Kế toán kiểm toán - Chương 3: Phân loại kiểm toán

Khái quát chung về các cách phân loại kiểm toán  Phân loại kiểm toán theo đối tượng kiểm toán  Phân loại kiểm toán theo tổ chức bộ máy kiểm toán

pdf21 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1934 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kế toán kiểm toán - Chương 3: Phân loại kiểm toán, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương 3 Phân loại kiểm toán Phân loại kiểm toán Khái quát chung về các cách phân loại kiểm toán Phân loại kiểm toán theo đối tượng kiểm toán Phân loại kiểm toán theo tổ chức bộ máy kiểm toán 2. Phân loại kiểm toán theo đối tượng kiểm toán 2.1. Kiểm toán tài chính 2.2. Kiểm toán nghiệp vụ 2.3. Kiểm toán tuân thủ 2.1. Kiểm toán tài chính Khái niệm: Kiểm toán tài chính là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến về các Bảng khai tài chính của các thực thể kinh tế do các KTV có trình độ nghiệp vụ tương xứng thực hiện dựa trên hệ thống pháp lý đang có hiệu lực. Mục tiêu của kiểm toán tài chính: xác minh tính trung thực, hợp pháp và hợp lý của các thông tin trên Bảng khai tài chính. 2.1. Kiểm toán tài chính Đặc trưng của kiểm toán tài chính  Đối tượng kiểm toán: Các Bảng khai tài chính  Chủ thể tiến hành kiểm toán: KTVNN, KTVĐL, KTVNB (trong đó KTVNN và KTĐL thực hiện là chủ yếu)  Khách thể kiểm toán: thực thể kinh tế  Trình tự tiến hành kiểm toán: ngược trình tự kế toán  Giá trị pháp lý của cuộc kiểm toán: tùy thuộc vào chủ thể kiểm toán  Cách thức tiến hành kiểm toán: phân chia theo khoản mục hoặc theo chu trình  Cơ sở pháp lý thực hiện cuộc kiểm toán:  Hệ thống chuẩn mực và chế độ kế toán hiện hành  Hệ thống chuẩn mực kiểm toán 2.2. Kiểm toán nghiệp vụ Khái niệm: Kiểm toán nghiệp vụ (kiểm toán hoạt động) là việc thẩm tra các trình tự và các phương pháp tác nghiệp ở bộ phận hoặc đơn vị được kiểm toán nhằm nâng cao tính hiệu quả và hiệu năng của từng hoạt động hay nghiệp vụ của đơn vị được kiểm toán. Mục tiêu của kiểm toán nghiệp vụ: nhằm nâng cao tính hiệu quả và hiệu năng của từng hoạt động và nghiệp vụ của đơn vị được kiểm toán. 2.2. Kiểm toán nghiệp vụ Đặc trưng của kiểm toán nghiệp vụ  Đối tượng kiểm toán: Các nghiệp vụ hay hoạt động  Nghiệp vụ tài chính: nghiệp vụ về quỹ, vật tư, thanh toán...  Nghiệp vụ phi tài chính: đánh giá cơ cấu tổ chức, hiệu quả sử dụng máy tính,...  Chủ thể tiến hành kiểm toán: KTVNN, KTVĐL, KTVNB (KTVNB thực hiện là chủ yếu,KTVĐL thực hiện khi được ủy quyền)  Khách thể kiểm toán: bộ phận hay đơn vị  Trình tự tiến hành kiểm toán: xuôi theo trình tự kế toán  Giá trị pháp lý của cuộc kiểm toán: thấp (mang tính nội bộ)  Cơ sở pháp lý thực hiện cuộc kiểm toán: không có chuẩn mực chung đánh giá tính hiệu quả và hiệu năng đối với các nghiệp vụ mà tùy thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng loại nghiệp vụ để xây dựng tiêu chí đánh giá cho phù hợp 2.3. Kiểm toán tuân thủ Khái niệm: Kiểm toán tuân thủ là hoạt động xác minh và bày tỏ ý kiến mức độ tuân thủ chế độ, thể lệ, luật pháp của Nhà nước hoặc nội quy của đơn vị được kiểm toán Mục tiêu của kiểm toán tuân thủ: nhằm đánh giá mức độ tuân thủ chế độ,thể lệ,luật pháp của Nhà nước hoặc nội quy của đơn vị được kiểm toán. 2.3. Kiểm toán tuân thủ Đặc trưng của kiểm toán tuân thủ  Đối tượng kiểm toán: Mức độ tuân thủ chế độ, thể lệ và pháp luật của Nhà nước hoặc nội quy của đơn vị được kiểm toán  Chủ thể tiến hành kiểm toán: KTVNN, KTVĐL, KTVNB (KTVNN và KTVNB thực hiện là chủ yếu)  Khách thể kiểm toán: bộ phận hay đơn vị, cá nhân  Trình tự tiến hành kiểm toán: kết hợp theo trình tự xuôi hoặc ngược với trình tự kế toán  Giá trị pháp lý của cuộc kiểm toán: Cao (kết quả gắn liền xử lý sai phạm)  Cơ sở pháp lý thực hiện cuộc kiểm toán: Chế độ, thể lệ, luật pháp của Nhà nước hoặc nội quy của đơn vị được kiểm toán 3. Phân loại kiểm toán theo tổ chức bộ máy kiểm toán 3.1. Kiểm toán Nhà nước 3.2. Kiểm toán độc lập 3.3. Kiểm toán nội bộ 3.1.Kiểm toán Nhà nước Khái niệm: Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước thực hiện chức năng kiểm toán tài sản công. Chủ thể tiến hành kiểm toán: KTV Nhà nước KTVNN là công chức nhà nước và được hưởng lương từ ngân sách nhà nước. Thực hiện cuộc kiểm toán không thu phí. Chú ý: không cần có chứng chỉ hành nghề (CPA) 3.1. Kiểm toán Nhà nước Đặc trưng của kiểm toán Nhà nước  Khách thể kiểm toán là khách thể bắt buộc: đơn vị, tổ chức và cá nhân có sử dụng vốn và kinh phí từ ngân sách nhà nước ( >51% vốn và kinh phí từ NSNN)  Mối quan hệ giữa chủ thể kiểm toán và khách thể kiểm toán là ngoại kiểm  Tính pháp lý của cuộc kiểm toán: mang tính cưỡng chế và bắt buộc thông qua Lệnh kiểm toán  Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: Kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ  Giá trị pháp lý của cuộc kiểm toán: có giá trị pháp lý cao vì kết quả cuộc kiểm toán được công bố rộng rãi và cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền. 3.1. Kiểm toán Nhà nước  Mô hình tổ chức : 3 mô hình  KTNN trực thuộc Quốc hội Ví dụ: KTNN của Mỹ, Canada, Việt Nam (từ 2006 đến nay)  KTNN trực thuộc Chính phủ Ví dụ: KTNN Việt Nam trước năm 2006, KTNN của Nhật Bản, Trung Quốc.  KTNN độc lập với Quốc hội và Chính phủ Ví dụ: Tòa thẩm kế của Cộng hòa Pháp, KTNN của Cộng hòa liên bang Đức. 3.2.Kiểm toán độc lập Khái niệm: Kiểm toán độc lập là tổ chức của các kiểm toán viên chuyên nghiệp kinh doanh dịch vụ kiểm toán và các dịch vụ khác có liên quan như: dịch vụ tư vấn thuế, tài chính, tuyển dụng và đào tạo,... Chủ thể tiến hành kiểm toán: KTV độc lập  KTVĐL là các KTV chuyên nghiệp.  Những tiêu chuẩn để trở thành KTVĐL: o Trình độ chuyên môn: chứng chỉ hành nghề CPA o Đăng ký hành nghề o Đạo đức nghề nghiệp o Tính độc lập  Thực hiện cuộc kiểm toán có thu phí. 3.2. Kiểm toán độc lập Đặc trưng của kiểm toán độc lập  Khách thể kiểm toán  Khách thể bắt buộc: theo quy định của pháp luật  Khách thể tự nguyện: tổ chức, đơn vị và cá nhân có nhu cầu kiểm toán  Mối quan hệ giữa chủ thể kiểm toán và khách thể kiểm toán là ngoại kiểm  Tính pháp lý của cuộc kiểm toán: mang tự nguyện thông qua Hợp đồng kiểm toán  Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: Kiểm toán tài chính và kiểm toán nghiệp vụ  Giá trị pháp lý của cuộc kiểm toán: có giá trị pháp lý cao vì kết quả cuộc kiểm toán được những người quan tâm sử dụng để đưa ra quyết định. 3.2. Kiểm toán độc lập  Mô hình tổ chức : 2 mô hình  Văn phòng kiểm toán Không được hoạt động tại Việt Nam nhưng phát triển mạnh ở Mỹ và Trung Quốc  Công ty kiểm toán Công ty kiểm toán đa quốc gia (Big 4) Công ty kiểm toán quốc gia 3.3. Kiểm toán nội bộ Khái niệm: Kiểm toán nội bộ là bộ máy trong đơn vị thực hiện chức năng kiểm toán phục vụ cho nhu cầu quản trị của đơn vị. Chủ thể tiến hành kiểm toán: KTVNB KTVNB là kiểm toán viên không chuyên nghiệp. Họ là những kế toán viên giỏi lâu năm hoặc những nhà quản lý có kinh nghiệm,... 3.3. Kiểm toán nội bộ Đặc trưng của kiểm toán nội bộ  Khách thể kiểm toán: Khách thể kiểm toán bắt buộc là đơn vị hoặc bộ phận của đơn vị được kiểm toán  Mối quan hệ giữa chủ thể kiểm toán và khách thể kiểm toán:nội kiểm  Tính pháp lý của cuộc kiểm toán: mang tính cưỡng chế theo yêu cầu của Ban Giám đốc hoặc Hội đồng quản trị  Lĩnh vực kiểm toán chủ yếu: Kiểm toán nghiệp vụ và kiểm toán tuân thủ  Giá trị pháp lý của cuộc kiểm toán: thấp do kết quả cuộc kiểm toán chỉ sử dụng nội bộ trong đơn vị 3.3. Kiểm toán nội bộ  Mô hình tổ chức : 2 mô hình  Giám định viên kế toán Xuất hiện doanh nghiệp vừa và nhỏ (thường thuê KTVĐL)  Bộ phận kiểm toán nội bộ Xuất hiện trong các tổng công ty, tập đoàn kinh tế Bài tập 3 a. Sai KTNB là bộ phận trực thuộc Ban quản trị hoặc Ban giám đốc nên KTNB không thể là sự kiểm soát bên ngoài đối với Ban quản trị. b. Sai vì KTVNN, KTVĐL và KTVNB đều thực hiện kiểm toán hoạt động c. Sai vì kiểm toán hoạt động không có tiêu chí chung hay chuẩn mực chung mà tùy thuộc vào đặc điểm và tính chất của từng loại nghiệp vụ hay hoạt động để xây dựng tiêu chí đánh giá cho phù hợp. d. Sai vì KTVNB có thực hiện kiểm toán tài chính nhưng không chủ yếu. Bài tập 3 e. Sai. Hai yếu tố quan trọng của kiểm toán viên thực hiện kiểm toán là trình độ chuyên môn và tính độc lập do đó khi tiến hành cuộc kiểm toán tuân thủ đòi hỏi KTV phải có tính độc lập f. Đúng. Vì mục tiêu của kiểm toán báo cáo tài chính là đánh giá tính trung thực, hợp lý và hợp pháp của thông tin trong BCTC. Mục tiêu của KTNV là đánh giá tính hiệu quả và hiệu năng của từng nghiệp vụ hay hoạt động của đơn vị được kiểm toán g. Đúng h. Đúng. i. Đúng. j. Sai