Hướng dẫn thí nghiệm Vật lý đại cương Bài 3

- Đây là một trong những bài không những dễ mà còn nhanh chóng đối với những bạn hiểu được bản chất hiện tượng giao thoa ánh sáng bằng vân tròn Newton. - Tuy nhiên chúng ta cần học qua nguyên lý để trả lời một số câu hỏi liên quan đến bài này ví dụ như cơ sở lý thuyết, thế nào là hiện tượng giao thoa vân tròn Newton, thế nào là nêm không khí, Đại loại là những khái niệm, hiện tượng liên quan thì cũng nên nắm vững một chút  để tránh tình trạng hi sinh ngay từ vòng gửi xe.

pdf30 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 4874 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Hướng dẫn thí nghiệm Vật lý đại cương Bài 3, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
GV: Trần Thiên Đức - V2011 HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM BÀI 1 1. Tên bài: Đo bước sóng ánh sáng bằng vân tròn Newton 2. Nhận xét: - Đây là một trong những bài không những dễ mà còn nhanh chóng đối với những bạn hiểu được bản chất hiện tượng giao thoa ánh sáng bằng vân tròn Newton. - Tuy nhiên chúng ta cần học qua nguyên lý để trả lời một số câu hỏi liên quan đến bài này ví dụ như cơ sở lý thuyết, thế nào là hiện tượng giao thoa vân tròn Newton, thế nào là nêm không khí,… Đại loại là những khái niệm, hiện tượng liên quan thì cũng nên nắm vững một chút  để tránh tình trạng hi sinh ngay từ vòng gửi xe. - Bài này không giành cho những bạn mắt kém   nên chọn bạn nào mắt tinh để quan sát hệ vân được chuẩn hơn. 3. Giải quyết: 3.1. Những điều cần biết: - Cách đọc thước Banme  cái này trong sách hướng dẫn viết rõ kĩ  nói chung là dễ đọc lắm. - Hệ số phóng đại của kính β  thường ghi trên máy hoặc ghi trên bảng hoặc nếu không tìm ra thì hỏi cán bộ hướng dẫn thí nghiệm. - Cách điều chỉnh hệ vân:  Điều chỉnh phải nhẹ nhàng  tránh tình trạng có nhiều bạn vào thấy mấy nút liền vặn lấy vặn để khiến cho vân chạy đâu mất tiêu  tìm lại rất khó.  Thường sẽ có hai hệ thống dịch chuyển ngang và dọc  các bạn có thể vừa vặn vừa quan sát bằng kính hiển vi để điều chỉnh vân đến vị trí thích hợp. - Cách điều chỉnh độ sáng tối của vân  thường các bạn sẽ thấy một kính phản xạ bán phần ngay phía trên tấm nêm không khí và khi vặn thì độ nghiêng của nó có thể thay đổi  chú ý hai mặt của kính tính chất khác nhau nên quay phải đúng mặt mới xuất hiện hệ vân, nếu quay mà không tìm ra vân thì phải quay mặt ngược lại. - Bán kính cong của thấu kính L  hỏi cán bộ hướng dẫn. 3.2. Quá trình đo cần chú ý: - Tuyệt đối không được động đến bản nêm không khí (thường đã kẹp sẵn trên kính hiển vi)  nhiều bạn thấy hay hay cầm lên xem rồi đến lúc lắp lại không thấy vân đâu. Thông thường để tiện quan sát cán bộ hướng dẫn thường tìm sẵn vân cho các bạn rồi  tóm lại là chỉ việc ăn sẵn thôi  vào bật đèn và quan sát luôn qua kính hiển vi  nếu không thấy thì nhờ cán bộ hướng dẫn giúp đỡ tìm ra hệ vân giao thoa. - Khi bạn nhìn thấy hệ vân thì điều chỉnh sao cho hai đường chéo tiếp xúc với vân tối bậc 4 hoặc 5 – vị trí K trên hình vẽ (chú ý đốm đen ở giữa chính là vân tối trung tâm  vân tối thứ nhất là vân tròn tiếp theo của vân trung tâm)  đếm cho cẩn thận không là dễ bị nhầm. - Tiếp đến chỉnh đến vị trí I và K’ và đọc các giá trị nI và nK’ (đọc hai giá trị này chính là giá trị trên Banme)  tuy nhiên cần chú ý một điều là khi các bạn điều chỉnh đến vị trí I thì hệ vân có thể bị lệch chút ít  cần phải điều chỉnh lại  để giao điểm của hai đường chéo nằm ở vị trí vân tối thứ 1 (ứng với điểm I trên hình vẽ) và điều chỉnh hệ vân sao cho nó cân đối với đường chéo  chúng ta có thể quan sát hình 2 để dễ tưởng tượng GV: Trần Thiên Đức - V2011 Hình 1. Điều chỉnh chữ thập tiếp xúc với vân tối thứ 4 Nhìn đã thấy không cân đối Cũng không cân đối nốt Quá cân đối  chuẩn quá  Hình 2. Minh họa về tính cân đối - Lập lại bước trên khoảng 5 lần rùi đưa số liệu để cán bộ hướng dẫn kiểm tra là xong  tuy nhiên vẫn có thể đánh giá sơ bộ kết quả của mình trước khi gửi đi kiểm tra để tránh sai sót  bằng cách tính thử giá trị bước sóng thu được  chú ý là bước sóng sẽ tùy thuộc vào màu của đèn. Ví dụ nếu các bạn dùng đèn đỏ mà lại đo được bước sóng 0.4 µm  super điêu vì làm gì có chuyện ánh sáng màu đỏ lại có bước sóng ngắn đến như vậy  phải kiểm tra lại ngay (giá trị khuếch đại, bán kính R, đơn vị,.. xem có chuẩn chưa). - Bonus: Đây là phần hướng dẫn giành cho những nhóm trót dại làm mất vân và cán bộ bắt tự tìm lại lại vân. Thông thường thì sẽ khá xương để tìm lại vân đã mất nếu không có một chút kĩ năng dò tìm. Vậy trong trường hợp đấy chúng ta sẽ giải quyết thế nào  có hai phương án cho chúng ta lựa chọn:  PA1 (đơn giản nhất và dễ làm nhất): đầu hàng và xin đăng kí thí nghiệm lại  xác suất bảo vệ gần như 100%.  PA2 (khó khăn hơn một chút): thà chết không chịu hi sinh  chỉ giành cho những bạn quyết tâm chiến đấu: o B1: Lắp lại thấu kính lên kính hiển vi  lắp thật chắc chắn. GV: Trần Thiên Đức - V2011 o B2: Điều chỉnh kính phản xạ sao cho ánh sáng nhìn qua kính hiển vi là sáng nhất. o B3: Sử dụng kỹ năng càn quét ngang dọc  tức là các bạn sẽ quét theo kiểu hệ tọa độ  cứ tưởng tượng bạn muốn tìm một ô đặc biệt trong một hình chữ nhật gồm có kích thước 20 x 10 ô  chúng ta sẽ quét từ dòng dưới cùng  nếu không thấy lại dịch lên một hàng để tìm tiếp  cứ thế là chúng ta sẽ tìm ra được ô cần tìm tức là hệ vân giao thoa. Chú ý là vặn thật từ từ để quan sát đừng vặn nhanh kẻo vân nó chạy qua lúc nào mà không biết. Chúng ta có thể vặn đi vặn lại để kiểm tra cho chắc  nếu không thấy thì lại dịch lên trên một chút. o B4: Nếu B3 mà không ra thì mới phải làm bước 4. Một trong những lý do mà bước 3 không tìm được hệ vân là do kính phản xạ bị ngược chiều  đảo lại mặt kính rồi làm lại bước 3 là xong. o Nếu đến B4 mà còn không ra thì pó tay toàn tập  đăng ký thí nghiệm lại luôn nhé.  4. Xử lý số liệu: - Không có gì để nói vì quá dễ  chú ý duy nhất là cách viết kết quả sai số không quá hai chữ số có nghĩa và sự cân đối giữa kết quả và sai số tuyệt đối. 5. Báo cáo mẫu: ARE YOU OK?  CHÚC MỌI NGƯỜI HỌC TỐT ^_^ GV: Trần Thiên Đức - V2011 HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM BÀI 2 1. Tên bài: Khảo sát hiện tượng phân cực ánh sáng - kiểm nghiệm định luật Malus 2. Nhận xét: - Bài này được mỗi cái tên nghe thì hay nhưng nội dung thì chả có gì. Thí nghiệm tiến hành khá khó chắc chỉ mất 5 phút (đối với tôi) còn với các bạn thì chắc mất 6 phút  nhìn thời gian thì cũng đủ hiểu khó đến mức nào rồi. 3. Giải quyết: 3.1. Những điều cần biết: - Các bạn cần trang bị những kiến thức liên quan tới hiện tượng phân cực để trả lời một số các câu hỏi lý thuyết như:  Thế nào là hiện tượng phân cực.  Thế nào là ánh sáng tự nhiên, ánh sáng phân cực  Biểu thức của định luật Malus là gì?  …. - Giá trị độ chia nhỏ nhất của thước đo góc 10, giá trị độ chia nhỏ nhất của micro ampe kế (cái này nó khác với cấp chính xác của microampe kế đấy nhé). 3.2. Quá trình đo cần chú ý: - Nói chung thì đọc sách hướng dẫn về bài này sẽ chỉ giúp cho chúng ta có cái nhìn tổng quan về lý thuyết hiện tượng phân cực chứ tôi đoán đọc hướng dẫn xong chắc các bạn chưa tưởng tượng được hệ đo thực tế như thế nào  tin buồn là tôi chưa có điều kiện để chụp lại hệ đo thực tế của chúng ta nhưng nhìn chung khi vào chúng ta chỉ cần làm đúng các bước sau:  B1: Nhìn và ngắm thiết bị (tất nhiên sờ một chút cũng được)  nhận biết xem bộ thí nghiệm gồm những cái gì.  B2: Bật đèn và chỉnh 0 (chú ý không nên mở rèm cửa sổ khi chỉnh 0 vì ánh sáng dễ lọt vào cảm biến  B3: Điều chỉnh góc quay cho tới vị trí kim ampe có độ lệch lớn nhất  điểu chỉnh R để kim lệch tối đa (thường là 98 hoặc 100).  B4: Vặn 50 một  ghi kết quả là xong - Số liệu đúng là số liệu có tính chất đối xứng, khi quét từ 0 đến 360 (tức là hai giai đoạn cường độ dòng điện giảm dần về 0 và tăng dần đến giá trị cực đại phải cân đối nhau  tất nhiên là đừng có đối xứng quá  100% bịa số liệu  vì thực tế nó không đối xứng hoàn toàn đâu) 4. Xử lý số liệu: - Có mỗi việc thay số và bấm máy tính ra kết quả (nếu bạn nào biết chút ít về excel thì chỉ cần lập hàm rồi kéo chuột một cái là ra hết số liệu). - Đồ thị hình như là đường thẳng dốc xuống vì theo trí nhớ của tôi thì chắc chắn nó không phải là đường cong  cường độ ánh sáng phân cực I1 phụ thuộc vào hàm X = cos 2α là hàm bậc XXX (cái này tự suy nhé). 5. Báo cáo mẫu: GV: Trần Thiên Đức - V2011 Vấn đề chính ở bài này nằm ở ô sai số. Tùy từng quan điểm của giáo viên nên đánh giá kích thước ô sai số cho đến giờ vẫn chưa thống nhất cho lắm. Tôi đưa ra cho các bạn một cách tính sai số để lựa chọn ô sai số sao cho kích thước thích hợp nhất. Ô sai số của chúng ta sẽ có một cạnh là 2xΔL, một cạnh là 2xΔ(cos2α). Cạnh 2xΔL = 2x2µA  vấn đề còn lại là tính được độ dài cạnh 2xΔ(cos2α) Chúng ta sẽ sử dụng phương pháp tính sai số tuyệt đối để xác định sai số của hàm GV: Trần Thiên Đức - V2011 ( )  | |  sai số tuyệt đối sẽ phụ thuộc vào góc α  nhưng sai số tuyệt đối sẽ được lấy theo giá trị lớn nhất  tức là chỉ cần xử lý ông khỏe nhất thì tất cả các ông yếu hơn đều xử lý được hết  vậy sai số tuyệt đối của  cạnh còn lại của ô sai số sẽ là 2x0.017 ARE YOU OK?  CHÚC MỌI NGƯỜI HỌC TỐT ^_^ GV: Trần Thiên Đức - V2011 HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM BÀI 3 1. Tên bài: Khảo sát hiện tượng nhiễu xạ của ánh sáng Laser qua cách tử phẳng 2. Nhận xét: - Ưu điểm của bài này là dễ, nhược điểm là đo hơi lâu và hơi tỉ mẩn một chút. Xử lý số liệu cũng không phải là vấn đề quá phức nếu không muốn nói là chẳng có gì. 3. Giải quyết: 3.1. Những điều cần biết: - Cách đọc thước Banme  cái này trong sách hướng dẫn viết rõ kĩ  nói chung là dễ đọc lắm. - Thí nghiệm liên quan tới hiện tượng nhiễu xạ  cần trang bị những kiến thức cơ bản liên quan tới hiện tượng nhiễu xạ như cách tử phẳng là gì, mô tả hệ vân nhiễu xạ,… (trong sách có hết roài). - Bài này sẽ có hai phần chính: đo thủ công (vặn và đọc) và đo bằng máy tính (vặn và bấm, đọc thì máy tính đọc hộ rồi)  nhìn chung thì kết quả của hai lần đo phải gần như nhau (chứ đừng giống nhau tới 100%, khoảng 99% là được rồi ). Hình 1. Cách tử phẳng 3.2. Quá trình đo cần chú ý: - Dưới đây là hình mô tả hệ đo mà chúng ta sẽ sử dụng. Các bạn sẽ thấy gồm 4 bộ phận chính là nguồn laser, cách tử, cảm biến quang điện, bộ hiển thị) và vô số các bộ phận phụ (không nêu ra ở đây) Hình 2. Hệ khảo sát hiện tượng nhiễu xạ của ánh sáng Laser - Ảnh nhiễu xạ sẽ hiện ra ở bộ cảm biến  có dạng là những chấm sáng nằm trên một đường thẳng, giữa các chấm sáng là khoảng đen. Trong đó có một chấm có cường độ lớn nhất Nguồn Laser Cách tử phẳng Cảm biến Bộ hiển thị Thước Banme Phương dịch chuyển của ảm biến GV: Trần Thiên Đức - V2011 (cực đại giữa) và các chấm có cường độ sáng giảm dần khi xa chấm trung tâm. Các bạn có thể tham khảo hình 3 (hình vẽ chỉ mang tính chất minh họa  ). Hình 3. Ảnh nhiễu xạ - Vậy nhiệm vụ tiếp theo là gì? Các bạn sẽ phải xác định được vị trí cực đại trung tâm (vòng tròn) và hai cực đại liền kề cực đại trung tâm (cực đại bậc 1)  Các bước làm như sau:  B1: Ước lượng cực đại trung tâm nằm trong khoảng nào  cái này nhìn thì biết thôi vì cực đại trung tâm cường độ sáng bao giờ cũng lớn nhất. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng dễ phân biệt với cực đại bậc 1 vì đôi khi độ sáng của chúng cũng gần như nhau nên rất khó phân biệt được.  B2: Quét sơ bộ để xác định được cực đại trung tâm  vặn Banme về sát vị trí bên trái thường là khoảng 5mm  vặn dần Banme để dịch chuyển cảm biến lần lượt hứng các cực đại  quan sát sự thay đổi của Vôn kế chỉ thị  Cực đại trung tâm chính là vị trí ứng với độ lệch của Vôn kế lớn nhất  suy ra hai cực đại nằm hai bên chắc chắn phải là cực đại bậc 1.  B3: Khi đã xác định được cực đại bậc 1 thì chúng ta điều chỉnh banme sao cho cảm biến ở vị trí mép (thường là bên trái) của cực đại bậc nhất và bắt đầu “nhẹ nhàng ta đẩy xe hàng” bằng cách vặn banme dịch 0.01mm hoặc 0.05mm (cái này các bạn nên check lại sách hướng dẫn nhé vì tôi không nhớ chính xác lắm)  khi nào đến vị trí cực đại bậc 1 ghi trí trị tọa độ x1, đến cực đại trung tâm ghi x0, đến cực đại bậc 1 còn lại ghi x1’  tính hiệu x1’ – x1 là xong. - Đến đây ta phát sinh một câu hỏi tại sao lại không đo khoảng cách giữa bậc 1 và vân trung tâm mà lại đo khoảng cách giữa hai cực đại bậc 1  câu trả lời vô cùng đơn giản vì trong cuộc đời chẳng có cái gì là hoàn toàn cân đối. Chẳng có ai mà tay trái to như tay phải, mắt trái tinh như mắt phải, hay học lý giỏi như học toán,…  do đó khoảng cách giữa cực đại bên trái tới cực đại trung tâm thường không bằng khoảng cách giữa cực đại bên phải tới nó  dẫn đến sai số  để giảm sai số thì cách tốt nhất là ta xác định khoảng cách giữa hai cực đại bậc 1. - Đến phần kết nối máy tính thì trong sách đã hướng dẫn đầy đủ các bạn cứ làm theo sách là ok (thông cảm vì không mang theo sách hướng dẫn nên không thể hướng dẫn các bạn tỉ mỉ được  đang chờ các bạn hảo tâm scan và gửi đây ). Hình như sau khi set up thì chỉ việc vặn và bấm F9 thì phải. Chú ý là tốt nhất là người nào vặn thì người đó tự bấm luôn chứ người vặn người bấm rất dễ nhầm  check khoảng cách giữa hai đỉnh bậc 1 trên máy tính xem có đúng như mình đo bằng tay không  nếu chuẩn thì còn chần chừ gì nữa  ghi kết quả, xin chữ ký và come back home. - Để xác định khoảng cách giữa hai đỉnh các bạn có thể làm như sau:  Alt+V  sẽ có một đường thẳng đứng xuất hiện trên màn hình Cassy  điều chỉnh đường này đến đúng đỉnh bậc 1  bấm chuột trái một cái rồi ấn Alt + T  các bạn sẽ thu được giá trị tọa độ ứng với đỉnh đó  đỉnh còn lại cũng tương tự. GV: Trần Thiên Đức - V2011  Sau đó sẽ sử dụng một chức năng tính khoảng cách giữa hai đường (hình như có chữ difference gì đấy)  dễ dàng xác định khoảng cách giữa hai đường thẳng đứng (ứng với vị trí các cực đại bậc 1)  OK??? 4. Xử lý số liệu: - Very sim pờ le  tự túc hạnh phúc 5. Báo cáo mẫu: ARE YOU OK?  CHÚC MỌI NGƯỜI HỌC TỐT ^_^ GV: Trần Thiên Đức - V2011 HƯỚNG DẪN THÍ NGHIỆM BÀI 4 1. Tên bài: Khảo sát hiện tượng bức xạ nhiệt – Nghiệm định luật Stefan-Boltzmann 2. Nhận xét: - Bài này về cơ bản chả có vấn đề gì. Kiến thức chủ yếu xoay quanh hiện tượng bức xạ nhiệt của một cái bóng đèn  khi cường độ bóng đèn tăng thì tất nhiên bức xạ nhiệt tăng. - Vấn đề chính của bài này là đo khá lâu (nếu bạn nào không có kinh nghiệm thì nhiều lúc đo đến hết giờ mà vận chưa thu được số liệu) vì quá trình tăng nhiệt và giảm nhiệt độ thường không diễ ra tức thời. Tính trung bình mỗi phép đo cẩn thận mất khoảng 10 – 15 phút  nếu mà đo sai mà bắt buộc phải đo lại thì cực kỳ lâu. 3. Giải quyết: 3.1. Những điều cần biết: - Bộ thí nghiệm của chúng ta gồm có:  Bóng đèn dây tóc: cường độ sáng có thể thay đổi bằng cách thay đổi hiệu điện thế (chú ý là đây là loại bóng đèn 6V nên đừng có mắm môi mắm lợi vặn tối đa hiệu điện thế).  Vôn kế và Ampe kế hiện số (đồng hồ vạn năng điện tử): dùng để đo hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch chứa bóng đèn  đọc giá trị đối với loại dụng cụ này khá đơn giản vì kết quả hiển thị dưới dạng số điện tử, tuy nhiên gặp phải dụng cụ nào có vấn đề như số nhảy loạn xạ, không hiển thị số thì tình hình là rất tình hình. Ngoài ra, còn một chú ý nữa là nhiều bạn chẳng biết cách đấu từ dụng cụ này ra ngoài  cắm lung tung hết cả  tóm lại phải nhớ điều này: luôn có 2 dây để lấy 2 đầu ra, trong đó 1 đầu bao giờ cũng phải vào cổng COM (cổng nối đất), một đầu vào cổng đo tương ứng (ví dụ muốn đo hiệu điện thế thì phải tìm cổng nào có chữ V, muốn đo cường độ dòng thì tìm cổng nào có chữ A, có thể có hai cổng đều có chữ A nhưng 1 cổng dành cho giá trị lớn như 10A một cổng dành cho giá trị nhỏ ví dụ mA thì tùy theo đại lượng cần đo nằm trong khoảng nào thì sử dụng cổng đấy). Cuối cùng là những chú ý cực kỳ quan trọng khi thao tác với thiết bị này để tránh hỏng hóc. o Không bao giờ được điều chỉnh thang đo khi đang có điện trong mạch  giống như kiểu không bao giờ đi thuyền qua sông khi nước chảy rất mạnh. o Không bao giờ được điều chỉnh thang đo thấp hơn giá trị đo (dễ bị cháy thiết bị)  đây gọi là yếu còn ra gió  và không điều chỉnh thang đo quá lớn so với giá trị cần đo  đây gọi là giết gà mà dùng dao mổ trâu . o Đo cường độ thì phải mắc nối tiếp và đo điện áp thì phải mắc song song  nguyên lý cơ bản này mà rất nhiều bạn không nắm vững. o AC: xoay chiều, DC: một chiều  trong bài này các bạn chỉ sử dụng hai dải đo DCA (đo dòng một chiều) và DCV (đo điện áp một chiều).  Cuối cùng dải đo trong bài là DCV và DCA (vì dòng một chiều mà)  Bộ nguồn một chiều: cung cấp điện áp cho bóng đèn sáng, có hiệu điện thế thay đổi trong dải từ 0 – 8V  bộ nguồn này là chỉ thị kim nên để quan sát chính xác thì khi thay đổi giá trị hiệu điện thế thì chúng ta xem giá trị trên vôn kế số đã đạt đúng các giá trị 1V, 2V, 3V,…,6V chưa (không nhìn kim trên bộ nguồn vì không chuẩn lắm). GV: Trần Thiên Đức - V2011  Cảm biến nhiệt (gồm một đầu thu + một bộ hiển thị): Vai trò của cái này rất đơn giản  biến nhiệt năng thành tín hiệu điện để đánh giá  nhiệt càng lớn thì tín hiệu càng lớn  very simple. Hình 1. Bộ thí nghiệm thực tế Hình 2. Đồng hồ vạn năng điện tử Hình 3. Sơ đồ bộ thí nghiệm 3.2. Quá trình đo cần chú ý: a. Đo điện trở dây tóc ở nhiệt độ phòng: GV: Trần Thiên Đức - V2011 - Về nguyên lý thì khá đơn giản  do hiệu điện thế và cường độ dòng điện đi qua bóng đèn rồi sử dụng định luật Ôm R = U/I là xong. - Các bước chính:  B1: Mắc mạch như hình vẽ  chú ý không được quên mắc điện trở hạn chế dòng qua bóng đèn.  B2: Kiểm tra nguồn xem vặn về 0 chưa.  B3: Kiểm tra thang đo của Vôn kế (DCV 200mV) và Ampe kế (DCA 200mA):  B4: Mời giáo viên hướng dẫn ra kiểm tra mạch  OK thì bắt đầu đo.  B5: Điều chỉnh I lần lượt ở các giá trị 50 mA, 100 mA, 150 mA  đọc giá trị U1, U2, U3 tương ứng.  Phần này khá đơn giản và chỉ là bước dạo đầu  Hình 4. Sơ đồ mạch đo điện trở dây tóc của bóng đèn b. Đo điện trở dây tóc ở nhiệt độ T và suất nhiệt điện động E tương ứng trên cảm biến nhiệt điện. - Các bước chính:  B1: Mắc mạch như hình vẽ  B2: Chỉnh “0” bộ hiển thị (bộ kết nối với cảm biến nhiệt) bằng cách điều chỉnh núm MV.  B3: Kiểm tra thang đo của Vôn kê (DCV 20V) và của Ampe kế (DCA 10A)  nhớ thay đổi đầu ra của Ampe kế điện tử vì đo trong phần b khác với phần a (đầu COM vẫn giữ nguyên chỉ việc rút đầu còn lại cắm vào lỗ ghi 10A hoặc 20A tùy theo đồng hồ đo sử dụng) Hình 5. Sơ đồ mạch khảo sát phần b  B4: Điều chỉnh khoảng cách của đèn so với cảm biến khoảng 3 – 4 cm  B5: Vặn từ từ cho đến khi Vôn kế điện tử chỉ 6V (nhớ là vặn từ từ chứ đừng một phát lên 6V luôn  giáo viên mà nhìn thấy thao tác vặn một phát lên 6V là tèn tén ten đấy)  chờ cho ổn định (5 phút) rồi kiểm tra suất điện động E trên bộ hiện thị xem có nằm trong khoảng từ 0.95 đến 1 mV (gần hết thang đo)  nếu không nằm trong khoảng đấy thì chúng ta điều chỉnh núm Rf trên bộ hiển thị  và nếu mà điều chỉnh rồi mà vẫn không lên được thì sử dụng kỹ năng “dí bén” tức là điều chỉnh cảm biến lại gần đèn . Chú ý là có những bộ hiển thị nó lại ghi là mA  không cần quan tâm vì mV hay mA cũng chỉ là tín hiệu điện  cứ đọc như bình thường.  B6: Vặn từ từ về 1V chờ khoảng 5 phút (tuy nhiên theo kinh nghiệm của tôi là cứ chờ hẳn 10 phút cho yên tâm còn đối với các bạn cẩn thận hơn thì chờ hẳn 15 phút cũng được) rồi đọc giá trị U, I, E.  B6: Vặn lên 2V, 3V, 4V, 5V, 6V rồi tiếp tục như B5  sau khi có số liệu thì đưa cho giáo viên kiểm tra  Ok thì về trong trường hợp xấu nhất thì đo lại  GV: Trần Thiên Đức - V2011  B7: Thu dọn hiện trường: o Vặn nguồn về 0 o Tắt các thiết bị như nguồn, đồng hồ hiển thị, vôn kế, ampe kế. o Tháo mạch điện  xếp gọn dụng cụ thí nghiệm.  Tôi đánh giá rất cao các nhóm làm tốt bước 7 vì nó chứng tỏ ý thức làm việc rất nghiêm túc  rất tốt cho công việc sau này của các bạn đặc biệt khi làm việc với người nước ngoài. 4. Xử lý số liệu: - Bài này xử lý số liệu cũng khá đơn giản. - Một số chú ý:  Cách tính Rp:  Tính độ dốc n = tgα  thường khi sử dụng phần mềm vẽ đồ thị như Origin thì chúng ta dễ dàng xác định được ngay. Tuy nhiên, do đòi hỏi về độ chính xác không cao lắm nên chúng ta có thể ước lượng bằng cách sử dụng công thức: Tôi sẽ giải thích kỹ hơn công thức này  giả sử các bạn có bảng số liệu sau: STT lnT lnE 1 2 2 2 3 3 3 4 4 4 5 5 5 6 6 Thì các bạn có thể lấy bất