kiến phản hồi từ thầy cô và bạn bè để làm cơ sở hoàn thiện các
kĩ năng của bản thân. Ghi chép, tích lũy tài liệu là điều kiện giúp cho sinh viên rèn luyện trí nhớ
và sử dụng một cách lâu dài cho