Phú Yên là tỉnh duyên hải nam trung bộ trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp Khánh Hòa, phía tây giáp Đăk Lăk và Gia Lai, phía đông giáp biển Đông.
Phú Yên nằm ở miền trung Việt Nam, cách Hà Nội 1.160km về phía nam, cách tp. Hồ chí Minh 561km về phía bắc theo tuyến quốc lộ 1A.
Tp Tuy Hòa là tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh. Tp Tuy Hòa nằm cách thủ đô Hà Nội 1.160km, cách TP Hồ Chí Minh 561km, cách Vân Phong (Khánh Hòa) 40 km. Từ các thành phố của Việt Nam có thể đến Phú Yên thuận tiện bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không và đường biển.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.045,31 km2, chiếm 1,53% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 1A, 25, đường sắt qua tỉnh 120km Bắc - Nam; đường biển dài 189 km; đường không có sân bay Ðông Tác. Hệ thống sông ngòi chính, bao gồm sông Ðà Rằng (gọi là sông Ba) dài 350 km với lưu vực 1.900 km2, sông Bàn Thạch dài 50km với lưu vực 590 km2.
Ðịa hình: Do nằm ở phía Ðông dãy núi Trường Sơn, có địa hình dốc từ Tây sang Ðông, diện tích của tỉnh Phú Yên chủ yếu là đồi núi, chiếm 70% diện tích toàn tỉnh.
Khí hậu: Mang khí hậu nóng ẩm - nhiệt đới, gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500-1.700 mm/năm; mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,5oC, nhiệt độ cao nhất là 30,30C, thấp nhất là 23,80C; độ ẩm trung bình khoảng 78%.
36 trang |
Chia sẻ: oanh_nt | Lượt xem: 2989 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khái quát về Tỉnh Phú Yên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I.Khái quát điều kiện tự nhiên1.Vị trí địa lý:Phú Yên là tỉnh duyên hải nam trung bộ trải dài từ 12°42'36" đến 13°41'28" vĩ bắc và từ 108°40'40" đến 109°27'47" kinh đông, phía bắc giáp tỉnh Bình Định, phía nam giáp Khánh Hòa, phía tây giáp Đăk Lăk và Gia Lai, phía đông giáp biển Đông.Phú Yên nằm ở miền trung Việt Nam, cách Hà Nội 1.160km về phía nam, cách tp. Hồ chí Minh 561km về phía bắc theo tuyến quốc lộ 1A.Tp Tuy Hòa là tỉnh lỵ, trung tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, khoa học của tỉnh. Tp Tuy Hòa nằm cách thủ đô Hà Nội 1.160km, cách TP Hồ Chí Minh 561km, cách Vân Phong (Khánh Hòa) 40 km. Từ các thành phố của Việt Nam có thể đến Phú Yên thuận tiện bằng đường sắt, đường bộ, đường hàng không và đường biển.
Diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 5.045,31 km2, chiếm 1,53% tổng diện tích tự nhiên cả nước. Các đường giao thông quan trọng như đường quốc lộ 1A, 25, đường sắt qua tỉnh 120km Bắc - Nam; đường biển dài 189 km; đường không có sân bay Ðông Tác. Hệ thống sông ngòi chính, bao gồm sông Ðà Rằng (gọi là sông Ba) dài 350 km với lưu vực 1.900 km2, sông Bàn Thạch dài 50km với lưu vực 590 km2.Ðịa hình: Do nằm ở phía Ðông dãy núi Trường Sơn, có địa hình dốc từ Tây sang Ðông, diện tích của tỉnh Phú Yên chủ yếu là đồi núi, chiếm 70% diện tích toàn tỉnh.Khí hậu: Mang khí hậu nóng ẩm - nhiệt đới, gió mùa, chịu ảnh hưởng của khí hậu đại dương, chia làm 2 mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trung bình hàng năm khoảng 1.500-1.700 mm/năm; mùa mưa bắt đầu từ tháng 9 đến tháng 12 và mùa nắng bắt đầu từ tháng 1 đến tháng 8. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 26,5oC, nhiệt độ cao nhất là 30,30C, thấp nhất là 23,80C; độ ẩm trung bình khoảng 78%.
2. Tài nguyên thiên nhiêna.Tài nguyên đấtTỉnh Phú Yên có 504.531 ha diện tích đất tự nhiên. Trong đó, diện tích đất nông nghiệp là 124.815 ha, chiếm 24,73%; diện tích đất lâm nghiệp có rừng là 165.916 ha, chiếm 32,88%; diện tích đất chuyên dùng là 17.363 ha, chiếm 3,44%; diện tích đất ở là 4.203 ha, chiếm 0,83%; diện tích đất chưa sử dụng và sông suối núi đá là 192.234 ha, chiếm 38,10%.Trong đất nông nghiệp, diện tích đất trồng cây hàng năm là 107.749 ha, chiếm 86,32%, riêng đất lúa có 32.710 ha, chiếm 30,35% diện tích đất nông nghiệp gieo trồng được 2 vụ; diện tích đất trồng cây lâu năm là 6.458 ha, chiếm 5,19%; diện tích đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản là 2.043 ha, chiếm 1,63%.Diện tích đất trống, đồi trọc cần phủ xanh là 154.219 ha, đất có mặt nước có thể sử dụng là 4.718 ha.
b. Tài nguyên rừngTỉnh Phú Yên có 165.916 ha rừng, tỷ lệ che phủ đạt 31,1%. Trong đó: Diện tích rừng tự nhiên là 135.813 ha, rừng trồng 20.963 ha. Rừng giàu chiếm 7,2% diện tích và 14,1% trữ lượng; rừng trung bình chiếm 13,6% diện tích và 21,2% trữ lượng; rừng nghèo chiếm 24,9% diện tích và 27,8% trữ lượng; rừng non chiếm 54,3% diện tích và 36,8% trữ lượng.c. Tài nguyên biểnTỉnh có 189 km bờ biển. Vùng biển khai thác có hiệu quả rộng 6.900 km2, giàu về trữ lượng đa dạng, phong phú về chủng loại với hơn 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loại mực, sò, điệp và một số loài hải sản khác, trong đó có hơn 35 loài có giá trị kinh tế cao. Cá nổi chiếm ưu thế hơn cá đáy, chiếm 70 -75%. Phân bố không đều, mật độ tập trung ở phía bắc hơn phía nam. Nhìn chung có thể chia thành 2 nhóm sinh thái: Nhóm ven bờ: Có kích thước bé gồm các loại cá trích, cơm, chỉ vàng, phèn, mối, hố, mực...; nhóm biển khơi: Có kích thước lớn hơn gồm các loại cá thu, ngừ, cờ, nục heo, kiếm, chuồn... theo tính toán, trữ lượng cá vùng biển Phú Yên khoảng 46.000 tấn với khả năng khai thác 25.000 tấn. Tổng trữ lượng cho phép khai thác tôm 700 tấn/năm, mực 1.200 tấn/năm, hải sản khác 2000 tấn/năm. Tuy nhiên, năng lực nghề cá Phú Yên hiện tại chủ yếu khai thác vùng nước dưới 100 m chiếm 90% và ở vùng 100 - 200 m chiếm 10%.Ngoài ra, trữ lượng và khả năng khai thác thuỷ sản ở vùng nước lợ trên diện tích 14.600 ha có thể cho phép khai thác tự nhiên khoảng 700 tấn/năm, nhưng hiện nay đạt khoảng trên 500 tấn và mật độ khai thác không đều. Ở vịnh Xuân Ðài mức khai thác trung bình, đầm Cù Mông mức khai thác trung bình khá, còn lại mức khai thác khá ở cửa sông Ðà Nông và cao ở đầm Ô Loan nên đã có biểu hiện suy giảm nguồn lợi.d.Tài nguyên khoáng sảnBao gồm: Ðá hoa cương trữ lượng 54 triệu m3, đá diatomits có trữ lượng 90 triệu m3; ngoài ra còn có bentônít, galenits, sắt, nước khoáng, than bùn, sa khoáng vàng, fluorít có trữ lượng 300 nghìn tấn. Hiện tỉnh đang triển khai khai thác đá granit.e. Tài nguyên du lịchCó nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp và những di tích văn hoá - lịch sử có thể khai thác thành các điểm du lịch nổi tiếng như: Quần thể núi đá Bia - Bãi Tiên- Vũng Rô - Mũi Nạy, vịnh sông Cầu, đầm Ô Loan, bãi biển Mỹ A, Tháp Nhạn, đập Ðồng Cam, khu bảo tồn thiên nhiên Krông - Trai, đàn đá Tuy An...
f. Tài nguyên sông, suốiCó hệ thống Sông Đà Rằng, sông Bàn Thạch, sông Kỳ Lộ với tổng diện tích lưu vực là 16.400km2, tổng lượng dòng chảy 11.8 tỷ m3, đảm bảo đủ nước tưới cho nông nghiệp, thủy điện và sinh hoạt.Phú Yên có nhiều suối nước khoáng nóng như: Phú Sen, Triêm Đức, Trà Ô, Lạc Sanh. Ngoài ra còn có nhiều tài nguyên trong lòng đất như Diatomite (90 triệu m3), đá hoa cương nhiều màu (54 triệu m3), vàng sa khoáng (300 nghìn tấn) ( số liệu năm 2006 theo Cẩm nang xúc tiến thương mại du lịch Phú Yên)
Hệ thống cấp nước sinh hoạt: Tỉnh có nhà máy cấp nước Phú Yên với công suất 25.000 m3/ngày đêm, phục vụ nước sinh hoạt cho toàn thị xã Tuy Hoà, các vùng lân cận và khu công nghiệp Hoà Hiệp. Ngoài ra, các thị trấn, huyện lỵ đều có hệ thống cấp nước với công suất khoảng 10.000 m3/ngày đêm. Toàn tỉnh có số người được sử dụng nước sạch toàn tỉnh đạt 48%.
II. Dân số - Dân tộc1.Dân số
Dân số Phú Yên là 836.672 người (năm 2003) trong đó Thành thị (20%), Nông thôn: 80%, lực lượng lao động chiếm 71,5% dân số.
Phú Yên có gần 30 dân tộc sống chung với nhau:đông nhất là dân tộc Kinh có 747.011 người, chiếm 95%; các dân tộc thiểu số như dân tộc Êđê có 16.416 người, chiếm 2%; dân tộc Chăm có 16.294 người, chiếm 2,06%; dân tộc Ba Na có 3.464 người, chiếm 0,3%; dân tộc Tày có 1.449 người, chiếm 0,2%; dân tộc Nùng có 1.279 người, chiếm 0,1%; các dân tộc khác chiếm 0,4%. Trong đó, số người trong độ tuổi lao động xã hội trong toàn tỉnh là 474.282 người, chiếm 60% dân số.2. Trình độ dân trí:
Tính đến năm 2002, đã phổ cập giáo dục tiểu học cho 100% số huyện, thị với số xã đạt 95%; tỷ lệ người biết chữ chiếm 98% dân số. Công tác phổ cập bậc trung học cơ sở đang được tỉnh triển khai, đến hết năm 2002, toàn tỉnh đã có 41/101 xã, phường đạt chuẩn quốc gia về phổ cập trung học cơ sở. Số học sinh phổ thông niên học 2001 - 2002 có 195.729 em, trong đó số học sinh dân tộc thiểu số là 11.278 em, tặng 674 em so với năm học trước, bình quân có 4,3 người dân tộc thiểu số có 1 em học sinh đi học (bình quân toàn tỉnh là 2,7 người có 1 học sinh đi học); số giáo viên toàn tỉnh là 8.289 người. Toàn tỉnh có 378 Bác sỹ, đạt tỷ lệ 4,8 Bác sỹ/1 vạn dân. Hiện có 49,5% xã có Bác sỹ; 100% xã có y sỹ sản nhi hoặc nữ hộ sinh và 100% thôn bản có y tế hoạt động. Phú Yên bao gồm 1 Thành phố Tuy Hòa trực thuộc và 8 huyện:
Đông Hòa
Đồng Xuân
Phú Hòa
Sơn Hòa
Sông Cầu
Sông Hinh (huyện)
Tây Hòa
Tuy AnIII.Cơ sở hạ tầng 1.Mạng lưới giao thông bộ:
Toàn tỉnh hiện có 1.941 km đường giao thông.có Quốc lộ 1A đi ngang qua đường tỉnh lộ 645 và Quốc lộ 25 nối với các tỉnh Tây Nguyên; đường sắt Bắc-Nam và Sân bay Đông Tác (Hoạt động từ tháng 4/2003)Tỉnh lộ 641 nối QL1A từ Thị trấn Chí Thanh chạy dọc theo đường sắt Bắc-Nam qua Thị trấn La Hai rồi gặp lại QL1A tại Thị trấn Diêu trì (Tỉnh Bình Định). Quốc lộ 1D (nối Sông Cầu với thành phố Qui Nhơn), đường từ khu công nghiệp Hòa Hiệp đến cảng Vũng Rô.Hệ thống đường liên thôn, liên xã thông suốt thuận lợi trong việc đi lại.Trong đó: Ðường do trung ương quản lý dài 196 km, chiếm 10,09%; đường do tỉnh quản lý dài 336 km, chiếm 17,31%; đường do huyện quản lý dài 382 km, chiếm 16,68% và đường do xã quản lý dài 1.027 km, chiếm 52,91%. Ngoài ra, tỉnh còn có 200 km đường biển và 117 km đường sắt. 100% số xã có đường ô tô đến trung tâm.2. Mạng lưới bưu chính viễn thông:
Phú Yên có mạng lưới viễn thông khá tốt. Bưu điện trung tâm Tỉnh, huyện, xã được trang bị: Vi ba, cáp quang ... đảm bảo liên lạc thông suốt.Hệ thống Internet qua đường truyền ADSL cũng là một kênh liên lạc quan trọng hiện nay đối với sự phát triển của toàn tỉnh. Tổng số bưu cục, đại lý, kiốt trên toàn Tỉnh là 133 đơn vị, tổng số máy điện thoại 14.716 máy; dịch vụ bưu chính cũng phát triển mạnh.
Từ ngày tách tỉnh mạng lưới bưu chính viễn thông được củng cố, xây dựng và phát triển. Mở rộng, lắp đặt hệ thống tổng đài điện thoại, telex cho các trung tâm huyện, thị xã đáp ứng nhu cầu thông tin trong và ngoài nước ngày càng tăng. Hiện nay toàn tỉnh có 30 bưu cục, 50 điểm phục vụ bưu điện và 67 điểm bưu điện văn hoá xã. Số máy điện thoại cố định thuê bao toàn tỉnh là 22.500 chiếc, 6.500 thuê bao di động, 300 thuê bao internet..., bình quân có 2,8 cái/100 dân.3. Mạng lưới điện quốc gia:
Phú Yên có nhà máy thuỷ điện Sông Hinh với công suất 72 MW, đang hoà mạng lưới điện quốc gia, đảm bảo cho 100% số huyện và xã được sử dụng lưới điện quốc gia. Hiện tỉnh đang tiến hành chuẩn bị xây dựng nhà máy thuỷ điện Sông Ba với công suất gấp 3 lần nhà máy thuỷ điện Sông Hinh
Hệ thống điện: Nhà máy Thủy điện Vĩnh Sơn Sông Hinh với công suất 72 MW và hệ thống đường dây 500 KVA Bắc - Nam đi qua tỉnh đảm bảo cung cấp nhu cầu sử dụng điện cho sản xuất, sinh hoạt.
Hiện đang xây dựng nhà máy thủy điện Sông Ba hạ với công suất lớn gấp 3 lần so với nhà máy thủy điện Sông Hinh hiện nay, dự kiến 2008 sẽ đi vào hoạt động.
Hệ thống cấp nước: Nhà máy cấp thoát nước Phú Yên với công suất 28.500 m3/ngđ, phục vụ cho khu vực Thanh Pho Tuy Hòa, các vùng lân cận và khu công nghiệp Hòa Hiệp. Đồng thời xây dựng mới một số nhà máy cấp nước cho các thị trấn huyện lỵ với công suất khoảng 13.000 m³/ngđ.
IV.Kinh tế - Xã Hội1. Kinh tế:
Diện tích đất nông nghiệp 72.390 ha, đất lâm nghiệp khoảng 209.377 ha, đất chuyên dùng 12.297 ha, đất dân cư 5.720 ha, đất chưa sử dụng 203.728 ha; có nhiều loại gỗ và lâm sản quý hiếm.Phú Yên nằm ở sườn Đông dãy Trường Sơn, đồi núi chiếm 70% diện tích đất tự nhiên. Địa hình dốc mạnh từ Tây sang Đông, dải đồng bằng hẹp và bị chia cắt mạnh, có hai đường cắt lớn từ dãy Trường Sơn là cánh đèo Cù Mông và cánh đèo Cả. Bờ biển dài 200 km có nhiều dãy núi nhô ra biển hình thành các eo vịnh, đầmphá có lợi thế phát triển du lịch, vận tải đường thủy, đánh bắt và nuôi trồng hải sản xuất khẩu.Ngoài ra còn có Khu bảo tồn thiên nhiên Quốc gia Krông-Trai rộng 20.190 ha với hệ động vật và thực vật phong phú đa dạng.-Nông - lâm - ngư nghiệp: 42,8%.-Thương mại - dịch vụ: 34,3%.Tỷ lệ đói Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân đạt 10%.Thu nhập bình quân đầu người: 4,5 triệu đồng.Tóm tắt cơ cấu ngành trong GDP: -Công nghiệp - XDCB: 22,9%.nghèo các xã miền núi còn 24,79%.Tỷ lệ trẻ em đủ tuổi đến trường đạt 95%.100% các xã có trạm y tế xã.Sản phẩm chủ yếu: Lúa, các loại rau đậu, cà phê, mía, điều, dừa, thuốc lá, hồ tiêu, dâu tằm... a. Nông nghiệp
Với cánh đồng Tuy Hòa, cánh đồng lúa rộng nhất miền Trung, lương thực, đặc biệt là lúa, nhân dân đã tự túc và có phần sản xuất ra các tỉnh lân cận. Mặc dù không phải là trọng tâm nhưng dây là ngành kinh tế thu hút nhiều lao động của tỉnh, giải quyết công ăn việc làm cho người dân, góp phần xóa đói giảm nghèo.c.Thủy - hải sảnPhú Yên có diện tích vùng biển trên 6.900km2 với trữ lượng hải sản lớn: trên 500 loài cá, 38 loài tôm, 15 loài mực và nhiều hải sản quí. Sản lượng khai thác hải sản của Phú Yên năm 2005 đạt 35.432 tấn, tăng bình quân 5%/năm. Trong đó sản lượng cá ngừ đạt 5.040 tấn (thông tin từ Cẩm nang xúc tiến thương mại - du lịch Phú Yên). Nuôi trồng thủy sản là một trong những ngành kinh tế mạnh của tỉnh, với tổng diện tích thả nuôi là 2.950ha, sản lượng thu hoạch 3.570 tấn, bên cạnh đó có nhiều loại hải sản có giá trị kinh tế cao như sò huyết, cá ngừ đại dương, tôm sú, tôm hùm.Các địa phương nuôi trồng hải sản tập trung ở khu vực đầm Cù Mông, Vịnh Xuân Đài (Huyện Sông Cầu), Đầm Ô Loan (Huyện Tuy An), ... Đây là những địa phương nuôi trồng có tình chiến lược của tỉnh, thu hút nhiều lao động. Đặc biệt, ngay tại Đầm Cù Mông, việc nuôi trồng và chế biến được thực hiện khá đầy đủ các công đoạn nhờ Khu công nghiệp Bắc Sông Cầu nằm ngay tại đó.2. Xã Hội:a. Giáo dụcPhú Yên có hệ thống các trường đại học (Phú Yên) đào tạo 300 SV, Cao đẳng (Công Nghiệp, xây dựng số 3) mỗi năm đào tạo khoảng 1200 học viên, 1 chi nhánh học viện ngành tài chính ngân hàng đào tạo trên 300 học viên và các trường và trung tâm đào tạo nghề (mỗi năm đào tạo khoảng 1.400 kỹ thuật viên và trên 800 công nhân có tay nghề cao - từ bậc 3/7 trở lên)., Thuận Quảng đến Trấn Biên khẩn hoang lập ấp, tạo dựng cơ nghiệp và lập nên phủ Phú Yên vào năm 1611 thì Phú Yên thực sự có tên gọi chính thức.Với một vị trí chiến lược quan trọng, vào thế kỷ 18 Phú Yên là nơi đối đầu quyết liệt giữa nhà Tây Sơn và nhà Nguyễn, nơi đã ghi chiến công vang dội của Nguyễn Huệ vào tháng 7-1775, tiêu diệt 2 vạn quân ngũ dinh (Bình Khang, Bình Thuận, Trấn Biên, Phiên Trấn và Long Hồ) của Tống Phước Hiệp.Từ thế kỷ XIX trở về sau này, trong phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp, Phú Yên đã phát huy hào khí của ông cha ngày trước, hưởng ứng phong trào Cần Vương do Lê Thành Phương lãnh đạo và cuộc khởi nghĩa của Võ Trứ và Trần Cao Vân, đập tan chiến dịch Atlante của thực dân Pháp, góp phần làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ của cả nướcTrong công cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ, phong trào đồng khởi Hoà Thịnh của Phú Yên cùng với nhiều chiến công vang dội khác đã tô đậm thêm truyền thống chống ngoại xâm vẻ vang của tỉnh, kết thúc bằng cuộc tổng tiến công nổi dậy giải phóng tỉnh Phú Yên 1-4-1975, góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam thống nhất đất nước.b.Văn hóaDân Phú Yên thường được gọi là dân xứ "nẫu", đó là tiếng nói đặc trưng của họ, tiếng nẫu (nẫu = người ta).Dân Phú Yên còn có thể loại hát chòi, đó là một thể loại hát dân gian chỉ có ở dân Phú Yên.Phú Yên cũng chính là nơi đã phát hiện ra nhiều di sản văn hoá, như bộ trường ca quý giá của các dân tộc thiểu số, bộ đàn đáTuy An có độ chuẩn về cung bậc thuộc loại chính xác nhất và những chiếc kèn đá có một không hai.* Lễ hộiNgoài các lế hội chung của cả nước, còn có nhiều lễ hội riêng biệt, đặc trưng của vùng, được nhà nước công nhận như là di sản văn hóa phi vật thể của Việt Nam:
Lễ hội đánh bài chòi, với các bài hát chòi dân gian, đậm bản sắc văn hóa của Phú Yên.
Lễ hội đầm Ô Loan được tổ chức tại đầm Ô Loan thuộc huyện Tuy An
Lễ đâm trâu của người Ba Na
Lễ bỏ mả của người Êđê
Lễ cúng đất của người Kinh
Lễ hội cầu ngư của người Kinh
Lịch một số lễ hội ở Phú Yên (cấu trúc: Tên lễ hội: thời gian (âm lịch), địa điểm.)
Hội đua thuyền đầm Ô Loan: 07/01, xã An Cư, huyện Tuy An.
Hội đua thuyền sông Đà Rằng: 07/01, phường 6, tp . Tuy Hòa.
Lễ hội Đồng Cam: 08/01, xã Hòa Hội, huyện Phú Hòa.
Hội đua ngựa: 08/01, xã An Xuân, huyện Tuy An.
Lễ hội chùa Từ Quang: 10/01, xã An Dân, huyện Tuy An.
Hội chùa Ông (của người Hoa): 13/01, phường 1, tp Tuy Hòa.
Hội bài chòi: tết nguyên đán, vùng nông thôn Phú Yên.
Lễ hội Sông nước Tam Giang: tết nguyên đán, huyện Sông Cầu.
Lễ hội cầu ngư: từ tháng 1 đến tháng 6, khắp các vùng ven biển.
Hội thơ đêm nguyên tiêu: rằm tháng giêng hàng năm, Sân tháp Nhạn, phường 1, tp Tuy Hòa.
Lễ hội đền Lê Thành Phương:28/01, xã An Hiệp, huyện Tuy An.
Lễ hội đền Lương văn Chánh: 19/09, xã Hòa Trị, huyện Phú Hòa.
Lễ hội cầu an: Tháng 3 và tháng 8, ở khắp các chùa.
Lễ hội bỏ mả: tháng 3 đến tháng 5, huyện: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh.
Lễ hội mừng sức khỏe: tháng 3 đến tháng 5, các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh.
Lễ hội đâm trâu: từ tháng 2 đến tháng 6: Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh.
Lễ hội mừng nhà mới: từ tháng 3 đến tháng 5, các huyện :Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh
Lễ hội mừng lúa mới: từ tháng 3 đến tháng 5: các huyện Đồng Xuân, Sơn Hòa, Sông Hinh
V.Du lịch
- Huyện Sông Cầu: núi quan trọng nhất là dãy Cù Mông nằm phía bắc, hướng núi chạy từ tây sang đông, nhiều nơi núi ăn thông ra biển.Ở dãy Cù Mông có những núi cao như: hòn Ông (529m), hòn Cả (657m) Chóp Vung (676m), hòn Khô (704m), hòn Kè (863m).Ngoài ra trong phạm vi Sông Cầu còn có núi Mỏ Cheo (814), Động Bằng (439m), Động Tranh (358m), Đồng Bé (341m), Ông Đình (336m), Côn Lôn (286m), Xuân Đài, hòn Đen, Phú Khê...- Huyện Tuy An: núi phần lớn tập trung ở phía tây bắc và tây nam, độ cao trung bình, tiêu biểu là hòn Chuông (572m), Ông La (591m), hòn Chướng (571), Núi Yang, hòn Hô (378m), Tra Ràng (159m), hòn Sen (154m), Đá Chạm (127m), nằm gần biển có hòn Mái Nhà (104m).- Thị xã Tuy Hòa và huyện Phú Hòa: các núi tập trung ở phía tây như hòn La (cao 500m), hòn Trùm Cát (365m), núi Hương (322m) và nằm trong vùng đồng bằng có núi Chóp Chài (391m), núi Miếu, núi Nhạn.- Huyện Tuy Hòa: núi cao nhất là dãy Đèo Cả, nằm ở phía nam, hướng núi chạy từ tây sang đông và ăn thông ra biển tại Vũng Rô.Trên dãy Đèo Cả có những núi cao như: hòn Dù (1.470m), hòn Kỳ Đà (1.193m), hòn Ông (1.100m), hòn Chúa (1.310m), Đá Bia (706m), hòn Chảo (753m), Đá Chồng (604m), hốc Răm (507m), Mật Cật (227m), Sa Leo (224m), núi cầu Sông Ván (253m).Ở vùng đồng bằng có núi Hương (132m), núi Một, núi Sặc, núi Bà...- Huyện Đồng Xuân: các núi tập trung ở phía tây và tây nam, nơi giáp ranh tỉnh Gia Lai và huyện Sơn Hòa (Phú Yên) như núi La Hiên (1.318m), Chư Treng (1.238m), hòn Rung Gia (1.108m), suối Hàm (1.080m). Các núi khác gồm có:+ Núi Thạch Long Cương (tục danh gọi là Hòn Ông) cao 720m+ Núi Đạc (806m)+ Núi Chuông (590m)+ Hòn Nong (590m)+ Núi Đá Mài (482m)+ Hòn Bồ (411m)+ Hòn Khô (371m)+ Núi Giang (475m)+ Núi Triêm Đức (331m)+ Núi Tranh (532m)+ Núi Cái Gia (377m)+ Hòn Tháp (249m)+ Hòn Cấm (207m)+ Hòn Đắm (281m) vv...- Huyện Sơn Hòa: núi tập trung ở phía tây bắc và đông bắc, nơi giáp ranh huyện Đồng Xuân, Tuy An và Phú Hòa. Đáng kể là các núi:+ Hòn Ông (xã Sơn Hội) (758m)+ Hòn Trà Bương (654m)+ Hòn Ông (xã Phước Tân) (628m)+ Hòn Bầu Bèn (632m)+ Hòn Bà (533m)+ Hòn Đát (590m)+ Hòn Mò O (434m)+ Hòn Chóp Vung (375m)+ Núi Lỗ Hùm (402m)+ Núi Đá Chát (448m)- Huyện Sông Hinh: núi nằm ở phía đông nam và tây nam, tiêu biểu là: Chư Ninh
(1.636m), Chư Đan (1.196m), Chư H’le (1.053m), Chư KSor (682m), Chư Bêng (675m), Chư Bát (636m); phía đông có núi Lá (417m). Núi Đá Bia
Khu bảo tồn tại Đầm Ô Loan
Mũi Đại Lãnh
Gành Đá Dĩa
Khu Di tích lịch sử cảng Vũng Rô (Đường Hồ Chí Minh trên biển)
ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN THẮNG CẢNH PHÚ YÊN
Quyến rũ vịnh Xuân Đài, Phú Yên
Từ TP.Tuy Hòa, Phú Yên theo Quốc lộ 1A đi về phía Bắc chừng 45km, vịnh Xuân Đài hiện ra như một bức tranh thủy mặc. Vịnh được tạo thành nhờ dãy núi Cổ Ngựa chạy dài ra biển khoảng 15km, trông giống đầu con kỳ lân, rộng khoảng hơn 13.000 ha mặt nước.
Quyến rũ vịnh Xuân Đài
Bao bọc khu vực bờ vịnh là những rừng dừa xanh ngát, có nhiều dãy núi ăn sâu ra biển, hình thành nên các vũng nhỏ, bãi tắm đẹp, thơ mộng đã đi vào ca dao: “Vũng La, Vũng Sứ, Vũng Chào/Vũng Dông, Vũng Mắm, vũng nào cũng thương”. Nơi đây còn có rất nhiều núi, đảo và bán đảo như Cù Lao Ông Xá, mũi Đá Mài, mũi Tai Mã, hòn Mù U… Trong đó, Nhất Tự Sơn được xem là hòn đảo đẹp nhất. Cả đảo được che phủ bởi một rừng cây xanh tốt, bãi đá bị bào mòn nổi vân như thớ gỗ mịn và những khối đá chồng lên nhau, tạo thành bậc ghế ngồi sát mặt nước. Một điểm hấp dẫn khác là gành Đèn, với nhiều tảng đá lớn màu hồng nhạt chồng xếp lên nhau, tạo thành nhiều hang hốc nhỏ. Phía sát mặt nước, gành đá có bờ dốc đứng, từng đợt sóng đánh thẳng vào gành làm bọt tung trắng xóa. Dưới mặt nước, rong biển mọc dày như tấm thảm nhung dập dờn theo từng con sóng. Một hòn đảo nổi tiếng nữa là hòn Yến. Chạy quanh hòn Yến một vòng nhìn nó lúc tựa một cánh buồm, khi giống con hổ ngồi thả hồn trên biển. Ở dưới lòng vịnh có những rạn san hô màu và rong biển mà không phải vịnh nào cũng có được. Có thể nói đây là một tổ hợp