Thị trường chứng khoántrong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp.
Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán có những chức năng cơ bản sau:
13 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 1557 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khái quát về thị trường chứng khoán: Khái niệm, chức năng, và hoạt động, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Khái quát về thị trường chứng khoán: Khái niệm, chức năng, và hoạt động
Thị trường chứng khoántrong điều kiện của nền kinh tế hiện đại, được quan niệm là nơi diễn ra các hoạt động giao dịch mua bán chứng khoán trung và dài hạn. Việc mua bán này được tiến hành ở thị trường sơ cấp khi người mua mua được chứng khoán lần đầu từ những người phát hành, và ở những thị trường thứ cấp khi có sự mua đi bán lại các chứng khoán đã được phát hành ở thị trường sơ cấp. Như vậy, xét về mặt hình thức, thị trường chứng khoán chỉ là nơi diễn ra các hoạt động trao đổi, mua bán, chuyển nhượng các loại chứng khoán, qua đó thay đổi chủ thể nắm giữ chứng khoán. Thị trường chứng khoán có những chức năng cơ bản sau:1.Chức năng cơ bản của thị trường chứng khoán-Huy động vốn đầu tư cho nền kinh tế-Cung cấp môi trường đầu tư cho công chúng-Tạo tính thanh khoản cho các chứng khoán-Đánh giá hoạt động của doanh nghiệp-Tạo môi trường giúp Chính phủ thực hiện các chính sách vĩ mô2.Các chủ thể tham gia thị trường chứng khoánCác tổ chức và cá nhân tham gia thị trường chứng khoán có thể được chia thành các nhóm sau: nhà phát hành, nhà đầu tư và các tổ chức có liên quan đến chứng khoán.a)Nhà phát hànhNhà phát hành là các tổ chức thực hiện huy động vốn thông qua thị trường chứng khoán. Nhà phát hành là người cung cấp các chứng khoán - hàng hoá của thị trường chứng khoán.-Chính phủ và chính quyền địa phương là nhà phát hành các trái phiếu Chính phủ và trái phiếu địa phương.-Công ty là nhà phát hành các cổ phiếu và trái phiếu công ty.-Các tổ chức tài chính là nhà phát hành các công cụ tài chính như các trái phiếu, chứng chỉ thụ hưởng... phục vụ cho hoạt động của họ. b)Nhà đầu tưNhà đầu tư là những người thực sự mua và bán chứng khoán trên thị trường chứng khoán. Nhà đầu tư có thể được chia thành 2 loại: nhà đầu tư cá nhân và nhà đầu tư có tổ chức.-Các nhà đầu tư cá nhân-Các nhà đầu tư có tổ chứcc)Các tổ chức kinh doanh trên thị trường chứng khoán-Công ty chứng khoán-Quỹ đầu tư chứng khoán-Các trung gian tài chínhd)Các tổ chức có liên quan đến thị trường chứng khoán-Cơ quan quản lý Nhà nước-Sở giao dịch chứng khoán-Hiệp hội các nhà kinh doanh chứng khoán -Tổ chức lưu ký và thanh toán bù trừ chứng khoán-Công ty dịch vụ máy tính chứng khoán-Các tổ chức tài trợ chứng khoán-Công ty đánh giá hệ số tín nhiệm...3.Các nguyên tắc hoạt động cơ bản của thị trường chứng khoánThị trường chứng khoán hoạt động theo các nguyên tắc cơ bản sau:-Nguyên tắc công khai-Nguyên tắc trung gian -Nguyên tắc đấu giá 4.Cấu trúc và phân loại cơ bản của thị trường chứng khoánThị trường chứng khoán là nơi diễn ra các giao dịch, mua bán những sản phẩm tài chính (cổ phiếu, trái phiếu, các khoản vay ngân hàng... có kỳ hạn trên 1 năm). Sau đây là một số cách phân loại TTCK cơ bản:a)Căn cứ vào sự luân chuyển các nguồn vốnThị trường chứng khoán được chia thành thị trường sơ cấp và thị trường thứ cấp.T·Thị trường sơ cấpThị trường sơ cấp là thị trường mua bán các chứng khoán mới phát hành. Trên thị trường này, vốn từ nhà đầu tư sẽ được chuyển sang nhà phát hành thông qua việc nhà đầu tư mua các chứng khoán mới phát hành.·Thị trường thứ cấpThị trường thứ cấp là nơi giao dịch các chứng khoán đã được phát hành trên thị trường sơ cấp, đảm bảo tính thanh khoản cho các chứng khoán đã phát hành.b)Căn cứ vào phương thức hoạt động của thị trườngThị trường chứng khoán được phân thành thị trường tập trung (Sở giao dịch chứng khoán) và phi tập trung (thị trường OTC).c)Căn cứ vào hàng hoá trên thị trườngThị trường chứng khoán cũng có thể được phân thành các thị trường: thị trường cổ phiếu, thị trường trái phiếu, thị trường các công cụ chứng khoán phái sinh.·Thị trường cổ phiếu: thị trường cổ phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các loại cổ phiếu, bao gồm cổ phiếu thường, cổ phiếu ưu đãi. ·Thị trường trái phiếu: thị trường trái phiếu là thị trường giao dịch và mua bán các trái phiếu đã được phát hành, các trái phiếu này bao gồm các trái phiếu công ty, trái phiếu đô thị và trái phiếu chính phủ. ·Thị trường các công cụ chứng khoán phái sinhThị trường các chứng khoán phái sinh là thị trường phát hành và mua đi bán lại các chứng từ tài chính khác như: quyền mua cổ phiếu, chứng quyền, hợp đồng quyền chọn..
Tôi muốn biết repo chứng khoán là gì và nghiệp vụ này thực hiện như thế nào. Trả lời:Repo chứng khoán là giao dịch mua hoặc bán lại chứng khoán có kỳ hạn được sử dụng trên thị trường tài chính. Đây là loại hình giao dịch mà nhà đầu tư có thể mua và bán chứng khoán (trái phiếu, cổ phiếu…) của chính mình trong một khoảng thời gian thỏa thuận nhất định với công ty chứng khoán. Hiểu một cách đơn giản, giao dịch repo là việc nhà đầu tư đi vay tiền và dùng chứng khoán để thế chấp.Việc này được thực hiện như sau: Nếu nhà đầu tư có cổ phiếu chưa được niêm yết trên sàn và đang cần tiền thì có thể mang đến công ty chứng khoán để repo. Cổ phiếu mang đi repo phải có tên trong danh sách cổ phiếu mà công ty chứng khoán chấp nhận repo. Nếu cổ phiếu của nhà đầu tư được chấp nhận thì công ty sẽ làm một hợp đồng có thời hạn 3 tháng, 6 tháng, hoặc một năm, đồng thời nhà đầu tư phải làm giấy chuyển nhượng cổ phiếu này sang tên công ty chứng khoán theo đúng thời hạn ghi trên hợp đồng. Điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẽ bán số cổ phiếu cho công ty chứng khoán trong thời hạn đó. Khi hết hạn, nhà đầu tư mang tiền đến thanh lý hợp đồng, công ty chứng khoán sẽ làm giấy chuyển nhượng sang tên lại cho nhà đầu tư. Nhà đầu tư phải trả lại số tiền bằng giá công ty mua ban đầu cộng với lãi suất cho vay tùy theo thời hạn repo.
Tôi muốn biết ROA, ROE là gì, có tác dụng như thế nào trong phân tích và được áp dụng ra sao. ROE vàROA như thế nào là chấp nhận được? Trả lời: ROA là tỷ số lợi nhuận ròng trên tài sản (Return on total assets)ROA đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng tài sản của công ty. Công thức:ROA = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường/Tổng tài sản ROA cung cấp cho nhà đầu tư thông tin về các khoản lãi được tạo ra từ lượng vốn đầu tư (hay lượng tài sản). ROA đối với các công ty cổ phần có sự khác biệt rất lớn và phụ thuộc nhiều vào ngành kinh doanh. Đó là lý do tại sao khi sử dụng ROA để so sánh các công ty, tốt hơn hết là nên so sánh ROA của mỗi công ty qua các năm và so giữa các công ty tương đồng nhau.Tài sản của một công ty được hình thành từ vốn vay và vốn chủ sở hữu. Cả hai nguồn vốn này được sử dụng để tài trợ cho các hoạt động của công ty. Hiệu quả của việc chuyển vốn đầu tư thành lợi nhuận được thể hiện qua ROA. ROA càng cao thì càng tốt vì công ty đang kiếm được nhiều tiền hơn trên lượng đầu tư ít hơn.Ví dụ nếu công ty A có thu nhập ròng là 1 triệu USD, tổng tài sản là 5 triệu USD, khi đó ROA là 20%. Tuy nhiên nếu công ty B cũng có khoản thu nhập tương tự trên tổng tài sản là 10 triệu USD, ROA của B sẽ là 10%. Như vậy công ty A hiệu quả hơn trong việc biến đầu tư thành lợi nhuận.Các nhà đầu tư cũng nên chú ý tới tỷ lệ lãi suất mà công ty phải trả cho các khoản vay nợ. Nếu một công ty không kiếm được nhiều hơn số tiền mà chi cho các hoạt động đầu tư, đó không phải là một dấu hiệu tốt. Ngược lại, nếu ROA mà tốt hơn chi phí vay thì có nghĩa là công ty đang bỏ túi một món hời.ROE là tỷ số lợi nhuận ròng trên vốn chủ sở hữu (Return on common equyty)ROE là tỷ số quan trọng nhất đối với các cổ đông, tỷ số này đo lường khả năng sinh lợi trên mỗi đồng vốn của cổ đông thường.Công thức:ROE = Lợi nhuận ròng dành cho cổ đông thường /Vốn cổ phần thường Chỉ số này là thước đo chính xác để đánh giá một đồng vốn bỏ ra và tích lũy tạo ra bao nhiêu đồng lời. Hệ số này thường được các nhà đầu tư phân tích để so sánh với các cổ phiếu cùng ngành trên thị trường, từ đó tham khảo khi quyết định mua cổ phiếu của công ty nào. Tỷ lệ ROE càng cao càng chứng tỏ công ty sử dụng hiệu quả đồng vốn của cổ đông, có nghĩa là công ty đã cân đối một cách hài hòa giữa vốn cổ đông với vốn đi vay để khai thác lợi thế cạnh tranh của mình trong quá trình huy động vốn, mở rộng quy mô. Cho nên hệ số ROE càng cao thì các cổ phiếu càng hấp dẫn các nhà đầu tư hơn.Khi tính toán được tỷ lệ này, các nhà đầu tư có thể đánh giá ở các góc độ cụ thể như sau:- ROE nhỏ hơn hoặc bằng lãi vay ngân hàng, vậy nếu công ty có khoản vay ngân hàng tương đương hoặc cao hơn vốn cổ đông, thì lợi nhuận tạo ra cũng chỉ để trả lãi vay ngân hàng. - ROE cao hơn lãi vay ngân hàng thì phải đánh giá xem công ty đã vay ngân hàng và khai thác hết lợi thế cạnh tranh trên thị trường chưa để có thể đánh giá công ty này có thể tăng tỷ lệ ROE trong tương lai hay không.
Vào những ngày cuối năm 2006, Giám đốc Trung tâm Giao dịch Chứng khoán Tp.HCM nhận xét: “Chỉ số P/E bình quân của các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam hiện đang là 38,18 lần. So sánh với mức trung bình của các thị trường khác, P/E chỉ dao động từ 10-17 lần”. Sau tuyên bố này, giá cổ phiếu giảm mạnh. Vậy chỉ số P/E là gì, bao nhiêu là vừa? P/E (Price/Earnings Ratio) là hệ số giữa thị giá một cổ phiếu trên thu nhập của nó. Thông thường người ta dùng thu nhập của cổ phiếu trong bốn quí trước đó để tính. Ví dụ P/E của Vinamilk đầu tuần trước là 33,41; của FPT là 62,82, của REE là 27,43... Ý nghĩa đầu tiên của chỉ số này là biểu hiện mức giá nhà đầu tư sẵn sàng bỏ ra cho một đồng thu được từ cổ phiếu đó. Một P/E 30 có nghĩa nhà đầu tư chịu bỏ ra 30 đồng để nhận được 1 đồng từ cổ phiếu này. Tuy nhiên, P/E thường phản ánh kỳ vọng của thị trường về sự tăng trưởng của cổ phiếu hơn là kết quả làm ăn đã qua.Người ta so sánh P/E của các công ty cùng ngành; nếu chỉ số P/E của một công ty cao hơn mức bình quân, có nghĩa thị trường kỳ vọng công ty này sẽ ăn nên làm ra trong thời gian tới. Công ty có chỉ số P/E cao chắc chắn phải có lợi nhuận tương lai cao như kỳ vọng, nếu không thị trường sẽ tự điều chỉnh, giá cổ phiếu giảm cho đúng với thực tế.Một ví dụ điển hình là Microsoft. Cách đây nhiều năm, khi Microsoft trên đường vươn lên ngôi bá chủ thị trường với những sản phẩm độc quyền, thị phần tăng vọt thì P/E của nó lên đến 100. Nay, khi Microsoft đã trở thành công ty hàng đầu, mức tăng trưởng khó lòng duy trì như xưa thì P/E giảm dần - tháng 6/2002 còn 43 và đến đầu tuần trước xuống còn 23,69. Trong khi đó P/E của Google vẫn còn cao, đến 61,87. Chú ý, ở thị trường các nước, người ta phân biệt rõ hai loại P/E: loại lấy thu nhập bốn quí trước đó (gọi là trailing P/E) và loại dự báo thu nhập bốn quí tiếp theo (gọi là forward P/E) - trong trường hợp của Google, trailing P/E cao vậy chứ forward P/E giảm còn 35,33 mà thôi. Vì thế, thật khó nói P/E của một công ty là cao hay thấp, nếu không tính đến hai yếu tố: - Công ty phát triển nhanh hay không (nếu chỉ tăng trưởng 5-7% mà P/E vẫn cao ngất ngưởng, chứng tỏ giá cổ phiếu quá cao); - Chỉ số của ngành ra sao (so sánh P/E của một công ty điện lực với P/E của công ty kỹ thuật cao là điều vô nghĩa). Ví dụ, P/E của các hãng hàng không hiện nay là 0 vì đa phần đang lỗ; của ngành xây dựng dân dụng chỉ là 5,7; của ngành sản xuất đồng là 8,7 nhưng của ngành sản xuất bạc lên đến 107,6 và của ngành dịch vụ nghiên cứu cao chót vót tận 687,1 (số liệu ở thị trường Mỹ). Chỉ số P/E vì thế không phải là yếu tố duy nhất để quyết định mua hay không mua một loại cổ phiếu nào đó. P/E thấp có thể vì công ty này sắp gặp khó khăn, cổ phiếu không ai mua; công ty có thể chế biến sổ sách để giảm P/E bằng cách nâng thu nhập của cổ phiếu; lạm phát cao cũng làm giảm chỉ số này. P/E chỉ nên dùng để tham khảo, sau khi đối chiếu với các công ty cùng ngành nghề và theo dõi xu hướng dài hạn dựa trên con số P/E trong một thời gian dài.Theo TBKTSG-------------------------------Tự động gộp-------------------------------Cẩn thận với chỉ số P/EChỉ số P/E viết tắt theo cụm từ tiếng Anh là “Price per Earnings”, tức là giá cổ phiếu so với lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được khi đầu tư vào cổ phiếu đó. Đối với chỉ số P/E, theo thông lệ quốc tế, khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư thu được chỉ tính đến cổ tức và giá cổ phiếu chênh lệch giữa giá mua và giá bán, thì ở nước ta biến số E có độ mở và rất lớn. Thứ nhất, đó là khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư chứng khoán, đầu tư cổ phiếu OTC ở nước ta có được bao gồm cả quyền mua cổ phiếu tăng vốn. Do yêu cầu mở rộng kinh doanh và các quy định về tỷ lệ an toàn, quy định pháp luật, nên nhiều doanh nghiệp cổ phiếu định kỳ phải phát hành thêm cổ phiếu để tăng vốn điều lệ, nhất là các ngân hàng thương mại cổ phần, công ty chứng khoán cổ phần và công ty bảo hiểm cổ phần. Cổ phiếu phát hành mới theo mệnh giá hoặc theo giá thoả thuận có khoảng cách chênh lệch lớn trên thị trường OTC, nên đây là một khoản thu nhập lớn trên mỗi cổ phiếu. Trung tuần tháng 1/2007, khi thông tin Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn Hà Nội- SHB sẽ phát hành cổ phiếu mới với tỷ lệ 1:1, tức là cứ sở hữu 1 cổ phiếu được mua thêm 1 cổ phiếu mới bằng mệnh giá, lập tức giá cổ phiếu trên thị trường OTC của SHB tăng từ 2,9 triệu đồng/cổ phiếu lên 4,6 triệu đồng/cổ phiếu. Thứ hai là các doanh nghiệp chia cổ phiếu cho người đang sở hữu cổ phiếu từ nguồn quỹ thặng dư vốn. Đây mới là hai khoản thu nhập lớn nhất mà nhà đầu tư có được. Cụ thể như Công ty Chứng khoán Sài Gòn (SSI) bán cổ phần cho một nhóm nhà đầu tư chiến lược là các tập đoàn tài chính lớn của Nhật Bản theo giá thoả thuận, phần chênh lệch giá mệnh giá và giá thoả thuận chính người sở hữu hay cổ đông được hưởng. Hoặc VP Bank bán 10% cho tập đoàn ngân hàng OCBC của Singapore, khoản chênh lệch giữa giá bán thoả thuận cổ phiếu với mệnh giá gốc cổ đông của VP Bank được chia bằng cổ phiếu với tỷ lệ 35%, tức là cứ sở hữu 100 cổ phiếu thì được chia thêm 35 cổ phiếu. Thứ ba là thu nhập của người sở hữu cổ phiếu từ nguồn thu nhập bất thường khác của doanh nghiệp. Đó là các khoản bán tài sản và khoản thu được nợ đọng. Tài sản khi cổ phần hoá hay hạch toán hiện tại theo giá gốc hay theo giá trên sổ sách, nhưng do đầu tư liên doanh liên kết hay bán tài sản, phần chênh lệch giữa giá thị trường tại thời điểm góp vốn hay thời điểm bán được chia cho cổ đông. Chẳng hạn, trong năm 2006, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Quân đội (MB) chuyển nhượng khách sạn ASEAN với giá trên 290 tỷ đồng, sau khi trừ các chi phí, khoản thu nhập lớn này cộng với một số khoản thu nhập tích luỹ khác, hết năm 2006, cổ đông của MB được chia cổ phiếu với tỷ lệ 42%, tức là cứ sở hữu 100 cổ phiếu trọn 1 năm thì được chia thêm 42 cổ phiếu. Hoặc trong năm 2005, Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu (Eximbank) thu được khoản nợ xấu 105 tỷ đồng của Công ty Việt Hà, khoản tiền này được đưa vào thu nhập bất thường, cổ đông của Eximbank được hưởng. Như vậy, việc tính chỉ số P/E đối với cổ phiếu của các doanh nghiệp ở nước ta không thuần tuý chỉ có cổ tức và chênh lệch giá cổ phiếu như thông lệ quốc tế, mà có các khoản thu nhập khác rất lớn. Do đó, khi công bố chỉ số P/E của các doanh nghiệp niêm yết hay chưa niêm yết ở nước ta, để khuyến cáo việc tăng giá nóng của cổ phiếu, cần lưu ý cách tính chỉ số P/E nói trên để không gây tác động xấu đến cả thị trường OTC và thị trường niêm yết.[right][size=1][url=]Copyright © Diễn đàn sinh viên học viện tài chính - Posted by pnphuong[/url][/size][/right]
Mệnh giá cổ phiếu là số tiền ghi trên tờ cổ phiếu, theo quy định hiện hành của VN hiện nay, mệnh giá Cp là 10 000 VND. Mệnh giá cổ phiếu không có giá trị thực tế đối với người đầu tư khi đã đầu tư, và nó không liên quan j đến giá trị thị trường của CP đó. Mệnh giá cổ phiếu chỉ có giá trị đối với cty tại thời điểm phát hành, nó thể hiện đc số tiền tố thiểu mà cty có thể nhận đc từ mỗi cổ phiếu phát hànhCòn giá CP khởi điểm, theo bạn nói, thì đó là giá chào bán ra công chúng, giá này đc xác định dựa trên nhiều yếu tố, đó có thể dựa trên giá trị thực tế, tiềm năng phát triển của cty, nhu cầu đầu tư.... giá này đã thoát hẳn khỏi mệnh giá cp, phần chênh lệch giữa mệnh giá và giá bán gọi là thặng dư cổ phiểu còn về xác đinh giá, cí ni dài lắm, bạn muốn xác định giá trị sổ sách, giá trị nội tại của cp, hay đánh giá thị trường , đọc giáo trình TTCK là có alll
[right][size=1][url=]Copyright © Diễn đàn sinh viên học viện tài chính - Posted by pixinh213[/url][/size][/right]
Các bạn cho mình hỏi:- Sở giao dịch TPHCM và TTGD HN sử dụng nguyên tắc khớp lệnh nào?-Các mức giá 1, giá 2, giá 3 và các KL tương ứng trên bảng giá CK là do nhà đầu tư đặt mua/bán hay ở đâu ra?-Chứng chỉ quỹ có giá cố định như trái phiếu hay thay đổi như cổ phiếu?Cám ơn các bạn nhiều!
(1) Theo quy định của TTGDCK TP.HCM, thời gian giao dịch khi sàn bắt đầu áp dụng phương thức giao dịch liên tục như sau:1. Thời gian giao dịcha. Đối với cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đầu tư:- Từ 8g30 đến 9g00 : Khớp lệnh định kỳ (xác định giá mở cửa)- Từ 9g00 đến 10g00 : Khớp lệnh liên tục- Từ 10g00 đến 10g30 : Khớp lệnh định kỳ (xác định giá đóng cửa)- Từ 10g30 đến 11g00 : Giao dịch thỏa thuận- 11g00 : Đóng cửab. Đối với trái phiếu- Từ 8g30-11g00 : Giao dịch thỏa thuận(2) Các thông tin trên bảng giá chứng khoán là căn cứ vào lệnh của NĐT sau đó tổng hợp lại.(3) Chứng chỉ quỹ, trái phiếu, cổ phiếu đều có mệnh giá cố định (cổ phiếu và chứng chỉ quỹ là 10.000đ, trái phiếu 100k or bội số của 100k), khi được đem ra trao đổi thì nó có giá trị trường của nó.[right][size=1][url=]Copyright © Diễn đàn sinh viên học viện tài chính - Posted by zacraka[/url][/size][/right]
Trên bảng giao dịch, thể hiện 3 mức giá tốt nhất. Với giá mua là 3 mức giá cao nhât, giá bán là 3 mức giá thấp nhất. Tại mỗi mức giá, tương ứng với tổng khối lượng mà các NĐT đặt tại mỗi mức giá
Nguyên tắc khớp lệnh:1- Ưu tiên về giá : giá cao nhất với lệnh mua - thấp nhất với lệnh bán2- Ưu tiên thời gian : lệnh nào đặt trc đc khớp trc3- Ưu tiên khách hàng : lệnh khách hàng luôn được ưu tiên hơn chính lệnh của cty ck4- Ưu tiên khối lượng giao dịch : cùng là khách hành thì lệnh nào có kluong lớn hơn thì đc ưu tiên hơn[right][size=1][url=]Copyright © Diễn đàn sinh viên học viện tài chính - Posted by pixinh213[/url][/size][/right]
Trong 1 ngày giao dịch có 3 đợt khớp lệnh , đơt 1 và đợt 3 khớp lênh định kỳ đợt 2 khớp lệnh liên tục .Nước mình chỉ có 2 sàn giao dịch chứng khoán 1 cái là trung tâm giao dịch chứng khoán Hà Nội (HASTC ) 1 cái là Sở Giao Dịch chứng khoán thành phố HCMCó 2 sàn là do phân biệt đẳng cấp thôiThằng niêm yết ở HASTC thì cần 10 tỷ VĐLThằng niêm yết ở HOSE cần 80 tỷ VĐLCái giống các nước khác thôi như Mỹ có D J , rồi S&P 500 đó thôi[right][size=1][url=]Copyright © Diễn đàn sinh viên học viện tài chính - Posted by bergkamp_hvtc[/url][/size][/right]
Bluechip là những cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường , ngược lại pennystock là những cổ phiếu có giá thị trường nhỏ .Nói chung bluechip khác pennystock ở nhiều điểm như vốn hóa , tính thanh khoản v...vv.[right][size=1][url=]Copyright © Diễn đàn sinh viên học viện tài chính - Posted by bergkamp_hvtc[/url][/size][/right]
Cái giống các nước khác thôi như Mỹ có D J , rồi S&P 500 đó thôicũng ko hẳn là giống.S&P500 là chỉ số các DN vừa và nhỏ,DJ là chỉ số công nghiệp,còn 1 cái nữa là chỉ số công nghệ NASDAQ[right][size=1][url=]Copyright © Diễn đàn sinh viên học viện tài chính - Posted by pinh_pong[/url][/size][/right]
Tìm hiểu chỉ số P/E !
P/E là một chỉ số được các nhà đầu tư sử dụng rất phổ biến trong phân tích tài chính. Tất nhiên tỷ lệ này cũng có những hạn chế nhất định nhưng nó có ưu điểm là dễ tính và dễ hiểu. Nếu bạn muốn biết thị trường sẵn sàng trả bao nhiêu cho mỗi đôla lợi nhuận của một công ty, chúng ta hãy xem xét P/E.P/E là một tỷ lệ phần trăm giữa thị giá một cổ phiếu và thu nhập trên một cổ phiếu. Nếu giá một cổ phiếu cuả IBM là 60 đôla và thu nhập của mỗi cổ phiếu là 3 đôla thì tỷ lệ P/E sẽ là 20 (60/3). điều này có nghĩa là nhà đầu tư sẵn sàng trả 20 đôla cho mỗi đôla lợi nhuận của công ty. Nếu P/E giảm xuống còn18 có nghĩa là nhà đầu tư chỉ trả 18 đôla cho mỗi đôla lợi nhuận.P/E truyền thống- tức là tỷ lệ P/E mà bạn vẫn thấy hàng ngày trên các tạp chí chứng khoán- còn gọi là P/E hiện tại. Để tính chỉ số này người ta lấy giá cổ ph