Học tập phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh trong giảng dạy lý luận chính trị ở Việt Nam

Tóm tắt Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh rất riêng biệt, độc đáo, được biểu hiện sống động qua ngôn ngữ (nói, viết), qua cử chỉ (hành động) giúp cho những người được lĩnh hội dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện. Học tập và làm theo phong cách diễn đạt của Người có giá trị và ý nghĩa thiết thực đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Bài viết tập trung bàn về phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh và đưa ra các giải pháp cơ bản giúp giảng viên lý luận chính trị học tập và rèn luyện theo phong cách diễn đạt của Người để hoàn thành tốt công tác giáo dục đối với sinh viên.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 330 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Học tập phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh trong giảng dạy lý luận chính trị ở Việt Nam, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 113Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 Học tập phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh trong giảng dạy lý luận chính trị ở Việt Nam Learning Ho Chi Minh's expresive style in teaching of political theory in Vietnam Phạm Xuân Đức Email: phamxuanducsdu@gmail.com Trường Đại học Sao Đỏ Ngày nhận bài: 17/1/2020 Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 27/6/2020 Ngày chấp nhận đĕng: 30/6/2020 Tóm tắt Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh rất riêng biệt, độc đáo, được biểu hiện sống động qua ngôn ngữ (nói, viết), qua cử chỉ (hành động) giúp cho những người được lĩnh hội dễ hiểu, dễ nhớ và dễ thực hiện. Học tập và làm theo phong cách diễn đạt của Người có giá trị và ý nghĩa thiết thực đối với đội ngũ giảng viên giảng dạy lý luận chính trị trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay. Bài viết tập trung bàn về phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh và đưa ra các giải pháp cơ bản giúp giảng viên lý luận chính trị học tập và rèn luyện theo phong cách diễn đạt của Người để hoàn thành tốt công tác giáo dục đối với sinh viên. Từ khóa: Phong cách; phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh; giảng viên lý luận chính trị. Abstract Ho Chi Minh's expressive style is very unique, vividly expressed through language (spoken, written) and gestures (actions) to help comprehensible, easy-to-remember and easy-to-understand people show up. Studying and following the style of his expression have value and practical significance to the teaching staff of political theory at universities and colleges today. The paper focuses on Ho Chi Minh's style of expression and provides basic solutions to help political theory teachers learn and practice in his expression style in order to complete the educational work well. student. Keywords: Style; Ho Chi Minh expression style; political theory lecturer. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phong cách Hồ Chí Minh là một bộ phận quan trọng trong toàn bộ di sản vô giá mà Người để lại cho dân tộc ta. Phong cách của Người không chỉ là bài học, là chuẩn mực cho việc xây dựng phong cách người cán bộ cách mạng mà còn bồi dưỡng nhân cách cho các thế hệ người Việt Nam hôm nay và mai sau. Phong cách Hồ Chí Minh được thể hiện trong mọi lĩnh vực sống và hoạt động của Người, tạo thành một chỉnh thể nhất quán, có giá trị khoa học, đạo đức và thẩm mỹ, bao gồm một số nội dung chính là: phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách lãnh đạo, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử và phong cách sinh hoạt. Diễn đạt là vấn đề thường xuyên gắn liền với hoạt động hằng ngày của mỗi người chúng ta. Bởi lẽ: Nói và viết là hai kỹ nĕng quan trọng của con người, muốn làm chủ quá trình tư duy và nâng cao hiệu quả giao tiếp, mỗi người đều phải trau dồi khả nĕng nói và viết. Đối với cán bộ, giảng viên, kỹ nĕng nói và viết càng cần thiết hơn... Vì vậy, việc nghiên cứu học tập phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là rất cần thiết, từ đó vận dụng một cách nhuần nhuyễn vào thực tiễn công tác và cuộc sống sẽ mang lại hiệu quả cao. Đối với đội ngũ cán bộ giảng viên trực tiếp giảng dạy trong các trường đại học, là người trực tiếp truyền đạt kiến thức, định hướng nhân cách cho sinh viên thì việc học tập và làm theo phong cách Hồ Chí Minh nói chung và phong cách diễn đạt của Người nói riêng là vấn đề thiết thực và mang tính cấp bách hiện nay. 2. NỘI DUNG 2.1. Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh Phong cách không phải là tính bẩm sinh, mà được hình thành qua sự phấn đấu, tu dưỡng, Người phản biện: 1. PGS.TS. Nguyễn Ngọc Hà 2. TS. Phạm Thị Hồng Hoa NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 114 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 rèn luyện, trau dồi và định hình trong quá trình sống của con người. Phong cách là cách thức, lề lối, phong thái đã trở thành nền nếp ổn định, được thể hiện trong tất cả các mặt của cuộc sống và tạo nên cái riêng, độc đáo, mang đặc trưng của chủ thể. Phong cách Hồ Chí Minh là một hệ thống chỉnh thể bao gồm: phong cách tư duy, phong cách làm việc, phong cách diễn đạt, phong cách ứng xử, phong cách sinh hoạt, là những đặc trưng giá trị thể hiện trong toàn bộ cuộc sống và hoạt động của Hồ Chí Minh, mang đậm tính dân tộc, hiện đại, thiết thực. Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh là sự kết hợp hài hòa cái dân gian với cái bác học, cái cổ điển truyền thống với cái hiện đại, giữa phong cách phương Đông với phong cách phương Tây. Đó là phong cách nói và viết đúng đối tượng, hoàn cảnh, mục đích, chân thực, ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ; nói đi đôi với làm tạo nên cái riêng, độc đáo mang đặc trưng Hồ Chí Minh. Diễn đạt làm cho nội dung tư tưởng, tình cảm được tỏ rõ ra thông qua ngôn ngữ hoặc hình thức nào đó. Hiểu theo cách này, phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh được thể hiện qua ngôn ngữ (nói và viết), qua hành động “nói đi đôi với làm” và “nêu gương sáng”. Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh thông qua ngôn ngữ (nói và viết) có đặc trưng sau: -Thứ nhất, nói, viết đúng đối tượng, hoàn cảnh, mục đích và phương pháp. Người luôn dạy cán bộ phải nắm rõ các nguyên tắc trong diễn đạt: nói, viết cái gì? (nội dung); nói, viết cho ai? (đối tượng); nói, viết để làm gì? (mục đích); nói, viết như thế nào (phương pháp)? Trong hoạt động chính trị, để diễn đạt tư tưởng qua nói và viết, Người sử dụng rất nhiều hình thức như: bài báo, tạp chí, vĕn chính luận, thư, lời kêu gọi, thơ, ca dao, truyện. Với mỗi cương vị khác nhau và với mỗi loại đối tượng từ công nhân, nông dân, quần chúng lao động đến các trí thức, bạn bè quốc tế, các chính trị gia, người đứng đầu các nhà nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đều có cách nói, viết phù hợp với từng hoàn cảnh, với trình độ nhận thức, sự hiểu biết và cách suy nghĩ của từng đối tượng người đọc, người nghe. Người hay phê bình những cán bộ, đảng viên có “bệnh hay nói chữ, ham dùng chữ, bệnh sính dùng chữ nước ngoài”, cứ hay nói và viết “tràng giang đại hải”, “dây cà ra dây muống”, “thao thao bất tuyệt” [7], dùng những ngôn từ không sát hợp đối tượng, nội dung không phù hợp, nghĩa là không chú ý tới người nghe và người đọc, không quan tâm họ có hiểu hay không. Nếu đối tượng là quần chúng nhân dân Việt Nam, phương châm nói và viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh là: “Phải học cách nói, tiếng nói của quần chúng”, “mỗi tư tưởng, mỗi câu nói, mỗi chữ viết, phải tỏ rõ cái tư tưởng và lòng ước ao của quần chúng”. Người nói và viết bằng lối vĕn giản dị, mộc mạc, dễ nhớ, dễ hiểu. Với những câu từ đơn giản: “Dân là ông chủ nắm chính quyền” [7], “Dân là chủ thì Chính phủ phải là đày tớ” [10] Những câu từ đó tạo nên sự gần gũi, thân thiện và có sức truyền bá rộng trong lòng quần chúng nhân dân. Người phê phán rất gay gắt những cán bộ đem “giá trị thặng dư” ra nhồi sọ cho bà con nông dân; đem “tân dân chủ nghĩa” ra giáo dục các em nhi đồng; mang “biện chứng pháp” ra nói với anh em công nhân đang học chữ quốc ngữ(!). Còn nếu đối tượng là bè lũ thực dân, đế quốc, Hồ Chí Minh dùng giọng vĕn đanh thép, những luận cứ hết sức chắc chắn cùng với lối vĕn châm biếm, sâu cay. Điều này có thể thấy rõ qua các tác phẩm: Bản án chế độ thực dân Pháp; Hành hình kiểu Linsơ; Lời kêu gọi chống Mỹ cứu nước của Chủ tịch Hồ Chí Minh ngày 17/7/1966 Khi nói chuyện với cán bộ tuyên giáo miền núi về tuyên truyền chủ nghĩa Mác - Lênin, Người dạy: “Nói thiết thực, nói đúng lúc, đúng chỗ, mới là hiểu chủ nghĩa Mác - Lênin. Nếu nói không đúng chỗ không phải là chủ nghĩa Mác - Lênin”. Ở đây, nguyên tắc nhất quán trong phong cách nói và viết của Hồ Chí Minh là xác định rõ nội dung, đối tượng, từ đó tìm ra cách nói, cách viết cho phù hợp nhằm đạt được mục đích đề ra. -Thứ hai, nói và viết ngắn gọn, giản dị, dễ hiểu, dễ nhớ. Toàn bộ các bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh đều rất trong sáng về ý tưởng và vĕn phong, giản dị trong cách trình bày và dễ hiểu với người nghe, người đọc. Tư tưởng Hồ Chí Minh đến với mọi người bằng những ngôn từ quen thuộc - dù đó là những vấn đề của cuộc sống hàng ngày hay những vấn đề lớn của đất nước, của thời đại. Trong tác phẩm Đường Kách mệnh, Hồ Chí Minh đã nêu ra tuyên ngôn về nói và viết của mình: “Sách này muốn nói cho vắn tắt, dễ hiểu, dễ nhớ. Chắc có người sẽ chê rằng vĕn chương cụt quằn. Vâng! Đây nói việc gì thì nói rất giản tiện, mau mắn, chắc chắn như 2 lần 2 là 4, không tô vẽ trang hoàng gì cả” [2]. Đó cũng là điều mà người ta thường thấy trong các tác phẩm của Người. Trong cách nói, cách viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngôn từ thường được dùng cô đọng, hàm súc, không có chữ thừa. Điều này xuất phát từ suy nghĩ của Chủ tịch Hồ Chí Minh, ngôn ngữ nói và viết chỉ nhằm mục đích “cách mệnh, cách mệnh, LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 115Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 cách mệnh”, bởi vậy, nói và viết phải làm sao để có thể tuyên truyền sâu và rộng đến quần chúng nhân dân. Muốn được như vậy, nói và viết phải ngắn gọn, dễ hiểu để phù hợp với trình độ của quần chúng. Nếu quần chúng không hiểu được thì tuyên truyền không có ích gì. Nhưng nếu chỉ ngắn gọn, dễ hiểu thôi chưa đủ mà còn phải dễ nhớ, dễ thuộc. Người chỉ rõ: “Mình viết ra cốt là để giáo dục, cổ động; nếu người xem mà không nhớ được, không hiểu được, là viết không đúng, nhằm không đúng mục đích. Mà muốn cho người xem hiểu được, nhớ được, làm được, thì phải viết cho đúng trình độ của người xem, viết rõ ràng, gọn gàng, chớ dùng chữ nhiều” [5]. Người luôn chọn lọc từ ngữ trong quá trình sử dụng để sao cho “lời ít nhưng ý nhiều”, đặc biệt Người ưu tiên lựa chọn và sử dụng những từ thuần Việt. Khi nói, khi viết Bác Hồ thường kết hợp với kể chuyện, đan xen những câu thơ, câu ca dao có vần điệu, gắn với hình ảnh, ví von, so sánh làm cho bài nói hay bài viết trở nên sinh động, gần gũi với quần chúng. - Thứ ba, nói và viết chân thực. Nói và viết chân thực là một trong những đặc trưng lớn trong phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh. Các bài viết, bài nói của Người đều phản ánh rất chân thực các sự kiện mà Người nói đến. Tính chân thực làm những bài viết, bài nói của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức hút lớn. Từ những bài viết tố cáo tội ác của chủ nghĩa thực dân, đế quốc đến những bài viết cổ động tinh thần chiến đấu, sản xuất của Người đều có tư liệu cụ thể, đều bắt nguồn từ thực tế cuộc sống với những con số, những sự kiện đã được xem xét, kiểm tra, chọn lọc. Chính những số liệu đó làm nên tính chân thực trong các bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giúp truyền tải được tư tưởng của Người và chiếm được sự tin tưởng từ người đọc. Người luôn dạy khi viết cần đảm bảo tính chân thực, biết cái gì thì viết cái đó “có đúng nói đúng, có sai nói sai” [7]. Người phê bình những cán bộ “chỉ viết cái tốt mà giấu cái xấu”, không dám phê bình và tự phê bình, không dám nhìn vào sự thật Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ khuyết điểm rất lớn của cán bộ ta khi nói và viết là “Khuyết điểm về cách nói và cách viết, tức là ba hoa”. Lối “ba hoa” thể hiện qua cách viết, nói “Thường nói một chiều và đôi khi thổi phồng các thành tích, mà ít hoặc không nói đúng mức đến khó khĕn và khuyết điểm của ta”. Người luôn nhấn mạnh: “Nêu cái hay, cái tốt, thì phải có chừng mực, chớ phóng đại. Có thế nào nói thế ấy” [9]. Người chỉ rõ, muốn viết chân thực cần có tài liệu, muốn có tài liệu cần: nghe, hỏi, thấy, xem, ghi. Người viết cần phải “chính”, nghĩa là “Không biết rõ, hiểu rõ, chớ nói, chớ viết. Khi không có gì cần nói, không có gì cần viết, chớ nói, chớ viết càn” [8]. Trong lời ĕn, tiếng nói phải “chính”, phải theo lẽ phải, phải đúng sự thật, Người dạy: “Chưa điều tra, chưa nghiên cứu, chưa biết rõ, chớ nói, chớ viết” [9]. Lối diễn đạt chân thực giúp cho những bài nói, bài viết của Chủ tịch Hồ Chí Minh có sức thuyết phục cao với người đọc, đi vào lòng quần chúng nhân dân và bạn bè tiến bộ trên khắp thế giới. Điều đó làm nên một nhà chính trị Hồ Chí Minh chính nghĩa, đứng về lẽ phải. Để có được bài nói và viết chân thực, ngắn gọn đúng đối tượng, Hồ Chí Minh luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, lắng nghe góp ý của mọi người. Trong quá trình chuẩn bị bài nói, bài viết của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh tôn trọng, lắng nghe ý kiến của tập thể nhằm phát huy trí tuệ, sức mạnh của tập thể. Người cho rằng, không ai có thể hiểu được mọi thứ, làm được mọi việc. Lãnh đạo giỏi không phải tự mình nghĩ ra, tự mình làm lấy mà điều quan trọng là phải biết tạo điều kiện cho mọi người được đóng góp sức lực và trí tuệ của mình vào công việc chung, có như vậy mới phát huy hết sức mạnh và trí tuệ của tập thể. Người thường xuyên trao đổi bài viết, bài phát biểu của mình cho nhiều người, lắng nghe ý kiến đóng góp để điều chỉnh bài viết, bài phát biểu sao cho thật phù hợp với đối tượng người đọc, người nghe. Khi viết bài nhân dịp kỷ niệm ngày thành lập Đảng, Người nói rõ mục đích, nội dung và nhấn mạnh yêu cầu ngắn, gọn, tập trung vào chủ đề “Quét sạch chủ nghĩa cá nhân, nâng cao đạo đức cách mạng”, Người sửa chữa và cho đánh máy thành nhiều bản gửi đến từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị đề nghị tham gia góp ý, rồi Người bổ sung vào bản thảo những ý kiến góp ý và thay đổi chủ đề thành “Nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân”. Không chỉ cẩn thận trong bài viết mà ngay trong các bài phát biểu, Người cũng chuẩn bị rất kỹ và thường trao đổi với mọi người về những điều mình sẽ nói. Trong lần về thĕm quê sau hơn 50 nĕm xa cách, sáng hôm sau nói chuyện với nhân dân, tối hôm trước Người đã thức khuya chuẩn bị bài phát biểu đến 10 giờ tối. Người cầm tờ giấy có nội dung ý kiến phát biểu gặp các đồng chí trong Tỉnh ủy Nghệ An trao đổi, Người nói: mai Bác gặp đồng bào, Bác nói mấy vấn đề này, các chú xem có được không?... Tất cả điều đó cho thấy, Chủ tịch Hồ Chí Minh là người rất cẩn thận trong cách nói và viết. Người thường nhắc nhở và khuyên mọi người: Viết và nói cố nhiên phải NGHIÊN CỨU KHOA HỌC 116 Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 vắn tắt. Song trước hết phải có nội dung. Phải chữa cho hết bệnh nói dài, viết rỗng. Viết rồi thì phải đọc đi, đọc lại. Thấy cái gì thừa, câu nào, chữ nào thừa, thì bỏ bớt đi. Đọc đi đọc lại 4, 5 lần đã đủ chưa? Chưa đủ. Đọc đi đọc lại, sửa đi sửa lại. Mình đọc mấy lần rồi cũng chưa đủ. Phải nhờ một số đồng chí công, nông, binh đọc lại. Chỗ nào ngúc ngắc, chữ nào khó hiểu, họ nói ra cho thì phải chữa lại... Ngôn ngữ hành động, hay cử chỉ cũng là một nét phong cách diễn đạt đặc biệt, rất riêng của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Người quan niệm: Một tấm gương sáng còn có giá trị hơn một trĕm bài diễn vĕn tuyên truyền; và vì thế, từng cử chỉ, hành động của Người đều thể hiện phong cách “nói đi đôi với làm”, không khoa trương, mệnh lệnh, chỉ đạo suông mà rất ân cần, gần gũi, “xắn tay áo làm” khi đề ra nhiệm vụ công tác; những việc cấp bách thì phải làm ngay, làm gấp và Người nêu gương thực hiện trước. Theo Hồ Chí Minh, về bản chất, “nói đi đôi với làm” không chỉ là nguyên tắc đạo đức, lẽ sống, phương châm hoạt động mà còn là biểu hiện sinh động cụ thể của việc quán triệt sâu sắc nguyên tắc thống nhất giữa lý luận với thực tiễn, giữa suy nghĩ và hành động, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của mỗi người. Trong suốt cuộc đời mình, Người đã thực hiện một cách nghiêm túc và đầy đủ “nói đi đôi với làm” và nêu gương sáng về đạo đức. Ở Chủ tịch Hồ Chí Minh, lời nói đi đôi với việc làm diễn đạt tư tưởng của người nói là để mà làm, làm phải đúng như điều đã nghĩ, đã nói. Người thường nói ít nhưng làm nhiều, có những vấn đề đạo đức Người không nói mà chỉ làm. Chính điều đó làm nên một phong cách rất riêng, rất Hồ Chí Minh mà hiếm có nhà chính trị nào trên thế giới có được. Người dạy: “cần phải óc nghĩ, mắt trông, tai nghe, chân đi, miệng nói, tay làm. Chứ không phải chỉ nói suông, chỉ ngồi viết mệnh lệnh phải thật thà nhúng tay vào việc” [5]. Theo Hồ Chí Minh, muốn tiến hành tốt các nội dung nêu gương, thì cán bộ, đảng viên phải luôn thực hiện “nói đi đôi với làm” và phải biết lấy người tốt, việc tốt để tuyên truyền cho sự nêu gương. Bởi vì, chỉ có nhất quán giữa nói và làm thì người cán bộ, đảng viên mới giành được lòng tin của quần chúng. Nếu người cán bộ, đảng viên nói nhiều làm ít, nói mà không làm, hoặc “nói một đằng làm một nẻo”, thì nhất định sẽ mất uy tín trước đơn vị, trước cộng đồng, và vai trò của sự nêu gương sẽ không thể phát huy được Người tâm niệm “một tấm gương sống còn có giá trị hơn một trĕm bài diễn vĕn tuyên truyền” [4]. Lấy bản thân mình để tuyên truyền, giáo dục, làm gương cho quần chúng noi theo là điểm đặc sắc, thể hiện sự thống nhất giữa tư tưởng và hành động, giữa lý luận và thực tiễn, giữa tư tưởng đạo đức và hành vi đạo đức của Hồ Chí Minh. Đó là phong cách diễn đạt thông qua hành động rất hiệu quả của Người, có sức giáo dục và ảnh hưởng sâu, rộng đến quần chúng nhân dân. Như vậy, Phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh không chỉ ở ngôn ngữ nói và viết mà còn thể hiện thông qua phi ngôn từ hay là “ngôn ngữ hành động”. Nói và viết gắn với hành động, việc làm cụ thể vừa là nét riêng độc đáo, vừa tạo nên giá trị vô giá trong phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh. 2.2. Giảng viên lý luận chính trị học tập và rèn luyện theo phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh Giảng viên là viên chức chuyên môn đảm nhiệm việc giảng dạy và đào tạo ở bậc đại học, cao đẳng thuộc một chuyên ngành đào tạo của trường đại học hoặc cao đẳng. Giảng viên lý luận chính trị là những giảng viên trực tiếp tham gia vào quá trình đào tạo, cung cấp những tri thức khoa học cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối cách mạng của Đảng Cộng sản Việt Nam, nhằm hình thành cho người học thế giới quan khoa học, nhân sinh quan cách mạng; trên cơ sở đó giúp cho người học có tư duy khoa học, đạo đức cách mạng, nĕng lực sáng tạo trong hoạt động thực tiễn. Các môn lý luận chính trị là những môn học bắt buộc trong các trường đại học ở nước ta với đặc điểm thường rất trừu tượng, có tư duy khái quát cao. Do đó, việc thu nhận kiến thức, sự yêu thích các môn học này của sinh viên phụ thuộc rất nhiều vào trình độ kiến thức, nĕng lực lý luận và thực tiễn, phẩm chất, nhân cách đạo đức cũng như phương pháp truyền đạt của người thầy - đội ngũ giảng viên lý luận chính trị - đúng như câu nói của nhà giáo dục lỗi lạc người Mỹ - William A.Warrd rằng: "Người thầy trung bình chỉ biết nói; người thầy giỏi biết giải thích; người thầy xuất chúng biết minh họa; người thầy vĩ đại biết cách truyền cảm hứng” [11]. Chính vì vậy, để giáo dục đạt kết quả cao các môn học này đòi hỏi người giảng viên cần tích cực học tập và làm theo phong cách diễn đạt Hồ Chí Minh. Học tập phong cách diễn đạt của Hồ Chí Minh trong giảng dạy lý luận chính trị cần tập trung một số giải pháp cơ bản sau: - Thứ nhất, trước khi nói và viết phải xác định và trả lời được các câu hỏi như Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: Nói và viết cho ai; nói và viết để làm gì; Nói và viết cái gì; nói và viết như thế nào. Đây cũng chính LIÊN NGÀNH TRIẾT HỌC - XÃ HỘI HỌC - CHÍNH TRỊ HỌC 117Tạp chí Nghiên cứu khoa học, Trường Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190, Số 2 (69) 2020 là cách xác định nói và viết đúng đối tượng, hoàn cảnh, mục đích và phương pháp theo phong cách diễn đạt của Người mà giảng viên giảng dạy lý luận chính trị trong trường đại học phải rèn luyện. Người giảng viên giảng dạy lý luận chính trị trong trường đại học phải xác định được đối tượng nói và viết chủ yếu của mình là sinh viên. Tuy nhiên, trình độ nhận thức và ý thức ở sinh viên là không đồng đều. Do đó, giảng viên phải biết phân loại sinh viên và tùy đối tượng sinh viên mà có cách