Công nghiệp phôi thai là những ngành công nghiệp còn non trẻ, mới bắt đầu
xuất hiện trên thị trường và dần dần sẽ phát triển trên thị trường, thỏa mãn điều
kiện là ngành có lợi thế nhờ quy mô, nghĩa là ngành này mở rộng được quy mô sản
xuất thì chi phí trung bình sẽ có khuynh hướng giảm dần. Sản xuất càng nhiều thì
sẽ tăng khả năng cạnh tranh ở khía cạnh chi phí.
30 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2078 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái quát ngành công nghiệp phôi thai, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
Chƣơng I: KHÁI QUÁT NGÀNH CÔNG NGHIỆP PHÔI THAI
1. Khái niệm
Công nghiệp phôi thai là những ngành công nghiệp còn non trẻ, mới bắt đầu
xuất hiện trên thị trường và dần dần sẽ phát triển trên thị trường, thỏa mãn điều
kiện là ngành có lợi thế nhờ quy mô, nghĩa là ngành này mở rộng được quy mô sản
xuất thì chi phí trung bình sẽ có khuynh hướng giảm dần. Sản xuất càng nhiều thì
sẽ tăng khả năng cạnh tranh ở khía cạnh chi phí.
2. Đặc điểm của ngành công nghiệp phôi thai
Kỹ thuật chƣa ổn định: chưa xác định rõ phương diện kỹ thuật trong sản
xuất. Ví dụ như: cấu hình sản phẩm thế nào sẽ là tốt nhất?công nghệ sản xuất nào
sẽ có hiệu quả cao nhất?.
Ví dụ: Federal Express đã rầm rộ giới thiệu loại dịch vụ thư tín mới Zapmail
vào năm 1984. Đây là loại dịch vụ gởi thư qua hình thức vận chuyển –giao nhận
và qua các máy truyền tải dữ liệu từ thành phố này sang thành phố khác. Hãng
đảm bảo rằng thư tín sẽ được chuyển giao đến tay người nhận nội trong ngày hôm
sau, cho dù là bất cứ nơi nào trên khắp nước Mỹ. Đến năm 1986, họ đã tung khăn
đầu hàng vì đã lỗ một khoảng tương đương 340 triệu USD so với tổng doanh thu
năm 1986. Lý do là chất lượng sản phẩm của họ đã không đủ tốt để phục vụ khách
hàng. Chẳng hạn như: họ không thể nào in ra những tài liệu gốc sáng sủa được.
Máy truyền tải dữ liệu thường bị hỏng giữa chừng. Đường dây điện thoại thường
bị nhiễu và làm gián đoạn việc truyền tải.
Chiến lƣợc chƣa rõ ràng: Trong một ngành kinh doanh mới xuất hiện, có
hàng loạt chiến lược (khẳng định vị thế sản phẩm/ thương trường, tiếp thị, dịch vụ,
v.v…) trong giai đoạn thử nghiệm vì các công ty chưa xác định được chiến lược
nào là “đúng” và cũng chưa có đủ thông tin về các nhà cạnh tranh, đặc điểm của
khách hàng, tình trạng của ngành (doanh thu, thị phần, v.v…).
Giá thành sản phẩm ban đầu có thể cao nhƣng có thể nhanh chóng
giảm: Do còn mới mẻ và vì sản lượng còn thấp nên một ngành mới xuất hiện
thường tạo ra sản phẩm giá thành cao trong thời gian đầu, nhưng sẽ nhanh chóng
giảm được chi phí. Thật vậy, theo hiện tượng kinh nghiệm thì chi phí đơn vị sản
phẩm có xu hướng giảm với một tỷ lệ % cố định khi sản lượng tăng gấp đôi.
Chƣa nắm bắt đƣợc khách hàng: Khi một hoạt động hoàn toàn mới cạnh
tranh với những sản phẩm quen biết trên thị trường, thì phải tìm cách thuyết phục
khách hàng là việc mua sản phẩm mới sẽ hữu ích hơn sản phẩm cũ mà họ đã quen
sử dụng, cần phải hướng dẫn khách hàng sử dụng sản phẩm, nếu không họ chỉ
mua lần đầu và không bao giờ mua nữa.
2
Ví dụ:các công ty năng lượng mặt trời phải tìm cách thuyết phục các hộ gia
đình rằng sử dụng năng lượng mặt trời là thật sự giảm được chi phí, rằng các hệ
thống năng lượng mặt trời hoạt động thật sự có hiệu quả, v.v....
Giải pháp tình thế: Do bị áp lực phải phát triển khách hàng hoặc tạo ra sản
phẩm đáp ứng nhu cầu, nhiều ngành mới xuất hiện thường giải quyết những vấn đề
nan giải theo giải pháp tình thế (hơn là phân tích kỹ càng về tình hình tương lai),
nhiều khi là do một sự tình cờ.
Bao cấp: Nhiều ngành kinh doanh mới xuất hiện áp dụng công nghệ tiên
tiến hoặc tập trung vào những lĩnh vực được xã hội quan tâm, nên có thể có nhiều
nguồn (chính phủ và phi chính phủ) bao cấp: trợ cấp, giảm thuế, được người mua
bao cấp, v.v…
Ví dụ: ngành nuôi trồng thủy sản vào năm 1980, ngành năng lượng mặt trời
hồi đầu thập niên 1990.
Không mua đƣợc nguyên liệu hay linh kiện: Các ngành mới xuất hiện
thường gặp trường hợp thiếu nguyên liệu hay linh kiện.
Ví dụ: ngành trò chơi điện tử sử dụng một con chip, do General Instrument tiên
phong, bị thiếu nguồn cung cấp các con chip, và tình trạng này kéo dài hơn một
năm.
Giá nguyên liệu nhanh chóng leo thang: Đối với các ngành kinh doanh
mới xuất hiện, do cầu cao mà cung không đủ hoặc do các nhà cung cấp nhận ra giá
trị của sản phẩm của họ, giá những loại nguyên liệu quan trọng thường tăng vọt,
nhưng sau đó cũng có thể giảm xuống nhanh chóng nếu như các nhà cung cấp mở
rộng năng lực hay các công ty trong ngành quyết định tích hợp để xoa dịu tình hình
căng thẳng.
Thiếu cơ sở hạ tầng về kỹ thuật và thƣơng mại: Các ngành mới xuất hiện
có thể gặp khó khăn vì thiếu hạ tầng cơ sở như các kênh phân phối, cơ sở vật chất
phục vụ khách hàng, các sản phẩm bổ sung, v.v…
Ví dụ: thiếu nguồn cung cấp than cho công nghệ chuyển hóa than thành khí
đốt.
Tiêu chuẩn hóa sản phẩm hay công nghệ: Do chưa xác định rõ sản phẩm
và công nghệ nên các ngành mới xuất hiện thường không đạt được sự nhất trí về
các tiêu chuẩn chung, khiến cho việc thiếu nguồn cung cấp nguyên liệu hay sản
phẩm bổ sung càng nghiêm trọng thêm, dẫn đến giá thành không thể hạ được.
Có khả năng nhanh chóng lỗi thời: Nếu khách hàng cảm thấy công nghệ
thế hệ hai hay ba sẽ khiến cho các sản phẩm thuộc thế hệ đầu trở nên lỗi thời thì họ
sẽ chờ cho công nghệ phát triển thêm và giá thành hạ xuống mới chịu mua sản
phẩm.
Ví dụ: trong ngành đồng hồ điện tử.
3
Khách hàng rơi vào tình trạng đắn đo khi mua hàng: Do công nghệ còn
chưa xác định rõ ràng và do thiếu chuẩn hóa nên các ngành kinh doanh mới xuất
hiện có thể khiến khách hàng bối rối vì có quá nhiều cách tiếp cận sản phẩm, loại
hình công nghệ, các nhà cạnh tranh tuyên bố ngược xuôi, dẫn đến tình trạng khách
hàng không dám mua sản phẩm.
Ví dụ: trong ngành sản xuất thiết bị báo khói, các nhà sản xuất tuyên bố mâu
thuẫn nhau về loại sản phẩm điện quang và loại sản phẩm i-ôn hóa.
Chất lƣợng sản phẩm thất thƣờng: Do thiếu các tiêu chuẩn và do công
nghệ còn chưa xác định rõ, nhiều công ty mới thành lập tạo ra những sản phẩm có
chất lượng thất thường, từ đó có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hình tượng và uy tín
của toàn ngành.
Ví dụ: ngành trò chơi điện tử với sự cố làm cháy bóng đèn truyền hình.
Thủ tục hành chính rƣờm rà: Các ngành kinh doanh mới xuất hiện thường
gặp nạn quan liêu hành chính: nếu ngành cung cấp những cách tiếp cận mới để đáp
ứng những nhu cầu mà ngành khác hiện đang đáp ứng thì có thể phải chờ phê
duyệt rất lâu (Ví dụ: ngành xây nhà lắp ghép, ngành dược); nếu ngành không nằm
trong quỹ đạo quản lý thì các cơ quan có thẩm quyền có thể đột ngột can thiệp khi
nhận thấy ngành tăng trưởng mạnh (Ví dụ: ngành nước khoáng vào giữa thập niên
1970).
Chi phí giá thành cao: Các ngành mới xuất hiện thường tạo ra sản phẩm
giá thành cao hơn nhiều so với dự kiến, nên đôi khi đành phải bán sản phẩm với
giá thấp hơn giá thành.
Phản ứng của các đối tƣợng bị đe dọa: Một ngành kinh doanh mới xuất
hiện gần như lúc nào cũng là mối đe dọa đối với một đối tượng nào đó (một ngành
khác, hay công đoàn, hoặc các kênh phân phối vốn đã quen thuộc với sản phẩm
cũ), nên có thể phản ứng bằng cách cản trở về thủ tục hành chính, dùng chính trị
can thiệp, thỏa thuận mặc cả giá chung, giảm giá thành, đầu tư vào nghiên cứu -
phát triển, v.v…
Khó khăn trong vấn đề cung ứng: Các đơn vị cung ứng không thể đảm
bảo được mọi yêu cầu đặt hàng trước những đòi hỏi ồ ạt của ngành công nghiệp
mới.
Từ những đặc điểm không chắc chắn và không ổn định ngự trị trong các
ngành công nghiệp mới nên chúng ta không có những chiến lược rõ ràng để vận
dụng. Tuy nhiên vẫn có những định hướng được khích lệ hơn, ví dụ như những cố
gắng mà doanh nghiệp có thể thực hiện bằng cách đặt ra những qui tắc riêng về sản
phẩm, giá cả, phân phối...sao cho nó có thể chiếm ưu thế lợi nhất trong tương lai.
Đó cũng là những hoạt động mà doanh nghiệp có thể thực hiện nhằm tổ chức
ngành công nghiệp sao cho nó có một hình ảnh hài hòa và bảo đảm yên tâm cho thị
trường, cho các nhà đầu tư, các nhà cung ứng và cho các cơ quan chính quyền.
4
3. Các chiến lƣợc dành cho các nhà sáng tạo
Lợi tức của các nhà sáng tạo trong những ngành công nghiệp phôi thai tùy
thuộc vào số lượng đối thủ cạnh tranh trong thị trường, vì tỷ suất lợi nhuận của nhà
sáng tạo thay đổi theo khi xuất hiện nhiều đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp
mình.
Khi doanh nghiệp là người đầu tiên hoạt động kinh doanh trong ngành công
nghiệp mới thì tỷ suất sinh lời của nhà sáng tạo rất cao nhưng sau một thời gian khi
thị trường đã xuất hiện các đối thủ cạnh tranh- tỷ suất sinh lời giảm hẳn.
3.1. Chiến lƣợc phát triển và tự đƣa sáng chế vào thị trƣờng
Nhà sáng tạo sẽ tự mình sản xuất ý tưởng của mình, tự mình sản xuất ra sản
phẩm mới, đưa sản phẩm vào thị trường.
Ưu điểm:
Giữ được bí mật về công nghệ trong quá trình sản xuất sản phẩm, doanh
nghiệp có thể phát hiện thêm nhiều sáng kiến mới, nâng cao giá trị sản phẩm và rào
cản bắt chước cao.
Kiểm soát được mọi hoạt động và có chính sách kiểm soát linh hoạt.
Nhược điểm:
Không học hỏi kinh nghiệm của người khác để cải tiến sản phẩm.
Chi phí lớn, rủi ro cao khi thâm nhập vào thị trường.
Nhƣ vậy các nhà sáng tạo chỉ chọn chiến lược này khi họ đủ vốn, có cơ sở
vật chất, chấp nhận được rủi ro và có cách thức quản lý hiệu quả.
Ví dụ: Sản phẩm nổi tiếng nhất của Sony - máy Walkman - được tung ra thị
trường vào năm 1979. Thoạt tiên, nó được coi như là một “máy cassette có tai
nghe cơ động’’. Chính walkman đã tạo ra khái niệm giải trí lưu động. Nhưng, khi
sản phẩm được đưa ra, Walkman gặp phải phản ứng rất dữ dội từ phía những
người bán lẻ. Họ cho rằng không có chỗ đứng nào cho dòng máy cassette không có
chức năng ghi âm. Không như họ nghĩ, sau 2 năm tung ra thị trường, Sony đã bán
được 1.5 triệu máy Walkman.
5
3.2. Chiến lƣợc cùng phát triển và đƣa sáng chế vào thị trƣờng với ngƣời khác
Sau khi sáng chế tìm ra ý tưởng mới, nhà sáng tạo phối hợp với doanh
nghiệp khác và hợp tác để cùng tiến hành sản xuất, kinh doanh sản phẩm.
Ưu điểm:
Chia sẻ rủi ro.
Đỡ lo về vốn, cơ sở vật chất công nghệ và máy móc thiết bị.
San sẻ và học hỏi kinh nghiệm lẫn nhau.
Nhược điểm:
Phải chia sẻ bí quyết công nghệ.
Không thể tự quyết định khi có sự thay đổi chiến lược kinh doanh, phải
bàn bạc với đối tác.
Như vậy nhà sáng tạo chọn chiến lược này khi ngành công nghiệp mới này
có nhiều rủi ro, đòi hỏi khả năng tài chính lớn nhưng sức nhà sáng tạo có hạn.
Ví dụ: Từ đầu thế kỷ 20 khi ngành công nghiệp không khói – ngành dịch vụ
nhà hàng khách sạn ra đời và phát triển thì Ernest Henderson đã nhìn thấy được
tương lai đầy triển vọng của ngành này và ông quyết định tham gia. Ông đã cùng
với Robert Moore xây dựng mô hình kinh doanh về khách sạn và khu nghỉ mát
(Resort) khá thành công. Vào năm 1937, SHERATON HOTELS & RESORT ra đời
do hai ông đồng sáng lập. Từ khách sạn đầu tiên xây dựng tại thành phố
Springfield, bang Massachusetts – Hoa Kỳ, trong vòng hai năm, hai ông đã phát
triển thêm ba khách sạn tại thành phố Boston. Không bao lâu sau đó , Sheraton mở
rộng hoạt động kinh doanh của mình khắp nước Mỹ. Trong những năm đầu của
thế kỷ 20, Sheraton đã chứng minh tên tuổi nổi tiếng của mình như là một thương
hiệu hàng đầu trong lĩnh vực kinh doanh khách sạn thông qua việc cổ phiếu của
Sheraton lần đầu tiên được niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán phố Wall-
NewYork.
3.3. Cấp giấy phép sử dụng sáng chế cho những ngƣời khác
Theo cách này nhà sáng tạo giao quyền, cho phép hoặc thậm chí bán cho
người khác để họ sử dụng sản xuất và kinh doanh sản phẩm sáng tạo của mình.
Tuy nhiên cũng có thể có những thỏa thuận ràng buộc riêng.
Ưu điểm:
Không lo về vốn liếng tài sản, không tốn nhiều chi phí.
Không sợ những biến động rủi ro trong ngành.
Nhược điểm:
Mất bản quyền, và rủi ro về bí quyết công nghệ.
6
Không kiểm soát được những ý tưởng của mình.
Nhƣ vậy chiến lược này thường được chọn khi nhà sáng tạo không thể tự
đưa sáng chế vào thị trường hoặc không có đủ điều kiện kinh doanh, không đủ điều
kiện sản xuất sản phẩm đưa ra thị trường và chưa thấy được hướng phát triển của
sản phẩm.
Ví dụ: Vào thế kỷ 19 chính Dr. John Styth Pemberton đã làm ra COKE tại
sân sau nhà ông ta. Và ông ta bán nó với giá 5 cents một ly, lúc bấy giờ ông có một
bảng hiệu vẽ tay đặt bên ngoài cửa hàng là “Coca–Cola”. Nhưng việc buôn bán
không khá nổi, trong năm đầu ông chỉ bán được 9 ly mỗi ngày. Vì vậy ông nghĩ nó
sẽ chẳng bao giờ thành công nên ông đã chuyển nhượng dần cổ phần kinh doanh
cho những người khác, và cuối cùng năm 1888 ông đã chuyển nốt tất cả cho Asa
G. Candle – người đã làm nên Coca–Cola của ngày hôm nay.
4. Việc lựa chọn chiến lƣợc nào phụ thuộc vào các yếu tố sau
Tài sản bổ sung
Năng lực sản xuất
Năng lực Marketing
Đội ngũ bán hàng
Hệ thống phân phối
Nguồn lực tài chính
Độ cao các rào cản bắt chƣớc
Trình độ công nghệ
Khả năng sản xuất khối lượng lớn
Tính khác biệt
Mức độ bảo vệ khỏi sự bắt chước cao hay thấp
Năng lực của các đối thủ cạnh tranh
Năng lực nghiên cứu và phát triển
Vốn, tài sản bổ sung
4.1. Đối với chiến lƣợc tự làm lấy
Nhà sáng tạo phải có đủ nguồn lực cần thiết cho việc “tự làm”.
Nguy cơ bắt chước rất cao.
Số lượng đối thủ có khả năng cạnh tranh trong ngành là rất ít. Nếu nhà sáng
tạo tự làm lấy thì có thể trở thành người quan trọng dẫn đầu trên thị trường.
7
4.2. Đối với chiến lƣợc tham gia vào liên kết
Nhà sáng tạo không có đủ nguồn lực cần thiết cho việc tự làm nên phải liên
kết.
Việc bắt chước sản phẩm sáng tạo có nguy cơ rất cao.
Số lượng đối thủ có khả năng cạnh tranh thì hạn chế.
4.3. Đối với chiến lƣợc giấy phép dùng sáng chế
Nhà sáng tạo không có đủ nguồn lực cần thiết.
Khả năng bắt chước sản phẩm thấp.
Số lượng đối thủ có khả năng cạnh tranh rất nhiều.
5. Chọn thời điểm thâm nhập thị trƣờng
Chọn thời điểm thâm nhập thị trường của một ngành mới xuất hiện là một
chọn lựa vô cùng quan trọng. Một doanh nghiệp thâm nhập sớm vào thị trường sẽ
có những điều kiện thuận lợi sau:
Khi doanh nghiệp là người đầu tiên thâm nhập vào thị trường thì sự tăng
trưởng của doanh nghiệp cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp là người độc
quyền hoặc dẫn dắt trên thị trường. Việc thâm nhập sớm vào thị trường là điều nên
làm khi mà thâm niên, danh tiếng,và hình ảnh là những yếu tố quan trọng đối với
khách hàng. Và đồng thời nếu thâm nhập sớm vào thị trường thì sẽ giúp cho doanh
nghiệp có kinh nghiệm về kỹ thuật và thương mại và đó là mấu chốt để làm chủ
sản phẩm.
Ví dụ: Mobifone và Vinaphone là 2 đại gia đã từng làm mưa làm gió trên thị
trường thông tin di động Việt Nam vào năm 1993 đến năm 2005.
Khi chỉ có hãng đầu tiên xuất hiện trên thị trường mới có khả năng thực
hiện chi phí thấp. Vì vậy, việc kiểm soát mạng phân phối của doanh nghiệp có thể
Chiến lược
Nhà sáng tạo có đủ
tài sản bổ sung cần
thiết hay không?
Độ cao thường
thấy của các rào
cản bắt chước
Số lượng đối thủ
có khả năng
Tự làm lấy Có Cao Ít
Tham gia vào
liên kết
Không Cao Hạn chế
Giấy phép dùng
sáng chế
Không Thấp Nhiều
8
dẫn đến những chi phí bổ sung cho các doanh nghiệp cạnh tranh khác khi họ thấy
cần phải tạo ra một mạng lưới mới nếu tham gia sâu vào ngành đó, có cơ hội học
hỏi thêm kinh nghiệm, công nghệ từ nước ngoài, liên tục cải tiến phát triển sản
phẩm ngày càng đa dạng, tạo nhiều tính năng, công dụng mới cho sản phẩm, ngày
càng thu hút khách hàng nhiều hơn, tạo ấn tượng thương hiệu sản phẩm trong lòng
khách hàng.
Ví dụ: Sfone đã từng lao đao trước 2 đại gia Mobifone và Vinaphone trong
việc phủ sóng để lấy khách hàng. Sfone đã tốn kém rất nhiều chi phí cho việc hình
thành một cơ sở hạ tầng mới cũng như hệ thống phân phối của họ để cạnh tranh
với Mobifone và Vinaphone...
Ngược lại, không nên thâm nhập sớm nếu những chi phí để phát triển thị
trường quá lớn và có nhiều rũi ro kỹ thuật. Sự thâm nhập này cũng có thể bị đẩy lùi
khi có một đối thủ cạnh tranh tiềm tàng mạnh mẽ đang rình mò trong bóng tối chờ
ngành công nghiệp ổn định.
Tóm lại, khi bước vào một ngành công nghiệp mới, một doanh nghiệp sẽ có
sự lựa chọn đúng đắn nếu có khả năng xây dựng một chiến lược dài hạn để duy trì
được vị trí cạnh tranh mạnh mẽ và lâu dài. Nếu không, mọi cố gắng đều kết thúc
bằng sự thất bại.
9
Chƣơng II: TỔNG QUAN THỊ TRƢỜNG GAME ONLINE
VIỆT NAM
1. Đặc điểm của thị trƣờng game online Việt Nam
Thị trường hình thành được 5 năm
Theo thống kê từ nhà quản lý và các nhà phát hành game online, hiện nay
tại Việt Nam có 10 nhà cung cấp game online
Có trên 30 Game online
Những game tồn tại lâu nhất trên thị trường: PTV(từ tháng 5/2005 đến
nay), Võ Lâm Truyền Kỳ(từ tháng 9/2005 đến nay) và MU Online(từ tháng 9/2005
đến nay)
Khảo sát thói quen chơi
game của những game thủ(tạp chí
Game Thủ.NET)
Số lượng các lập trình viên
trong ngành công nghiệp game online
tăng nhanh qua các năm.
2. Những bƣớc phát triển của thị trƣờng game online Việt Nam
2004 – Gameonline lộ diện
Game online bắt đầu xuất hiện ở Việt Nam. Nhưng chưa có nhà nhập
khẩu game nào, game thủ tham gia từ các server ở nước ngoài hoặc tự lập server,
nhưng không có bản quyền của game chính thức.
Trên thị trường vị trí game online khá khiêm tốn so với các game sử dụng
mạng Lan như Warcraft III hay Counter-Strike.
Giữa năm 2004, hai nhà nhập khẩu game online lớn nhất trong thị trường
được thành lập đó là VinaGame và Asiasoft.
Cuối năm 2004 hàng loạt các hợp đồng nhập khẩu game online được ký
kết.
10
2005 – Thời kỳ bùng nổ
Sự xuất hiện của đại gia như FPT làm thị trường bắt đầu nóng lên.
Hàng loạt các game mới được tung ra, game thủ có nhiều lựa chọn hơn.
Nhưng chủ yếu thể loại game chính vẫn là game nhập vai trực tuyến (MMORPG).
“Võ lâm truyền kỳ”và “MU Oline” ra đời vào gần cuối năm 2005, hứa
hẹn một thị trường sôi đông vào năm 2006.
2006 – Thị trƣờng nóng nhƣng nhiều nguy hiểm
Với doanh thu đạt 20 triệu USD trong năm 2006, thị trường game online
Việt Nam hiện nay đang trở thành một miếng bánh béo bở cho những nhà kinh
doanh thể loại giải trí này.
Đây là giai đoạn khó khăn, nhiều game không dành được thị phần phải
ngậm ngùi “ra đi”. Miếng bánh thị phần được chia nhỏ, do có nhiều game được ra
đời.
Các công ty nhập khẩu game phải chịu lỗ.
Võ Lâm truyền kỳ, MU Online là những game thành công nhất năm 2006
Thể loai game nhập vai trực tuyến (MMORPG), bắt đầu bị cạnh tranh bởi
sự ra đời của Audition và Cao Bồi Không Gian.
2007 – “Nhà nhà mua game mới”
Các công ty tung game mới thổi làn gió mới vào thị trường game.
Những game ra đời năm 2007: Thiên Long Bát Bộ, Cabal Online, Thế
giới Hoàn Mỹ,…
Những Game online thành công nhất 2007 là: Thiên Long Bát Bộ, Thế
Giới Hoàn Mỹ, Boom Online.
Sau khi giành bản quyền MU online từ tay VASC, những tưởng FPT sẽ
giành ngôi bá chủ thị trường game online. Tuy nhiên với sự xuất hiện của Võ Lâm
Truyền Kỳ, cục diện thị trường game online đã có nhiều thay đổi. Tuy vậy thị
trường game online vẫn được coi là "chiếc bánh đầy vị ngọt" nên hút nhiều doanh
nghiệp nhảy vào với hàng loạt game online mới như: Con đường tơ lụa, Tam quốc
chí, Thiên long bát bộ, Thế giới hoàn mỹ… Tuy có tới gần 10 doanh nghiệp đổ tiền
đổ của đầu tư vào game online, nhưng trên thực tế thị phần lớn vẫn nằm trong tay
VinaGame và VTC.
11
2008 – “Cuộc chiến thể loại game”
Đầu năm 2008, FPT, VinaGame và VTC tung ra 3 game mới nhưng
cùng một thể loại game bắn súng góc nhìn thứ nhất (FPS), là Đặc nhiệm, Biệt đội
thần tốc và Đột kích cho thấy mảnh đất bên ngoài game nhập vai (RPG) còn rất
rộng lớn. 3 game mới tung ra đã thu hút được phần lớn những “tay súng” từng đam
mê Counter-Strike trước đây.
Vào Thời điểm cuối năm 2008 thị trường game xuất hiện những điểm
nóng khác biệt với việc VinaGame và VTC cho ra đời 2 sản phầm chủ lực là Chinh
Đồ (VinaGame) và Fifa online (VTC) rất được giới game thủ trông đợi. Chính vì
thế VinaGame và VTC đã dần vượt lên FPT ở mảng thị trường trò chơi trực tuyến
đặc biệt này bởi nhiều yếu tố như kinh nghiệm thị trường, khả năng