Khai thác thông tin địa phương từ internet phục vụ dạy học môn Địa lí trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực

1. Đặt vấn đề Sách giáo khoa là tài liệu có tính pháp lý được sử dụng trong quá trình dạy học chương trình trung học phổ thông, tuy nhiên có những hạn chế về tính cập nhật và tính thực địa đối với một lãnh thổ cụ thể. Khai thác các nguồn thông tin về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội của một lãnh thổ cụ thể sẽ góp phần bổ sung, minh họa thêm kiến thức trong các bài dạy địa lí và tăng tính hứng thú, tính khám phá cho học sinh. Do vậy, khai thác thông tin địa lí thực địa về các lãnh thổ cụ thể từ các nguồn có độ tin cậy ngoài sách giáo khoa sẽ giúp cho việc thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực đạt hiệu quả cao hơn.

pdf12 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 106 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khai thác thông tin địa phương từ internet phục vụ dạy học môn Địa lí trung học phổ thông theo định hướng phát triển năng lực, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SÀI GÒN SAIGON UNIVERSITY TẠP CHÍ KHOA HỌC SCIENTIFIC JOURNAL ĐẠI HỌC SÀI GÒN OF SAIGON UNIVERSITY Số 69 (03/2020) No. 69 (03/2020) Email: tcdhsg@sgu.edu.vn ; Website: 3 KHAI THÁC THÔNG TIN ĐỊA PHƯƠNG TỪ INTERNET PHỤC VỤ DẠY HỌC MÔN ĐỊA LÍ TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC Exploiting local information from the internet for teaching high school Geography in the direction of capacity development PGS.TS. Phạm Viết Hồng Trường Đại học Sài Gòn TÓM TẮT Dạy học theo định hướng phát triển năng lực là cách tiếp cận chuẩn đầu ra của quá trình giáo dục và đào tạo. Nội dung bài báo này nhằm góp phần giúp giáo viên thực hiện tốt mục tiêu “hình thành, phát triển năng lực địa lí cho học sinh” của chương trình giáo dục phổ thông môn Địa lí. Nhận thức về năng lực học sinh căn cứ vào: i) bốn giá trị cốt lõi: học để biết, học để làm, học để hợp tác và học để phát triển cá nhân (Jacques Delors, 1996); ii) yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù địa lí. Các nguồn: Google Earth, Google map, có các thông tin địa lí thực tiễn phù hợp với yêu cầu phát triển năng lực đặc thù địa lý. Từ khóa: dạy học địa lí, năng lực đặc thù địa lí, phát triển năng lực, thông tin địa lí ABSTRACT Capacity-based teaching is an approach to program learning outcomes of the education and training process. This article aims to assist teachers with effectively implementing the goal of "forming and developing Geographic capacity for students" of the general education curriculum of Geography. Student’s competency awareness is based on: i) four core values: learning to know, learning to do, learning to live together and learning to be (Jacques Delors, 1996); ii) requirements for specific geographic capacity. Sources such as Google Earth, Google map, have practical geographical information in accordance with the requirements of developing specific capacity of geography. Keywords: teaching geography, specific capacity of geography, capacity development, geographic information 1. Đặt vấn đề Sách giáo khoa là tài liệu có tính pháp lý được sử dụng trong quá trình dạy học chương trình trung học phổ thông, tuy nhiên có những hạn chế về tính cập nhật và tính thực địa đối với một lãnh thổ cụ thể. Khai thác các nguồn thông tin về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội của một lãnh thổ cụ thể sẽ góp phần bổ sung, minh họa thêm kiến thức trong các bài dạy địa lí và tăng tính hứng thú, tính khám phá cho học sinh. Do vậy, khai thác thông tin địa lí thực địa về các lãnh thổ cụ thể từ các nguồn có độ tin cậy ngoài sách giáo khoa sẽ giúp cho việc thực hiện dạy học theo định hướng phát triển năng lực đạt hiệu quả cao hơn. Email: phamvhongsp@gmail.com SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020) 4 2. Nội dung 2.1. Khung lý thuyết dạy học theo định hướng phát triển năng lực 2.1.1. Quan niệm giáo dục phát triển năng lực của Tổ chức văn hóa Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp Quốc (UNESCO) Các giá trị năng lực đã được UNESCO đưa vào thành các chỉ tiêu để xác định đầu ra cho giáo dục từ cuối thế kỷ 20. Trong báo cáo cho UNESCO của Ủy ban Quốc tế về Giáo dục cho thế kỷ 21 (1996) đã xác định giáo dục phải tạo được 4 giá trị cốt lõi của năng lực cho người học (Jacques Delors, 1996): a) Học để biết (Learning to know). Điều này có nghĩa là người học phải nhận thức được kiến thức cơ bản, kiến thức chuyên ngành để không chỉ có khả năng hành động tốt cho hiện tại mà còn tạo cơ sở để tiếp cận các cơ hội học tập nâng cao nhận thức trong tương lai. b) Học để làm (Learning to do). Năng lực này là tiêu chí nhằm đánh giá khả năng của người học trong việc vận dụng kiến thức lý thuyết. Người học không những có được kỹ năng làm bài tập, thí nghiệm mà còn biết vận dụng kiến thức đã học để thực hiện các yêu cầu của thực tiễn (trong đời sống sinh hoạt hàng ngày, trong công việc chuyên môn.v.v.). c) Học để hợp tác với nhau. Trong quá trình học tập, người học nhận thức và thực hiện được cách sống gắn bó với nhau, cùng chung sức để hoàn thành công việc, bằng cách phát triển sự hiểu biết của người khác và đánh giá cao sự phụ thuộc lẫn nhau - thực hiện các dự án chung và học cách quản lý xung đột - trên tinh thần tôn trọng các giá trị riêng của chủ thể khác, hiểu biết lẫn nhau, không làm tổn hại chủ thể khác và góp sức vào vì sự tiến bộ và phát triển của cộng đồng. d) Học để phát triển cá nhân (Learning to be). Người học phải biết cách phát triển tính cách một người ngày càng hoàn thiện hơn và có thể hành động với sự tự chủ, phán đoán và trách nhiệm cá nhân lớn hơn bao giờ hết. Trong mối liên hệ đó, giáo dục không được coi thường bất kỳ khía cạnh nào của tiềm năng con người: trí nhớ, lý luận, ý thức thẩm mỹ, năng lực thể chất và kỹ năng giao tiếp, kỹ năng sống.v.v. 2.1.2. Năng lực địa lí phổ thông Chương trình giáo dục phổ thông dự kiến triển khai từ năm học 2020 – 2021 xác định rõ các phẩm chất và năng lực phải được hình thành, phát triển qua môn học. Một mặt, chương trình căn cứ vào các yêu cầu cần đạt về phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi làm cơ sở và điểm xuất phát để lựa chọn các nội dung giáo dục; mặt khác, chương trình hình thành và phát triển các phẩm chất chủ yếu và năng lực cốt lõi cho học sinh thông qua việc hướng dẫn học sinh tiếp thu và vận dụng nội dung giáo dục của môn học vào thực tiễn. Triết lý của chương trình là xác định đầu ra của quá trình hoạt động giáo dục sẽ hình thành được các phẩm chất, năng lực cho học sinh với 3 giá trị cốt lõi: i) năng lực giải quyết các vấn đề và sáng tạo; ii) năng lực giao tiếp và hợp tác; iii) năng lực tự chủ và tự học (Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018). Môn Địa lí cũng phải đóng góp vào quá trình hình thành phẩm chất, năng lực chung trên cơ sở phát triển các phẩm chất năng lực đặc thù địa lí. Yêu cầu cần đạt về năng lực đặc thù địa lí a) Năng lực về kiến thức khoa học địa lí: Nội dung cơ bản của kiến thức khoa học địa lí trong chương trình phổ thông gồm kiến thức về không gian lãnh thổ (vị PHẠM VIẾT HỒNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 5 trí, phương hướng, phạm vi, phân hóa không gian); Kiến thức về đặc điểm tự nhiên và tác động của tự nhiên đối với phát triển kinh tế - xã hội thế giới và Việt Nam; Kiến thức về đặc điểm, quá trình phát triển kinh tế – xã hội ở mỗi quốc gia, khu vực trên thế giới và ở Việt Nam. b) Năng lực thực hành và ứng dụng kiến thức địa lí vào thực tiễn: Năng lực tự học, tự tìm hiểu địa lí: Cơ sở dữ liệu của địa lí đều được hệ thống hóa từ nguồn thông tin về tự nhiên, kinh tế - xã hội của các lãnh thổ khác nhau trên trái đất. Nguồn thông tin này được tái hiện trong các phương tiện như bản đồ, atlat, hình ảnh, tài liệu thống kê, mô tả Thông qua việc nhận thức được “khung lý thuyết địa lí”, học sinh bổ sung thông tin từ thực tiễn địa phương để hiểu rõ hơn kiến thức cơ bản của địa lí và hình thành được tri thức về địa lí địa phương. Năng lực ứng dụng: Trong quá trình học địa lí, học sinh phải biết vận dụng kiến thức địa lí phổ thông vào giải quyết các vấn đề trong đời sống sinh hoạt và các hoạt động kinh tế - xã hội. Dân cư là chủ thể của lãnh thổ luôn có các mối quan hệ hợp tác với nhau trong cộng đồng và tương tác với tự nhiên. Ứng dụng kiến thức địa lí gồm: sử dụng kiến thức bản đồ để di chuyển và mô phỏng lãnh thổ cho các mục đích khác nhau; vận dụng kiến thức về địa lí tự nhiên để sử dụng và bảo vệ tài nguyên tự nhiên bền vững, phòng tránh thiên tai, thích ứng với tự nhiên; vận dụng kiến thức về địa lí kinh tế - xã hội để thống kê dân số, lao động, tính toán cơ cấu dân số, thống kê các thành tựu, tính cơ cấu, tốc độ tăng trưởng của kinh tế địa phương.v.v. c) Năng lực hợp tác: Hình thành được các nhóm trong học tập, trong hoạt động tìm hiểu và ứng dụng kiến thức địa lí vào các công việc cụ thể ở địa phương. 2.2. Nguồn thông tin tự nhiên, kinh tế - xã hội địa phương đối với phát triển năng lực địa lí của học sinh Lãnh thổ địa phương là một phạm vi không gian nhất định gồm đầy đủ các yếu tố của đối tượng địa lí học: vị trí địa lí, các yếu tố tự nhiên, dân cư và hệ thống ngành – lãnh thổ nền kinh tế. Các yếu tố tự nhiên có quá trình hình thành và thay đổi chịu tác động đồng thời bởi quy luật địa đới và phi địa đới. Dân cư và hệ thống kinh tế có quá trình phát triển theo xu hướng chung của thế giới, cả nước và bị chi phối bởi các điều kiện đặc thù riêng của địa phương. Do vậy, sử dụng nguồn thông tin về các yếu tố này trong dạy học địa lí có giá trị ứng dụng vào thực tiễn và minh họa, bổ sung kiến thức địa lí cho học sinh. Các vấn đề xuất hiện trong quá trình khai thác, sử dụng tự nhiên và phát triển kinh tế - xã hội là những tình huống để hướng học sinh tham gia góp phần giải quyết. Vốn kiến thức địa lí trong chương trình trung học phổ thông tạo được cơ sở để học sinh có thể tham gia vào các hoạt động ứng dụng sau: a) Sử dụng bản đồ trong học tập, nhận thức về lãnh thổ, di chuyển và biên soạn bản đồ địa phương. b) Điều chỉnh các hoạt động phù hợp với sự thay đổi thời gian (giờ, ngày, mùa), không gian và với đặc điểm tự nhiên trong lãnh thổ sinh sống. Thực hiện các hoạt động bảo vệ tài nguyên, môi trường. c) Tham gia các hoạt động quản lý quá trình dân số, phân bố dân cư, phát huy và bảo vệ các giá trị văn hóa.v.v. d) Tham gia các hoạt động trong lĩnh SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020) 6 vực phát triển kinh tế địa phương: tìm hiểu tiềm năng phát triển kinh tế địa phương; thống kê kết quả phát triển kinh tế địa phương và gia đình; tham gia vào kế hoạch phát triển kinh tế gia đình và cộng đồng; tham gia phát triển du lịch, thương mại địa phương (hướng dẫn viên, tiếp thị.v.v.); thực hiện các giải pháp chuyển dịch cơ cấu kinh tế hợp lý. 2.3. Một số nguồn thông tin tự nhiên và kinh tế - xã hội địa phương phục vụ dạy học phát triển năng lực địa lí cho học sinh trung học phổ thông Thông tin về vị trí địa lí, tự nhiên và kinh tế - xã hội địa phương hiện nay rất đa dạng, vì vậy lựa chọn được nguồn thông tin đảm bảo tính khoa học, tính pháp lý và tính giáo dục để sử dụng trong quá trình dạy học là nguyên tắc cần được tôn trọng. 2.3.1. Thông tin về vị trí địa lí Nguồn cung cấp Nội dung thông tin Chủ đề dạy học 1. 2. Google Earth 3. Google map - Tọa độ địa lí; tiếp giáp với các địa phương lân cận - Trục giao thông chính - Khoảng cách so với các vị trí quan trọng Địa lí 10: sử dụng bản đồ Địa lí 11: vị trí các nước, các đối tượng tự nhiên và kinh tê – xã hội Địa lí 12: vị trí, phạm vi lãnh thổ Việt Nam; địa lí các vùng kinh tế Nội dung trang web gồm: - Danh sách bản đồ: vị trí địa lí, diện tích, ranh giới tất cả các huyện, quận và tỉnh, thành trong nước. - Thông tin đối tượng: điểm dân cư, mạng lưới giao thông, sông ngòi, trung tâm hành chính cấp huyện, tỉnh.v.v. - Tìm kiếm: các thuộc tính của bản đồ gồm điểm dân cư; vùng hạ tầng kinh tế xã hội; điểm hạ tầng kinh tế xã hội; bến bãi, nhà ga và các tuyến đường; mạng lưới sông ngòi; nền hành chính cấp huyện và cấp tỉnh. - Chú giải: giải thích các kí hiệu có trong bản đồ Trang web này có các công cụ phục vụ cho việc tra cứu thông tin về không gian gồm: Công cụ phóng to thu nhỏ bản đồ theo tỉ lệ thích hợp và khi thao tác thì tỉ lệ bản đồ sẽ hiển thị ở cuối màn hình. Tra cứu thông tin về tọa độ địa lí: tọa độ địa lí của một điểm sẽ được hiển thị ở phía dưới màn hình khi di chuyển con trỏ trên bản đồ. Đo khoảng cách và đo diện tích: Chọn công cụ đo diện tích và “click” khoanh vùng lãnh thổ cần đo, trên khu vực được khoanh vùng sẽ hiển thị quy mô diện tích. Nếu đo khoảng cách, chỉ cần chọn biểu tượng đo khoảng cách và clik theo lộ trình cần đo sẽ xác định được chiều dài của khoảng cách. Phần mềm Google Earth, Google map có ưu thế trong việc cung cấp các thông tin về vị trí địa lí của mọi lãnh thổ và mọi địa điểm trên thế giới. Các nội dung, công cụ khai thác thông tin sẽ được kết hợp đề cập trong mục 2.3.2 của bài viết này. - Khai thác các nguồn thông tin trên trong dạy học địa lí sẽ phát triển được các năng lực: Năng lực nhận thức không gian: tạo được nhiều tình huống có vấn đề và tạo PHẠM VIẾT HỒNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 7 hứng thú đối với phát triển năng lực nhận thức không gian trong quá trình học địa lí như biết tọa độ địa lí, xác định các lãnh thổ tiếp giáp, quy mô lãnh thổ, khoảng cách giữa các vị trí với nhau.v.v. Nguồn thông tin này tạo được khả năng mô tả và sơ đồ hóa được vị trí của một đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội trong thực tiễn, giải thích được các hiện tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội liên quan đến vị trí địa lí của lãnh thổ. Năng lực vận dụng vào thực tiễn: dựa vào các thuộc tính của vị trí địa lí, học sinh phát hiện được các tác động tích cực và tiêu cực của vị trí địa lí đối với các hoạt động kinh tế xã hội. 2.3.2. Nguồn thông tin về tự nhiên Nguồn cung cấp Nội dung thông tin Chủ đề dạy học 1. Google Earth 2. Google map - Tọa độ địa lí - Mạng lưới thủy văn - Độ cao bề mặt đất, độ sâu biển và đại dương - Đo khoảng cách và diện tích lãnh thổ - Mạng lưới giao thông - Quần cư nông thôn và đô thị Địa lí 10: sử dụng bản đồ; phân bố dân cư Địa lí 11: vị trí, lãnh thổ và đặc điểm địa hình, thủy văn Địa lí 12: vị trí, phạm vi lãnh thổ; sự phân hóa đa dạng của tự nhiên; giao thông vận tải; thực hành địa lí địa phương 3. article/52-TAI-LIEU- KTTV/ - Số liệu khí hậu thủy văn - Các kết quả nghiên cứu về khí tượng, khí hậu và thủy văn Địa lí 10: khí quyển; thủy quyển Địa lí 12: tự nhiên nhiệt đới ẩm, gió mùa; thực hành địa lí địa phương SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020) 8 Cấu trúc chương trình địa lí trung học phổ thông theo logic đi từ nhận thức khung lí thuyết cơ bản địa lí (lớp 10) đến vận dụng ở mức độ khái quát cao đối với địa lí thế giới (lớp 11) và mức độ chi tiết hơn đối với địa lí Việt Nam (lớp 12). Do vậy, nếu chỉ sử dụng sách giáo khoa và atlat địa lí sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc dạy học theo hướng phát triển năng lực đặc thù địa lí. Khai thác các nguồn thông tin trên sẽ tạo được cơ sở thực tiễn để phát triển năng lực địa lí. a. Phần mềm Google Earth Sau khi Download và cài đặt vào máy tính, giao diện của Google Earth như sau: Đây là phần mềm cho phép mọi người có thể truy cập bằng các công cụ đơn giản và dễ sử dụng. Dưới đây là một số công cụ chủ yếu để khai thác thông tin từ Google Earth. Click vào chữ N để chuyển bản đồ về hướng chính Bắc. Các dấu <, > có tác dụng điều chỉnh góc quan sát thẳng đứng hoặc nằm ngang (+) Phóng to (-) thu nhỏ bản đồ Công cụ xác định điểm và tọa độ của điểm Công cụ xác định phạm vi và diện tích của lãnh thổ Công cụ vẽ đường và đo khoảng cách 00o00’00’’N 00o00’00’’E Tọa độ N, S, E, W (Bắc, Nam, Đông, Tây) của một điểm (ở phía dưới màn hình) elv – 3413m Độ cao của một điểm (ở phía dưới màn hình) eye alt 100 km Tầm quan sát từ bên trên. Quan sát càng gần thì số eye càng nhỏ. PHẠM VIẾT HỒNG TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC SÀI GÒN 9 Một số chức năng cần chú ý trong menu gồm: File/Save/Save Image: lưu giữ các nội dung đã biên soạn Edit/Show Elevation Profile: biểu đồ hiển thị độ cao theo các đường. Chức năng này rất phù hợp trong trường hợp biên vẽ các lát cắt địa hình nhưng chỉ hoạt động khi một đối tượng dạng đường đã được chọn. View/Historical Imagery: cung cấp thông tin về sự thay đổi hiện trạng bề mặt đất và thay đổi các đối tượng kinh tế - xã hội trên bề mặt đất qua một số mốc thời gian. Khai thác thông tin trong Google Earth, giúp cho học sinh phát triển được các năng lực đặc thù địa lí sau: Nhận thức về không gian một đối tượng tự nhiên, kinh tế - xã hội cụ thể: có thể trình bày và phân tích được vị trí địa lí, quy mô diện tích, ranh giới và các lãnh thổ tiếp giáp của một đối tượng tự nhiên và kinh tế - xã hội. Năng lực về kiến thức địa lí tự nhiên và kỹ năng vận dụng: dựa vào thông tin của Google Earth, sẽ trình bày được các dạng địa hình (đồi núi, đồng bằng), độ cao và lát cắt địa hình biểu thị sự phân hóa độ cao, mạng lưới thủy văn (sông, hồ) của một lãnh thổ nhất định; giải thích được mối quan hệ giữa địa hình với sông ngòi và mối quan hệ giữa tự nhiên với các hoạt động kinh tế - xã hội. b. Thông tin từ web Site Đây là nguồn thông tin của Trung tâm Khí tượng Thủy văn Quốc gia được tổng hợp từ các trạm quan trắc khí tượng và thủy văn trên lãnh thổ Việt Nam, cung cấp số liệu về khí tượng và thủy văn trung bình hàng tháng của các năm như ở Bảng 1, Bảng 2 dưới đây. Bảng 1. Đặc trưng nhiệt độ tháng I/2018 tại một số trạm tiêu biểu Trạm Nhiệt độ trung bình (oC) Nhiệt độ tối cao (oC) Nhiệt độ tối thấp (oC) Nhiệt độ tối thấp (C) NĐTC trung bình NĐTC tuyệt đối NĐTT trung bình NĐTT tuyệt đối Điện Biên 17,8 23,6 29,6 14,5 10,6 Sơn La 15,8 21,2 28,1 12,5 7,7 Sa Pa 9,2 12,4 19,2 7,6 0,5 Bắc Quang 17,5 20,7 28,6 16,0 9,6 Nguồn: Bảng 2. Đặc trưng lượng mưa tháng I/2018 tại một số trạm tiêu biểu Trạm Lượng mưa tháng Số ngày mưa Lượng mưa lớn nhất/ngày (mm) (mm) Tỉ chuẩn (%) Số ngày Chuẩn sai (ngày) Điện Biên 72 288,0 7 1,8 33 Sơn La 32 154,6 8 2,7 17 Sa Pa 150 223,2 22 6,3 45 Bắc Quang 118 152,1 18 2,1 31 Nguồn: SCIENTIFIC JOURNAL OF SAIGON UNIVERSITY No. 69 (03/2020) 10 Thông tin về nhiệt độ, lượng mưa cung cấp được các dữ liệu cần thiết để học sinh nhận biết các điểm của khí hậu địa phương: Nhiệt độ trung bình năm (Ttb) = -------------------------------------- to 12 Biến thiên nhiệt độ giữa các tháng trong năm: phân hóa theo mùa và biên độ dao động nhiệt giữa các tháng trong năm. Trị số nhiệt độ trung bình tháng dấu hiệu để nhận biết được 2 kiểu biến thiên của chế độ nhiệt đặc trưng ở nước ta: nóng quanh năm và phân hóa thành mùa nóng và mùa lạnh. Tổng lượng mưa trung bình năm (M) Dựa vào sự phân hóa lượng mưa giữa các tháng để nhận biết tính chất mùa của chế độ mưa: mùa mưa nhiều và mùa ít mưa. Ngoài ra còn phát triển năng lực vận dụng vào thực tiễn dựa vào phân tích mối liên hệ giữa thông tin khí hậu với các hoạt động sản xuất nông nghiệp, du lịch, phòng chống thiên tai Dựa vào thay đổi của khí hậu để giải thích cơ cấu mùa vụ nông nghiệp, sự phát triển các loại hình du lịch theo mùa, các loại thiên tai xuất hiện theo mùa ở các địa phương cụ thể. 2.3.3. Thông tin về kinh tế - xã hội Nguồn cung cấp Nội dung thông tin Chủ đề dạy học 1. Trang web của Tổng cục Thống kê: efault.aspx?tabid=706&It emID=13412 - Số liệu đất đai, khí hậu, thủy văn - Số liệu dân số, chất lượng cuộc sống - Số liệu kinh tế chung - Số liệu kinh tế theo ngành - Số liệu kinh tế các địa phương, vùng - Số liệu dân số, kinh tế của các nước Địa lí 10: nhiệt độ không khí, mưa; Địa lí dân cư; Địa lí các ngành kinh tế. Địa lí 11: nội dung dân cư và kinh tế. Địa lí 12: vị trí, phạm vi lãnh thổ; tự nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa; địa lí dân cư; địa lí các ngành kinh tế; địa lí các vùng kinh tế; địa lí các vùng kinh tế; thực hành địa lí địa phương Đây là nguồn thông về các lĩnh vực kinh tế - xã hội của nước ta có độ tin cậy và có cơ sở pháp lí. Ngoài thông tin về số liệu thống kê, trang web của Tổng cục Thống kê còn cung cấp cung cấp công thức và phương pháp tính các chỉ tiêu về dân số, phân bố dân cư, cơ cấu kinh tế, tốc độ tăng trưởng, GDP (Menu “phương pháp thống kê”). Số liệu thống kê về hành chính, dân số - lao động, tình hình kin
Tài liệu liên quan