Kế toán kiểm toán - Chương 2: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần

Đánh thuế trùng và biện pháp tránh đánh thuế trùng trong đầu tư • Khái quát chung về hiệp định thuế • Nội dung cơ bản của hiệp định thuế

pdf11 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1348 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kế toán kiểm toán - Chương 2: Hiệp định tránh đánh thuế hai lần, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HIỆP ĐỊNH TRÁNH ĐÁNH THUẾ HAI LẦN Chương 2 NỘI DUNG • Đánh thuế trùng và biện pháp tránh đánh thuế trùng trong đầu tư • Khái quát chung về hiệp định thuế • Nội dung cơ bản của hiệp định thuế Đánh thuế trùng và biện pháp tránh đánh thuế trùng •Khái niệm •Các trường hợp trùng thuế •Ảnh hưởng của đánh thuế trùng •Các biện pháp tránh đánh thuế trùng Khái niệm đánh thuế trùng • Đánh thuế trùng quốc tế là hiện tượng hai hoặc nhiều quốc gia (vùng lãnh thổ) cùng áp dụng các loại thuế tương tự trên cùng một khoản thu nhập chịu thuế hoặc tài sản chịu thuế của cùng một đối tượng nộp thuế trong cùng một thời kỳ tính thuế. Việc dùng thuật ngữ "đánh thuế trùng quốc tế " ở đây để phân biệt với đánh thuế trùng xảy ra trong khi thiết kế luật thuế thu nhập tại mỗi nước trong quan hệ giữa lợi nhuận, cổ tức và thu nhập của cổ đông. Các trường hợp trùng thuế • Cư trú trùng: Hai quốc gia đều coi công dân hay tổ chức đó là đối tượng nộp thuế. • Trùng nguồn • Cạnh tranh nguồn và nơi cư trú: Một nước coi là nguồn một nước coi là cư trú • Điều chỉnh lợi nhuận (thuế trùng về kinh tế): quy định về điều chỉnh chi phí phát sinh nghĩa vụ thuế. Ảnh hưởng của đánh thuế trùng • Đối với nước đầu tư (nước phát triển) - Nguồn lợi tức thu được từ hoạt động đầu tư nước ngoài phải chịu một gánh nặng thuế cao hơn so với đầu tư trong nước - Không khuyến khích nghiên cứu và phát triển kỹ thuật, công nghệ mới - Ảnh hưởng đến phân công lao động quốc tế • Đối với nước tiếp nhận đầu tư (đang phát triển) - Không thu hút được đầu tư nước ngoài Các biện pháp tránh đánh thuế trùng • Các phương thức tránh đánh thuế trùng - Phương thức đơn phương - Phương thức song phương (hơn 2000 hiệp định) • Các biện pháp tránh đánh trùng thuế - Miễn thuế - Khấu trừ thuế - Trừ chi phí (coi thuế như môt khoản phí) - Khoán thuế Khái quát chung về hiệp định thuế • Khái niệm: Là văn bản ký kết giữa các quốc gia nhằm phân định quyền và nghĩa vụ mỗi bên đối với thuế trực thu của các tổ chức, cá nhân • Bản chất của hiệp định thuế + Quan hệ hiệp định với nội luật: Tùy từng quốc gia mà được quy định trong nội luật hay hiến pháp, hiệp định có giá trị pháp lý cao hơn luật. + Phạm vi áp dụng: Tất cả các loại thu nhập và tùy thuộc vào nhà nước 1 cấp hay 2 cấp Khái quát chung về Hiệp định thuế • Các mục tiêu của hiệp định: - Tránh đánh trùng thuế - Chống lại trốn lậu thuế - Không phân biệt đối xử: Bình đẳng giữa đối tượng cư trú và không cư trú - Có cơ chế giải quyết tranh chấp: là Hiệp định • Mẫu hiệp định và diễn giải hiệp định • Giải thích hiệp định Nội dung cơ bản của Hiệp định thuế Một hiệp định thuế dù dược kí kết trên cơ sở Mẫu OECD, Mẫu UN hay Mẫu riêng của các quốc gia đàm phán bao giờ cũng bao gồm 7 Chương với khoảng 28-30 Điều được kết cấu với các phần như sau: •Phần các định nghĩa cơ bản của Hiệp định gồm 2 chương đầu với 5 Điều •Phần phân chia quyền đánh thuế đối với một số loai thu nhập cơ bản gồm 16-17 Điều của Chương III. Trường hợp cac snước kí kết cả thuế đối với tài sản thì sẽ có thêm một Điều của Chương IV. Nội dung cơ bản của Hiệp định thuế (tiếp) • Phần qui định các biện pháp tránh đánh thuế hai lần gồm 1 Điều của Chương V. • Phần một số các qui định đặc biệt gồm 3 Điều của Chương VI. Phần này giải quyết các vấn đề về không phân biệt đối xử, trao đổi thông tin và thủ tục thoả thuận song phương. • Phần Hiệu lực và kết thúc hiệp định gồm 2 Điều của Chương VII. • Điều 23: Các biện pháp tránh đánh trùng thuế