Tóm tắt. John Updike (1932–2009) là một trong những tác gia hậu hiện địa nổi tiếng Hoa
Kỳ. Tiểu thuyết và truyện ngắn của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ông
được xem là người kế thừa xuất sắc của các bậc thầy hiện đại như Ernest Hemingway và
William Faulkner. . . Xuất phát từ “Giấc mơ Mỹ” và “Bi kịch Mỹ”, John Updike đã khái
quát được phần nào tính cách Mỹ và đề xuất thuyết phục về cái gọi là Bản thể Mỹ của thời
ông, những con người quẩn quanh trong vô vọng khi khát vọng của họ cứ dần trôi tuột vì
những nguyên cớ không xác định.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 220 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu John Updike và hành trình xác định bản thể Mỹ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1067.2015-00026
Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 5, pp. 3-11
This paper is available online at
JOHN UPDIKE VÀ HÀNH TRÌNH XÁC ĐỊNH BẢN THỂMỸ
Lê Huy Bắc
Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. John Updike (1932–2009) là một trong những tác gia hậu hiện địa nổi tiếng Hoa
Kỳ. Tiểu thuyết và truyện ngắn của ông được dịch ra nhiều thứ tiếng trên thế giới. Ông
được xem là người kế thừa xuất sắc của các bậc thầy hiện đại như Ernest Hemingway và
William Faulkner. . . Xuất phát từ “Giấc mơ Mỹ” và “Bi kịch Mỹ”, John Updike đã khái
quát được phần nào tính cách Mỹ và đề xuất thuyết phục về cái gọi là Bản thể Mỹ của thời
ông, những con người quẩn quanh trong vô vọng khi khát vọng của họ cứ dần trôi tuột vì
những nguyên cớ không xác định.
Từ khóa: John Updike, giấc mơ Mỹ, bi kịch Mỹ, bản thể Mỹ.
1. Mở đầu
John Updike (1932–2009) là một trong những tác gia văn học hậu hiện đại nổi tiếng Hoa
Kỳ. Tác phẩm của ông chinh phục trái tim của hàng triệu độc giả trên khắp thế giới. Văn phong
ông không hoa mĩ nhưng chân thực và đầy cuốn hút. Ở Mỹ, ông là tác giả được nghiên cứu nhiều
và được đưa vào chương trình giảng dạy của nhiều trường đại học. Ở Việt nam, lịch sử nghiên cứu
về John Updike dường như vắng bóng. Năm 2010, chúng tôi dành một chương trong sách Lịch sử
văn học Hoa Kỳ [2] để viết về các tiểu thuyết của ông. Ngoài ra, một số trang mạng bằng tiếng
Việt cũng có giới thiệu về ông. Có thể kể các bài viết: John Updike đoạt giải PEN/Faulkner [5],
John Updike, kẻ miệt mài khám phá bí ẩn nước Mỹ [7], John Updike “vượt quá khuôn khổ” [8]. . .
Như thế, việc nghiên cứu về John Updike ở Việt Nam chỉ mới bắt đầu. Bài viết này tập trung vào
mảng truyện của John Updike và đặt trong hành trình xác định bản thể Mỹ của văn học hiện đại
và hậu hiện đại Mỹ thế kỉ XX và đầu thế kỉ XXI.
2. Nội dung nghiên cứu
Theo thống kê của trang Wikipedia, trong suốt cuộc đời, John Updike đoạt 31 giải thưởng
với số lượng sáng tác đồ sộ, bao gồm: 30 tiểu thuyết, 17 tập truyện ngắn, 10 tập thơ, 14 tập tiểu
luận, phê bình, hai cuốn tuyển thơ và truyện ngắn. Với cương vị của một nhà hậu hiện đại (đa số
nhà văn vốn ngại viết dài), số lượng sáng tác trên quả là đáng nể. Phải có một năng lực nhất định
và sự kiên trì đến mức dũng cảm thì mới có thể hoàn thành được khối lượng công việc đồ sộ đó.
Nhưng không chỉ là chuyện số lượng mà còn là chất lượng, tác phẩm của John Updike làm say
đắm tâm hồn của không biết bao nhiêu thế hệ. Ông không dưới mười lần lọt vào short list (danh
Ngày nhận bài: 15/12/2014 Ngày nhận đăng: 20/4/2015
Liên hệ: Lê Huy Bắc, e-mail: lehuybac@gmail.com
3
Lê Huy Bắc
sách ngắn) của giải thưởng Nobel văn chương. Việc không được trao tặng giải thưởng có lẽ vì lí
do gì đó ngoài văn chương, chứ về chất lượng thẩm mĩ thì John Updike xứng đáng gấp nhiều lần
Cao Hành Kiện, Mạc Ngôn và nhiều cây bút đoạt giải thưởng này trong khoảng ba thập niên trở
lại đến trước cái chết của ông. Tóm lại, sau này hậu thế sẽ nói về ông như cách ai đó nói về Anton
Chekhov, Franz Kafka, James Joyce... đối với Nobel trong những lần không trao giải cho họ vào
thập niên đầu thế kỉ XX.
Người Mỹ nổi tiếng là thực dụng, ai cũng biết điều này. Đối với bất kì người dân Hợp Chủng
quốc nào, hiệu quả công việc bao giờ cũng được đặt lên hàng đầu. Nhưng điều đó không hề ngăn
người Mỹ lãng mạn. Một kiểu lãng mạn rất Mỹ. Tuy nhiên, vào thời Phục hưng (thế kỉ XIV-XVI)
cái thời nhân loại đang ngây ngất với việc tái phát hiện bản thân sau đêm trường Trung cổ, ý thức
được sức mạnh của chính mình thì lúc đó, lục địa Mỹ mới được khám phá (năm 1492) và sau đó
là việc vật lộn với thiên nhiên để mưu cầu sự sống của người dân mới đến định cư trên đất này.
Người Mỹ dạo ấy, có thể là rất lãng mạn (vì họ nuôi hi vọng về một cuộc sống tốt đẹp trên vùng
đất mới), nhưng hoàn cảnh sống khắc nghiệt đã không cho phép họ lãng mạn.
Xét ở khía cạnh này, người Mỹ quả thật thua thiệt so với phần còn lại của thế giới. Khi René
Descartes (1596–1650) hào hứng tuyên bố: “Tôi tư duy, vì thế tôi tồn tại” vào thế kỉ XVII với niềm
hân hoan vô bờ, khi con người ý thức mình có thể trở thành Chúa cho chính bản thân thì bên kia
bờ Đại Tây Dương người Mỹ vẫn còn là dân thuộc địa, vẫn còng lưng trên những cánh đồng bông,
đồng ngô để nuôi mẫu quốc. Với thực tế đó thì thử hỏi làm sao mà họ lãng mạn được? Vì không
lãng mạn nên văn chương Mỹ thuở ấy gần như là không có. Họ đọc sách truyện, thơ từ châu Âu
gửi sang. Họ mơ và hoài niệm về châu Âu như miền sáng đẹp của nghệ thuật. Họ lệ thuộc hầu như
tuyệt đối châu Âu về cảm xúc và tư tưởng.
Thêm nữa, khi người Mỹ đã tự lực cánh sinh, đã tìm được bản sắc dân tộc thì nhân loại đã
vượt cái ngưỡng chủ nghĩa lãng mạn thế kỉ XIX, bước vào thời kì hiện thực thì một tay tài hoa như
Washington Irving (1783–1859), dù có lãng mạn đến mấy, cũng chỉ mơ về một nền độc lập với sức
trỗi dậy phi thường của một đế chế mới, chứ hầu như chưa thể tái hiện một cuộc tình lãng mạn, say
đắm lòng người đúng nghĩa của chủ nghĩa sướt mướt này. Như thế, ngay từ lúc xác định bản thể,
văn chương Mỹ đã có xu hướng “hiện thực”. Một “hiện thực” được khai thác với đầy đủ sự khắc
nghiệt của nó trong hai môi trường: tự nhiên và xã hội. Trong khi các nhà hiện thực châu Âu thiên
về dấu ấn xã hội, xem xã hội là yếu tố tối quan trọng trong việc thể hiện bản tính đồi bại của con
người trước quyền lực và đồng tiền, thì các nhà hiện thực Mỹ có xu hướng dung hoà hơn, họ xem
xét cả yếu tố tự nhiên lẫn xã hội. Cái xấu lẫn cái ác hay cái tốt đẹp, cao cả cũng đều xuất phát từ
hai môi trường này, từ các yếu tố bản năng và cả trong chính những tương tác xã hội.
Dẫu thế thì người Mỹ vẫn là chủng tộc (hoặc hợp chủng quốc chủng tộc) rất lãng mạn. Họ
có cả một cụm từ định danh mang đậm tố chất này: “giấc mơ Mỹ”. Vậy ra, người Mỹ rất mộng mơ,
nhưng không phải người Mỹ nào cũng mộng mơ mà ta chỉ có thể nói có những người Mỹ mộng
mơ. Theo đó, giấc mơ Mỹ là khát vọng đổi đời chóng vánh. Có thể hình dung như một sự đánh
cược trên chiếu bạc. Chỉ sau một canh bạc, người chơi có thể trở thành triệu phú, hoặc rất có thể
là. . . trắng tay. Vậy nên, “mơ Mỹ” và “tan vỡ ảo mộng Mỹ” gần như luôn song hành.
Để thực hiện giấc mơMỹ, nhiều công dân của thế giới mới đầu tư theo nhiều cách. Có người
hướng đến chuyện phiêu lưu tình ái. Chỉ cần lấy được một cô vợ hoặc anh chồng giàu thì tức khắc
người đó sẽ đổi đời, giấc mơ Mỹ được thực hiện. Vì lẽ này mà không ít người bất chấp đạo lí để
đánh đổi tình cảm của mình bằng một cuộc hôn nhân vụ lợi. Thậm chí có người còn đang tâm
giết chết cả người tình khi người đó là vật cản bước tiến đến đỉnh cao giàu có. Theodore Dreiser
4
John Updike và hành trình xác định bản thể Mỹ
(1871–1945) trong tiểu thuyết Một bi kịch Mỹ đã tái hiện thành công con người mang tham vọng
này. Clyde Griffiths vì muốn đến với Sondera, con gái một nhà tư sản giàu có nên đã xuống tay sát
hại người tình Roberta của mình trên hồ và nguỵ trang đấy là một vụ tai nạn đuối nước. Chưa kể
đến cái kết bi thảm dành cho nhân vật này ở cuối truyện khi hành vi giết người đưa hắn lên đoạn
đầu đài, thì người đọc sẽ nhận thấy cái sức mạnh của giấc mơ Mỹ kia lớn đến nhường nào.
Nguồn gốc của “giấc mơ Mỹ” chủ yếu xuất phát từ chỗ cuộc sống nghèo khổ của con người
và con đường thoát nghèo không mấy khả quan nên họ thường sống với những giấc mơ và hành
động không chỉ vì mơ mà còn là vì để kiếm sống, thậm chí là để tồn tại. Cũng chuyện giấc mơ
Mỹ này mà John Steinbeck (1902–1968) đã viết nên cuốn tiểu thuyết bất hủ Chùm nho phẫn nộ.
Câu chuyện tái hiện hành trình những người nông dân mất đất trong cuộc đại khủng hoảng Mỹ
vào thập niên 1930, di cư về California tìm đất sống. Hành trình gian khổ đó không ngăn họ thôi
ước mơ về sự đổi đời. Có thể nói, lúc này, giấc mơ Mỹ là cứu cánh cho địa ngục trần gian nơi con
người cần nỗ lực vượt thoát. Có sự kép nghĩa trong hành động di cư này: một mặt con người hướng
đến vùng đất hứa để thực hiện giấc mơ đổi đời, mặt khác họ trốn chạy mảnh đất bị tàn phá, không
thuộc về họ phía sau lưng. Nhưng trong một thế giới hiện thực nghiệt ngã, hào quang của vùng đất
hứa vẫn luôn vời xa. Những người nông dân của John Steinbeck vẫn mòn mỏi làm thuê kiếm sống
trong vô vọng trên những cánh đồng bông xa lạ.
Giấc mơ Mỹ không chỉ là chuyện đổi đời, giàu có mà còn là chuyện tự do, bình đẳng và dân
chủ. Không ít cư dân Mỹ khi vượt đại dương từ châu Âu đã mơ ước đến điều này. Người Mỹ khao
khát tự do như một phần tất yếu của tồn tại. Để vươn đến ba chuẩn mực đó, con người cần giải
quyết tốt mối quan hệ vật chất – tinh thần. Từ xưa, nhà thờ và Chúa xuất hiện là để giúp con người
nuôi mơ ước về lẽ công bằng và hạnh phúc,. . . trên cõi trần. Một người lao động vất vả suốt sáu
ngày làm việc để mưu sinh vật chất thì cần có một ngày dành cho Chúa, nơi họ được nghỉ ngơi, an
ủi và thoả mãn về phương diện tinh thần. Người Mỹ chuộng vật chất có lẽ ngang bằng với những
giá trị tinh thần. Trên hành trình sống, cư dân Mỹ luôn cố tạo nên sự cân bằng hài hoà đến mức
có thể. Mặc dù chính phủ Hoa Kỳ khuyến khích các nhóm cư dân giữ gìn bản sắc dân tộc nhưng
không hề muốn họ độc tôn hay cực đoan hoá nét cá biệt của mình. Cái riêng phải hài hoà với cái
chung ở một mức độ nhất định. Người Mỹ, tại thời điểm này, có lẽ là một trong những dân tộc có
được sự cân bằng vật chất – tinh thần tốt nhất thế giới. Họ luôn có những người hoạt động phản
biện và tự phản biện liên tục để đề xuất giải pháp tối ưu cho từng hoạt động nhân sinh cụ thể,
hướng đến sự phát triển bền vững. Tư tưởng này đã tác động và được thể hiện rất rõ trong nhiều
sáng tác của các cây bút Mỹ lỗi lạc.
Đương nhiên, không chỉ nhà văn Mỹ mà mọi nhà văn tiến bộ nào trên thế giới cũng có tinh
thần yêu tự do. Có thể nói, nỗ lực nhân văn cuối cùng của bất kì cây bút nào cũng đều hướng
đến sự tự do, dân chủ và bình đẳng. Bằng tài năng và văn hoá khác nhau, mỗi người trong số
họ sẽ có cách thể hiện riêng. Nếu thế giới nhân vật của O.Henry (1862–1910), Scott Fitzgerald
(1896–1940), Ernest Hemingway,. . . chủ yếu là con người thì thế giới của Jack London lại có
nhiều loài vật. London đặc biệt thành công với cuốn tiểu thuyết viết về con chó Buck mang niềm
khao khát tự do vĩnh cửu trong Tiếng gọi nơi hoang dã. Con chó này, từ thế giới văn minh bị ném
vào cõi hoang sơ trên hành trình kéo xe trượt tuyết phục vụ giấc mơ đổi đời cho những kẻ ưa phiêu
lưu mạo hiểm Mỹ. Cho dù sống trong thế giới văn minh hay cõi hoang sơ, và cho dù chu trình thái
hoá đã được thực hiện trọn vẹn nơi con chó để biến nó thành sói thì không vì thế nó lãng quên đi
niềm kiêu hãnh từng được làm kẻ tự do nhất trong số những con chó tự do.
Tập trung vào những ẩn ức giống loài và ẩn ức văn minh trong tâm hồn kẻ bị hoang dã hoá,
5
Lê Huy Bắc
có hai kiểu tự do được nhà văn tái hiện trong tác phẩm: tự do của một kẻ văn minh và tự do của
một kẻ hoang dã. Môi trường sống nào cũng có tự do nhưng tất cả những tự do đó là tự do có điều
kiện. Cái tự do đích thực thì phải được xác định thông qua tính chủ quan của chủ thể chứ không
phải là sự áp đặt hay quy chiếu từ bên ngoài. Nhưng dẫu có như thế thì, bản chất của sự tự do đó
vẫn là tự do trong khuôn khổ, tự do dưới những thiết chế quyền lực nhất định của môi sinh, chí ít
là từ những tập quán làm người mà kẻ tự do đó phải thực hiện.
Với tuyệt đại đa số nhà văn Mỹ thì giấc mơ Mỹ là ở phía trước, nhưng có một trường hợp
đặc biệt, dường như với ông, giấc mơMỹ – tương ứng với thời hoàng kim của con người – là ở phía
sau, trong quá khứ. Người đó là William Faulkner (1897–1962). Ông từng tuyên bố niềm tin của
ông về con người là bất diệt. Ông cho rằng trong bất kì hoàn cảnh sống nào, con người vẫn luôn
cố gắng vươn lên bằng lòng trắc ẩn và sự nhẫn nại. Niềm tin đó đã khiến ông quả quyết trong diễn
từ Nobel: “Tôi từ chối chấp nhận sự tàn lụi của con người”. Thật lạ, một người luôn tin tưởng con
người nhưng trong tác phẩm lại khai thác rất nhiều mặt u tối trong đời sống tinh thần. Và kì lạ hơn
là với Faulkner cái đẹp không còn ở thực tại mà luôn lùi xa trong quá khứ. Ông viết về quá khứ
với cả niềm tin yêu đau đáu, khi thực tại luôn là đổ vỡ và bi thiết với sự sống con người. Trong Cọ
hoang, Faulkner tái hiện tài tình hai câu chuyện của hai con người có cùng hành trình vỡ tan cái
đẹp và sống đối với họ chỉ là sự chuộc lỗi. Nói khác đi, động lực để họ sống là quá khứ huy hoàng,
là giấc mơ Mỹ đã bị đánh cắp. Họ sống như sự quy chiếu cái thế giới kệch cỡm, phi lí, giả dối của
thực tại lên một thời hoàng kim đã vắng bóng. Hay trong thiên truyện tuyệt tác Con gấu, Faulkner
xem gấu già Old Ben là biểu tượng của cái đẹp, của cõi hoang sơ khi nhân loại chưa nhuốm lòng
tham, chưa đánh mất sự thuần chủng. Hằng năm, nhóm người của đại tá Compson đều vào rừng
săn lùng Old Ben, nhưng mục đích không phải để giết nó mà chỉ để thử thách lòng can đảm nơi
con người và để ngưỡng mộ sự oai linh của gấu già, của hoang sơ, của đại ngàn sâu thẳm để rút ra
ý nghĩa sống rằng con người và tự nhiên luôn có mối quan hệ khăng khít, ngay cả khi tự nhiên trở
thành đối tượng chinh phục của con người. Vẫn còn đó nhiều ích lợi mà tự nhiên ban phát và đặc
biệt quan trọng là nếu tự nhiên bị tàn phá đến mức huỷ hoại thì đấy cũng chính là thảm hoạ diệt
vong cho cả con người. Giấc mơ Mỹ trong cái nhìn của Faulkner bộc lộ sự mãnh liệt đớn đau của
nó trên nỗi bi đát về phận người.
Có lẽ cả Hemingway lẫn Faulkner là cầu nối quan trọng cho việc chuyển tiếp từ chủ nghĩa
hiện đại sang chủ nghĩa hậu hiện đại. Hai bậc thầy này về phong cách rất cách xa nhau nhưng họ
cùng chung cái nhìn hài hước pha giễu cợt về cuộc đời. Văn phong họ có thể xem là một trong
những kiểu dạng tiêu biểu của cái được gọi là hài hước đen. Ngay đến cả giấc mơ Mỹ đối với họ
cũng vậy. Càng háo hức, nhiệt thành bao nhiêu họ lại càng vỡ mộng, đau xót bấy nhiêu. Giấc mơ
Mỹ, như đã nói, gần như luôn gắn với bi kịch vỡ mộng Mỹ, có thể gọi tắt là “bi kịch Mỹ”. Bởi
khi tận mắt chứng kiến hoặc trực tiếp trải nghiệm sự đời thì hơn ai hết các nhà văn Mỹ, vốn nhạy
cảm trước thời cuộc, lại là người cảm nhận được sâu sắc nhất sự phù du danh vọng và cái hư vô
của kiếp người. Vậy nên, không chỉ Jack London tự sát mà đến cả người vốn cực lực chỉ trích sự
tự sát là Hemingway lại chọn con đường tự sát khi mới ở vào độ tuổi 62. Thì ra ngay khi giấc mơ
thành hiện thực thì sự giàu có, danh tiếng không hề đảm bảo cho họ một sự hạnh phúc như mơ
ước. Họ luôn cần đến những hạnh phúc khác nhưng lại ý thức được sự nhỏ nhoi, bất lực của kiếp
người. Cảm giác về sự trống rỗng, vô nghĩa và hư vô của cuộc đời khiến mọi giàu có mà giấc mơ
Mỹ mang lại không khiến họ càm thấy hạnh phúc và có ý nghĩa sống. Vậy nên, cái chết sẽ là giải
thoát khỏi những ràng buộc nhân sinh âu sầu kia.
Tình thực, những người giàu mộng mơ thường dễ rơi vào bi kịch tan vỡ ảo tưởng. Những
6
John Updike và hành trình xác định bản thể Mỹ
người này luôn khao khát xây dựng cho mình một thế giới dường như là tận thiện tận mỹ, nhưng
thực tế thì lại luôn không phải thế. Vậy nên họ hụt hẫng, chán nản, khủng hoảng và thấy cuộc đời
không đáng sống. Các nhà hiện đại gần như phải đối diện với nguy cơ này. Giải thích lí do cho
hiện tượng bi kịch đó chính là cảm quan hiện đại, kiểu cảm quan đặt niềm tin vào cuộc sống và hi
vọng bằng nỗ lực cá nhân hay cộng đồng, con người có thể cải tạo cuộc sống theo hướng tốt đẹp
hơn. Không chỉ những người trực tiếp tự sát mà cũng còn không ít nghệ sĩ, tư chất không mạnh
mẽ bằng đã tìm đến cái chết qua rượu. Cả hai bậc thầy văn xuôi hiện đại Mỹ là O.Henry và Scott
Fitzgerald đều chết sớm vì rượu. Nhân vật của họ cũng mang dáng dấp đó. Có nghĩa là yểu mệnh
trong cuộc sống giàu sang.
Gatsby trong Gasby vĩ đại của Scott Fitzgerald xuất thân từ tầng lớp dưới đáy xã hội nhưng
với quyết tâm phi thường để được đứng vào xã hội thượng lưu đã khiến anh đạt được ước nguyện.
Nhờ giàu có, Gasby đã nối kết lại được với người trong mộng, người mà trước đó đã không chọn
anh mà chọn Tom vì cái xuất xứ và năng lực tài chính khiêm tốn của Gasby. Nhưng từ đỉnh cao
danh vọng này, Gasby mới thấu hiểu hết sự giả dối, kệch cỡm, rỗng tuếch, phi nhân tính của thế
giới giàu sang. Họ sống nhạt nhẽo. Họ yêu nhau bằng nước bọt. Họ hời hợt. Họ nói với nhau đầy
khoa trương nhưng sáo rỗng. Ngay đến cái chết của Gasby cũng lạt nhách. Do ghen tuông và xác
định sai người gây ra cái chết của vợ mình mà gã chồng của tình nhân Tom đã tìm đến bắn chết
Gasby. Một cái chết vô lí kết thúc một giấc mơ Mỹ và cả bi kịch Mỹ một cách không thể phi lí
hơn.
Cảm thức xa lạ và không có tính nhân quả trong diễn biến truyện đã phần nào hé lộ cảm
quan hậu hiện đại về cuộc đời. Theo đó, các nhà hậu hiện đại không tin luật nhân quả. Thế giới tồn
tại theo cách mọi sự vật hiện tượng đều là tương tác ngẫu nhiên và hỗn độn, bất chấp tính mạch lạc
và trung tâm. Hành vi nhân vật thường mang tính hiện sinh, bột phát tại thời điểm họ muốn chứ
không hề được thiết kế để đạt đến một cái đích nào đó.
John Updike ngay từ tác phẩm đầu tay của mình đã cho thấy sự trốn chạy cuộc sống qua
nhan đề Thỏ, chạy (Rabbit, Run). Nhân vật Harry Angstrom của ông đang sống yên lành với vợ và
con trai, một hôm đi làm về thấy lũ trẻ chơi bóng rổ bèn ghé vào chơi vài hiệp rồi về nhà gặp cô vợ
đang mang thai có tâm trạng không thoải mái với chồng, trong lúc đang lấy xe đón con ở trường
về, Harry bỗng này ra ý định bỏ đi đến đâu đó và thế là anh ta thực hiện một cuộc tẩu thoát, để
lại đằng sau vô số bề bộn cuộc đời. Harry là kiểu nhân vật nổi loạn, mang trong mình những bất
mãn dai dẳng về cuộc đời. Bản thân anh ta là một khối bi kịch Mỹ. Anh ta cũng có khát vọng về
một tương lai tốt đẹp khi còn trên ghế nhà trường và khi còn nổi tiếng với bộ môn bóng rổ. Thế
nhưng vào đời, anh ta lại làm một nhân viên quèn tại hãng buôn xe của ông bố vợ. Ngay cả khi có
vợ rồi có con, cuộc sống của Harry vẫn trôi trong vô vị cho đến ngày anh thực hiện chuyến bỏ đi
đầy quái gở đó. Bản chất cuộc đào tẩu của Harry vẫn cứ là một hiện tồn phi lí. Không chỉ Harry
không kiểm soát được hành vi mà còn cho thấy ngay cả khi anh có thực hiện được cuộc đào thoát
thực tại thì anh lại rơi vào cành ngộ khác, đầy tan vỡ ảo tưởng không kém.
Anh đến nhà cô gái điếm, sống với cô, làm cô có thai và anh lại được đặt vào sự lựa chọn
như trước, trách nhiệm của người cha với cái thai đó. Thế là anh lại đào tẩu lần nữa để về lại với
vợ, chỉ để đối mặt với mọi phiền toái và bất như ý như lúc đầu cộng với những lỗi lầm vừa qua.
Rồi em bé sơ sinh qua đời do lỗi bất cẩn của cô vợ trong cơn say do buồn vì chồng. Những bất
hạnh và phiền toái cứ đan bện nhau mà hành động của mỗi người như thể những mắt xích móc lấy
nhau chẳng thể rời. Trong đám tang đứa bé, Harry muốn tìm được sự đồng cảm nào đó từ người
vợ, nhưng người đàn bà đó mải đau với nỗi đau của chính mình, không thể chia sẻ và có phần trách
7
Lê Huy Bắc
móc Harry, khiến anh cảm thấy lạc lõng nên đột ngột bỏ đi thêm lần nữa. Có thể nói, ý nghĩa sống
của Harry là đào tẩu nhưng bi kịch ở chỗ mọi cuộc ra đi của anh chỉ để là khởi điểm của quay về,
để tiếp tục một cuộc đào tẩu khác trong tương lai. Có thể xem cuộc sống trung lưu bình yên với vợ
con của Harry là hiện tồn của giấc mơ Mỹ thì việc đào tẩu của anh cho thấy sức hấp dẫn của cái
giấc mơ đó không còn nữa. Vĩnh viễn, người Mỹ cuối thế kỉ XX luôn hướng đến những giấc mơ
khác với kiểu mơ đầu thế kỉ.
Cảm quan về con người quẩn quanh này của John Updike chính là một đặc thù của lối viết
hậu hiện đại. Trong truyện ngắn Ngôi nhà sa thạch, ông đã tái hiện thành công “phức cảm quay
vòng” này. Đấy là ngôi nhà được dựng lên trong thời hoàng kim của vùng đất mà sau một thời gian
dài lao động vất vả, ông bà ngoại Joey mới kiếm đủ tiền để dựng lên. Mẹ Joey được gửi đến trường
nội trú. Thời gian sau, nhờ làm ăn khấm khá hơn nên ông bà ngoại Joey chuyển nhà về thành phố.
Ngôi nhà sa thạch được bán lại cho người khác. Nhưng kí ức của mẹ Joey về ngôi nhà đó vẫn hằn
sâu nhiều kỉ niệm