Kế hoạch tài chính và phân tích Báo cáo tài chính

1. Khái niệm : Kế hoạch tài chính là hệ thống kế hoạch liên quan đến các quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân phối của DN 2. Nội dung kế hoạch tài chính : Kế hoạch tài chính bao gồm các bộ phận kế hoạch sau : - Kế hoạch đầu tư dài hạn - Kế hoạch định mức VLĐ - Kế hoạch vay nợ gồm vay nợ ngân hàng, các định chế tài chính trung gian và kế hoạch phát hành trái phiếu - Kế hoạch khấu hao TSCĐ - Kế hoạch doanh thu lợi nhuận - Kế hoạch phân phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ - Kế hoạch tăng vốn do phát hành cổ phiếu mới - Kế hoạch tài chính tổng hợp là một dạng kế hoạch tổng hợp từ các kế hoạch trên

doc9 trang | Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1741 | Lượt tải: 4download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch tài chính và phân tích Báo cáo tài chính, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH I- KẾ HOẠCH TÀI CHÍNH 1. Khái niệm : Kế hoạch tài chính là hệ thống kế hoạch liên quan đến các quyết định đầu tư, quyết định tài trợ và quyết định phân phối của DN 2. Nội dung kế hoạch tài chính : Kế hoạch tài chính bao gồm các bộ phận kế hoạch sau : - Kế hoạch đầu tư dài hạn - Kế hoạch định mức VLĐ - Kế hoạch vay nợ gồm vay nợ ngân hàng, các định chế tài chính trung gian và kế hoạch phát hành trái phiếu - Kế hoạch khấu hao TSCĐ - Kế hoạch doanh thu lợi nhuận - Kế hoạch phân phân phối lợi nhuận và sử dụng các quỹ - Kế hoạch tăng vốn do phát hành cổ phiếu mới - Kế hoạch tài chính tổng hợp là một dạng kế hoạch tổng hợp từ các kế hoạch trên 3. Nguyên tắc lập kế hoạch tài chính : Để kế hoạch tài chính lập ra đảm bảo tính khoa học, linh hoạt và hiện thực tài chính DN phải tuân thủ một số nguyên tắc sau : - Sưu tầm và chỉnh lý lại các báo cáo tài chính năm trước : khi lập kế hoạch tài chính DN phải sưu tầm các báo cáo tài chính trong những năm đã qua nhằm giúp cho tài chính DN có cơ sở tiến hành phân tích và lập kế hoạch tài chính. Đồng thời phải chỉnh lý lại cho phù hợp nhằm loại bỏ những nhân tố không hợp lý. Ví dụ như đánh giá quá cao TSCĐ và TSLĐ để thế chấp ngân hàng. - Kết hợp với các bộ phận kế hoạch khác hoặc các phòng ban khác để lập kế hoạch tài chính : như kế hoạch doanh thu, kế hoạch SXKD, kế hoạch lợi nhuận ….. - Phải dựa vào các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật trung bình tiên tiến để lập. Mặc dù nhà nước chủ trương mở rộng quyền tự chủ tài chính của DN, tuy nhiên để các chỉ tiêu tài chính phản ánh hợp lý các kết quả dự kiến thì việc tuân thủ các chỉ tiêu định mức kinh tế kỹ thuật do các cơ quan quản lý ban hành là điều hết sức quan trọng. Ví dụ : + Mức chi tiêu quỹ lương không vượt quá mức tăng của tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu. + Mức khấu hao TSCĐ phải dựa vào khung khấu hao tối thiểu hay tối đa do nhà nước quy định.. - Phải dựa trên thị trường để xác định các tiêu chuẩn giá trị thích hợp Ví dụ : Chỉ tiêu về lãi suất vay vốn, tỷ suất lợi nhuận bq, tỷ suất lợi nhuận trên giá cổ phiếu, tỷ giá ngoại tệ, tỷ lệ lạm phát ... Các chỉ tiêu này được xem xét, phân tích và thể hiện vào kế hoạch tài chính thích hợp. 4. Tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính : Ở từng DN việc tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính bao gồm các công việc sau : - Cần hiểu rõ mối quan hệ giữa tài chính và kế toán. Đây là mối quan hệ hữu cơ trong sự liên kết và hợp tác qua lại với nhau. Tuy nhiên tài chính và kế toán là hai phạm trù có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, tài chính phản ánh quan hệ SX mang tính độc lập tương đối. - Cụ thể hóa các chỉ tiêu kế hoạch năm thành kế hoạch tài chính hàng quý, hàng tháng. Thường xuyên theo dõi kiểm tra tình hình thực hiện kế hoạch để kịp thời điều chỉnh hoặc bổ sung cho phù hợp - Căn cứ vào đặc điểm các chỉ tiêu tài chính và chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận để phân công quản lý các chỉ tiêu sao cho có hiệu quả. II- PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH 1. Ý nghĩa của phân tích tài chính Có nhiều đối tượng quan tâm và sử dụng kết quả phân tích tài chính của DN để phục vụ cho những mục đích của mình : - Đối với nhà quản trị DN : phân tích tài chính cung cấp các thông tin về toàn bộ tình hình tài chính của DN mình từ đó làm cơ sở cho các dự báo tài chính, các quyết định đầu tư, tài trợ, phân phối lợi nhuận - Đối với các nhà đầu tư : họ quan tâm đến hai mặt : lợi tức cổ phần họ nhận được hàng năm và giá trị thị trường của cổ phiếu ( hay giá trị của DN ) qua phân tích tài chính họ biết được khả năng sinh lợi cũng như tiềm năng phát triển của DN. - Đối với các nhà cho vay như ngân hàng, công ty tài chính họ quan tâm là DN có khả năng trả nợ vay hay không, vì thế họ muốn biết khả năng thanh toán và khả năng sinh lợi của DN. - Đối với các cơ quan nhà nước như thuế, tài chính, chủ quản. qua phân tích tài chính cho thấy thực trạng về tài chính của DN. Trên cơ sở đó cơ quan thuế sẽ tính toán chính xác mức thuế mà DN phải nộp. Cơ quan chủ quản và tài chính sẽ có biện pháp quản lý hiệu quả hơn. 2. Giới thiệu các báo cáo tài chính chủ yếu 2.1 : Bảng cân đối kế toán Bảng cân đối kế toán (CĐKT) của DN phản ánh bức tranh về tất cả các nguồn ngân quỹ nội bộ (được gọi là nợ và vốn của chủ sở hữu ). Việc sử dụng các nguồn ngân quỹ đó tại một thời điểm nhất định. Phương trình cơ bản xác định bảng CĐKT như sau : Tổng tài sản = Tổng nợ + Vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần) Ví dụ : Bảng CĐKT của một DN A năm báo cáo, năm kế hoạch như sau : Đơn vị : triệu đồng TÀI SẢN BÁO CÁO KẾ HOẠCH 1- Vốn bằng tiền 2- Đầu tư tài chính ngắn hạn 3- Các khoản phải thu 4- Hàng tồn kho 5- Tài sản lưu động khác Tổng tài sản lưu động 6- Đầu tư dài hạn dở dang 7- Tài sản cố định Tổng tài sản cố định 8- Tổng tài sản 10.900 5.877 32.975 58.950 7.150 115.852 27.900 509.200 537.100 652.952 12.500 7.425 30.950 56.320 9.345 116.540 29.500 522.200 551.700 668.240 NGUỒN VỐN BÁO CÁO KẾ HOẠCH 9- Các khoản phải trả 10- Nợ ngắn hạn khác Tổng nợ ngắn hạn 11- Nợ dài hạn Tổng nợ 12 – Vốn chủ sở hữu ( vốn cổ phần ) 13 – Tổng nguồn vốn 40.500 38.650 79.150 271.050 350.200 302.752 652.952 44.700 39.400 84.100 257.900 342.000 326.240 668.240 2.2 : Báo cáo thu nhập : Trước đây báo cáo thu nhập được gọi là báo cáo kết quả lỗ lãi. Báo cáo này phản ánh tình hình lãi lỗ của DN trong một thời kỳ nhất định. Doanh thu – Chi phí = Lãi (hoặc lỗ) Ví dụ : Có báo thu nhập của một DN năm kế hoạch và năm báo cáo như sau : Đơn vị : triệu đồng CHỈ TIÊU BÁO CÁO KẾ HOẠCH 14 – Doanh thu thuần 15 – Giá vốn hàng bán 16 – Chi phí quản lý 17 – Chi phí bán hàng 18 – Toàn bộ chi phí hoạt động KD ( 15 + 16 + 17 ) 19 – Lãi trước thuế và lãi vay ( E bit ) ( 14 – 18 ) 20 – Lãi vay 21 – Lãi trước thuế ( 19 – 20 ) 22 – Thuế thu nhập doanh nghiệp 23 – Lãi ròng sau thuế ( 21 – 22 ) 24 – Lợi nhuận giữ lại 25 – Lợi tức cổ phần 26 – Số lượng cổ phiếu thường 27 – Giá trị thị trường mỗi cổ phiếu 28 – Thu nhập mỗi cổ phiếu ( 23: 26) (EPS) 29 – Lợi tức cổ phần mỗi cổ phiếu ( 25 : 26) 30 – Chỉ số giá / thu nhập ( P / E ) ( 27 : 28) 1.025.475 690.300 195.200 99.875 985.375 40.100 17.775 22.325 9.800 12.525 6.275 6.250 17.100 9,1 0,732 0,365 12,43 1.076.600 725.700 198.600 105.550 1.029.850 46.750 23.845 22.905 10.200 12.705 5.955 6.750 17.100 9,5 0,743 0,395 12,79 2.3 : Các tỷ số tài chính : a. Tỷ số thanh toán : Đo lường khả năng thanh toán của DN bao gồm : a.1/ Tỷ số thanh toán hiện hành : - Tài sản lưu động bao gồm : Các khoản vốn bằng tiền, đầu tư tài chính ngắn hạn, các khoản phải thu, hàng tồn kho và tài sản lưu động khác. - Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong năm gồm : vay ngắn hạn, vay dài hạn đến hạn trả và các khoản phải trả khác. Tỷ số Ro cho thấy DN có bao nhiêu tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt để đảm bảo thanh toán các khoản nợ ngắn hạn. Tỷ số này đo lường khả năng trả nợ của DN. Tỷ số thanh toán của DN trên là : Ro = 1,386 cho thấy năm kế hoạch DN có 1,386 đồng TSLĐ đảm bảo cho một đồng nợ đến hạn trả, nhưng so với năm báo cáo thì tỷ số thanh toán năm kế hoạch giảm sút. + Nếu tỷ số thanh toán hiện hành giảm cho thấy khả năng thanh toán giảm và cũng là dấu hiệu báo trước những khó khăn về tài chính sẽ xẩy ra. + Nếu tỷ số thanh toán hiện hành cao điều đó có nghĩa là DN luôn sẵn sàng thanh toán các khoản nợ. Tuy nhiên số thanh toán hiện hành quá cao sẽ làm giảm hiệu qủa sử dụng vốn vì DN đã đầu tư quá nhiều vào TSLĐ hay việc quản lý TSLĐ không hiệu qủa. Ví dụ : có quá nhiều tiền mặt nhàn rỗi, nợ phải đòi, hàng tồn kho ứ đọng ... a.2/ Tỷ số thanh toán nhanh : Tỷ số này cho thấy khả năng thanh toán thực sự của DN. Tỷ số thanh toán nhanh của DN trên là : Điều này cho thấy năm kế hoạch DN có 0,716 đồng tài sản thanh toán nhanh cho mỗi đồng nợ đến hạn. Tỷ số này cho biết rằng nếu hàng tồn kho của DN bị ứ đọng khó chuyển đổi thành tiền thì DN sẽ lâm vào khó khăn tài chính gọi là "không có khả năng chi trả" b. Tỷ số hoạt động : Đo lường mức độ hoạt động liên quan tài sản của DN. Để nâng cao tỷ số này các nhà quản trị phải biết cách sử dụng tài sản có hiệu quả đối với những tài sản chưa dùng hoặc không cần dùng. Tỷ số này còn gọi là tỷ số hiệu quả hoặc tỷ số luân chuyển. b.1/ Số vòng quay các khoản phải thu : Các khoản phải thu là những hóa đơn bán hàng chưa thu tiền về do DN thực hiện chính sách bán chịu và các khoản tạm ứng chưa thanh toán, khoản trả trước cho người bán ... Khi khách hàng thanh toán tất cả các hóa đơn của họ lúc đó các khoản phải thu quay được một vòng. Tỷ số trên cho thấy năm kế hoạch các khoản phải thu luân chuyển 34,8 lần (năm báo cáo là 31,1 lần) tức là bq khoảng 360 : 34,8 = 10 ngày (12 ngày năn báo cáo) DN mới thu hồi được nợ Tỷ số trên có thể tính theo kỳ thu tiền bq : Số vòng quay các khoản phải thu hay kỳ thu tiền bq cao hay thấp tùy thuộc vào chính sách bán chịu của DN. Nếu vòng quay thấp thì hiệu quả sử dụng vốn kém do vốn bị chiếm dụng nhiều. Nhưng nếu quá cao thì sẽ giảm sự cạnh tranh dẫn đến giảm doanh thu. b.2/ Số vòng quay hàng tồn kho : Điều này có nghĩa là năm kế hoạch hàng tồn kho của DN luân chuyển 19 lần (17 lần năm báo cáo) có nghĩa là khoảng 19 ngày 1 vòng ( 21 ngày 1 vòng năm báo cáo ) Số vòng quay hàng tồn kho cao hay thấp tùy thuộc vào đặc điểm ngành kinh doanh. Nếu kinh doanh rau quả thì vòng quay hàng tồn kho cao hơn so với kinh doanh ngành cơ khí. b.3/ Hiệu suất sử dụng tài sản cố định : Tỷ số này nói lên 1 đồng TSCĐ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu Điều này cho thấy hiệu suất sử dụng TSCĐ năm kế hoạch cao hơn so với năm báo cáo b.4/ Hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản : Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng tài sản tham gia vào quá trình SXKD sẽ tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu. b.5/ Hiệu suất sử dụng vốn cổ phần (Vốn chủ sở hữu) Điều này có nghĩa doanh thu năm kế hoạch lớn gấp 3,3 lần vốn cổ phần (vốn chủ sở hữu) hay 1 đồng vốn cổ phần tạo ra được 3,3 đồng doanh thu và thấp hơn so với năm báo cáo (3,4 đồng DT) Hay có thể tính bằng cách : c. Tỷ số đòn bẩy : Đánh giá mức độ mà một DN tài trợ cho hoạt động kinh doanh của mình bằng vốn vay. Tỷ số đòn bẩy giúp cho nhà quản trị lựa chọn cấu trúc vốn hợp lý nhất cho DN mình. c.1/ Tỷ số nợ trên tài sản : Tỷ số này cho thấy bao nhiêu phần trăm tài sản của DN được tài trợ bằng vốn vay. Tổng nợ bao gồm : Nợ ngắn hạn, nợ dài hạn tại thời điểm báo cáo bao gồm các khoản phải trả, vay ngắn hạn, nợ dài hạn do đi vay hay phát hành trái phiếu dài hạn. Điều này cho thấy tài sản của DN năm kế hoạch được tài trợ bằng vốn vay thấp hơn so với năm báo cáo. c.2/ Tỷ số nợ trên vốn cổ phần Điều này cho biết năm kế hoạch các nhà cho vay đã tài trợ nhiều hơn vốn cổ phần là 4,8% nhưng vẫn giảm sút hơn việc tài trợ của năm báo cáo ( 5,7% ) Vì các khoản nợ bao gốm nợ ngắn hạn và dài hạn do vậy để thấy được mức độ rủi ro về mặt tài chính của DN ta dùng tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần. Vậy tỷ số nợ dài hạn trên vốn cổ phần có giá trị nhỏ hơn tỷ số nợ trên vốn cổ phần điều này có nghĩa là phần lớn nợ của DN là nợ ngắn hạn. c.3/ Tỷ số tổng tài sản trên vốn cổ phần : Điều này cho thấy năm kế hoạch DN đã có được tổng tài sản gấp 2,048 lần so với vốn cổ phần. Nhưng so với năm báo cáo thì giảm đi nhiều, đồng nghĩa với việc giảm khoản nợ của DN. c.4/ Khả năng thanh toán lãi vay : Tỷ số này dùng để đo mức độ mà lợi nhuận phát sinh do sử dụng vốn đề đảm bảo trả lãi vay hàng năm như thế nào. Phần tử số gồm lợi nhuận trước thuế và lãi vay vì lãi vay được tính vào chi phí trước khi tính thuế thu nhập DN. Phần mẫu số lãi vay bao gồm tiền lãi trả cho các khoản vay ngắn hạn, dài hạn và lãi do phát hành trái phiếu. d. Tỷ số lợi nhuận : Tỷ số lợi nhuận đo lường thu nhập của DN với các chỉ tiêu doanh thu, tổng tài sản, vốn cổ phần. d.1/ Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu Chỉ tiêu này nói lên 1 đồng doanh thu tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Điều này có nghĩa là năm kế hoạch 100 đ doanh thu mới tạo ra được 1,18 đ lợi nhuận và 100 đ doanh thu năm báo cáo tạo ra được 1,22 đ lợi nhuận.Tỷ suất lợi nhuận năm báo cáo của DN này cao hơn so với năm kế hoạch. d.2/ Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản Chỉ tiêu này đo lường khả năng sinh lợi trên 1 đồng vốn đầu tư vào DN. d.3/ Tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần Chỉ tiêu này nói lên khả năng tạo lợi nhuận của 1 đồng vốn mà họ bỏ vào SXKD của DN . Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của DN năm kế hoạch là 1,9% trong khi đó tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần là 3,89%. Điều này cho thấy rằng DN đã sử dụng vốn vay có hiệu quả nên tỷ suất lợi nhuận trên vốn cổ phần cao hơn tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản e. Tỷ số giá thị trường Các nhà đầu tư cổ phiếu đặc biệt quan tâm đến vài giá trị mà có ảnh hưởng đến giá thị trường cổ phiếu như : e.1/ Thu nhập mỗi cổ phiếu Chỉ tiêu này thể hiện thu nhập mà nhà đầu tư có được do mua cổ phiếu Thu nhập ròng của cổ đông thường = Lãi ròng – Tiền lãi của cổ phiếu ưu đãi Vì không có tiền lãi của cổ phiếu ưu đãi nên thu nhập mỗi cổ phiếu năm kế hoạch cao hơn so với năm báo cáo. e.2/ Tỷ lệ chi trả lợi tức cổ phần Tỷ lệ chi trả lợi tức cổ phần nói lên DN chi trả phần lớn thu nhập cho cổ đông hay giữ lại để tái đầu tư. Đây là một nhân tố quyết định đến giá trị thị trường của cổ phiếu. Vậy tỷ lệ lợi nhuận giữ lại = 100% - Tỷ lệ chi trả lợi tức cổ phần Năm báo cáo lợi nhuận giữ lại 50%, năm kế hoạch giữ lại 47% e.3/ Tỷ số giá thị trường trên thu nhập Điều này có nghĩa là giá cổ phiếu của DN được bán gấp 12,79 lần so với thu nhập hiện hành của nó trong năm kế hoạch. e.4/ Tỷ suất lợi tức cổ phần Điều này có nghĩa là năm kế hoạch lợi tức cổ phần của DN chiếm 4,2% so với giá trị thị trường của cổ phiếu, năm báo cáo chỉ chiếm 4%. Tất cả các chỉ tiêu trên sau khi tính toán xong đưa lên bảng để phân tích và so sánh để có hướng giải quyết cho phù hợp với tình hình thực tế của DN.
Tài liệu liên quan