Khảo cứu lai lịch và nội dung bản sao Toàn Việt thi lục - HM.2139

Tóm tắt. Nhận diện của chúng ta về Toàn Việt thi lục (TVTL) từ trước đến nay, tuy rất cơ bản, nhưng chỉ dừng lại cùng với khiếm khuyết của hệ thống bản sao có quá nhiều phức tạp. Bản HM.2139/A-B tuy không vượt trội hơn hẳn những bản có trước, nhưng sự “góp mặt” của nó đã làm dày dặn hơn cơ sở dữ liệu nhằm tiến tới minh định “bản lai diện mục” của tác phẩm mà nhà bác học Lê Quý Đôn đã biên định trong quá khứ. Một loạt các vấn đề và nhiệm vụ nghiên cứu mới về bộ sưu tuyển ưu tú này, do thế đã được đặt ra một cách thời sự, đồng thời hứa hẹn tiến thêm được những bước quan trọng, mà nhân đó chúng ta có thể tháo gỡ được nhiều “nút thắt” trong việc khai thác, giới thiệu di sản thơ ca “một đi không trở lại” mà cha ông đã tạo tác trong lịch sử.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 30 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo cứu lai lịch và nội dung bản sao Toàn Việt thi lục - HM.2139, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2014, Vol. 59, No. 3, pp. 10-17 This paper is available online at KHẢO CỨU LAI LỊCH VÀ NỘI DUNG BẢN SAO TOÀN VIỆT THI LỤC - HM.2139 Hà Minh Khoa Ngữ Văn, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Nhận diện của chúng ta về Toàn Việt thi lục (TVTL) từ trước đến nay, tuy rất cơ bản, nhưng chỉ dừng lại cùng với khiếm khuyết của hệ thống bản sao có quá nhiều phức tạp. Bản HM.2139/A-B tuy không vượt trội hơn hẳn những bản có trước, nhưng sự “góp mặt” của nó đã làm dày dặn hơn cơ sở dữ liệu nhằm tiến tới minh định “bản lai diện mục” của tác phẩm mà nhà bác học Lê Quý Đôn đã biên định trong quá khứ. Một loạt các vấn đề và nhiệm vụ nghiên cứu mới về bộ sưu tuyển ưu tú này, do thế đã được đặt ra một cách thời sự, đồng thời hứa hẹn tiến thêm được những bước quan trọng, mà nhân đó chúng ta có thể tháo gỡ được nhiều “nút thắt” trong việc khai thác, giới thiệu di sản thơ ca “một đi không trở lại” mà cha ông đã tạo tác trong lịch sử. Từ khóa: Toàn Việt thi lục, Lê Quý Đôn, văn bản, thi tuyển. 1. Mở đầu Toàn Việt thi lục (TVTL) là bộ tổng tập thơ ca chữ Hán lớn nhất của Việt Nam thời trung đại, nó bao trùm thành quả của tất cả các bộ thi tuyển lớn trước đó và đến lượt mình, nó tạo cơ sở về tư liệu và phương pháp cho các thi tuyển quan trọng đời sau [1]. Cho đến hiện nay, vai trò của công trình mà Lê Quý Đôn đã dày công biên định đối với công tác nghiên cứu và khai thác di sản thơ ca quá khứ của dân tộc đã được tất cả giới nghiên cứu khẳng định. Tuy vậy, tình trạng văn bản của bộ sách lại hết sức phức tạp. Với trên 10 dị bản hiện tồn, trải qua ít nhất 3 - 5 thế hệ bản sao, cộng thêm với tính chất truyền bản không thuần nhất, nên các thế hệ bản sao TVTL có sự thừa thiếu, lẫn lộn, thật giả khó phân [1]. Cùng với quá trình khai thác công bố di sản thơ ca truyền thống, đã có không ít băn khoăn trăn trở của các học giả - nhà nghiên cứu về vấn đề này. Trong số các bản sao ấy, đâu là bản cổ nhất, đâu là bản tốt nhất, đáng tin cậy nhất. . . (?); cần phải lí giải sao cho đúng về sự mâu thuẫn, đan xen, chồng chéo giữa các bản (?). . . là những câu hỏi hóc búa liên tục được đặt ra, và thực tế đã có không ít các quan điểm trái chiều. Thậm chí, đã có những nhầm lẫn, phiến diện trong phương cách tổ chức khai thác - giới thiệu tư liệu Ngày nhận bài 11/1/2014. Ngày nhận đăng 25/05/2014. Liên lạc Hà Minh, e-mail: haminhsphn@gmail.com 10 Khảo cứu lai lịch và nội dung bản sao Toàn Việt thi lục - HM.2139 từ bộ sưu tuyển này. Học giới, từ trước đến nay vẫn luôn khao khát nhận diện được một cách đầy đủ nhất, chân thực nhất về bộ sách, nhưng cơ sở tư liệu lại vô cùng bề bộn, hi vọng tìm thêm các dị bản tốt của bộ sách ngày càng trở nên mong manh. . . Do thế, việc chúng ta có thêm được những dị bản để tiến hành khảo luận về văn bản tác phẩm là điều vô cùng quý giá. 2. Nội dung nghiên cứu Trong quá trình mở rộng phạm vi tìm tòi tư liệu nghiên cứu về TVTL, chúng tôi đã may mắn biết thêm được 3 bản sao mới của bộ sách. Đó là các bản sao mang kí hiệu R.2199, HM.2319/A, HM.2139/B. Trong đó, bản sao R.2199 ở thư viện trong nước hầu như không có gì đặc biệt, thậm chí là bản sao kém chất lượng nhất so với các bản đã biết. Còn như bản HM.2139 với 2 phần A - B (thực chất là 2 bản độc lập), theo đánh giá chủ quan của chúng tôi, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Nếu thẩm định và khai thác văn bản này một cách triệt để, dự báo có thể tạo một bước ngoặt trong tiến trình nghiên cứu và nhận thức về TVTL. Mong muốn sớm đưa văn bản vào nghiên cứu, chúng tôi đã lưu bộ sách tại thư viện đồng thời cung cấp một số thông tin sơ lược bước đầu về các bản sao này [3]. Tiến thêm một bước cụ thể hơn, bài viết này của chúng tôi xin tổng hợp lại một số thông tin đã giới thiệu, đồng thời tiến hành khảo luận và đánh giá chi tiết hơn về truyền bản TVTL - HM.2139 mà chúng ta đang đề cập. 2.1. Về lai lịch văn bản Vào tháng 11 năm 2001, chúng tôi sao chụp từ microfilm tại một thư viện tư gia ở Bắc Kinh - Trung Quốc bản TVTL kí hiệu HM.2139 (kí hiệu do chúng tôi tạm phục nguyên). Thực ra, TVTL - HM.2139 đã được nói đến trong Di sản Hán Nôm Việt Nam - Thư mục đề yếu (xin xem [1]) qua dòng chỉ chỗ sau: Paris. SA.HM.2139:23, 6x16. Trong khi tất cả 11 bản TVTL khác mà các sách thư mục giới thiệu (xin xem: [2]) đều là ở trong nước, thì bản TVTL này là bản duy nhất được lưu giữ ở nước ngoài. Chủ nhân bản sao chụp TVTL - HM.2139 cho biết sách này được chụp từ microfilm tại Paris vào khoảng năm 1960 khi tìm hiểu thư tịch chữ Hán tại Pháp. Đây là cơ sở để chúng tôi đoán định HM.2139 được chụp từ SA.HM.2139. Hơn nữa, phần chữ SA của TVTL (SA.HM.2139) là viết tắt của Hiệp hội châu Á - Société Asiatique, còn HM là viết tắt của Henri Maspéro. Căn cứ vào dấu triện của H. Maspéro và dấu Société Asiatique - 1822 có ở nhiều trang của tập sách, chúng tôi có thêm cơ sở để khẳng định bản sao đang bàn đến là chụp từ SA.HM.2139 (hoặc từ microfilm của SA.HM.2139 theo như người sưu tầm cho biết). TVTL bản HM.2139 gồm hai phần. Phần 1: HM.2139/A gồm 15 quyển, từ quyển 1 đến quyển 15; phần 2: HM.2139/B gồm 2 quyển 15 và 16. Thực chất 2 phần này là 2 bản khác nhau. Bản HM.2139/A có 1078 trang; HM.2139/B gồm 149 trang. Số trang này do chúng tôi đánh số lại để tiện dẫn giải về văn bản. Sau khi bóc tách văn bản, căn cứ vào độ dày của bộ sách, chúng tôi tạm phân HM.2139/A thành 2 tập: Tập 1 gồm 7 quyển đầu, tập 2 gồm 8 quyển còn lại; còn HM.2139/B đóng thành một tập riêng. Để giúp cho việc kiểm định khách quan trong nghiên cứu, chúng tôi đã lưu bản sách này tại thư viện Ngữ văn của Trường ĐHSP Hà Nội, kí hiệu HN - 09/1-2 và HN - 10 (kí hiệu do thư viện thực 11 Hà Minh hiện). 2.2. Đặc điểm hình thức và cấu trúc của văn bản Qua khảo sát hình thức và cấu trúc tổng thể của văn bản, xin điểm ra một số thông tin chính sau: Về bản HM.2139/A: Đây là bản chép tay, viết lối chữ chân thống nhất trong cả bộ sách, nét chữ mảnh, chữ viết ít sai sót, nhìn chung là dễ đọc. Mỗi trang có từ 9 - 10 dòng, mỗi dòng 22 chữ. Trang đầu Tập 1 và trang đầu của những quyển sau đó có ghi chú bằng tiếng Pháp và tiếng Hán hiện đại của những người đã từng khảo sát bộ sách, những ghi chú này là thống kê số quyển, số trang. . . của tập sách. Mở đầu Tập 1 là TVTL Lệ ngôn gồm 7 trang, đại để giống với Lệ ngôn ở các bản TVTL khác ở trong nước, chỉ có vài sai khác nhỏ. Tiếp theo Lệ ngôn làMục lục, gồm 6 trang.Mục lục ghi tên tác giả và số bài thơ được chép của từng người. Số quyển được chép ở Mục lục là từ quyển 1 đến quyển 16, nhưng thực ra chỉ ghi cụ thể đến quyển 15; quyển 16 chỉ có tên quyển (quyển đệ thập lục) mà không thống kê tác giả - tác phẩm. Điều này giống với các bản TVTL có ở trong nước (ví dụ: TVTL - A.1262; TVTL - A.132). Thông tin trên phản ánh rằng: tất cả các bản TVTL hiện có đều bắt nguồn từ 1 bản TVTL nào đó mà phần mục lục có sự khuyết thiếu. Cuối Mục lục ghi dòng chữ: Hàn lâm viện Thừa chỉ Dĩnh Thành bá, thần Lê Quý Đôn phụng biên. Dòng chữ này cùng kiểu chữ với bộ sách (khác với nhiều bản TVTL trong nước, ví dụ: A.1262 và A.132, cũng có dòng chữ trên nhưng viết bằng kiểu chữ khác, phỏng đoán do người đời sau viết thêm vào). Thống kê (theo Mục lục), số tác giả của bộ sách này từ quyển 1 đến quyển 15 là 173 tác giả, không kể “vô danh thị”, còn số bài thơ được chép như sau: Quyển 1: từ trang 13 đến trang 35, chép thơ của các đế vương đời Lý, Trần và Nhuận Hồ, bắt đầu chép từ Lý Thái Tông đến Hồ Quí Ly, gồm 3 bài cổ thể và 70 bài cận thể, cộng 73 bài. Quyển 2: từ trang 35 đến trang 98, chép thơ của các công khanh đại phu triều Lý, Trần; bắt đầu chép từ Đoàn Văn Khâm đến Vũ Thế Trung, gồm 10 bài cổ thể và 196 bài cận thể, cộng 206 bài. Quyển 3: từ trang 99 đến trang 151, tiếp tục chép thơ của công khanh đại phu triều Trần, từ Trương Hán Siêu đến Chu Khắc Nhượng, gồm 4 bài cổ thể, 144 bài cận thể, cộng 148 bài. Ngoài ra, cuối quyển 3 có phần Phụ lục chép thơ “vô danh thị”, gồm 6 bài cận thể. Quyển 4: từ trang 151 đến trang 213, chép thơ của công khanh đại phu triều Hồ và Hậu Trần, từ Hồ Tông Thốc đến Nguyễn Mộng Trang; phần cuối quyển 4 là Phục lục chép thơ của các nhà sư thời Lý Trần từ Vạn Hạnh đến Huyền Quang. Tổng số bài thơ ở quyển 4 là 176 bài, gồm 140 bài cận thể của công khanh đại phu triều Hồ và Hậu Trần, 3 bài cổ thể và 33 bài cận thể của các nhà sư Lý Trần. Quyển 5: từ trang 217 đến trang 306, chép thơ của các vua triều Lê từ Thái Tổ đến Thái Tông; có 5 bài cổ thể và 140 bài cận thể, cộng 145 bài. Quyển 6: từ trang 307 đến trang 390, tiếp tục chép thơ của các vua triều Lê, từ Thánh Tông đến Túc Tông. Phần Phụ lục (chữ Phụ lục khác với lối chữ của bộ sách, có thể là do người sau chép thêm) cuối quyển 6 có chép thơ của Lê Chiêu Thống, cộng quyển 6 gồm 228 bài. Quyển 7: từ trang 391 đến trang 476, chép thơ các tác giả triều Lê từ Lê Trãi (Nguyễn Trãi) đến Trình Thuấn Du, gồm 10 bài cổ thể, 172 bài cận thể, cộng 182 bài. Quyển 8: từ trang 477 đến trang 556, chép thơ của các tác giả triều Lê từ Nguyễn Mộng Tuân, gồm 4 bài cổ thể, 177 bài cận thể, cộng 181 bài. 12 Khảo cứu lai lịch và nội dung bản sao Toàn Việt thi lục - HM.2139 Quyển 9: từ trang 557 đến trang 628, chép thơ của các tác giả triều Lê từ Nguyễn Thần Trung đến Nguyễn Thiên Tích, gồm 7 bài cổ thể, 130 bài cận thể, cộng 137 bài. Quyển 10: từ trang 629 đến trang 653, chép thơ của các tác giả triều Lê, từ Phan Phu Tiên đến Nguyễn Bá Kí. Quyển này mất một số trang cuối, theo Mục lục thì quyển này chép được 52 bài thơ. Quyển 11: từ trang 656 đến trang 731, chép thơ của các tác giả triều Lê, từ Phúc Vương Tranh đến Ngô Luân, gồm 153 bài cận thể. Quyển 12: từ trang 732 đến trang 799, chép thơ của tác giả triều Lê là Nguyễn Bảo, gồm 5 bài cổ thể, 155 bài cận thể, cộng 160 bài. Quyển 13: mất nhiều trang, hiện còn từ trang 800 đến trang 810. Theo Mục lục, quyển này chép thơ của các tác giả triều Lê, từ Thái Thuận đến Lê Đôn Huyền, gồm 190 bài cận thể. Quyển 14: từ trang 815 đến trang 889, chép thơ các tác giả triều Lê, từ Hoàng Đức Lương đến Ngô Hoan, gồm 5 bài cổ thể và 158 bài cận thể, cộng 163 bài. Quyển 15: từ trang 890 đến trang 1078, chép thơ các tác giả triều Lê từ Đặng Minh Khiêm đến Chu Điền, phần cuối quyển 15 là Phụ lục - “vô danh thị”, tổng số bài thơ là 216 bài. Về bản HM.2139/B: Căn cứ vào trang bìa, có thể thấy phần này vốn được đóng thành 1 tập riêng tách biệt với HM.2139/A. Có thể thấy trên bìa hiển thị rõ kí hiệu 2139-B (8)4. Phần này nhiều trang có dấu Société Asiatique và H. Maspéro. Đây cũng là bản chép tay, lối chữ chân, nét đậm, chữ to, khác với kiểu chữ của HM.2139/A, viết đẹp, ít sai sót, dễ đọc. Trang 9 dòng, dòng 21 - 22 chữ. Phần văn bản này gồm 2 quyển: quyển 15 và quyển 16. Như thế, giữa HM.2139/A và HM.2139/B trùng nhau 1 quyển: Quyển 15. So sánh qua 2 quyển này, thấy số lượng bài thơ thống kê ở trang cuối quyển 15 là khác nhau: HM.2139/A ghi 216 bài; HM.2139/B ghi là 210 bài. Một điểm khác nữa của 2 bản là trang đầu của 2 quyển 15 - 16 bản HM.2139/B đều có dòng chữ “Hàn lâm Thừa chỉ Dĩnh Thành bá thần Lê Quý phụng chỉ biên định”. Dòng này thiếu chữ viện trong Hàn lâm viện so với dòng tương ứng ghi ở cuốiMục lục của HM.2139/A; hơn thế tên tác giả không chép đầy đủ là Lê Quý Đôn, trong khi đó vị trí của chữ Đôn ở đây để trống. Đây là một chi tiết đáng chú ý. Quyển 16, là quyển mà HM.2139/A và nhiều bản TVTL hiện nay không có (trừ 2 bản A.132, A.3200), gồm 66 trang, chép thơ triều “Ngụy Mạc”, từ Phạm Khiêm Bính đến Nguyễn Quản. Trang cuối của quyển này chỉ có 1 dòng, còn trống nhiều giấy nhưng không thống kê số lượng bài thơ như vẫn thấy ở các quyển khác, có lẽ lỗi do người sao chép hoặc do người sao chép chủ ý để đợi chép tiếp. Theo chúng tôi, việc so sánh quyển 16 này với quyển 16 bản A.132 và A.3200 (là quyển mà tất cả các bản TVTL khác hiện không có) chắc chắn sẽ cho nhiều thông tin bổ ích. Phần B của bản sao HM.2139 tuy chỉ có 2 quyển, nhưng rất có ý nghĩa. Xét tổng thể thì đây là một bản TVTL riêng biệt, có lẽ vì để tiện lưu giữ nên thư viện ở Paris đã gộp với bản TVTL 15 quyển nói trên và có ý thức tách làm 2 phần A và B của một kí hiệu tàng bản (phần số) là 2139. 2.3. Tổng quát nội dung thực tế của bản sao Số lượng tác giả và tác phẩm thực chép được của bản sao HM.2139/A so với thống kê của Mục lục và kiểm kê cuối mỗi quyển (không tính những quyển mất trang - không kiểm định được), có một độ vênh nhất định. Thực tế chép được như sau: Số nhà thơ: 165 + 2 (Phụ lục “vô danh thị”); số bài thơ: 2043 + 17 (phần phụ thêm). Về bản sao HM.2139/B. Đây là một trong 5 bản có quyển 15 (bốn bản kia là 13 Hà Minh HM.2139-A, A.1262, A.132, A.3200) và là một trong 3 bản có quyển 16 (hai bản kia là A.3200 và A.132). Trước hết, có thể hình dung cơ cấu nội dung của HM.2139/B qua số liệu so sánh với quyển 15, quyển 16 của bản A.3200 và A.132: Số tác giả mà HM.2139/B chép được là 26 nhà + 1 Phụ lục "vô danh thị"; số tác phẩm thực chép được là 315 bài (nhiều hơn thống kê của người sao chép về số lượng của từng tác giả là 2 bài). Trong đó, có 2 bài chỉ chép dược nhan đề là: (1) Phụng họa ngự chế Thần tiết của Dương Trực Nguyên (quyển 15), (2) Ngự chế quân đạo của Nguyễn Hoản (quyển 15). So sánh quyển 15 này với các bản khác có thể khẳng định đây là bản sao chép tốt, dẫu chỉ có 2 quyển nhưng có giá trị tham khảo. Lại so sánh quyển 15 - 16 này với quyển 15 - 16 của bản A.132 và A.3200 thấy rất gần nhau, ngoài số tác phẩm và các bài thơ tương đương, các vị trí khuyết thiếu câu chữ của hai bản cũng khá giống nhau (ví dụ: thơ của Phạm Khiêm Bính đầu Q16, bài Hí vịnh ngộ Quân Quả , đều khuyết 4 chữ giống nhau). Bản HM.2139/B đặc sắc hơn ở chỗ văn tự ít sai sót, ít sửa chữa. Kết hợp với những căn cứ khác, chúng tôi phỏng đoán 2 quyển duy nhất của HM.2139/B có cùng nguồn gốc với (chí ít là 2 quyển 15, 16) của A.132 và A.3200. Điều này giúp chúng ta có thêm cơ sở để giám định phần sau, từ quyển 16 trở đi của bản A.132. Xem xét hiện tượng tị húy, thấy HM.2139/B không có hiện tượng tị húy các chữ thời Nguyễn, trong khi, ở các quyển tương đương (15, 16, 17. . . ) tại bản A.132 và A.3200 lại có nhưng không triệt để. Đơn cử: chữ thời tại các tờ 60a, 60b không huý nhưng ở các tờ 81a, 83a lại có huý (A.132/3). Kết hợp với những thông tin phân tích về bản A.132 có thể cho phép phỏng đoán HM.2139/B là một bản sao trước triều Nguyễn, còn A.132 là bản sao từ một bản thời Tự Đức nhưng người chép sách của Viễn Đông bác cổ đã không tuân thủ hết nguyên tắc tị huý. 2.4. Phân tích - so sánh và đánh giá giá trị văn bản Sau khi tiến hành khảo sát tỉ mỉ văn bản, chúng tôi nhận thấy giữa HM. 2139/A và bản được đánh giá là cổ nhất - bản đời Lê: A.1262, tuy khác nhau về người sao chép, về số lượng tác giả - tác phẩm (HM.2139/A mất trang so với A.1262) nhưng chúng có mối liên hệ khá đặc biệt, thể hiện ở mấy phương diện sau: (a) Số quyển giống nhau, đều gồm 15 quyển; (b) Số tác giả, tác phẩm ở từng quyển (trừ những trang mất ở HM.2139/A so với A.1262) gần tương đương nhau; (c) Không có hiện tượng tị húy các chữ thời Nguyễn như nhiều bản khác; (d) Những chỗ khuyết thiếu câu chữ gần giống nhau, điều này có thể kiểm chứng ở tất cả các quyển ; (e) Đặc biệt nhất là phần phụ thêm cuối Q6 bản này cũng chép tập Quý hầu thi cảo của Trần Danh Án, sau Quý hầu thi cảo cũng có bài vịnh của Lê Chiêu Thống như bản A.1262; (g) Quy cách ghi chép của hai bản gần giống nhau. Ví dụ: tên tác giả, tên bài thơ không viết tách thành dòng riêng như những bản khác mà được chép nối tiếp với phần nội dung. . . Tuy có nhiều điểm giống nhau như thế nhưng ở hai bản này cũng có những sự khác nhau rất cơ bản; và chính sự khác nhau ấy là đặc sắc riêng của mỗi bản: (a) Sự sai sót về mặt văn tự có nhiều chỗ không giống nhau, điều này theo chúng tôi là bình thường, trong tình hình chung của các bản sao Hán Nôm. Ví dụ: ở phần Mục lục quyển 3, HM.2139/A chép tên tác giả Nguyễn Sĩ Cố thành Nguyễn Sĩ Quốc, trong khi ở vị trí này A.1262 lại không sai...; (b) Sự khuyết thiếu bài thơ và câu chữ cũng có nhiều chỗ không giống nhau, có khi bản này thiếu bản 14 Khảo cứu lai lịch và nội dung bản sao Toàn Việt thi lục - HM.2139 kia đủ và ngược lại. Ví dụ: quyển 2, bản HM.2139/A có bài Đại tạ tứ ngự hoạ mặc long của Nguyễn Ức nhưng A.1262 không có; quyển 1, bài Thư hoài của Đức Tông, HM.2139/A chép câu thứ 2 thiếu hai chữ (chữ thứ 2 và chữ thứ 7) còn A.1262 đủ...; (d) Đầu các quyển của A.1262 đều ghi tên sách và tên quyển thống nhất là TVTL quyển đệ. . . . . . trong khi một số quyển của HM.2139/A ghi là TVTL sao quyển đệ. . . . . . (quyển 11, 13, 15). [Chữ sao ở đây có thể cho ta có thêm căn cứ để thuyết minh rằng người sao chép có ý thức phân biệt bản đang chép là bản sao lại TVTL từ một bản khác, vì không thể coi TVTL sao là tên sách]; (e) Bản A.1262 có nhiều chỗ do người đời sau chép thêm vào (căn cứ vào kiểu chữ và nét chữ) trong khi ở những vị trí đó tại HM.2139/A vẫn có sự thống nhất do một người chép. [Đơn cử một vài ví dụ: Dòng Hàn lâm viện thừa chỉ Dĩnh Thành Bá thần Lê Quý Đôn phụng biên sau Mục lục khác với lối chữ trong cả tập; Bài thơ Ngôn hoài của Không Lộ ở Phụ lục quyển 4 có nét chữ mới, thậm chí chữ thời trong câu Hữu thời trực thướng cô phong đính còn được viết tị húy dạng bỏ nét, lạc hẳn với phong cách không tị húy của cả bộ sách A.1262. Chúng tôi phỏng đoán bài thơ này được chua thêm bởi một người đời Nguyễn, hoặc chí ít là do người đời sau nữa chép bổ sung vào vị trí này căn cứ từ một bản sao đời Nguyễn và giữ nguyên lệ tị húy. Trong khi đó ở bản HM.2139 không có những hiện tượng này. . . ]. Phân tích, so sánh bản sao TVTL - HM.2139/A với A.1262 (là bản cổ nhất), ta có thể đi đến một số đánh giá cơ bản nhất như sau: Tuy gần với bản A.1262 nhưng HM.2139/A có những đặc điểm riêng, đây là một bản sao giúp bổ sung cho việc nghiên cứu về TVTL được toàn diện hơn. Đặc biệt, chữ Hán trong bản này được chép chân phương, cẩn thận, dễ đọc sẽ giúp hỗ chiếu với A.1262 trong quá trình minh giải văn bản và giới thiệu di sản thơ văn. Chúng tôi coi việc có bản này bên cạnh bản A.1262 là thực sự hữu ích, không chỉ để so sánh đối chiếu dị văn mà còn có thể dùng làm tài liệu bổ sung cho nhau và trong việc đối chiếu với những bản khác. Tổng hợp những điểm tương đồng và khác biệt của 2 bản ta có thể thấy một số khả năng: (a) Có thể cả 2 bản này đều là những bản sao đời Lê hoặc chí ít là cùng sao từ một bản đời Lê; (b) HM.2139/A sao lại từ bản A.1262 nhưng đã có sự bổ sung, sửa chữa của người sao chép ở những điểm nhất định, và cố nhiên nó cũng bộc lộ những khiếm khuyết; (c) HM.2139/A sao lại từ một bản sao của A.1262 và có chung những bất hợp lí của A.1262, rồi lại có những sửa chữa, sai khác đi ít nhiều do chủ quan của người sao chép. Trong 3 khả năng trên, chúng tôi nghiêng về khả năng thứ 2 và coi đó như một sự giả định. Cả A.1262 và HM.2139/A không có mối liên hệ trực tiếp với các bản do Viễn Đông bác cổ thuê sao là các bản A.3200 và A.132 vì mức độ dị biệt về mọi phương diện quá lớn (số quyển, tập, quy cách trình bày, số lượng tác giả - tác phẩm, đặc điểm văn tự - tị húy. . . ). Chỉ có thể kết luận A.3200 và A.132 ra đời muộn hơn. So sánh thêm HM.2139/A với HM.2139/B, thấy không có mối liên hệ trực tiếp về nguồn gốc. Tại quyển 15 trùng nhau ở hai bản có chung kí hiệu HM.2139 này có nhiều dấu hiệu cho thấy, ngoài chữ viết khác nhau, còn có các chữ sai sót, khuyết thiếu không giống nhau. [Đơn cử, ngay ở trang đầu quyển 15 của 2 bản, bản HM.2139/B ghi “Hàn lâm thừa chỉ” (thiếu chữ viện so với HM.2139/A); HM.2139/B ghi Lê Quý phụng chỉ biên định, còn HM.2139/A ghi đầy đủ là Lê Quý Đôn phụng chỉ biên định; cũng trang này, HM.2139/A 15 Hà Minh ghi “Toàn Việt thi lục sao”. Còn HM. 2139/ B chỉ ghi “Toàn Việt thi lục”; phần thơ Đặng Minh Khiêm, bài Huyền Trân công chúa , HM. 2139/A ghi đủ, HM.2139/ B ghi thiếu 2 chữ công chúa , bài Hàn Thuyên , câu Phi sa giả trọng quỳnh tao đàn HM.2139/B ghi đủ (giống với A.1262) còn HM.2139/A thiếu chữ sa ...]. Cho nên, có thể kết luận
Tài liệu liên quan