Hồn chợ Việt

Đối với người Việt Nam, chợ là nơi rất đặc biệt. Ở chợ diễn ra mọi sinh hoạt ngày thường qua cách ứng xử, cách ăn uống ở miền xuôi cũng như miền ngược, qua những điều ấy thể hiện nét văn hóa độc đáo của từng vùng dân cư khác nhau trên mọi miền đất nước hình chữ S.

pdf7 trang | Chia sẻ: nyanko | Lượt xem: 1569 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hồn chợ Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hồn chợ Việt Đối với người Việt Nam, chợ là nơi rất đặc biệt. Ở chợ diễn ra mọi sinh hoạt ngày thường qua cách ứng xử, cách ăn uống ở miền xuôi cũng như miền ngược, qua những điều ấy thể hiện nét văn hóa độc đáo của từng vùng dân cư khác nhau trên mọi miền đất nước hình chữ S. Với người miền núi, đi chợ là được đi hội, họ xuống chợ với những bộ quần áo đẹp nhất, đi chợ để giải tỏa những mệt nhọc sau những ngày làm việc, tìm người tình, tìm bạn. Vì các làng bản miền núi cách xa hàng ngày đường nên khó có dịp được gặp nhau. Ở miền xuôi trong một vùng ngày nào cũng có một chợ họp để cung cấp nhu yếu phẩm hàng ngày. Chợ phiên có những chợ 3 – 5 ngày một phiên, chợ 5 – 10 ngày một phiên giữa các phiên chợ có chợ sép bán những thứ cần thiết hàng ngày. Ở những nơi tập trung dân đông đúc chợ ngày nào cũng họp – chợ Hôm. Và cũng có nơi tùy theo tập quán, cấu tạo địa lý mà tạo ra những khu chợ khác nhau như ở đồng bằng sông Cửu Long, sông rạch chằng chịt, người dân đi lại chủ yếu bằng thuyền hình thành các chợ nổi trên sông như chợ Cái Răng, chợ Phong Điền, chợ không đứng một nơi cụ thể mà có thể di chuyển về các xóm làng ở các ngã sông như chợ trôi Năm Căn Có thể chia các chợ Việt ra các loại như sau: 1. Chợ Tình: Thường là chợ họp theo phiên có ở miền núi phía Bắc, chợ là nơi giao lưu tình cảm, giao lưu văn hóa giữa các dân tộc. Chợ họp theo phiên: Chợ tình Sapa họp vào tối thứ 6 hàng tuần. Nơi người con gái khoe sắc đẹp, tài thêu thùa của mình còn người con trai khoe tài thổi kèn, săn bắn. Họ gặp nhau, tự do tìm hiểu và nhiều người đã thành đôi. Nhưng có những người vì trắc trở họ tộc hay vì một lý do nào đó mà không thể đến được với nhau nên cứ mỗi lần phiên chợ họp một lần thì họ lại tìm đến với nhau để giãi bày tâm sự va sau chợ phiên họ lại về với gia đình của mình làm tròn nghĩa vụ chồng – vợ. Đó là chợ tình Khâu Vai, mỗi năm chỉ họp một lần duy nhất. Chợ tình là một nét văn hóa chỉ có ở Việt Nam. 2. Chợ Phiên: chợ ở đồng bằng châu thổ sông Hồng, kéo dài đến miền Trung ở các làng xã cạnh nhau, ngày nào cũng có một phiên theo tháng âm lịch như chợ Bưởi họp vào các ngày 4, 9; chợ Sa họp vào ngày 1, 6 âm lịch. Người các làng có công việc gì đều có thể đi chợ các xã lân cận để mua nhu yếu phẩm. 3. Chợ Hôm: Chợ ngày nào cũng họp, thường gặp ở các vùng đông dân cư như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Hàng Bè – Hà Nội; Bến Thành, chợ Bình Tây – thành phố Hồ Chí Minh; chợ Hàn – Đà Nẵng; chợ Đầm – Nha Trang 4. Chợ Nổi: Chợ ở đồng bằng sông Cửu Long. Vùng đòng bằng sông Cửu Long sông ngòi chằng chịt, mọi người đi lại chủ yếu bằng ghe thuyền. Họ chở sản vật của mình ra chợ cũng bằng thuyền tạo nên thành những chợ dập dềnh theo nước – chợ nổi. Chợ nổi tiếng nhất là chợ Phụng Hiệp, chợ Cái Răng, chợ Phong Điền, chợ nổi Nam Căn tại chợ bán đủ các loại mặt hàng, đông vui tấp nập chẳng khác nào chợ ở trên đất liền. 5. Chợ Tâm Linh: Chợ mỗi năm chỉ họp 1 lần. Chợ phiên theo truyền thuyết như chợ Bích La họp mùng 3 Tết (Quảng Trị), chợ Âm-Dương ở làng Ó họp mùng 6 Tết, chợ Viền Chợ họp để tưởng nhớ người đã khuất vì chiến tranh, chợ để nhớ lai cội nguồn dân tộc. 6. Các chợ Cổ: Nơi chợ đã có mặt từ rất lâu như chợ Sa có từ dưới thời vua An Dương Vương mới dựng nước hay như chợ Bưởi Hà Nội có mặt trước khi Lý Công Uẩn chọn đất Thăng Long làm kinh đô của nước Việt. 7. Chợ chuyên bán một mặt hàng: Chợ cũng được họp theo phiên và chỉ bán duy nhất một thứ hàng hóa nhất định như chợ nón làng Chuông chỉ chuyên bán Nón, chợ đá quý Lục Yên, Yên Bái, chợ cá cơm, Nha Trang, chợ cá Rạch Giá, Kiên Giang Thường thường tên chợ cũng đã nói lên tên loại mặt hàng buôn bán.