Về phạm vi nghiên cứu, Việt ngữ học thời hiện đại cũng phong phú, đa dạng hơn
hẳn thời cận đại. Thời cận đại (thuộc Pháp) đã có những công trình nghiên cứu về
ngữ pháp, chữ viết, phương ngữ, ngữ pháp, nguồn gốc tiếng Việt,. nhưng nhìn
chung còn lẻ tẻ, chủ yếu do người Pháp tiến hành nhằm mục đích dạy và học tiếng
Việt cho bản thân họ.
Khi nước ta giành được độc lập, Việt ngữ học bước vào thời hiện đại và đã phát
triển vượt bậc, số lượng công trình tăng gấp bội. Những vấn đề giai đoạn trước đã
được đặt ra giai đoạn này đi sâu, mở rộng hơn. Chẳng hạn, về ngữ âm, không chỉ
quan sát, miêu tả như giai đoạn trước mà còn áp dụng ngôn ngữ học thực nghiệm
vào miêu tả chính xác ngữ âm tiếng Việt; về mặt chữ viết, không chỉ tập trung vào
việc cải tiến nó mà còn đi sâu vào nghiên cứu chữ Nôm; về phương ngôn, không
chỉ miêu tả tiếng nói của làng này,
9 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1636 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát về sự hình thành và phát triển của Việt ngữ học
(Phần 4)
Về phạm vi nghiên cứu, Việt ngữ học thời hiện đại cũng phong phú, đa dạng hơn
hẳn thời cận đại. Thời cận đại (thuộc Pháp) đã có những công trình nghiên cứu về
ngữ pháp, chữ viết, phương ngữ, ngữ pháp, nguồn gốc tiếng Việt,... nhưng nhìn
chung còn lẻ tẻ, chủ yếu do người Pháp tiến hành nhằm mục đích dạy và học tiếng
Việt cho bản thân họ.
Khi nước ta giành được độc lập, Việt ngữ học bước vào thời hiện đại và đã phát
triển vượt bậc, số lượng công trình tăng gấp bội. Những vấn đề giai đoạn trước đã
được đặt ra giai đoạn này đi sâu, mở rộng hơn. Chẳng hạn, về ngữ âm, không chỉ
quan sát, miêu tả như giai đoạn trước mà còn áp dụng ngôn ngữ học thực nghiệm
vào miêu tả chính xác ngữ âm tiếng Việt; về mặt chữ viết, không chỉ tập trung vào
việc cải tiến nó mà còn đi sâu vào nghiên cứu chữ Nôm; về phương ngôn, không
chỉ miêu tả tiếng nói của làng này, làng kia, mà còn tiến hành phân vùng tiếng nói
của cả nước; về lịch sử, không chỉ nghiên cứu lịch sử ngữ âm mà còn nghiên cứu
lịch sử từ vựng, ngữ pháp tiếng Việt...
Điều quan trọng là thời hiện đại đã mở ra nhiều lĩnh vực nghiên cứu mới.
Trước hết là vấn đề xây dựng hệ thống thuật ngữ khoa học cho tiếng Việt. Một khi
tiếng Việt đã trở thành ngôn ngữ chính thức của cả nước, được sử dụng để giảng
dạy ở cả bậc phổ thông và đại học thì nhu cầu cấp thiết đặt ra là phải nghiên cứu
cách thức xây dựng các hệ thống thuật ngữ khoa học. Về việc này, công đầu phải
dành cho giáo sư Hoàng Xuân Hãn. Cuốn Danh từ khoa học (phần Toán, Lí, Cơ)
được in lần đầu tại Sài Gòn năm 1848, lần thứ hai ở Sài Gòn, năm 1957 và lần thứ
ba ở Paris, năm 1967. Tiếp sau ông, các nhà khoa học Việt Nam đã xây dựng các
hệ thống thuật ngữ cho tất cả các ngành khoa học, trong đó có cả ngành Việt ngữ
học. Sự phong phú của hệ thống thuật ngữ Việt ngữ học là thước đo sự phát triển
của ngành khoa học mà chúng ta đang xem xét.
Do ảnh hưởng của truyền thống ngôn ngữ học châu Âu, việc nghiên cứu ngữ pháp
tiếng Việt thời thuộc Pháp chủ yếu tập trung vào phần từ pháp. Bước sang thời
hiện đại, trọng tâm nghiên cứu đã chuyển dần sang cú pháp. Nếu như trước đây
người ta chỉ quan tâm nghiên cứu nghĩa của từ thì ngày nay đã chú ý nhiều đến
nghĩa của câu. Những vấn đề cú pháp ngữ nghĩa đã được đặt ra như: cấu trúc đề–
thuyết, cấu trúc vị từ–tham tố, ngữ trị, diễn tố; các vai nghĩa như: người hành
động, người tác động, người thể nghiệm, người nhận, người hưởng lợi,... đã được
nghiên cứu.
Phong cách học là một mảng nghiên cứu mới trong thời hiện đại. Từ chỗ khảo sát
các thủ pháp tu từ (mĩ từ pháp) đến nghiên cứu các phong cách chức năng của
tiếng Việt; từ nghiên cứu các phong cách chức năng mở rộng ra vấn đề của ngôn
ngữ nghệ thuật, ngôn ngữ thơ, phong cách tác giả, phong cách học văn bản,... là
một bước tiến dài.
Trong khoảng mười năm gần đây, một ngành nghiên cứu mới là ngữ dụng học
cũng đã được vận dụng vào thực tế tiếng Việt. Ngữ dụng học là một môn khoa học
nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp, tức là cách sử dụng ngôn ngữ
trong ngữ cảnh cụ thể để đạt được những mục tiêu cụ thể. Tuy mới xuất hiện,
nhưng nó lại thu hút được sự chú ý của nhiều người nên mấy năm gần đây đã đạt
được nhiều kết quả khả quan.
Liên quan đến ngữ dụng học là các ngành ngôn ngữ học xã hội, ngôn ngữ học tâm
lí, ngôn ngữ–văn hoá học. Mặt khác, các nhà Việt ngữ học đã đi sâu nghiên cứu
mối quan hệ giữa tiếng Việt với dân tộc, với giai cấp, với quốc gia, với giới tính,...;
đã nghiên cứu chính sách ngôn ngữ tức là đã có sự tác động chủ quan của con
người vào sự phát triển của ngôn ngữ, đặc biệt là vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt.
Về văn hoá–ngôn ngữ học, các nhà Việt ngữ học đã khảo sát mối quan hệ giữa
ngôn ngữ và văn hoá, sự phản ánh đặc trưng văn hoá dân tộc trong ngôn ngữ,...; về
tâm lí–ngôn ngữ học, Việt ngữ học đã quan tâm đến bản chất tâm lí của quá trình
thụ đắc ngôn ngữ, đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ em Việt Nam,...
Mảng ngôn ngữ học ứng dụng cũng được một số học giả quan tâm, trong đó nổi
lên hai hướng chính là: thống kê ngôn ngữ học và phương pháp dạy tiếng.
Trong các chương sau, chúng tôi sẽ đi sâu phân tích kĩ thành tựu nghiên cứu ở từng
giai đoạn, từng lĩnh vực, từng học giả cụ thể.
Trước Cách mạng Tháng Tám, người nước ngoài nghiên cứu tiếng Việt chủ yếu là
người Pháp. Họ nghiên cứu tiếng Việt phục vụ cho việc học tiếng của họ ở Việt
Nam, đồng thời cũng là để góp phần xây dựng và củng cố sự thống trị của họ. Sau
Cách mang, do vị thế của Việt Nam và tiếng Việt trên trường quốc tế, nhiều nước,
nhiều dân tộc có nhu cầu học tập, nghiên cứu tiếng Việt. Thực tế, đã có các trung
tâm nghiên cứu và giảng dạy tiếng Việt ở các nước như Pháp, Nga, Trung Quốc,
Úc, Canada, Nhật Bản, Hàn Quốc,... Trong giai đoạn hiện đại của Việt ngữ học,
ngoài thành tựu của Việt ngữ học trong nước phải kể đến những thành tựu của Việt
ngữ học ở nước ngoài. Việt ngữ học ở nước ngoài không chỉ do người nước ngoài
đóng góp mà còn có sự đóng góp của nhiều người Việt Nam sinh sống và làm việc
ở đó. Giới Việt ngữ học trong nước đã tiếp nhận và trân trọng sự đóng góp của
nhiều học giả quốc tế và học giả người Việt Nam sống ở nước ngoài như Andreev,
Gordina, Panfilov,... (Nga); A.G. Haudricourt, M. Ferlus, Nguyễn Phú Phong
(Pháp); Thompson, G. Diffloth, Nguyễn Đình Hoà, Nguyễn Đăng Liêm,... (Mĩ);
Vương Lực, Nhan Bảo, Hoàng Mẫn Trung, Phó Thành Cật, Mã Khắc Thừa,...
(Trung Quốc); Huỳnh Sanh Thông (Canada); Phan Văn Giưỡng, Bích Thuận,
Nguyễn Xuân Thu,... (Úc); v.v...
Xét về đội ngũ các nhà Việt ngữ học thì giai đoạn cổ trung đại, số người đi sâu
nghiên cứu tiếng Việt không nhiều. Ngoài sự đóng góp của các tác giả vô danh
trong việc sáng tạo chữ Nôm, của một số nhà nho biên soạn tự điển Hán–Việt, thế
kỉ XVIII trở về trước chỉ có học giả Lê Quý Đôn là người đã để lại những nghiên
cứu cụ thể về tiếng Việt và chữ Nôm. Các tác giả trong chặng đường đầu tiên
nghiên cứu tiếng Việt phần lớn là người nước ngoài. Thời thuộc Pháp, tức giai
đoạn cận đại, nghiên cứu tiếng Việt chủ yếu là người Pháp, nhưng đã dần dần xuất
hiện những tên tuổi người Việt. Đó là Trương Vĩnh Kí, Truơng Vĩnh Tống, Huình
Tịnh Của, Lê Quang Trinh, Nguyễn Hiệt Chi, Lê Thước, Lên Văn Hoè, Lê Văn
Nựu, Lê Ngọc Vượng, Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ và Phạm Duy Khiêm. Đến giai
đoạn hiện đại thì lực lượng nghiên cứu tiếng Việt chủ yếu là người Việt. Chỉ kể sô
người nghiên cứu tiếng Việt ở trong nước thì đã có vài trăm. Các bình diện nghiên
cứu tiếng Việt được mở rộng và đi sâu cho nên trong thực tiễn đã hình thành một
số chuyên gia về các lĩnh vực.
Nói đến ngữ âm học tiếng Việt, người ta nhắc đến Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn
Quang Hồng, Cao Xuân Hạo, Nguyễn Hàm Dương, Nguyễn Phan Cảnh, Đinh Lê
Thư, Hoàng Cao Cương, Phạm Hữu Lai, Vương Hữu Lễ, Hoàng Dũng,...
Nói đến từ vựng–ngữ nghĩa tiếng Việt, người ta nhắc đến Nguyễn Văn Tu, Đỗ Hữu
Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Hoàng Văn Hành, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Đức
Dương, Nguyễn Đức Tồn, Phạm Hùng Việt, Hà Quang Năng, Chu Bích Thu,
Nguyễn Thị Ngọc Trâm, Nguyễn Văn Khang, Nguyễn Như Ý,...
Nói đến từ điển học tiếng Việt, người ta nhắc đến Huình Tịnh Paulus Của, nhóm
Khai trí Tiến Đức, Đào Duy Anh, Đào Văn Tập, Thanh Nghị, Văn Tân, Hoàng
Phê, Lê Văn Đức, Bửu Kế, Lê Ngọc Trụ, Lê Khả Kế, Nguyễn Như Ý, Dương Kì
Đức, Vũ Quang Hào,...
Nói đến ngữ pháp tiếng Việt, người ta nhắc đến Trương Vĩnh Kí, Trương Vĩnh
Tống, Vương Trà Ngân, Lê Văn Nựu, Lê Văn Hoè, Trần Trọng Kim, Bùi Kỉ, Phạm
Duy Khiêm, Lê Văn Lí, Phan Khôi, Nguyễn Lân, Trương Văn Chình, Nguyễn
Hiến Lê, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Lưu Vân Lăng, Nguyễn Đình Hoà,
Hoàng Tuệ, Hồ Lê, Đái Xuân Ninh, Nguyễn Hữu Quỳnh, Hoàng Trọng Phiến,
Nguyễn Cao Đàm, Bùi Minh Toán, Phan Thiều, Đinh Văn Đức, Bùi Khánh Thế,
Nguyễn Minh Thuyết, Lê Cận, Diệp Quang Ban, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Anh Quế,
Nguyễn Lai, Trần Ngọc Ninh, Hoàng Văn Thung, Lê Biên, Lê Xuân Thại, Hoàng
Văn Vân,...
Nói đến việc nghiên cứu chữ Nôm, chữ quốc ngữ, phải kể đến Đào Duy Anh,
Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Triệu Luật, Thanh Lãng, Nguyễn Khắc Xuyên, Hoàng
Phê, Đỗ Quang Chính, Vũ Trọng Kính, Lê Văn Quán, Nguyễn Ngọc San,...
Nói đến việc nghiên cứu phong cách học tiếng Việt, phải kể đến Đinh Trọng Lạc,
Cù Đình Tú, Phan Ngọc, Nguyễn Thái Hoà, Nguyễn Phan Cảnh, Hoàng Trọng
Phiến, Mai Ngọc Chừ, Nguyễn Hữu Đạt, Nguyễn Nguyên Trứ, Đào Thản,...
Nói đến việc nghiên cứu dụng học Việt ngữ, phải kể đến Hoàng Phê, Đỗ Hữu
Châu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Quang, Lê Đông,...
Nói đến phân tích diễn ngôn, phải kể đến Trần Ngọc Thêm, Nguyễn Quang Ninh,
Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Thị Việt Thanh, Nguyễn Hoà, Trịnh Sâm,...
Nói đến việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt và phương ngôn, phải kể đến Nguyễn
Tài Cẩn, Vương Lộc, Hoàng Thị Châu, Phạm Đức Dương, Nguyễn Văn Lợi,
Nguyễn Văn Tài, Võ Xuân Trang, Trần Trí Dõi, Vũ Đức Nghiệu, Nguyễn Ngọc
San, Nguyễn Văn Ái,...
Nói đến việc nghiên cứu ngôn ngữ học xã hội tiếng Việt, phải kể đến Hoàng Tuệ,
Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Vũ Thanh Hương,...
Nói đến việc nghiên cứu tâm lí ngôn ngữ học tiếng Việt, phải kể đến Lí Toàn
Thắng, Nguyễn Đức Tồn, Bùi Đình Mĩ,...
Nói đến việc nghiên cứu ngôn ngữ trẻ em Việt Nam, phải kể đến Đoàn Thiện
Thuật, Lê Quang Thiêm, Nguyễn Huy Cẩn, Lưu Thị Lan,...
Nói đến ngôn ngữ học đối chiếu, phải kể đến Lê Quang Thiêm, Nguyễn Văn
Chiến, Lê Hùng Chiến,...
Sự hình thành và phát triển của ngành Việt ngữ học là cả một quá trình lịch sử.
Trước Cách mạng Tháng Tám và cả trong kháng chiến chống Pháp, việc nghiên
cứu tiếng Việt chỉ mang tính chất nghiệp dư: các nhà văn, nhà báo, nhà giáo, nhà
khoa học, nhà chính trị,... trong quá trình hoạt động của mình, đã kết hợp nghiên
cứu tiếng Việt, chứ đó không phải là nhiệm vụ chính của họ. Phải đến sau Hiệp
định Geneva năm 1954, với sự thành lập các trường đại học và viện nghiên cứu ở
Việt Nam, thì bộ môn Việt ngữ học mới thực sự hình thành và được giảng dạy ở
các trường đại học. Từ đây, việc nghiên cứu tiếng Việt dần dần mang tính chuyên
nghiệp. Đội ngũ các nhà Việt ngữ học hiện nay được đào tạo sâu về chuyên môn,
hầu hết có bằng cử nhân, thạc sĩ thậm chí tiến sĩ về ngôn ngữ học. Nhiều vị đã
được nhà nước Nhà nước phong chức danh giáo sư, phó giáo sư ngôn ngữ học. Các
giáo sư Đào Duy Anh, Hoàng Xuân Hãn, Nguyễn Tài Cẩn đã được Nhà nước trao
tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh. Các giáo sư Hoàng Tuệ, Đỗ Hữu Châu,... đã được
Nhà nước trao tặng Giải thưởng Nhà nước. Đó là niềm vinh dự lớn cho toàn giới
ngôn ngữ học.