Giới thiệu các thực phẩm giàu Vitamin A.
Cách chế biến các món ăn từ các thực phẩm giàu Vitamin A.
2.
Vai trò của chất kẽm đối với sự phát triển cơ thể - Giới thiệu các thực
phẩm có kẽm.
3.
Hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6 – Vệ sinh môi trường sống của
trẻ.
4.
Hưởng ứng ngày gia đình Việt Nam 28/6.
15 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1444 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế hoạch truyền thông giáo dục sức khoẻ của ngành học mầm non 2005 – 2006, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH TRUYỀN THÔNG GIÁO DỤC
SỨC KHOẺ
CỦA NGÀNH HỌC MẦM NON 2005 – 2006
Tháng 6/06:
1 . Giới thiệu các thực phẩm giàu Vitamin A.
Cách chế biến các món ăn từ các thực phẩm giàu Vitamin A.
2 . Vai trò của chất kẽm đối với sự phát triển cơ thể - Giới thiệu các thực
phẩm có kẽm.
3 . Hưởng ứng ngày Môi trường thế giới 5/6 – Vệ sinh môi trường sống của
trẻ.
4 . Hưởng ứng ngày gia đình Việt Nam 28/6.
******************
Thực phẩm giàu Vitamin A
Vai trò của vitamin A đối với cơ thể
Vitamin A là một vi chất có vai trò quan trọng đặc biệt đối với trẻ nhỏ, gồm 4 vai
trò chính như sau:
• Tǎng trưởng: Giúp trẻ lớn lên và phát triển bình thường. Thiếu Vitamin A trẻ sẽ
chậm lớn, còi cọc.
• Thị giác: Vitamin A có ai trò trong quá trình nhìn thấy của mắt, biểu hiện sớm
của thiếu Vitamin A là giảm khả nǎng nhìn thấy lúc ánh sáng yếu (quáng gà).
• Bảo vệ biểu mô: Vitamin A bảo vệ sự toàn vẹn của các biểu mô, giác mạc mắt,
biểu mô da, niêm mạc khí quản, ruột non và các tuyến bài tiết. Khi thiết Vitamin A,
biểu mô và niêm mạc bị tổn thương. Tổn thương ở giác mạc mắt dẫn đến hậu quả mù
loà.
• Miễn dịch: Vitamin A tǎng cường khả nǎng miễn dịch của cơ thể. Thiếu
Vitamin A làm giảm sức đề kháng với bệnh tật, dễ bị nhiễm trùng nặng đặc biệt
là Sởi, Tiêu chảy và viêm đường Hô hấp dẫn tới tǎng nguy cơ tử vong ở trẻ nhỏ.
Mới đây người ta còn phát hiện Vitamin A có khả nǎng làm tǎng sức đề kháng với
các bệnh nhiễm khuẩn, uốn ván, lao, sởi, phòng ngừa ung thư
Vitamin A là thành phần thiết yếu của sắc tố võng mạc nên rất quan trọng đối với
mắt. Ngoài ra, nó còn giúp giữ toàn vẹn lớp tế bào biểu mô bao phủ bề mặt và các
khoang trong cơ thể.
Thiếu vitamin A sẽ gây khô da ở màng tiếp hợp, giác mạc, nặng hơn sẽ làm thủng
giác mạc và dẫn đến mù lòa. Nó còn gây sừng hóa nang lông, bề mặt da thường nổi gai,
làm giảm tốc độ tăng trưởng và sức đề kháng của cơ thể với bệnh tật.
Thực phẩm giàu Vitamin A
Gan gà: 6.960mcg
Cà rốt: 5.040mcg
Gan lợn: 6.000mcg
Đu đủ chín: 2.100mcg
Trứng vịt lộn: 875mcg
Rau ngót: 6.650mcg
Lươn: 1.800mcg
Rau dền: 5.300mcg
Thừa vitamin A sẽ gây đau bụng, buồn nôn, bơ phờ, chậm chạp, phù gai thị, bong
da toàn thân. Ngộ độc có thể xảy ra khi uống trên 40.000 đơn vị mỗi ngày, gây đau
xương khớp, rụng tóc, môi khô nứt nẻ, chán ăn, gan lách to. Đối với phụ nữ mang thai
3 tháng đầu, nếu dùng quá 10.000 đơn vị vitamin A mỗi ngày có thể khiến thai nhi dị
dạng. Beta caroten - một tiền tố của vitamin A có hoạt tính cao nhất - có thể làm vàng
da, nhất là ở gan bàn tay, chân. Nhu cầu hàng ngày về vitamin A ở trẻ em là 400mcg và
người trưởng thành là 600mcg.
Chế biến một số món ăn từ thực phẩm giàu Vitamin A
Chế biến thức uống trị bệnh từ cà rốt
Chữa tiêu chảy ở trẻ nhỏ: 500g cà rốt, gọt vỏ, thái mỏng, nấu với 1 lít nước cho
thật nhừ, sau đó nghiền nát rồi cho thêm ít muối và nước cho đủ 1 lít, đun sôi trở lại.
Lọc lấy nước cho trẻ uống làm nhiều lần, mỗi lần 100-150 ml.
Cháo gạo cà rốt: Cho 200g cà rốt đã cạo sạch vỏ, xắt mỏng và 20g gạo (rang lên
càng tốt) vào nấu cho thật nhuyễn. Nêm một chút muối làm cháo cho trẻ ăn trong 1-2
ngày tiêu chảy.
(Vỏ cà rốt rất tốt, trong cả hai bài thuốc chữa tiêu chảy trên, khi chế biến để nguyên
vỏ càng tốt, nhưng cần phải rửa cho thật kỹ).
Cao huyết áp, viêm thận, tiểu đường, táo bón mãn tính, da khô, vảy...: 250g cà rốt
cạo vỏ, thái miếng, cộng với 250g dâu tây bỏ cuống, dùng máy ép hai thứ lấy nước cốt.
Lấy hỗn hợp trên hòa với 5 ml nước cốt chanh và 2-3 miếng đường phèn, chia uống vài
lần trong ngày.
500g cà rốt, 500g lê, nước chín để nguội 1.000 ml, 20ml mật ong. Lê rửa sạch để
ráo nước, ngâm với nước muối 3% trong 15 phút, sau đó thái miếng, dùng máy ép lấy
nước; cà rốt rửa sạch, cạo vỏ thái miếng, dùng máy ép lấy nước. Hòa hai thứ nước
ép với nhau, chế thêm mật ong, quấy đều rồi chia uống vài lần trong ngày. Đây cũng
là một loại đồ uống rất giàu chất dinh dưỡng, có tác dụng cường thân lực, bồi bổ sức
khỏe, làm đẹp da và râu tóc, phòng chống tích cực bệnh lý ung thư, đặc biệt thích hợp
với những người ở tuổi trung và lão niên.
150g cà rốt, 50g mật ong, nước chín để nguội vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái
thành miếng nhỏ rồi dùng máy ép lấy nước (nếu không có máy ép thì giã thật nát rồi
dùng vải bọc lại, vắt lấy nước cốt), cho mật ong và chế thêm nước vừa đủ, quấy đều
rồi uống. Dịch thể thu được có màu quất chín rất hấp dẫn, mùi vị thơm ngon tự nhiên.
Nước có công dụng bổ dưỡng, nâng cao năng lực miễn dịch của cơ thể, giúp phòng
chống bệnh cao huyết áp.
Phòng chống ung thư: 100g cà rốt, 500g mía, 80g chanh quả, nước chín để nguội
vừa đủ. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng, đem hầm thật nhừ, đánh nhuyễn rồi dùng
vải lọc lấy nước; mía róc vỏ, chẻ nhỏ, dùng máy ép lấy nước. Hòa nước cà rốt và nước
mía với nhau, vắt chanh, quấy đều rồi chia uống vài lần trong ngày. Dịch thể thu được
có màu hồng vàng, mùi thơm, vị ngọt, dùng làm nước giải khát và bổ dưỡng khá tốt.
Theo các nhà dinh dưỡng học Trung Quốc, loại đồ uống này có tác dụng phòng chống
ung thư.
Phục hồi sức khỏe: Cà rốt 150 g, 150g táo tây (loại táo quả to nhập từ Trung Quốc
hoặc châu Âu), 15ml nước cốt chanh, 10ml mật ong. Cà rốt và táo rửa sạch, thái miếng
rồi dùng máy ép lấy nước (với táo nên ép ngay vì để lâu sẽ bị biến màu, nếu cần thì
ngâm trong dung dịch nước muối 2-3%), cho mật ong và nước chanh vào quấy thật kỹ
và uống hàng ngày. Đây là loại thức uống có tác dụng nâng cao sức đề kháng và giúp
phục hồi sức khỏe rất tốt.
Cao huyết áp và chán ăn: 250g cà rốt, 100g quýt, 150g chuối tiêu chín, 2 miếng
đường phèn. Cà rốt rửa sạch, cạo vỏ, thái miếng, dùng máy ép lấy nước; quất vắt lấy
nước cốt. Chuối tiêu bóc vỏ, đánh nhuyễn rồi đổ nước cà rốt và nước quất vào, quấy
thật đều, chế thêm đường phèn, chia uống vài lần trong ngày. Loại nước này có mùi
thơm khá đặc biệt, dễ uống và giá trị bổ dưỡng rất cao, đặc biệt thích hợp cho những
người bị cao huyết áp và chán ăn.
Viêm họng, viêm phế quản: 1kg cà rốt, 250g trám tơi, 100g đường trắng. Cà rốt
rửa sạch, thái chỉ; trám bỏ hạt, thái lát mỏng. Hai thứ đem ép lấy nớc rồi đun sôi lên,
chế thêm đường trắng, chia uống vài lần trong ngày. Đây là loại nước giải khát và bổ
dưỡng rất hữu ích, đặc biệt thích hợp cho những người bị viêm họng, viêm phế quản,
viêm amiđan, viêm gan...
Tiêu tan mệt mỏi: Một quả táo tàu, một góc tư dứa cà hai của cà rốt, ép khoảng
250ml nước nguyên chất dùng làm nước giải khát rất thơm ngon và bổ dưỡng, có thể
làm tiêu tan mệt mỏi, tinh thần minh mẫn.
Thịt heo xào cà rốt
Thịt heo xào cà rốt là món ăn của người Trung Quốc, chế biến nhanh đơn giản,
giàu Vitamin A từ cà rốt.
Thànhphần
1 muỗng dầu thực vật
450g thịt heo nạc sắt thành những miếng mỏng nhỏ
3 tô nhỏ cà rốt cắt thành những lát mỏng
1/3 tách gia vị, hạt nêm
2 nhánh hành xanh, rửa sạch, cắt nhỏ
Chế biến
Đun nóng dầu thực vật ở nhiệt độ trung bình. Thêm thịt và cà rốt vào đảo đều trong
vòng 5 phút.
Nêm gia vị, hạt nêm rồi đun, đảo đều trong 7 phút cho đến khi cà rốt khô và săn lại.
Trút hành xanh vào đảo thêm 1 phút rồi bắc ra ăn nóng.
Sinh tố đu đủ sữa
Sữa đu đủ là loại thức uống mát miệng, thơm ngon, thích hợp với người suy nhược
cơ thể, da khô.
Lấy một lát đu đủ chín, tươi, cắt thành những miếng nhỏ cho vào cốc sữa. Nếu
không sẵn sữa tươi, có thể dùng sữa bột. Cho thêm ít mật ong, ít nước đun sôi để nguội
rồi cho vào máy xay sinh tố. Cũng có thể dùng dao, thìa băm nhuyễn đu đủ ra. Pha
xong, nên uống ngay
Trong sữa chứa hàm lượng anbumin, đường, các sinh tố và khoáng chất kích
thích công năng tiêu hoá, giảm thiểu lượng cholesterol trong máu, giúp phòng tránh
các bệnh về tim, tiểu đường. Đu đủ chứa protease, giúp phân giải protein thành acid
amin, phân giải protein khó tiêu hoá trong ruột, đồng thời phân giải mỡ rất nhanh.
Cocktail hoa quả
Vật liệu:
- 1/2 quả đu đủ chín
- 1/2 quả dứa
- 1/2 quả dưa lê
- 2 quả chuối
- 2 quả kiwi
- 50 g dâu tây và 300 g đường kính trắng.
CÁCH LÀM VÀ TRÌNH BÀY:
Đu đủ gọt vỏ, bỏ hạt, cắt miếng nhỏ cho vào nồi đổ ngập nước. Đun sơi
nửa chừng khoảng 5 phút thì vớt ra ngồi nhúng nước lạnh và để ráo hết nước.
Cho khoảng 7 bát con nước vào nồi, bỏ đu đủ vào đun. Khi sơi vặn nhỏ lửa đun
trong 10 phút. Đu đủ mềm bỏ đường vào đun cho đến khi tan đường thì cho dâu tây,
dứa, lê và kiwi vào đun tiếp khoảng 10 phút. Cuối cùng cho chuối vào đun, sơi thì bắc
ra khỏi bếp.
* Lưu ý:
Với cách làm này bạn cĩ thể chọn các loại hoa quả theo ý thích. Nếu sử
dụng lê phải ngâm trong nước lạnh trước khi nấu, nếu khơng lê sẽ bị biến mầụ
Cocktail hoa quả để lạnh, trước khi ăn cĩ thể chế thêm đường.
Món ăn bổ dưỡng và vị thuốc từ rau ngót
Rau ngót là loại rau lành và bổ dưỡng. Không chỉ là một món ăn thông thường,
rau ngót còn có tác dụng chữa dị ứng, tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, chữa đổ mồ hôi trộm,
chứng đái dầm ở trẻ em.
- Với chứng đái dầm ở trẻ em, cách chữa bằng rau ngót rất đơn giản. Chỉ cần 40g
rau ngót tươi rửa sạch, giã nát, sau đó cho một ít nước đun sôi để nguội vào rau ngót đã
giã, rồi khuấy đều, để lắng và gạn lấy nước.
Phần nước gạn được chia làm hai lần để uống, mỗi lần uống cách nhau khoảng 10
phút. Bài thuốc này không chỉ chữa chứng đái dầm ở trẻ em mà còn chữa được bệnh dị
ứng, chữa sót nhau.
- Với chứng tưa lưỡi ở trẻ sơ sinh, cách chữa bằng rau ngót cũng rất đơn giản. Lấy
lá rau ngót tươi rửa sạch, giã nát lấy nước bôi đều lên lưỡi vài lần là khỏi.
- Chữa chứng đổ mồ hôi trộm, táo bón ở trẻ em, lấy 30g rau ngót, 30g bầu đất, 1
quả bầu dục lợn rồi nấu canh cho trẻ ăn. Đây không chỉ là món canh ngon, bổ dưỡng
lại có tác dụng chữa bệnh, mà nó còn là vị thuốc kích thích ăn uống với những trẻ chán
ăn.
- Món canh rau ngót tưởng như rất bình thường, nhưng thực sự, dù chỉ là canh nấu
suông hay canh nấu với thịt, nó đều là một vị thuốc bổ, giúp tăng cường sức khoẻ với
người mới ốm dậy, người già yếu hoặc phụ nữ sau khi sinh.
- Đặc biệt, với những phụ nữ sắp sinh con, hàng ngày nếu được ăn canh rau ngót
nấu với mùng tơi sẽ giúp tăng sức cho các bắp thịt, giúp việc sinh nở dễ dàng hơn
Gan lợn nướng
Vật liệu
500 gr gan lợn
200 gr mỡ gáy
Muối, đường, bột ngọt, tiêu xay, xì dầu, ngũ vị hương, dàu mè, hành tím, tỏi khô.
Cách làm
Gan lợn đem xắt miếng cỡ 3x5cm dày dộ 0,4cm.
Mỡ gáy cũng được xắt như gan nhung mỏng hơn, liệu chừng cắt bao nhiêu miếng
gan thì cắt bấy nhiêu mỡ. ướp gan + mỡ lợn với 3 củ hành tím + 5 nhánh tỏi băm nhỏ +
1/6 muỗng cà phê ngũ vị hương + 1/2 muỗng cà phê bột ngọt + 1 muỗng cà phê đường
+ 1/2 muỗng cà phê tiêu, trộn tất cả thật đều để độ 30 phút cho thịt thấm.
Hành tây đem bóc sạch vỏ, chẻ hành thành nhũng múi có bản rộng cỡ miếng gan.
Chế biến
Ðổ vào tô gam 1 muỗng xúp dầu mè, sau đo lấy cây xiên thịt, xiên 1 miếng gan +
1 miếng mỡ + 1 miếng hành tây. Ðem nướng xiên gan trên bếp lửa, khi gan và mỡ đã
xém vàng là gan đã chín.
Trình bày:
Xếp một ít xà lách giòn đã trộn dầu giấm ra đĩa, sau đó tuốt những xiên gan nuống
lên trên, có thể trình bày thêm vài lát cà chua cho đẹp mắt. Món này được dọn ăn nóng
chấm thêm với xì dầu có thả ớt xắt khoanh hoặc hoà thêm với tương ớt.
Lươn hầm xả
Lươn hầm cùng sả và củ cải. Món canh có thể ăn cùng bún và rau mồng tơi, chao.
Nguyên liệu:
- 1 con lươn 600g
- 250g củ cải trắng;
- 5 cây sả
- 2 ít nước dùng
- 1 bó rau mồng tơi
- 1 kg bún
- 1 hũ chao nhỏ + muối
- Đường, nước mắm; tiêu + sả băm nhuyễn; ớt băm nhỏ.
Thực hiện:
- Lươn làm sạch, rửa, cắt khúc dài 5cm, ướp nước mắm + tiêu + ớt băm nhỏ + sả
băm nhuyễn + 1/2 muỗng cà phê đường.
- Củ cải trắng gọt vỏ, rửa, cắt dọc làm tư, cắt khúc dài 5cm.
- Sả cắt gốc, tách bỏ lá già, rửa, cắt bỏ phần lá, phần đầu sả cắt khúc dài 5cm, đập
dập.
- Rau mồng tơi nhặt, rửa vẩy ráo, luộc vừa chín, xóc ráo.
- Tán nhuyễn các viên chao và khuấy đều với đường, múc cho vào chén nhỏ.
- Cho vào xoong nước dùng + sả đập dập nấu sôi trên lửa vừa 10 phút, cho lươn +
củ cải trắng vào nấu sôi, bớt lửa, hầm trên lửa nhỏ 20 phút, cho muối vào, để sôi lại 5
phút nhấc xuống.
- Bún cắt ngắn, xếp rau mồng tơi quanh viền đĩa, cho bún vào giữa.
- Múc ra thố, dọn dùng nóng với bún + rau mồng tơi + chao.
Vai trò của chất kẽm đối với sự phát triển cơ thể
Kẽm là vi chất quan trọng duy trì sức khỏe và dinh dưỡng của con người.
Thiếu kẽm có thể dẫn đến một số rối loạn tiêu hóa, chuyển hóa, thần kinh...
Cho trẻ ăn thức ăn có
nguồn gốc
từ động vật để bổ sung
kẽm
Kẽm tham gia vào các hoạt động của trên 300 enzym trong các phản ứng sinh
học quan trọng, trong đó có các enzym tiêu hóa. Đặc biệt là các enzym cần thiết cho
sự tổng hợp protein, acid nucleic cũng như sự tổng hợp, bài tiết và hoạt động của
nhiều hormon tăng trưởng quan trọng như GH, IGF-1, testosteron, insulin, thymulin.
Do đó, kẽm cần thiết cho việc phiên mã gien, sinh sản, tái tạo và nhân đôi tế bào;
cần cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của các chức năng về miễn dịch,
tiêu hóa, não, nội tiết, xương, cơ, sự trưởng thành giới tính cũng như chống oxyt hóa.
Thiếu kẽm gây ra tình trạng suy giảm tiêu thụ năng lượng nên thường kết hợp với
thiếu năng lượng và nhiều dưỡng chất khác
Chất kẽm giúp tăng hấp thu, tổng hợp chất đạm, phân chia tế bào, tăng cảm giác
ngon miệng nên rất quan trọng đối với trẻ em. Trẻ nhũ nhi, trẻ nhỏ, vị thành niên và
phụ nữ mang thai rất dễ bị thiếu kẽm do nhu cầu tăng cao. Thiếu kẽm ở phụ nữ mang
thai làm giảm cân nặng và chiều cao trẻ sơ sinh. Nhiều nghiên cứu cho thấy việc bổ
sung kẽm giúp cải thiện chiều cao đối với trẻ thấp lùn và tăng cân nhanh ở trẻ suy dinh
dưỡng.
Kẽm giúp cơ thể chống chọi với bệnh tật do thúc đẩy các tế bào miễn dịch hoạt
động hiệu quả hơn, làm lành vết thương. Việc thiếu kẽm sẽ ảnh hưởng xấu đến sự
phát triển và chức năng của hầu hết các tế bào miễn dịch, khiến ta dễ bị nhiễm trùng,
tăng nguy cơ tiêu chảy cấp, viêm đường hô hấp, sốt rét...
Kẽm sẽ giúp con người ăn ngon miệng hơn. Thiếu nó, sự chuyển hóa của các tế bào
vị giác bị ảnh hưởng, gây biếng ăn do rối loạn vị giác. Không chỉ có tác dụng với thể
chất, tình trạng thiếu kẽm còn ảnh hưởng xấu đến tinh thần, nó khiến bạn dễ nổi cáu.
Nguyên nhân là kẽm giúp vận chuyển canxi vào não, mà canxi lại đứng đầu trong danh
sách các chất giúp ổn định thần kinh.
Trong 3 tháng đầu đời,
mỗi ngày em bé cần 120-
140 mcg kẽm cho 1 kg thể
trọng. Nhu cầu này giảm
dần và đến 6-12 tháng chỉ
còn 1/4. Ở tuổi dậy thì, do
cơ thể tăng trưởng nhanh
nên nhu cầu kẽm lại tăng
vọt, khoảng 0,5 mg một
ngày.
Phụ nữ mang thai cần
100 mg kẽm trong suốt
thai kỳ; nhu cầu trong 3
tháng cuối cao gấp đôi
người không mang thai.
Thiếu kẽm đang là vấn đề phổ biến trong cộng đồng, đặc biệt là ở những nước
nghèo, có chế độ ăn chủ yếu là ngũ cốc, ít thức ăn động vật. Theo nghiên cứu của tiến
sĩ Nguyễn Xuân Ninh,Viện Dinh Dưỡng Quốc gia, tỷ lệ thiếu kẽm ở trẻ em Việt Nam
khá cao: 25-40%, tùy địa phương và nhóm tuổi. Tình trạng này thường gặp ở trẻ nhỏ,
trẻ sinh non, không được bú mẹ,dinh dưỡng (đặc biệt là suy dinh dưỡng thể còi), trẻ
hay các bệnh nhiễm trùng và ký sinh trùng. Phụ nữ mang thai và người cao tuổi cũng
hay thiếu kẽm.
Các thực phẩm có kẽm
Kẽm có mặt nhiều nhất trong các thực phẩm như trai, sò; khá nhiều trong thịt nạc
đỏ (heo, bò), ngũ cốc thô và các loại đậu (25-50 mg/kg). Ngũ cốc qua sơ chế, gạo đánh
bóng, thịt mỡ chứa lượng kẽm vừa phải (10-25 mg/kg). Cá, rau củ, rau lá xanh và trái
cây cũng chứa kẽm nhưng ít.
Ngày Môi trường Thế Giới 5/6
LỊCH SỬ VÀ Ý NGHĨA NGÀY MÔI TRƯỜNG THẾ GIỚI
Bắt đầu từ những năm 1960, những dấu hiệu cho thấy sự phát triển ngày càng tăng
của nạn suy thoái môi trường đã ngày một rõ ràng hơn, con người đã bắt đầu ý thức
được về những ảnh hưởng có hại của mình đối với môi trường sống. Hội nghị của
Liên Hợp Quốc về con người và môi trường tổ chức tại Stockholm (thủ đô Thuỵ Điển)
trong thời gian 5-6/6/1972 là kết quả của những nhận thức mới này, là hành động đầu
tiên đánh dấu sự nỗ lực chung của toàn thể nhân loại nhằm giải quyết các vấn đề về
môi trường. Trong cuộc họp này, Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc cũng
đã được thành lập vào ngày 5/6/1972. Kể từ đó, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 5/6 hàng
năm làm ngày Môi trường Thế giới và khuyến khích những người dân, Chính phủ và
các tổ chức của tất cả các nước trên thế giới tổ chức các hoạt động nhằm cải thiện môi
trường ở nước mình trong ngày này.
Ở nhiều nước các hoạt động kỷ niệm ngày này đã thực sự thu hút sự chú ý của giới
chính trị và thúc đẩy các hoạt động chính trị nhằm làm cho các Chính phủ tham gia ký
kết và thông qua các hiệp ước quốc tế về bảo vệ môi trường. Mỗi năm Liên hợp quốc
sẽ chọn ra một thành phố làm nơi tổ chức các hoạt động trọng tâm của cả thế giới để
kỷ niệm ngày này và đưa ra một chủ đề riêng nào đó làm trọng tâm chính cho các hoạt
động môi trường trong năm. Trong ngày này, nhân dân trên toàn thế giới sẽ nhận được
một thông điệp chính thức của Tổng thư ký Liên Hợp Quốc, trong đó có nêu lên các
vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường chung trên toàn thế giới. Bắt đầu từ năm
1987, để khuyến khích tinh thần và trách nhiệm bảo vệ môi trường của toàn thể nhân
dân trên thế giới, Liên Hợp Quốc đã phát động thêm Lễ trao giải thưởng Global 500
được tổ chức vào đúng ngày môi trường thế giới tại thành phố được chọn làm trung
tâm tổ chức lễ kỷ niệm ngày này trên thế giới. Hàng năm, Liên Hợp Quốc sẽ chọn ra
những người có nhiều đóng góp cho hoạt động bảo vệ môi trường để trao Giải thưởng
Global 500.
Bắt đầu từ năm 1982, Việt Nam cũng đã hưởng ứng các hoạt động kỷ niệm ngày lễ
này trong phạm vi cả nước. Hàng năm, Cục Bảo vệ Môi trường/ Bộ Tài nguyên và Môi
trường thường phối hợp với các cơ quan liên quan phát động và tổ chức sôi nổi ngày lễ
này ở tất cả các tỉnh thành trên cả nước với các hoạt động như: tổ chức các chiến dịch
làm sạch đẹp môi trường sống, môi trường làm việc... và cũng chọn ra một địa phương
nào đó làm nơi tổ chức các hoạt động trọng tâm cho cả nước. Lễ kỷ niệm Ngày 5/
6 hàng năm ở Việt Nam thường có sự tham gia của mọi tầng lớp dân chúng như: các
quan chức Chính phủ, đại diện của các cơ quan, tổ chức quốc tế và các đại sứ quán ở
Việt Nam, học sinh, sinh viên và các tổ chức xã hội quần chúng...
Ngày gia đình Việt Nam 28/6
*Gia đình là tế bào của xã hội, nơi duy trì nòi giống, là môi trường quan trọng hình
thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hoá truyền
thống tốt đẹp, chống lại các tệ nạn xã hội, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Nhiều gia đình cộng lại mới thành xã hội,
gia đình tốt thì xã hội mới tốt, xã hội tốt thì gia đình càng tốt. Hạt nhân của xã hội là gia
đình”.
Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những
chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hoá dân tộc. Những giá trị
truyền thống quý báu như lòng yêu nước, yêu quê hương, yêu thương đùm bọc lẫn
nhau, thuỷ chung, hiếu nghĩa, hiếu học, cần cù và sáng tạo trong lao động, bất khuất,
kiên cường vượt qua mọi khó khăn, thử thách đã được gia đình Việt Nam gìn giữ, vun
đắp và phát huy trong suốt quá trình lịch sử dựng nước và giữ nước. Qua nhiều thời kỳ
phát triển, cấu trúc và quan hệ trong gia đình Việt Nam có những thay đổi, nhưng chức
năng cơ bản của gia đình vẫn tồn tại và gia đình vẫn là một nhân tố quan trọng, không
thể thiếu trong sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước.
Sau gần 20 năm thực hiện đường lối đổi mới, đất nước đã đạt được những thành
tựu quan trọng trong phát triển kinh tế, xã hội, góp phần nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho mọi gia đình. Kinh tế hộ gia đình thực sự đóng vai trò quan trọng trong
việc duy trì sự tăng trưởng tổng thu nhập quốc dân hàng năm. Phong trào xây dựng đời
sống văn hoá mới ở cơ sở phát triển