Khám phá khoa học - Nhận biết, gọi tên và nêu đặc điểm của xe đạp và xe máy

- Trẻbiết kểtên các loại PTGT đường bộ, biết nêu đặc đểm, công dụng của chúng. - Giáo dục trẻbiết có thái độtích cực, an toàn khi tham gia giao thông ( ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn). Giáo dục trẻvềluật lệan toàn giao thông: khi đi bộphải đi trên vỉa hè bên phải; khi đi xe thì đèn đỏphải dừng lại, đèn xanh mới được đi tiếp.

pdf18 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 7768 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khám phá khoa học - Nhận biết, gọi tên và nêu đặc điểm của xe đạp và xe máy, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chủ đề : Phương tiện giao thông Chủ đề nhánh : Bé thích PTGT nào? Đề tài : Khám phá khoa học. “ Nhận biết, gọi tên và nêu đặc điểm của xe đạp và xe máy”. Lớp : Mầm 2 Người soạn : Đặng Thị Thanh Tuyền Đơn vị : Nhóm 8_Lớp CĐMN K9A ĐÓN TRẺ – TRÒ CHUYỆN Trò chuyện tìm hiểu về các PTGT đường bộ. Các bộ phận, công dụng của PTGT đường bộ. Trò chuyện về ý thích của bé: bé thích PTGT nào? T sao? I. Mục đích _ Yêu cầu : - Trẻ biết kể tên các loại PTGT đường bộ, biết nêu đặc đểm, công dụng của chúng. - Giáo dục trẻ biết có thái độ tích cực, an toàn khi tham gia giao thông ( ngồi ngay ngắn, không đùa giỡn). Giáo dục trẻ về luật lệ an toàn giao thông: khi đi bộ phải đi trên vỉa hè bên phải; khi đi xe thì đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới được đi tiếp. II. Chuẩn bị : - Đĩa hình một số loại PTGT đường bo - Nội dung câu hỏi để đàm thoại. III. Tiến hành: - Cô đón trẻ tận tay phụ huynh, cháu biết chào hỏi mọi người. - Cô cho trẻ cùng ngồi trò chuyện, xem hình về một số loại PTGT đường bộ. Cô đưa ra các câu hỏi: + Hôm nay ba mẹ đưa các con đến trường bằng phương tiện gì? + Các con biết có những loại phương tiện giao thông gì? + Cô có hình gì đây?( Cô giới thiệu hình một số loại PTGT đường bộ). + Cô hỏi trẻ tên, đặc điểm của từng loại. + Cô hệ thống lại cho trẻ biết : các loại PTGT chạy trên đường là những loại PTGT đường bộ. + Cô hỏi bé thích đi loại xe nào? Taị sao? + Gio dục trẻ khi được đi trên các loại PTGT, các cháu cần phải giữ trật tự, không được thị đầu, tay ra ngoài và không được đứng trước hoặc sau xe để đảm bảo ATGT.Khi đi bộ phải đi trên vỉa hè bên phải; khi đi xe thì đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới được đi tiếp. THỂ DỤC BUỔI SÁNG I. Mục đích - Yêu cầu : - Kiến thức: Trẻ biết tập các động tác của bài tập phát triển chung, - Kĩ năng: Trẻ tập đúng, đều, đẹp các động tác. - Giáo dục: Trẻ trật tự, kỉ luật, tập trung chú ý, tập đúng theo nhạc. - Phát triển các cơ cho trẻ. II. Chuẩn bị : - Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát, không chướng ngại vật. - Ao quần, mũ phù hợp. III. Tổ chức hoạt động: 1. Khởi động : - Cho trẻ xếp thành 3 hàng theo tổ, xoay cổ tay, cổ chân. 2. Trọng động : - Bài tập phát triển chung,mỗi động tác tập 2 lần x 4 nhịp cùng cô. + Động tác hô hấp : Còi tàu.( 4 lần) § TTCB: Đứng thẳng chân rộng bằng vai tay dọc thân. § TH: Hai tay đưa lên miệng giả tiếng còi tàu: tu...tu...tu... + Động tác tay vai: Hai tay đưa lên cao. § TTCB: Chân đứng rộng bằng vai, tay thả xuôi. § Nhịp 1: Hai tay đưa lên cao,lòng bàn tay hướng vào nhau. § Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị. § Nhịp 3, 4 giống nhịp 1, 2. + Động tác chân : Ngồi xổm, đứng lên liên tục . § TTCB: Đứng thẳng, Hai chân khép lại, tay chống hông. § Nhịp 1: Ngồi xuống, lưng thẳng. § Nhịp 2: Về tư thế chuẩn bị. § Nhịp 3: Giống nhịp 1 nhưng đổi chân. § Nhịp 4, Về tư thế chuẩn bị. + Động tác bụng: Tay lên cao, nghiêng người sang 2 bên: § TTCB: Đứng thẳng, chân rộng bằng vai, tay thả xuôi. § Nhịp 1: 2 tay đưa lên cao, lòng bàn tay hướng vào nhau. § Nhịp 2: Nghiêng người sang bên trái. § Nhịp 3: Nghiêng người sang bên phải § Nhịp 4: Về tư thế chuẩn bị. + Động tác bật 2: Bật tại chỗ. § TTCB: Hai tay chống hông, hai chân chụm lại. § Nhịp 1: Nhún chân, bật lên cao. § Nhịp 2: Về lại TTCB. § Nhịp 3, 4 giống nhịp 1, 2. - Cô chú ý sửa sai tư thế cho cháu trong khi tập. Động viên trẻ kịp thời. 3. Hồi tĩnh : Cho trẻ làm đoàn tàu nhẹ nhàng về lớp. HOẠT ĐỘNG CÓ CHỦ ĐỊNH_(Thời gian 15_ 20 phút) Khám phá khoa học : “ Nhận biết, gọi tên và nêu đặc điểm của xe đạp và xe máy”. I. Mục đích - Yêu cầu : - Kiến thức: Trẻ nhận biết đựơc tên gọi, đặc điểm của xe đạp và xe máy. - Kĩ năng: Trẻ biết nêu đặc điểm của xe đạp và xe máy. Biết nêu những đặc điểm giống và khác nhau của xe đạp và xe máy. Phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Giáo dục trẻ có thái độ tích cực, an toàn khi tham gia giao thông ( ngồi trên xe ngay ngắn, không đùa giỡn). Giáo dục trẻ về luật lệ an toàn giao thông: khi đi bộ phải đi trên vỉa hè bên phải; khi đi xe thì đèn đỏ phải dừng lại, đèn xanh mới được đi tiếp. * ND Tích hợp: + Toán: đếm số lượng, so sánh số lượng, xác định bên phải, bên trái. + GD thể chất: đi qua đường hẹp. + Trò chơi” Ai nhanh nhất”, “ Kết nhóm”. + Hát “ Đi xe đạp”. II. Chuẩn bị : - Lớp học rộng rài,sạch sẽ, thoáng mát. - Tranh mẫu xe đạp và xe máy. - Tranh lôtô xe máy và xe đạp cho từng trẻ. Rổ đựng. - Gậy để xếp thành đường hẹp. - 2 bảng bông có phân 2 làn đường cho xe đạp và xe máy. III. Tổ chức hoạt động: 1. Hoạt động 1: Ổn định, trò chuyện. - Cô đố trẻ: “ Xe gì 2 bánh Đạp chạy bon bon Chuông kêu kính cong Đứng yên thì đổ”. Đó là xe gì?( Xe đạp) - Cô hỏi trẻ: + Ngoài xe đạp, Các con còn biết trên đường có những PTGT gì nữa không? 2. Hoạt động 2; Quan sát, đàm thoại . - “ Hôm nay cô mang tới cho lớp mình một món quà các con đoán xem gì nào? ”_ Cô giới thiệu tranh mẫu. - Cô đưa ra tranh mẫu xe đạp và hỏi trẻ: + Đây là gì vậy các con? + Xe đạp này màu gì? + Thế xe đạp có những bộ phận nào? ( 3 bộ phận: đầu xe, thân xe, bánh xe). + Xe đạp có mấy bánh xe? (2 bánh). + Bánh xe đạp có dạng hình gì? ( Hình tròn) + Xe đạp chở được mấy người? ( 2 người). + Làm sao để xe đạp chạy được? ( Phải có người đạp) + Xe đạp chạy ở đâu? ( trên đường phố) + Vậy xe đạp là PTGT đường gì?( đường bộ). + Chuông xe đạp kêu thế nào?( kính cong) - Cho trẻ hát và vận động theo bài” Đi xe đạp”. - Bây giờ các con xem cô có gì nữa nha.( Cô đưa ra mẫu xe máy). Cô đặt câu hỏi cho trẻ: + Tanh vẽ xe gì vậy các con? + Xe máy này màu gì? + Vậy xe máy có những bộ phận nào? ( 3 bộ phận: đầu xe, thân xe, bánh xe). + Xe máy có mấy bánh xe? ( 2 bánh) + Bánh xe máy có dạng hình gì? (hình tròn) + Xe máy chở được mấy người? (2 người). + Xe máy chạy bằng gì? (bằng xăng). + Xe máy là PTGT đường gì? Vì sao con biết? ( đường bộ) + Còi xe máy kêu thế nào? ( bim bim). + Khi ngồi trên xe máy thì phải đội gì? (mũ bảo hiểm). - Cho trẻ chơi giả làm xe máy. - Cô gợi hỏi cho trẻ so sánh xe đạp và xe máy: + Giống nhau: đều là PTGT đường bộ, đều chở được ít người người, có hai bánh, bánh có dạng hình tròn. + Khác nhau: > Xe đạp chạy chậm. Phải có người đạp. Xe máy chạy nhanh hơn, phải đổ xăng và đội mũ bảo hiểm 3. Hoạt động 3: Luyện tập - Cho trẻ chơi trò chơi “ Ai nhanh nhất” - Cô phát cho trẻ lấy tranh lôtô xe đạp và xe máy. - Khi cô nói phương tiện nào thì trẻ giơ mẫu xe theo yêu cầu của cô. - Cô cho trẻ chơi trò chơi” Kết nhóm” : mỗi trẻ chọn 1 PTGT mình thích, kết nhóm theo yêu cầu của cô. Ví dụ nhóm xe máy bên tay trái của cô, nhóm xe đạp bên tay phải. (Chơi khoảng 2 lần). 4. Hoạt động 4: Củng cố: Trò chơi” Thi xem ai nhanh”. - Hôm nay lớp mình học rất giỏi nè. Cô sẽ thưởng cho các con trò chơi: ” Thi xem ai nhanh”. - Cô chia lớp thành 2 đội, xếp thành 2 hàng dọc. Khi có hiệu lệnh, lần lượt mỗi bạn ở mỗi đội sẽ đi qua đường hẹp, đến rổ lấy một loại xe và dán lên bảng đúng vị trí của nó. Đội nào được nhiều xe hơn sẽ thắng. - Cô cho trẻ chơi, bao quát lớp, nhắc nhở trẻ chơi đúng luật. - Cô nhận xét quá trình chơi, công bố kết quả. HOẠT ĐỘNG GÓC Góc phân vai : Bác sĩ, bán hàng, gia đình. Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu và dán các PTGT đường bộ. Làm các PTGT bằng nguyên vật liệu mở. Góc xây dựng : Xây bến xe. Góc âm nhạc: Tập hát và gõ nhịp một số bài hát theo chủ đề. Góc văn học: Xem tranh, trò chuyện về các loại PTGT . Góc thiên nhiên : Chơi cát nước. Chăm sóc cây. Góc toán: Thêm bớt, tạo sự bằng nhau trong phạm vi 3. I. Mục đích - Yêu cầu : - Trẻ biết tự chọn góc chơi mình thích, biết chơi các trò chơi có trong góc . - Cháu nhập vai chơi và thể hiện hành động đúng với vai mình đảm nhận. - Trẻ biết sử dụng các kĩ năng vẽ, tô màu, di màu, không tô lem ra ngoài, bôi keo và dán. - Trẻ biết sử dụng các nguyên vật liệu sẵn có để xây bến xe, sắ các khu vực đậu xe phù hợp, đẹp mắt. - Trẻ biết hát và sử dụng các loại nhạc cụ âm nhạc để gõ theo nh các bài hát trong chủ đề. - Trẻ biết cách thêm, bớt, tạo sự bằng nhau trong phạm vi 3 theo yêu cầu của cô. - Trẻ biết chăm sóc, tưới cây. - Trẻ biết giao lưu giữa các góc chơi, chơi trật tự. - Trẻ biết dùng ngôn ngữ trong các trò chơi. - Giáo dục trẻ không tranh giành đồ chơi của bạn, không quăng ném đồ chơi, chơi xong biết sắp xếp đồ chơi gọn gàng, ngăn nắp. II. Chuẩn bị : - Góc phân vai : bàn, ghế, đồ chơi gia đình( chén, bếp), đồ chơi bác sĩ (thuốc, ống nghe..), đồ chơi bán hàng rau quả . - Góc nghệ thuật : giấy A4, hồ dán, giấy màu, màu sáp, các nguyên vật liệu mở như vỏ hộp, vụn bitis... - Góc xây dựng : Vật liệu xây dựng: lõi film, cây xanh, các PTGT. - Góc âm nhạc : Máy, đĩa nhạc, trống lắc, xúc xắc, phách tre, mũ múa. - Góc thiên nhiên : Cát, nước, dụng cụ đựng... - Góc văn học: Tranh, truyện về các loại PTGT . - Góc toán: Tranh lôtô các loại PTGT. III. Tổ chức họat động 1. Hoạt động 1: Ổn định tổ chức: - Cô cho trẻ hát, vận động theo nhạc bài” Em đi qua ngã 4 đường phố”. - Trong lớp mình có những góc chơi nào ? + Góc phân vai : Bác sĩ, bán hàng, gia đình. + Góc nghệ thuật : Vẽ, tô màu và dán các PTGT đường bộ. Làm các PTGT bằng nguyên vật liệu mở. + Góc xây dựng : Xây bến xe. + Góc âm nhạc: Tập hát, gõ nhịp một số bài hát theo chủ đề. + Góc văn học: Xem tranh, trò chuyện về các PTGT đường bộ. + Góc thiên nhiên : Chơi cát nước. - Hôm nay cô thấy các con học rất giỏi. Bây giờ cô sẽ cho các con tự chọn góc chơi mà mình thích nhé. - Cho trẻ giả làm những chiếc xe ôtô chạy vào góc chơi. 2. Hoạt động 2: Quá trình chơi : - Cháu về góc chơi thoả thuận vai chơi. - Trong khi trẻ chơi, Cô bao quát và cùng chơi với trẻ. Xử lý các tình huống có thể xảy ra, những hành vi chưa đúng. - Cô đặt câu hỏi, tạo tình huống để trẻ tự suy nghĩ và trả lời bằ ngôn ngữ của trò chơi. - Cô gợi ý cháu liên kết với các góc chơi khác. · Góc phân vai: Trẻ tự phân vai chơi và thể hiện đúng vai chơi: mẹ đi chợ mua thức ăn, con ở nhà giúp mẹ dọn nhà, chuẩn bị bàn ăn; mẹ dẫn con đi khám bác sĩ. · Góc nghệ thuật: Sử dụng màu sáp để tô màu tranh các loại PTGT. Cắt dán các PTGT từ giấy màu. Dùng các nguyên vật liệu sẵn có để làm các loại PTGT. · Góc xây dựng: Trẻ tự phân vai và nhận vai chơi. Cô gợi ý cho trẻ cách xây dựng bến xe, bố trí khu vực đậu xe khác nhau. · Góc âm nhạc: Trẻ biết hát một số bài hát trong chủ đề, sử dụng các loại nhạc cụ gõ theo nhịp. · Góc thiên nhiên: Chơi với cát, nước. Chăm sóc cây. 3. Hoạt động 3: Kết thúc - Cô nhận xét từng góc chơi. - Nhắc nhở cháu chơi xong sắp xếp đồ chơi gọn gàng ngăn nắp không quăng ném hay tranh giành với bạn. HOẠT ĐỘNG NGOÀI TRỜI Quan sát các PTGT đường bộ đi trên đường. Chơi “ Otô và chim sẻ” Chơi với đồ chơi ngoài trời. I. Mục đích _Yêu cầu : - Trẻ biết tên, đặc điểm, công dụng các loại PTGT đi trên đường. - Trẻ hứng thú tham gia trò chơi, nắm được cách chơi, luật chơi. - Giáo dục trẻ trật tự, không chen lấn, xô đẩy bạn. - Giáo dục trẻ có thái độ tích cực, an toàn khi tham gia giao thông ( ngồi trên xe ngay ngắn, không đùa giỡn). Giáo dục trẻ về luật lệ an toàn giao thông: khi đi bộ phải đi trên vỉa hè bên phải; khi đi xe thì đèn đỏ phải dùng lại, đèn xanh mới được đi tiếp. II. Chuẩn bị : - Sân bãi sạch sẽ, thoáng mát, cảnh quan đẹp. - Mũ, quần áo phù hợp. - Mũ hình ôtô. III. Tổ chức họat động: - Cô giới thiệu với trẻ về các loại PTGT đi trên đường, tên gọi, công dụng của chúng. - Nhắc nhở trẻ khi ra đường phải đi cùng người lớn, không chạy lung tung, qua đường phải có người lớn dắt.khi ngối trên xe phải ngồi yên, không đùa nghịch, dang tay chân ra ngoài. - Cô tập trung trẻ lại, giới thiệu tên trò chơi “ Hôm nay lớp mình rất ngoan, cô sẽ thưởng cho các con trò chơi “ Chim sẻ và ôtô” - Cô hướng dẫn trẻ cách chơi:” cô sẽ làm ôtô, các con sẽ làm chim sẻ, chim sẻ xuống đường tìm thức ăn, khi nghe có tiếng cói xe ôtô thì chim sẻ phải bay thật nhanh lên vỉa hè nha. Chú chim sẻ nào chạy chậm sẽ phải thay thế làm ôtô nha.” - Cô tổ chức cho trẻ chơi khoảng 4 lần. - Cô nhận xét quá trình chơi của trẻ. - Cô cho trẻ chơi với đồ chơi ngoài trời, cô bao quát lớp, nhắc nhở cháu cùng chơi với bạn, không tranh giành, xô đẩy nhau.
Tài liệu liên quan