1. Nguyên lý họat động nguồn ATX:
- Giắc nguồn 20pin hoặc 24pin có 1 dây màu xanh lá cây gọi là dây công tắc dây này khi mới
cắm điện sẽ có 2v5 đến 5v nếu "chập" dây này xuống mass thức ép cho nó = 0V thì bộ nguồn sẽ
chạy.
- Đó là cách thử bộ nguồn rời xem nguồn có "chạy" hay không. Cũng là cách ta kích ép nguồn
phải chạy khi cần thiết.
- Khi ta cắm giắc nguồn vào main, trên main sẽ có 1 cái "công tắc" điện tử sẽ đóng, ngắt theo sự
điều khiển của "chip NAM" thông qua "chip SIO". Công tắc này đóng có nghĩa dây xanh lá lúc
này sẽ được "chập" xuống mass và bộ nguồn ATX sẽ được kích chạy.
- Tương tự khi ta shutdown máy, hệ điều hành sẽ ra lệnh "ngắt" công tắc "điện tử" này sẽ thông
qua "chip NAM" và "chip SIO" đến với "công tắc" và bộ nguồn ATX sẽ được "tắt".
2 trang |
Chia sẻ: diunt88 | Lượt xem: 2916 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn sửa chữa phần cứng toàn tập_ Mosfet đảo nhiệm vụ và họat động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Mosfet đảo nhiệm vụ và họat động
1. Nguyên lý họat động nguồn ATX:
- Giắc nguồn 20pin hoặc 24pin có 1 dây màu xanh lá cây gọi là dây công tắc dây này khi mới
cắm điện sẽ có 2v5 đến 5v nếu "chập" dây này xuống mass thức ép cho nó = 0V thì bộ nguồn sẽ
chạy.
- Đó là cách thử bộ nguồn rời xem nguồn có "chạy" hay không. Cũng là cách ta kích ép nguồn
phải chạy khi cần thiết.
- Khi ta cắm giắc nguồn vào main, trên main sẽ có 1 cái "công tắc" điện tử sẽ đóng, ngắt theo sự
điều khiển của "chip NAM" thông qua "chip SIO". Công tắc này đóng có nghĩa dây xanh lá lúc
này sẽ được "chập" xuống mass và bộ nguồn ATX sẽ được kích chạy.
- Tương tự khi ta shutdown máy, hệ điều hành sẽ ra lệnh "ngắt" công tắc "điện tử" này sẽ thông
qua "chip NAM" và "chip SIO" đến với "công tắc" và bộ nguồn ATX sẽ được "tắt".
2. Hoạt động của Mosfet đảo:
- Và cái "công tắc điện tử" đó chính là "mosfet đảo". Thực ra để làm nhiệm vụ công tắc điện tử
này có thể là một transistor thông thường. Nhưng do các mainboard thường thiết kế 1 mosfet làm
nhiệm vụ này nên ta gọi là mosfet đảo.
- Vậy tại sao lại gọi là mosfet đảo?
- Khi muốn đóng công tắc để chập chân xanh lá xuống mass thì từ chip SIO sẽ có một xung
dương (2v5 đến 5v) kích chân G của mosfet, làm cho mosfet dẫn từ D-S. Tương ứng với việc
chân xanh là chập mass. Xung dương (có áp) ra làm cho chân D-S xuống mass (mất áp). Từ có
áp -> mất áp là họat động của một cổng đảo. Có áp qua cổng đảo thành không áp. Nên ta gọi
mosfet này giữ nhiệm vụ như một cổng đảo. Và gọi tắt là mosfet đảo là như vậy.
- Vậy nếu main không có mosfet đảo thì sao ???
- Thực ra mosfet đảo đã được tích hợp vào bên trong chip SIO. Đây là thiết kế ban đầu của chip
SIO. Về sau một số hãng sản xuất mới thiết kế lại và đưa mosfet đảo này ra ngòai. Do nằm bên
trong mà hư là phải thay nguyên chip SIO.
3. Các hư hỏng do mosfet đảo gây nên:
- Không kích nguồn: do bị đứt mosfet, như thể công tắc đèn bị hư thì cho dù ta có bật cách gì thì
đèn cũng không sáng cho đến khi thay công tắc mới.
- Cắm điện là nguồn tự chạy, shutdown nguồn không tắc mà lại tiếp tục chạy (như chọn restart
hay reset): do chập D-S của mosfet. Như thể công tắc đèn bị chập thì cho dù ta có bật hay tắt gì
thì đèn vẫn cứ mở.
4. Cách xác định mosfet đảo:
- Trước tiên phải xác định xem mainboard có mosfet hay không. Dùng phép đo thông mạch (đo
ôm x1) giữa chân 14 (chân giắc cắm màu xanh lá) và các chân của chip SIO (rà que đo lên các
chân của SIO). Nếu có chân thông mạch =0 ôm thì không có mosfet đảo nằm bên ngòai. Ngược
lại, không có chân nào thông mạch = 0 ôm thì là có mosfet đảo nằm ngòai.
- Cách tìm mosfet đảo, là phải đo lần lượt các mosfet nhí xung quanh khu vực giữa gắc cắm 14
đến chip SIO. Chủ yếu là kinh nghiệm, nếu không thì phải dò tất cả mosfet trên mainboard.
Lê Quang Vinh
NV Kỹ thuật - DrM.vn