Tóm tắt. Nội dung bài viết đề cập đến một nghiên cứu đánh giá kết quả học tập môn toán
của 16 học sinh khiếm thị lớp 1 tại các trường hòa nhập học sinh khiếm thị ở các tỉnh: Hà
Nội, Thái Bình, Hải Dương. Kết quả so sánh tương quan giữa khả năng giác quan, khả năng
trí tuệ và tính tích cực học tập (TTCHT) và kết quả học toán cho thấy: Có mối tương quan
mạnh và rõ nhất giữa khả năng giác quan với kết quả học tập môn toán và TTCHT của HS
khiếm thị; Có mối tương quan thuận giữa khả năng trí tuệ và khả năng học tập môn toán
với TTCHT của HS khiếm thị. Có thể thấy, để tăng cường khả năng học tập môn toán cho
học sinh khiếm thị, cùng với việc điều chỉnh dạy học phù hợp với nhu cầu học sinh, cần
chú ý tăng cường khả năng giác quan và tăng cường các hoạt động giúp HS khiếm thị tích
cực trong học tập như giúp các em hứng thú, tập trung và khả năng hợp tác.
7 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 173 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kết quả học tập môn Toán và tương quan với các yếu tố trong học tập của học sinh khiếm thị Lớp 1 hòa nhập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE
2014, Vol. 59, No. 6BC, pp. 351-357
This paper is available online at
KẾT QUẢ HỌC TẬP MÔN TOÁN VÀ TƯƠNG QUAN VỚI CÁC YẾU TỐ
TRONG HỌC TẬP CỦA HỌC SINH KHIẾM THỊ LỚP 1 HÒA NHẬP
Hoàng Thị Nho
Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội
Tóm tắt. Nội dung bài viết đề cập đến một nghiên cứu đánh giá kết quả học tập môn toán
của 16 học sinh khiếm thị lớp 1 tại các trường hòa nhập học sinh khiếm thị ở các tỉnh: Hà
Nội, Thái Bình, Hải Dương. Kết quả so sánh tương quan giữa khả năng giác quan, khả năng
trí tuệ và tính tích cực học tập (TTCHT) và kết quả học toán cho thấy: Có mối tương quan
mạnh và rõ nhất giữa khả năng giác quan với kết quả học tập môn toán và TTCHT của HS
khiếm thị; Có mối tương quan thuận giữa khả năng trí tuệ và khả năng học tập môn toán
với TTCHT của HS khiếm thị. Có thể thấy, để tăng cường khả năng học tập môn toán cho
học sinh khiếm thị, cùng với việc điều chỉnh dạy học phù hợp với nhu cầu học sinh, cần
chú ý tăng cường khả năng giác quan và tăng cường các hoạt động giúp HS khiếm thị tích
cực trong học tập như giúp các em hứng thú, tập trung và khả năng hợp tác.
Từ khóa: Học sinh khiếm thị, Giáo dục hòa nhập, khả năng giác quan, khả năng trí tuệ,
tính tích cực học tập, Kết quả học toán.
1. Mở đầu
Kết luận và kiến nghị của kì họp thứ 48, Hội nghị quốc tế các Bộ trưởng Giáo dục thế giới
27-28/11/2008 Geneve, Thụy Sỹ đã nhấn mạnh: "Giáo dục hoà nhập là một quá trình liên tục nhằm
cung cấp một nền giáo dục chất lượng cho tất cả mọi người, có tôn trọng sự đa dạng và những khác
biệt về nhu cầu và khả năng, đặc điểm và kì vọng trong học tập của các em học sinh và cộng đồng,
và loại bỏ tất cả các hình thức phân biệt đối xử" [5].
Học sinh (HS) khiếm thị có nhiều thách thức khi học hòa nhập do ảnh hưởng của những
khó khăn của khuyết tật thị giác, nhất là với những môn học đòi hỏi tư duy khái quát và lô gic cao
như môn Toán. Khi học toán, các em cần dựa vào những thông tin thị giác vì những khái niệm trừu
tượng về toán học cho phép HS hiểu được hình ảnh tổng thể. Những biểu tượng hình ảnh toán học
giúp cho HS có khả năng xử lí nhiều thông tin khác nhau mà không cần phải sử dụng suy diễn,
điều này giúp các em có được điều kiện tốt để giải quyết những vấn đề phức tạp hơn. HS khiếm thị
gặp nhiều khó khăn khi học toán vì thị giác là cơ quan giác quan cung cấp thông tin nhanh hơn,
hiệu quả hơn là sử dụng cảm nhận xúc giác từ bàn tay [1,2,3].
Liên hệ: Hoàng Thị Nho, e-mail: nhotrung2003@gmail.com
351
Hoàng Thị Nho
2. Nội dung nghiên cứu
2.1. Khái quát khảo sát thực trạng
Nghiên cứu tập trung đánh giá khả năng học toán qua kết quả khảo sát 16 HS khiếm thị tại
một số trường hòa nhập ở miền Bắc và tìm hiểu tương quan giữa khả năng giác quan, khả năng trí
tuệ và tính tích cực học tập với kết quả học toán của HS khiếm thị.
Các nội dung khảo sát cụ thể bao gồm: 1) Khả năng giác quan của HS khiếm thị; 2) Năng
lực trí tuệ của HS khiếm thị; 3) Kết quả học tập môn toán của HS khiếm thị lớp 1 hòa nhập; 4)
Tính tích cực học tập môn toán của HS khiếm thị lớp 1 hòa nhập.
Đối với nội dung khảo sát về năng lực trí tuệ của HS khiếm thị, chúng tôi sử dụng thang đo
trí tuệ Weschler (Ấn bản lần thứ IV – WISC-IV) để đánh giá một số mặt nhận thức và khả năng
giải quyết vấn đề của HS khiếm thị lớp 1 hòa nhập
2.2. Nội dung đánh giá
* Khả năng giác quan học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập
Chúng tôi đánh giá khả năng giác quan của HS khiếm thị thông qua đánh giá các mức độ kĩ
năng từ rất tốt (5 điểm) đến kém (1 điểm). Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Bảng 1.
Bảng 1. Mức độ sử dụng các kĩ năng giác quan trong học tập môn toán
(min = 1;max = 5)
TT Nội dung Tổng điểm XTB SD Thứ bậc
1 Sử dụng chiến lược đếm, so sánh 58 3,63 0,80 1
2 Phân loại (chất liệu, hình dạng) 39 2,44 0,72 6
3 Phân biệt xúc giác 53 3,31 0,70 3
4 Tri giác hình dạng 45 2,81 0,67 5
5 Tri giác kích thước và đối tượng 47 2,93 0,71 4
6 Phân biệt, nhận biết âm thanh 56 3,62 0,82 2
Xchung 49,6 3,12 0,73
Kết quả bảng trên cho thấy: Kĩ năng sử dụng chiến lược đếm và so sánh (XTB = 3, 63,
SD = 0, 80) và kĩ năng phân biệt, nhận biết âm thanh (XTB = 3, 63, SD = 0, 80) có điểm cao
nhất .Kĩ năng phân loại được đánh giá ở mức độ thấp nhất (XTB = 2, 44, SD = 0, 72). Sử dụng
các chiến lược xúc giác, đếm và giác quan tốt sẽ có ảnh hưởng đến việc cảm nhận, hiểu các khái
niệm biểu tượng về toán tốt hơn. Các em thường gặp khó khăn khi phân loại đồ vật theo tiêu chí
khác nhau ở mức độ có 3 đồ vật trở lên. Quan sát còn cho thấy, các em chưa có chiến lược sử dụng
xúc giác cảm nhận đồ vật và sắp xếp đồ vật trong so sánh như: Cần tri giác tổng thể, chi tiết và so
sánh giữa các đồ vật. Thực tế việc dạy học các kĩ năng giác quan cho HS khiếm thị của GV cũng
cho thấy, GV chưa thực sự chú trọng hướng dẫn các kĩ năng hỗ trợ giác quan và chưa đưa thành
mục tiêu dạy học để giúp các em được chuẩn bị tốt hơn trong học tập kĩ năng học đường.
* Khả năng trí tuệ của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập
Nội dung này, chúng tôi đánh giá hai lĩnh vực: (i) Tư duy ngôn ngữ, gồm: Tìm sự tương
đồng; Từ vựng; Hiểu biết; (ii) Trí nhớ công việc, gồm: Nhớ dãy số; Nhớ dãy số chữ cái. Chúng tôi
đã sử dụng thang WISC-IV để đánh giá nội dung này. Kết quả được trình bày ở Bảng 2.
352
Kết quả học tập môn Toán và tương quan với các yếu tố trong học tập...
Bảng 2. Kết quả đánh giá khả năng trí tuệ học sinh khiếm thị
TT Nội dung Tổng điểm X SD
Tư duy ngôn ngữ 92 5,75 3,21
1. Tìm sự tương đồng 94 5,88 3,07
2. Từ vựng 81 5,06 3,08
3. Hiểu biết 101 6,31 3,49
Trí nhớ công việc 120 7,50 4,05
4. Nhớ dãy số 141 8,81 3,44
5. Nhớ dãy số chữ cái theo trật tự 99 6,19 4,65
Kết quả bảng trên cho thấy, kết quả đạt được của HS khả năng về tìm sự tương đồng liên quan
đến khả năng khái quát của HS khiếm thị lớp 1 đạt giá trị thấp nhất (XTB = 5, 88, SD = 3, 08).
Quá trình đánh giá cho thấy, các em rất khó khăn khi khái quát được điểm chung giống nhau giữa
các từ vựng. Các em gặp khó khăn khi tìm sự giống nhau giữa các từ như: “sữa”, “nước”; “đông”,
“hè”....
Các kĩ năng nhớ dãy số, nhớ dãy số theo trật tự của HS khiếm thị đạt mức điểm khá cao.
Các em có thể nhớ các dãy số có từ 6 - 8 số khá tốt.
* Tính tích cực học tập môn toán của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập
Nghiên cứu nội dung này, chúng tôi đã sử dụng Phiếu quan sát TTCHT HS khiếm thị, gồm
4 nhóm tiêu chí. Kết quả nghiên cứu được trình bày ở Bảng 3.
Kết quả cho thấy, nhóm tiêu chí về tập trung vào bài học có kết quả cao nhất (XTB =
3, 77, SD = 0, 68), tiếp theo là nhóm tiêu chí hứng thú trong học tập (XTB = 3, 63, SD = 0, 11);
kiên trì nỗ lực học tập (XTB = 3, 18, SD = 0, 76), thấp nhất là nhóm kĩ năng hợp tác trong học
tập (XTB = 3, 06, SD = 0, 87).
Trong các tiêu chí về hứng thú tham gia bài học, tiêu chí có ý thức phát biểu ý kiến có kết
quả cao nhất (XTB = 3, 63, SD = 0, 11).Tính chủ động và tự giác nêu ý kiến giải đáp của HS đạt
được thấp nhất (XTB = 3, 06, SD = 0, 12). Có sự khác biệt nhiều kết quả đạt được của HS nên
hai tiêu chí trên đều có SD > 1.
Kết quả đạt được ở nhóm tiêu chí về hợp tác trong học tập của HS khiếm thị, tiêu chí tuân
thủ các quy tắc giao tiếp cơ bản trong các hoạt động học tập có kết quả đạt được ở HS khiếm thị
thấp nhất (XTB = 2, 75, SD = 0, 85). Quan sát các em khiếm thị trong học hợp tác nhóm cho
thấy, do thiếu kĩ năng giao tiếp trong học tập như luân phiên, nhận biết và phản hồi tương tác của
các bạn trong nhóm nên các em có xu hướng khó duy trì sự tham gia cùng các bạn nếu không có
sự hỗ trợ từ phía các bạn và giáo viên.
Điều này cho thấy, để HS khiếm thị tăng cường TTCHT, cần chú trọng hướng dẫn các em
học kĩ năng quy tắc giao tiếp cơ bản trong học tập và tương tác nhóm bạn ở lớp học
353
Hoàng Thị Nho
Bảng 3. Kết quả TTCHT của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập (N=16)
TT Nội dung Tổng X SD Thứ bậc
1 Hứng thú tham gia bài học 54 3,56 0,76 2
1.1 Chuẩn bị nội dung và đồ dùng học tập đầy đủ 52 3,25 1,00 3
1.2 Sẵn sàng tham gia vào các hoạt động học tập 55 3,44 0,81 2
1.3 Thường xuyên phát biểu ý kiến trong học tập 58 3,63 1,08 1
1.4 Chủ động, tự giác nêu ý kiến giải đáp 49 3,06 1,18 4
2 Tập trung vào bài học 60,3 3,77 0,68 1
2.1 Chú ý vào nội dung và hoạt động học tập 59 3,69 0,70 2
2.2 Lắng nghe hướng dẫn của GV và các bạn 59 3,69 0,95 3
2.3 Ít phân tán chú ý trong học tập 63 3,94 0,85 1
3 Kiên trì nỗ lực học tập 51 3,18 0,76 3
3.1 Không thể hiện nản chí khi thất bại 49 3,06 0,85 3
3.2 Cố gắng mức độ cao hoàn thành nhiệm vụ 53 3,31 0,87 1
3.3 Tìm cách khác nhau trong giải quyết nhiệm vụ 50 3,12 1,20 2
4 Hợp tác học tập 49 3,06 0,87 4
4.1 Trao đổi, thảo luận, ý kiến các bạn và GV 45 2,81 0,98 3
4.2 Đề nghị hỗ trợ khi cần giúp đỡ 51 3,19 0,91 2
4.3 Hoàn thành nhiệm vụ của nhóm giao cho 56 3,50 0,98 1
4.4 Tuân thủ quy tắc giao tiếp trong HĐ học tập 44 2,75 0,85 4
Xchung 53,5 3,39 0,76
* Đánh giá kết quả học tập môn Toán của HS khiếm thị lớp 1 hòa nhập
Nghiên cứu nội dung này, chúng tôi đánh giá 07 nội dung và theo các mức độ (cao nhất: 3
điểm), hình thành (cao nhất: 6 điểm), trừu tượng (cao nhất: 9 điểm), từ chưa thành thạo đến thành
thạo: Kết quả được thể hiện ở Bảng 4.
Bảng 4. Kết quả học tập môn toán của học sinh khiếm thị lớp 1 hòa nhập
TT Nội dung Tổng X SD Thứ bậc
1 Số học 109,0 6,81 1,20 1
1.1. Đếm đến số bất kì trong phạm vi 100 124 7,75 1,39
1.2. Thể hiện đúng khái niệm thêm/bớt 100 6,25 1,39
1.3 So sánh lớn hơn, nhỏ hơn 103 6,44 1,10
2 Biết và vận dụng phép cộng và trừ 100,5 6,28 1,23 3
2.1. Hiểu thêm, bớt 107 6,69 1,25
2.2. Vận dụng và sử dụng đúng bớt, trừ 105 6,56 1,41
2.3 Hiểu và lập toán có lời văn và biết cách giải 104 6,50 1,46
2.4 Sử dụng chiến lược trừ 86 5,38 1,75
354
Kết quả học tập môn Toán và tương quan với các yếu tố trong học tập...
3 Nhận biết trình tự trong phạm vi 100 100,6 6,29 1,31 2
3.1. Đếm ngược 106 6,63 1,78
3.2. Tương ứng 1- 1 104 6,50 1,27
3.3. Đếm và lấy đúng số lượng trong phạm vi 100 103 6,44 1,15
3.4 So sánh hai số trong phạm vi 100 103 6,44 0,96
3.5 Nhận biết và gọi tên số trong phạm vi 100 102 6,38 1,03
3.6. Sắp xếp số theo trình tự trên tia số 98 6,13 1,71
4 Nhận biết điểm và đoạn thẳng 100,3 6,27 1,50 4
4.1 Điểm trong và ngoài hình 105 6,56 1,41
4.2 Nhận biết đoạn thẳng 101 6,31 1,66
4.3 Thực hành vẽ đoạn thẳng 95 5,94 1,65
5 Nhận biết về hình 92,67 5,79 1,19 5
5.1 Nhận biết các hình 103 6,44 1,32
5.2 So sánh về chiều dài, góc, số cạnh 92 5,75 1,34
5.3 Mô tả về một số hình 3 chiều 83 5,19 1,52
6 Nhận biết trọng lượng, độ dài 78,33 4,89 1,38 7
6.1 Đo độ dài một vật 79 4,94 1,61
6.2 So sánh và sắp xếp đồ vật theo chiều dài 79 4,94 1,61
6.3 So sánh khối lượng đồ vật 77 4,81 1,52
7 Nhận biết thời gian 88,50 5,53 1,41 6
7.1 Hiểu khái niệm /sáng/trưa /chiều/tối 105 6,56 1,32
7.2 Ngày trong tuần 106 6,62 1,09
7.3 Đọc thứ/Ngày /tháng/năm 92 5,75 2,05
7.4 Đọc ngày trong lịch 80 5,00 2,03
7.5 Khái niệm hôm qua/ngày mai 102 6,37 1,15
7.6 Đọc giờ trên đồng hồ 46 2,87 1,39
Xchung 101 5,80 0,93
Kết quả cho thấy, kết quả học tập môn toán của HS khiếm thị lớp 1 hòa nhập ở mức trung
bình khá. Tuy nhiên, có sự khác biệt về khả năng học tập của HS khiếm thị giữa các nhóm nội dung
môn học, thể hiện: Khả năng về số học của HS khiếm thị có điểm tổng và giá trị trung bình các kĩ
năng cao nhất, thứ bậc 1 (XTB = 6, 81, SD = 1, 20). Kết quả ở khả năng nhận biết trọng lượng,
độ dài có điểm tổng và giá trị trung bình các kĩ năng thấp nhất, thứ bậc 7 (M = 4, 89, SD = 1, 38),
tiếp đến là khả năng nhận biết về thời gian, thứ bậc 6 (XTB = 5, 53, SD = 1, 41).
Kết quả bảng trên cũng cho thấy nội dung đếm trong phạm vi 100 có mức điểm cao nhất:
Đếm xuôi trong phạm vi 110 (XTB = 7, 75, SD = 1, 39), đếm ngược (XTB = 6, 63, SD =
1, 78); Các nội dung: đọc giờ trên đồng hồ (XTB = 2, 87, SD = 1, 39), So sánh, sắp xếp đồ vật
theo độ dài (XTB = 4, 94, SD = 1, 61), đo độ dài(XTB = 4, 94, SD = 1, 61); So sánh khối
lượng đồ vật (XTB = 4, 81, SD = 1, 52) có kết quả thấp nhất.
355
Hoàng Thị Nho
Như vậy kết quả này chỉ ra rằng, kĩ năng tính toán cơ bản của HS khiếm thị có kết quả
tốt việc vận dụng kĩ năng toán trong cuộc sống.Tìm hiểu nguyên nhân HS khiếm thị lớp 1 có kết
quả học tập như trên một phần do cách GV lựa chọn mục tiêu quan trọng trong DH toán, mức độ
thường xuyên tổ chức hoạt động học tập môn toán cho HS khiếm thị học hòa nhập. Qua phỏng vấn
cho thấy, GV có xu hướng lựa chọn mục tiêu cũng như mức độ thường xuyên tổ chức hoạt động
rèn luyện kĩ năng cơ bản hơn là những nội dung giúp HS vận dụng trong cuộc sống như: trọng
lượng, thời gian, độ dài. Quan sát đồ dùng trong lớp học dành cho HS cũng ít có các đồ dùng như:
đồng hồ (có chữ nổi), thước đo, thước có tia số. Đây cũng là lí do khiến HS khiếm thị cũng như
các HS sáng mắt ít có cơ hội thực hành và rèn luyện các nội dung này.
* Tương quan tuyến tính giữa khả năng giác quan, khả năng trí tuệ, tính tích cực học
tập và kết quả học tập môn toán của HS khiếm thị lớp 1 hòa nhập.
Kết quả nghiên cứu được trình bày trong Bảng 5.
Bảng 5. Tương quan tuyến tính giữa khả năng giác quan,
khả năng trí tuệ, tính tích cực học tập và kết quả học tập môn Toán
Nội dung Khả năng
giác quan
Khả năng
trí tuệ TTCHT
Kết quả học
tập môn toán
1. Khả năng
giác quan
Hệ số tương quan r 1 0,313** 0,534* 0,798**
Sig. 1 0,000 0,033 0,000
N 16 16 16 16
2. Khả năng
trí tuệ
Hệ số tương quan r 0,799** 1 0,443 0,521**
Sig. 0,000 1 0,097 0,000
N 16 16 16 16
3. Tích cực
học tập
Hệ số tương quan r 0,534* 0,480** 1 0,434
Sig. 0,033 0,000 1 0,093
N 16 16 16 16
4. Kết quả
học tập môn
toán
Hệ số tương quan r 0,798** 0,521** 0,434 1
Sig. 0,000 0,000 0,093 1
N 16 16 16 16
Kết quả thu được ở bảng trên cho thấy, có mối tương quan mạnh và rõ nhất giữa khả
năng giác quan với kết quả học tập môn toán và TTCHT (tương ứng r=0,798**, Sig.=0,000 và
r=0,534**, Sig.=0,033). Có mối tương quan thuận giữa khả năng trí tuệ và khả năng học tập môn
toán của HS khiếm thị với TTCHT (r=0,521**, Sig.=0,000). Tuy nhiên, mối tương quan này còn
ở mức chưa rõ nét và chưa mạnh.
Như vậy, khi tổ chức DH môn toán cho HS khiếm thị lớp 1 hòa nhập theo hướng phát huy
TTCHT cần chú trọng các yếu tố tác động có mối tương quan chặt chẽ với kết quả học tập môn
toán như: khả năng giác quan, TTCHT,...
356
Kết quả học tập môn Toán và tương quan với các yếu tố trong học tập...
3. Kết luận
Đánh giá thực trạng học tập môn toán cho HS khiếm thị lớp 1 tại các trường hòa nhập cho
thấy:
1) Khả năng học tập môn toán của HS khiếm thị lớp 1 hòa nhập đã đạt được ở mức độ trên
trung bình ở một số kĩ năng cơ bản. HS khiếm thị cũng thể hiện có sự tích cực trong học tập.
2) Kết quả học tập môn toán của HS khiếm thị còn chưa đồng đều ở các lĩnh vực và hạn chế
ở các nội dung giúp các em thực hành, vận dụng trong cuộc sống. Khẩ năng khái quát hóa của HS
khiếm thị có mức độ thấp nhất.Mối tương quan giữa kĩ năng này với khả năng học tập môn toán
có quan chặt chẽ và rõ nhất.
3) Có tương quan thuận và khá đồng đều ở các nhóm tiêu chí của TTCHT, khả năng hợp tác
với kết quả học tập môn toán của HS khiếm thị và thể hiện rõ nhất ở tương quan giữa nhóm tiêu
chí hứng thú tham gia với kết quả học tập môn toán.
Kết quả khảo sát trên cho thấy, giáo viên dạy học HS khiếm thị lớp 1 hòa nhập cần tăng
cường hoạt động trải nghiệm giác quan, tổ chức các hoạt động học tập giúp các em hứng thú, tập
trung và khả năng hợp tác với các bạn sáng mắt trong học tập.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Kay Alicyn Ferrell et al, 2005. Mathematics Research Analysis. American Printing House
for the Blind in Louisville, Kentucky.
[2] Maddux, Cleborne D., Cates, Dennis L., 1984. Fingermath for the Visually Impaired: An
Intrasubject Design. Journal of Visual Impairment & Blindness, Vol. 78 (1), pp.7-10.
[3] Sica, Morris G., 1982. Blind Report Critical Incident of Science and Mathmetics Instruction.
National &Science Foudation Washington, DC.
[4] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2014. Tăng cường công tác đào tạo, bồi dưỡng giáo viên giáo dục
hòa nhập. Tài liệu dịch, UNESCO Băng Cố.
ABSTRACT
The mathematics ability of visually impaired Grade 1 students in an inclusive setting
A survey was conducted to discover the mathematic ability of 16 visually impaired students
in inclusive grade 1 classes in Hanoi, Thai Binh and Hai Duong. A comparison shows that there
is a strong and significant correlation of sensory abilities with mathematic performance and
one can find a correlation between intelligence and mathematic performance. In summary, the
survey revealed the need for an adaption of materials and a creation of learning activities that
meet the needs of visually impaired students. In addition, teachers should attempt to improve
student’s sensory abilities by providing activities which involve students participation to increase
concentration, constancy and cooperate in learning
357