Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm các tiêu chuẩn liên quan với Hệ Thống
Quản Lý Môi Trường (HTQLMT), như tài liệu ISO 14001 và 14004 và những tiêu
chuẩn liên quan với các công cụ Quản Lý Môi Trường (QLM
Bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường dựa trên:
Các thông lệ quản lý tốt được thừa nhận về quản lý môi trường trên
phạm vi quốc tế,
Các thành tựu của khoa học quản lý.
Được ban hành bởi tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế –ISO –là tổ chức
tập hợp của các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia,
Có thể áp dụng cho mọi loại hình Doanh nghi ệp, mọi lĩnh vực, mọi quy mô.
7 trang |
Chia sẻ: maiphuongtt | Lượt xem: 2762 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu ISO 14000 là gì?, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ISO 14000 là gì?
Bộ tiêu chuẩn ISO 14000 bao gồm các tiêu chuẩn liên quan với Hệ Thống
Quản Lý Môi Trường (HTQLMT), như tài liệu ISO 14001 và 14004 và những tiêu
chuẩn liên quan với các công cụ Quản Lý Môi Trường (QLM
Bộ tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống quản lý môi trường dựa trên:
Các thông lệ quản lý tốt được thừa nhận về quản lý môi trường trên
phạm vi quốc tế,
Các thành tựu của khoa học quản lý.
Được ban hành bởi tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế – ISO – là tổ chức
tập hợp của các cơ quan tiêu chuẩn quốc gia,
Có thể áp dụng cho mọi loại hình Doanh nghiệp, mọi lĩnh vực, mọi
quy mô.
Ai cần ISO 14000?
Các Doanh nghiệp muốn:
Tự khẳng định sự tuân thủ của mình với các chính sách về môi
trường,
Khẳng định sự tuân thủ này với các bên quan tâm khác,
Được chứng nhận bởi bên thứ ba cho hệ thống quản lý môi trường
của mình.
Thủ tục xánh định khía cạnh và tác động môi trường
1. MỤC ĐÍCH:
Thủ tục này được thiết lập nhằm quy định cách thức thống nhất trong việc
xác định và đánh giá các khía cạnh môi trường có ý nghĩa của Công ty.
2. PHẠM VI:
Thủ tục này được áp dụng cho tất cả các bộ phận trong Công ty.
3. TRÁCH NHIỆM:
3.1. Trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm trong việc xác định các khía cạnh
môi trường trong bộ phận mình.
3.2. Ban dự án chịu trách nhiệm trong việc đánh giá và xác định các khía
cạnh môi trường có ý nghĩa cho toàn Công ty.
4. NỘI DUNG:
4.1. Trình tự thực hiện việc xác định các khía cạnh môi trường:
Trưởng các bộ phận chịu trách nhiệm việc xác định các khía cạnh môi
trường trong bộ phận của mình theo BM: MT – 01 với các bước sau:
· Liệt kê các hoạt động tại các công đoạn thuộc sự kiểm soát của bộ phận
mình dựa trên việc xem xét đầu vào và đầu ra của hoạt động, sản phẩm hay dịch
vụ.
· Ơû mỗi hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ phải xác định các điều kiện bình
thường, khác thường và khẩn cấp.
· Xác định các điều kiện bình thường, khác thường và khẩn cấp của các
khía cạnh môi trường liên quan đến các hoạt động, sản phẩm hay dịch vụ trên. Để
xác định các khía cạnh môi trường tại các công đoạn nên xét đến các yếu tố sau:
- Khí thải
- Nước thải
- Chất thải
- Ô nhiễm đất
- Sử dụng nguyên liệu, tài nguyên thiên nhiên
· Các khía cạnh môi trường sau khi được xác định phải được đại diện lãnh
đạo xem xét và phê duyệt.
4.2. Trình tự xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa:
· Để xác định các khía cạnh môi trường có ý nghĩa, dựa vào tiêu chí cho
điểm theo: độ lớn, mức độ lan tỏa và mức độ gây tác động ( Bảng Phụ lục 1: tiêu
chí cho điểm các khía cạnh môi trường).
· Dựa vào công thức sau để đánh giá mức độ có ý nghĩa của các khía cạnh
môi trường:
Mức độ có ý nghĩa = (độ lớn) x (mức độ lan tỏa) x (mức độ gây tác động).
· Các yếu tố ảnh hưởng đến môi trường sẽ được đánh giá dựa trên điểm
mức độ có ý nghĩa.
Điểm Khía cạnh
môi trường có ý
nghĩa
Hành động
khắc phục
1 – 11 Không đáng kể Chưa cần quan
tâm
12 –17 Cao Phải được
quản lý và cải tiến
18 Rất cao Đưa ra biện
pháp xử lý ngay
4.3. Trường hợp sửa đổi nội dung bảng đánh giá khía cạnh môi trường
có ý nghĩa:
· Khi thay đổi hoạt động.
· Khi thay đổi quy trình công nghệ.
· Khi thay đổi sản phẩm.
· Khi thay đổi dịch vụ.
· Khi yêu cầu của luật pháp thay đổi.
· Khi có khiếu nại từ khách hàng, cộng đồng, chính quyền địa phương,
nhân viên……
Sự cải tiến liên tục đối với các tác động môi trường sẽ được phản ánh
qua các mục tiêu và chỉ tiêu của hệ thống quản lý môi trường.
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO/BIỂU MẪU SỬ DỤNG:
· 0266: Thủ tục trao đổi thông tin về môi trường.
· 0260: Chương trình quản lý môi trường.
· 0236: Thủ tục thiết lập mục tiêu, chỉ tiêu và chương trình quản lý môi
trường.
· 0087: Thủ tục kiểm soát tài liệu.
· 0085: Thủ tục kiểm soát hồ sơ.
· 0235: Thủ tục xác định các yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác.
· BM: MT – 01 (Bảng xác định khía cạnh & tác động môi trường).
· BM: MT – 07 (Danh sách các khía cạnh môi trường có ý nghĩa).
Xem thêm về ISO 14000.
5. HỒ SƠ:
· Bảng xác định khía cạnh môi trường của các bộ phận.
· Danh sách các khía cạnh môi trường có ý nghĩa.
· Danh sách các yêu cầu pháp luật & các yêu cầu khác.