Hướng dẫn thực tập GIS bài 11: Phân tích địa lý trong Mapinfo

Trong nhiều ứng dụng chúng ta dùng Mapinfo phân tích dữ liệu địa lý. Bài này bàn về các tính năng phân tích phức tạp và các công cụ cho phép chỉnh sửa đối tượng (Object) và dữ liệu của chúng (Data),tạo vùng đệm (buffer) để tách ra các diện tích cần thiết hay kết hợp nhiều đối tượng để tạo thành đối tượng mới.

pdf10 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 3872 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Hướng dẫn thực tập GIS bài 11: Phân tích địa lý trong Mapinfo, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Hướng dẫn thực tập GIS Tháng 11/2002 - Bài 11 – Phân tích địa lý trong MapInfo 122 Bài 11 Phân Tích Địa Lý trong MapInfo 1.1 TÓM TẮT BÀI THỰC TẬP F Kết hợp và phân chia dữ liệu trong MapInfo. F Các phương pháp phân chia, kết hợp dữ liệu (Cut, Split…) F Phân tích các bài toán địa lý. (Buffer) 1.2 KIẾN THỨC LIÊN QUAN ü Kiến thức Hệ thống thông tin địa lý-GIS 1.3 PHẦN LÝ THUYẾT Mô hình thiết đặt đối tượng đích (Set Target Editing Model). Kết hợp và phân chia dữ liệu. Kết hợp đối tượng với Set Target. Cắt đối tượng. Xoá đối tượng. Chồng node (Overlaying Nodes) Tạo vùng đệm (Buffering) Tạo các vùng (Territory) bằng Combining Objects Tổng Quan Trong nhiều ứng dụng chúng ta dùng Mapinfo phân tích dữ liệu địa lý. Bài này bàn về các tính năng phân tích phức tạp và các công cụ cho phép chỉnh sửa đối tượng (Object) và dữ liệu của chúng (Data), tạo vùng đệm (buffer) để tách ra các diện tích cần thiết hay kết hợp nhiều đối tượng để tạo thành đối tượng mới. Mô hình thiết đặt đối tượng đích. Với chức năng sửa chữa thuận tiện trong MapInfo, chúng ta có thể kết hợp vùng (combine), chia vùng (split), xóa các đối tượng bản đồ (erase map object) hay chồng node (overlay node) sử dụng mô hình sửa chữa thiết đặt đối tượng đích “Set Target – Apply Action”. Mô hình này cho phép sửa chữa đối tượng trong cùng một Hướng dẫn thực tập GIS Tháng 11/2002 - Bài 11 – Phân tích địa lý trong MapInfo 123 table hay từ những table khác nhau tạo đối tượng mới. Những phương pháp kết hợp dữ liệu tinh vi cho phép tính toán những giá trị dữ liệu mới liên quan tới đối tượng bản đồ. Mô hình Set Target trong MapInfo cho phép thiết đặt những đối tượng bản đồ như đối tượng đích (target) sửa chữa dữ liệu, và xác định một đối tượng khác đóng vai trò như một dao cắt (cookie cutter) chồng lên đối tượng đích và thực hiện thao tác sửa trên đối tượng đích. Set Target nằm trong Menu Objects, thực hiện 3 bước sau: 1. Đặt đối tượng (object) cần chỉnh sửa ở dạng đối tượng đích (target). 2. Chọn một hay nhiều đối tượng khác để thực hiện chỉnh sửa. 3. Thực hiện các thao tác chỉnh sửa như kết hợp (combine), phân chia (split), xoá (erase), xoá ngoài (erase outside), hay chồng node (overlay nodes). Đối tượng mới nằm cùng với đối tượng đích. Đối tượng cắt phải đóng kín (regions, rectangles, rectangles tròn hay ellipses) hoặc đối tượng đường (lines, polylines hay arcs). Không thể kết hợp một vùng (region) với một đường (polyline). Tuy nhiên, có thể chuyển từ dạng vùng sang dạng đường hay ngược lại rồi thực hiện các thao tác chỉnh sửa. Không bị giới hạn làm việc trong cùng một lớp. Đối tượng đích cần trong lớp cho phép sửa, có thể chọn đối tượng cắt (cutter object) từ lớp khác. Khi tạo ra các những đối tượng mới với mô hình Set Target cho phép điều khiển những dữ liệu liên quan tới đối tượng đích. Hướng dẫn thực tập GIS Tháng 11/2002 - Bài 11 – Phân tích địa lý trong MapInfo 124 Kết hợp/Phân chia dữ liệu (Aggregating/Disaggregating Data) Khi có dữ liệu liên quan với các đối tượng bản đồ cần sửa, bạn có thể làm cân đối dữ liệu của mỗi trường để tương xứng với đối tượng mới, được gọi là kết hợp (aggregating) hay phân chia (disaggregating) dữ liệu tùy theo thao tác cắt hay kết hợp đối tượng. Khi kết hợp các đối tượng, có thể chọn một trong các phương pháp kết hợp như sau: ü Sum: Thêm vào những giá trị trường từ những giá trị đối tượng gốc với giá trị là tổng các trường cho đối tượng mới. ü Average: Tính giá trị trung bình cho đối tượng mới. ü Weighted average: Tính giá trị trung bình có trọng số (có thể chọn diện tích vùng làm trọng số). ü Value: Chọn một giá trị cho đối tượng mới. ü No change: duy trì giá trị của đối tượng cũ trên đối tượng mới. Khi cắt hay xoá các phần đối tượng bản đồ, bạn chọn: ü Blank: loại bỏ giá trị từ đối tượng gốc. ü Value: duy trì giá trị đối tượng gốc. Area proportion: bỏ đi một phần giá trị đối tượng gốc dựa trên kích thước đối tượng mới. Với bất kỳ thao tác nào với “Set Target” không cần thuộc tính thì đánh dấu chọn vào ô No Data. 3. Kết hợp các đối tượng với “Set Target”. Hướng dẫn thực tập GIS Tháng 11/2002 - Bài 11 – Phân tích địa lý trong MapInfo 125 Kết hợp (Combine) cho phép kết hợp các đối tượng bản đồ riêng biệt thành một đối tượng duy nhất, có thể dùng các đối tượng từ những lớp khác. Dùng Combine với Set Target cho phép các vùng sau kết hợp vẫn giữ thuộc tính. 4. Cắt đối tượng (Splitting Objects) Splitting Objects cho phép phân chia đối tượng thành các đối tượng nhỏ hơn bằng cách dùng một đối tượng khác để cắt. 5. Xoá đối tượng (Erasing Objects) Có 2 lựa chọn trong Objects menu khi muốn xoá một phần của đối tượng đích. Sử dụng Objects > Erase để xoá các phần target được chồng lên trên bởi đối tượng cắt (cutter object). Tương tự, dùng Objects > Erase Outside để xoá các phần bên ngoài. 6. Chồng node (Overlaying Nodes) Overlay Nodes cho phép thêm các node vào đối tượng đích tại các điểm nó cắt với đối tượng cắt. Dùng Set Target: 1. Chọn những đối tượng thực hiện Overlaying node. Objects > Set Target. 2. Chọn đối tượng cắt. 3. Objects > Overlay Nodes. MapInfo thêm các node tại điểm giao nhau vào đối tượng đích. Hướng dẫn thực tập GIS Tháng 11/2002 - Bài 11 – Phân tích địa lý trong MapInfo 126 7. Tạo vùng đệm (Buffering) Tạo vùng đệm (Buffer) Buffer là một vùng bao quanh một đối tượng đường, một vùng khác, một ký hiệu hoặc một đối tượng nào khác trong cửa sổ bản đồ. Tạo vùng đệm theo khoảng cách. Chức năng tạo vùng đệm của MapInfo dựa trên khoảng cách để tính độ rộng vùng đệm. MapInfo tính khoảng cách dùng một trong hai phương pháp Spherical và Cartesian. Phương pháp Spherical tính theo độ cong bề mặt trái đất. Phương pháp Cartesian tính toán khoảng cách dựa trên hệ chiếu qui ra phẳng, vùng đệm sẽ chính xác độ rộng, không dùng đối với phép chiếu Latitude/Longitude. Cartesian thích hợp với hệ quy chiếu Non_Earth. Các phương pháp Buffer Có thể tạo một vùng đệm cho tất cả các đối tượng đã chọn hay tạo các vùng đệm riêng biệt cho từng đối tượng được chọn. Các buffer vòng đồng tâm (oncentric Ring Buffers) Hướng dẫn thực tập GIS Tháng 11/2002 - Bài 11 – Phân tích địa lý trong MapInfo 127 8. Tạo các vùng (Territories) bằng Combining Objects Việc tạo các Vùng (territorie) là một trong những công việc quan trọng trong MapInfo. Tạo Vùng bằng cách kết hợp 2 hay nhiều vùng nhỏ để tạo thành một vùng quy mô lớn hơn. Phòng Cảnh sát cần kết hợp biên giới ZIP Code để tạo các biên bao quanh. Các Sales managers (quản lý bán hàng) kết hợp nhiều Hạt hoặc nhiều bang để tạo một khu vực bán hàng. Chú ý rằng, khi bạn kết hợp các vùng cũng phải kết hợp các dữ liệu có liên quan tới vùng. MapInfo kết hợp các vùng bằng 2 phương pháp. 1. Combine, làm việc với các đối tượng đã được chọn. 2. Combine Objects Using Column, dùng để kết hợp các đối tượng thành các nhóm dựa trên các cột định sẵn. Kết hợp các đối tượng đã chọn Có 2 thao tác: 1. Chọn các đối tượng. 2. Objects > Combine Kết hợp đối tượng sử dụng cột dữ liệu Cho phép bạn thay đổi dữ liệu địa lý tạo các đối tượng mới có chứa dữ liệu về nhóm. Đặc điểm này tương tự như phân bố lại dữ liệu của nhóm đối tượng. Để truy cập Combine Objects Using Column, chọn Table > Combine Objects Using Column. Hướng dẫn thực tập GIS Tháng 11/2002 - Bài 11 – Phân tích địa lý trong MapInfo 128 1.4 PHẦN THỰC HÀNH Mô hình thiết đặt đối tượng đích (Set Target Editing Model). Kết hợp đối tượng với Set Target. Dùng Set Target kết hợp đối tượng: 1. Chọn một object trong lớp (được phép sửa-Editable) và “Set target” cho đối tượng (Objects > Set Target). 2. Chọn một hay nhiều đối tượng từ một lớp trong cửa sổ bản đồ. Đây là đối tượng cắt. 3. Objects > Combine. Hộp thoại Data Aggregation xuất hiện. 4. Chọn phương pháp kết hợp dữ liệu (hay No Data) cho mỗi trường. Sau khi chọn xong, nhấn OK. Lệnh Objects Combine thực hiện với các đối tượng được chọn. Để kết hợp toàn table, dùng Query > Select All. Để kết hợp thành các nhóm hay xuất ra các table riêng biệt, dùng Combine Objects Using Column trong Menu Table. Cắt đối tượng. Dùng Set Target: 1. Chọn những đối tượng trong lớp sửa là đối tượng đích. Objects > Set Target. 2. Chọn một hay nhiều đối tượng từ một lớp trên cửa sổ bản đồ. Object đó phải là vùng kín. 3. Objects > Split. Hộp thoại Data disaggregation xuất hiện. 4. Chọn phương pháp phân chia dữ liệu (hoặc No Data) đối với từng trường. Nhấn OK. MapInfo sẽ xử lý và hiển thị các đối tượng mới này. Dùng công cụ Info để xem dữ liệu phân chia của các đối tượng đã cắt. Xoá một phần đối tượng. Dùng Set Target: 1. Chọn các đối tượng. Objects > Set Target. 2. Chọn các đối tượng làm đối tượng cắt. Object phải được đóng kín. 3. Objects > Erase (hoặc Erase Outside). 4. Chọn phương pháp phân chia dữ liệu (hay No Data). Nhấn OK. Hướng dẫn thực tập GIS Tháng 11/2002 - Bài 11 – Phân tích địa lý trong MapInfo 129 Chồng node (Overlaying Nodes) Dùng Set Target: 4. Chọn những đối tượng thực hiện Overlaying node. Objects > Set Target. 5. Chọn đối tượng cắt. 6. Objects > Overlay Nodes. MapInfo thêm các node tại điểm giao nhau vào đối tượng đích. Tạo vùng đệm (Buffering) 1. Chọn các đối tượng mà dựa vào đó để tạo các vùng đệm. 2. Chọn Buffer từ Objects menu. Tạo vùng đệm. ü Tạo vùng đệm theo bán kính: một giá trị số hoặc là một trường dữ liệu từ một table hoặc là một biểu thức. ü Đặt số đoạn cho cho mỗi cung (mức mặc định là 12). Hướng dẫn thực tập GIS Tháng 11/2002 - Bài 11 – Phân tích địa lý trong MapInfo 130 Tạo các vùng (Territory) bằng Combining Objects Công cụ Concentric Ring Buffer được truy cập qua MapInfo Tool Manager: 1. Tools>Tool Manager. 2. Tìm trong danh sách công cụ Concentric Ring Buffer Tool, kiểm tra và Loaded và Autoload. Hướng dẫn thực tập GIS Tháng 11/2002 - Bài 11 – Phân tích địa lý trong MapInfo 131 3. Nhấn OK. Công cụ này sẽ thêm vào menu Tools, và sẽ chạy tự động mỗi khi khởi động MapInfo. Tạo buffer vòng đồng tâm: 1. Chọn đối tượng mà bạn cần tạo vùng đệm. 2. Tools>Concentric Ring Buffers>Create Ring Buffers. 3. Định bán kính cho mỗi vùng đệm từ nhỏ nhất đến lớn nhất. Trước tiên nhập bán kính thứ nhất, đặt đơn vị. Nhấn nút Add Ring để chuyển qua danh sách các bán kính vùng đệm. Tương tự cho các bán kính kế tiếp, các bán kính này phải nhập từ nhỏ đến lớn. 4. Định table mà bạn cần chứa các vùng đệm. Thuộc tính table gồm các cột số vòng (ring number), giá trị bán kính (radius value), đơn vị (radius units), diện tích (area), và đơn vị diện tích cho mỗi vòng. 5. Nhấn OK. Bạn có thể thay đổi chế độ làm trơn smoothness các buffer, cũng như thay đổi hay xoá các vòng trong danh sách Buffer Radii. Bạn cũng có thể kết hợp dữ liệu mỗi vòng bằng cách sử dụng lệnh Calculate Ring Statistics.
Tài liệu liên quan