Khảo về số 3 trong văn hóa Việt

Tóm tắt Trong văn hóa truyền thống Việt, số 3 có thể được coi là “con số tâm linh, tinh thần”. Phát triển trong môi trường văn hóa - xã hội truyền thống Việt Nam, con số 3 có mặt rất nhiều trong đời sống của cộng đồng cư dân Việt. Từ đời sống tinh thần đến đời sống vật chất, các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người và các sự vật, hiện tượng khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội đều ít nhiều có liên hệ với con số 3.

pdf5 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 239 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khảo về số 3 trong văn hóa Việt, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Số 31 (Tháng 3 - 2020) 83 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ KHẢO VỀ SỐ 3 TRONG VĂN HÓA VIỆT DƯƠNG VĂN SÁU* Tóm tắt Trong văn hóa truyền thống Việt, số 3 có thể được coi là “con số tâm linh, tinh thần”. Phát triển trong môi trường văn hóa - xã hội truyền thống Việt Nam, con số 3 có mặt rất nhiều trong đời sống của cộng đồng cư dân Việt. Từ đời sống tinh thần đến đời sống vật chất, các mối quan hệ xã hội giữa con người với con người và các sự vật, hiện tượng khác nhau trong đời sống sinh hoạt xã hội đều ít nhiều có liên hệ với con số 3. Từ khóa: Số 3, tam nhân, tam hữu, tam tài Abstract In Vietnamese traditional culture, the number 3 can be considered as a “spiritual number”. Developing in Vietnamese traditional cultural and social environment, the number 3 appears a lot in the life of the Vietnamese community. From the spiritual life to the material life, the social relationships between people and people, between people and the various things and phenomena in social life are more or less related to the number 3. Keywords: The number 3, Tam Nhan, Tam Huu, Tam Tai 1. Số 3 trong đời sống tâm linh - tinh thần của con người Trong dãy số tự nhiên, số 3 được viết bằng các tự dạng sau: 3, ba. Với chữ Hán, số 3 đọc viết là tam (三;叁;弎) để chỉ số thứ tự thứ ba trong dãy số tự nhiên. Trong đời sống tinh thần của con người, số 3 là số lẻ, mang dương tính mạnh mẽ; biểu hiện cho “Tam tài” (三才), ba ngôi vị cao quý nhất trong vũ trụ, gồm Thiên - Địa - Nhân (ứng với Trời - Đất - Con người) luôn gắn bó mật thiết với nhau không thể thiếu, không thể tách rời trong quá trình tồn tại và phát triển của con người và vạn vật. Số 3 là một con số tâm linh; sự hiện diện của nó gắn với nhiều sự vật, hiện tượng bí ẩn có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp với nhiều cấp độ, mức độ khác nhau đến các cá nhân, cộng đồng mà không dễ gì lý giải, hóa giải. Trong vũ trụ có rất nhiều hành tinh nhưng người ta thường nhắc tới “Tam tinh” (三星) tức là 3 loại tinh tú vĩ đại, gồm: mặt Trời - mặt Trăng và các vì sao, tạo nên Thái dương hệ (hệ Mặt trời), nơi tồn tại của muôn loài, muôn vật. Trên đời, có “Tam tài”, “Tam hợp” thì cũng có “Tam tai”: 3 tai họa lớn gây họa cho loài người, đó là: Thủy tai (水災): mưa gió, bão lũ, sóng thần, lũ quét; Hỏa tai (火災): sấm sét, nắng nóng gay gắt, hỏa hoạn dữ dội; Phong tai (風災): bão tố, lốc xoáy, gió giật... Ngoài ra, trong đời sống con người ta cũng còn luôn phải đối mặt với các nguy cơ đến từ “Tiểu tam tai”, đó là: “cơ hàn chi tai” (飢寒之災): tai họa đói rét do mất mùa gây ra; “tật bệnh chi tai” (疾 病之災): tai họa do dịch bệnh gây ra; và “đao binh chi tai” (刀兵之災): tai họa do chiến tranh, xung đột gây ra. Theo đạo Lão, trong mỗi con người đều có “Tam báu”, đó là: tinh - khí - thần làm nên sức khỏe, trí tuệ, phong thái cho mỗi chúng ta. Trong đời sống văn hóa - xã hội các nước phương Đông, “Tam giáo” (三教): Nho - Phật - Đạo (儒,佛, 道) được coi là ba mạch máu tinh thần của xã hội Á Đông, làm nên một xã hội đa văn hóa, đa tôn giáo - tín ngưỡng. Cả ba tôn giáo này đều dung hội một cách khá * PGS.TS, Khoa Du lịch, Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Số 31 (Tháng 3 - 2020)84 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA thống nhất trong xã hội Việt Nam tự cổ chí kim thể hiện qua quan niệm “Tam đồng” khi người ta nói: “Tam giáo đồng nguyên”: 3 tôn giáo đều cùng cội nguồn; “Tam giáo đồng tôn”: 3 tôn giáo đều được tôn trọng, tôn quý; “Tam giáo đồng đường”: 3 tôn giáo cùng được thờ phụng trong không gian di tích Việt. Trong cúng tế thì có cúng “Tam sinh” (三牲): dâng 3 con vật Trâu/bò - Dê/cừu - Lợn trong dịp lễ trọng để tế Thần, cúng Thánh. Trong phong thủy phương Đông, khi đón năm mới, hình tượng “Tam dương khai thái” (三羊開泰) thường được sử dụng nhiều vào những năm Mùi, hay gắn với những người tuổi Mùi. Với hình 3 con dê đứng chung với nhau trong 3 tư thế khác nhau, “Tam dương khai thái” được bài trí trong nhà mang ước vọng sẽ đem đến cho gia chủ sự may mắn, hanh thông, cát tường; gặp được người quân tử, tránh được kẻ tiểu nhân. Trên đất nước Trung Hoa, từ xưa, Đức Khổng Phu Tử (479 - 551 BC) đã viết trong sách Luận ngữ: “Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư yên” (三人同行必有我師焉). Có nghĩa là: trong ba người cùng đi đường, nhất định có thầy ta ở đó; trong đám đông tất có người mà mình đáng học tập. Điều này muốn nhắn nhủ rằng “Nhân tài trong đám quần chúng ấy”, “Nhân dân là bậc thầy vĩ đại nhất”. Dưới thời Tam quốc (220 - 280), điển tích “tam cố thảo lư” (三故草 盧) là cụm từ chỉ việc Lưu Bị đã 3 lần hạ mình đến lều tranh ở đất Long Trung để mời Khổng Minh Gia Cát ra giúp mình. Hình tượng này thể hiện lòng kiên trì của đấng quân vương trong việc “cầu hiền”, “chiêu hiền đãi sĩ”, trọng dụng nhân tài để làm nên nghiệp lớn. Trong Bát quái, quẻ Càn (乾) ứng với Trời, là quẻ số 1 trong bát quái, có 3 gạch liền như chữ tam, cũng hàm chứa sự quy tụ, thống hợp trong vũ trụ, quy về đấng tối cao. Số 3 là con số gắn với tâm linh nên nó hiện hữu rất nhiều trong các tôn giáo, tín ngưỡng ở Việt Nam. Trong ngôi chùa Phật giáo, “Tam bảo” gồm Phật - Pháp - Tăng là 3 thứ quý giá nhất, không gì hơn. Trong Phật giáo Đại thừa, vị trí cao nhất trên Thượng điện thường có 3 pho “Tam thế”, thể hiện cho 3 ngôi vị Phật gắn với Quá khứ - Hiện tại - Vị lai. Ba cõi thuộc về “Tam giới”: dục giới - sắc giới - vô sắc giới cũng là 3 giới trong vũ trụ quan Phật giáo. Trong nội dung tư tưởng Phật giáo luôn coi “Tam độc” (三毒): tham - sân - si (tham lam - nóng giận - vô minh ngu tối) là 3 thứ cần phải loại trừ để đem lại sự an vui cho mỗi chúng sinh. Phật giáo truyền thống Việt Nam có Trúc Lâm tam tổ là: Nhân Tông - Pháp Loa và Huyền Quang là ba vị tổ truyền thừa của thiền phái Trúc Lâm. Tín ngưỡng thờ Mẫu có Tam tòa Thánh Mẫu, gồm: đệ nhất Mẫu Thượng thiên, đệ nhị Mẫu Thượng ngàn và đệ tam Mẫu Thoải phủ. Trong các di tích, các ban thờ Phật - Thánh/Thần cũng thường bài trí 3 ngôi: nhân vật chính ngồi chính giữa ngôi vị và 2 trợ thủ hai bên. Chùa có cổng “Tam quan” với 3 cửa dùng để vào - ra là công trình kiến trúc truyền thống thể hiện thế giới quan Phật giáo. Trong Kitô giáo cũng có hình tượng Đức Chúa 3 ngôi: Đức Chúa Cha - Đức Chúa Con - Đức Chúa Thánh Thần. Ba ngày là thời gian Chúa Giêsu chết rồi sống lại trở về Trời. Chuông nhà thờ được gióng 3 hồi báo, nhắc cho tín đồ Kitô hữu tới lễ nhà thờ vào 4 giờ sáng, 12 giờ trưa và 5 giờ chiều trong ngày. Chúng tôi chưa có điều kiện khảo cứu sâu về con số 3 trong văn hóa phương Tây, nhưng điều ai cũng nhận thấy là khi học tiếng Anh và nhiều ngôn ngữ quốc tế khác đều phải nắm chắc và sử dụng đúng ngữ pháp của 3 thì: quá khứ - hiện tại - tương lai. Chúng ta cũng thấy lá quốc kỳ Pháp có 3 màu xanh, trắng, đỏ nên thường gọi là “Cờ tam tài”: cờ mang ba sắc màu biểu tượng cho Tự do - Bình đẳng - Bác ái. Ngoài ra, có rất nhiều quốc kỳ của các cường quốc trên thế giới như Ý, Đức, Nga, cũng đều có 3 màu. 2. Số 3 trong đời sống văn hóa - lịch sử Con số 3 cũng là con số được chọn trong lịch sử - văn hóa của cả một dân tộc và ngoài cuộc sống xã hội, trong đời thường của mỗi một gia đình để cho một em bé đủ thời gian để khẳng định mình. Điều này phần nào thể hiện qua truyền thuyết về “cậu bé làng Phù Đổng”, khi lên 3 mới vươn mình lớn dậy giết giặc, cứu nước. Con số 3 cũng là con số đi vào lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc sớm nhất của người Việt Nam. Đó là thời gian 3 năm (40 - 43) diễn ra cuộc khởi nghĩa đầu tiên chống lại giặc phương Bắc đô hộ của dân tộc ta do Hai Bà Trưng lãnh đạo. Sau này, dấu mốc thời gian Số 31 (Tháng 3 - 2020) 85 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ 3 năm lịch sử đó được ngợi ca qua lời của các danh sĩ Lê Ngô Cát/Phạm Đình Toái trong Đại Nam quốc sử diễn ca: “Ba thu gánh vác sơn hà/ Một là báo phục, hai là bá vương”. Với các công trình kiến trúc truyền thống thuộc về hoàng gia hay giới bình dân, con số 3 cũng xuất hiện trong rất nhiều vị thế khác nhau. Với người dân ở nông thôn, ngôi nhà 3 gian (dù nhà tranh vách đất của nhà nghèo hay được xây bằng gạch đối với gia đình khá giả) là kiểu nhà phổ biến nhất. Ở kinh đô, với triều đình phong kiến trung ương thì những tòa thành, dinh thự, lâu các cũng phổ biến được xây dựng với kiểu thức kiến trúc gắn nhiều với số 3. Có thể kể đến như kiểu thức kiến trúc “Tam trùng nhất điểm” (三重弌点) của các tòa cổ thành phương Đông, mà ở Việt Nam tòa thành cổ nhất là thành Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội) với 3 vòng thành được đắp bằng đất. Tòa kinh thành thời kỳ cận hiện đại của lịch sử dân tộc là Kinh thành Huế dù có cấu trúc Vau-ban cũng vẫn là kiến trúc 3 vòng thành: Kinh thành - Hoàng thành và Cấm thành. Cột cờ Hà Nội với cấu trúc 3 tầng đế hình chóp vuông cụt chồng lên nhau. Trong khi đó, Kỳ đài Huế với phần Đài kỳ cũng gồm ba tầng hình chóp cụt chữ nhật chồng lên nhau. Công trình quan trọng nhất về mặt tâm linh của triều đình Huế là Đàn Nam giao nơi dành cho các vị Vua nhà Nguyễn tiến hành Tế Nam giao (tức là tế Trời). Ở trung tâm của Đàn Nam giao, Giao đàn cũng gồm 3 tầng: tầng trên cùng là Viên đàn, xây thành hình tròn, tượng trưng cho Trời; hai tầng dưới là Phương đàn, xây thành hình vuông, tượng trưng cho Đất. Kết cấu 3 phần phổ biến như vậy mang tính chủ đạo trong các công trình kiến trúc thuộc về vương quyền của các thể chế quân chủ phong kiến phương Đông và Việt Nam. Trong các mối quan hệ xã hội thì có “Tam cương” (三綱): Quân - sư - phụ để giữ gìn kỷ cương, nề nếp trong gia đình và xã hội. Ở các nước phương Đông dùng chữ Hán, kẻ nho sinh khi mới bắt đầu học chữ Thánh hiền (chữ Hán) thì phải học “Tam tự kinh” (三字經) là cuốn sách dùng cho trẻ em mới đi học; mỗi câu có 3 chữ, mở đầu là 人之初,性本善: nhân chi sơ, tính bản thiện. Sau đó phải học “Tam thiên tự” (三千字): 3.000 chữ Hán thông dụng cho kẻ mới nhập “cửa Khổng sân Trình”. Với những ai yêu thích thơ Đường thường biết và nhắc tới cuốn “Đường thi tam bách thủ” (唐 詩三百首) là một tuyển tập gồm hơn 300 bài thơ Đường xuất sắc do học giả Tôn Thù (1722 - 1778) tuyển soạn vào khoảng năm 1763 triều vua Càn Long thời nhà Thanh. Ở Việt Nam, đại thi hào Nguyễn Du cũng đã từng viết trong bài “Độc Tiểu Thanh ký”: “Bất tri tam bách dư niên hậu - Thiên hạ hà nhân khấp Tố Như?” (不知 三百餘年後,天下何人泣素如): Chẳng biết ba trăm năm sau nữa, thiên hạ người đời có ai khóc Tố Như ta? Trong các tác phẩm có giá trị khi khảo cứu về văn hóa lịch sử Trung Hoa, “Tam tài đồ hội” (三才圖會) là tên gọi một bộ bách khoa thư của người Trung Hoa do tác giả Vương Kỳ cùng con trai của ông là Vương Tư Nghĩa biên soạn và công bố vào năm 1609. Nội dung tác phẩm này được xem là tư liệu cho mọi hiểu biết của hậu thế về bối cảnh đất nước Trung Hoa dưới triều Minh và các nước lân cận đương thời trong đó có xứ An Nam ta1. Trong cuộc sống con người, người ta luôn cầu mong có được “Tam đa”: Phúc - Lộc - Thọ cho mỗi người, mỗi gia đình hạnh phúc. Vậy nên hình tượng “Tam đa”: ông Phúc - ông Lộc - ông Thọ được điêu khắc và sử dụng rất phổ biến để bài trí trong các gia đình người Việt. Con số 3 cũng xuất hiện trong các hình thái tư duy, suy luận diễn dịch ngôn từ, trong đó, “Tam đoạn luận” là “diễn dịch hình thức” - một hình thức chặt chẽ nhất của suy luận, là cách suy luận để chỉ ra kết quả xác đáng đối với các sự vật - hiện tượng. 3. Số 3 trong đời sống xã hội Trong đời sống xã hội Việt truyền thống, số 3 biểu trưng cho sự đoàn kết gắn bó, hỗ trợ lẫn nhau tạo nên sự chắc chắn, vững mạnh; thể hiện rõ nhất trong hình tượng về chiếc “Kiềng 3 chân”: “Dù ai nói ngả nói nghiêng/ Lòng ta vẫn vững như kiềng ba chân”. Tục ngữ Việt Nam có câu: “Một cây làm chẳng nên non/ Ba cây chụm lại nên hòn núi cao” để nhắc nhở, giáo dục mọi người phải đoàn kết, chung sức, đồng lòng làm nên việc lớn. Trong gia đình Việt truyền thống, cụm từ “Tam đại đồng đường” (三代仝堂) thể hiện sự Số 31 (Tháng 3 - 2020)86 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA gắn bó liên kết chặt chẽ về huyết thống trường thọ, trường tồn giữa 3 thế hệ: Ông bà - cha mẹ - con cháu trong một gia đình. Việc sinh con trong các gia đình ngày xưa, mọi người cũng thường có quan niệm “tam nam bất phú, tứ nữ bất bần” (三男不冨 - 四女不貧): 3 con trai thì không thể giàu có, 4 con gái thì không thể nghèo hèn. Con số 3 cũng là số được chọn làm “chỉ số định lượng” trong cấu trúc hợp thành của đời sống xã hội con người. Danh sĩ Cao Bá Quát (1809 - 1855) trong bài thơ “Uống rượu tiêu sầu” có câu “Ba vạn sáu ngàn ngày là mấy/ Cảnh phù du trông thấy đã nực cười”. Trong câu này, ba vạn sáu ngàn ngày tức là 100 năm, ý muốn chỉ một đời người dẫu có sống thọ đến trăm tuổi cũng chỉ là sự phù du, huyễn hoặc Trong quân đội, biên chế nhỏ nhất là “Tổ 3 người” (hay được gọi là “Tổ tam tam”) giúp cho việc sinh hoạt, rèn luyện, tổ chức phòng ngự hoặc tấn công theo 3 hướng được đảm bảo chắc chắn. Biên chế trong các đơn vị lục quân thường gắn với số lượng là 3, ví dụ: 3 tiểu đội hợp thành 1 trung đội, 3 trung đội hợp thành 1 đại đội, 3 đại đội hợp thành 1 tiểu đoàn, 3 tiểu đoàn hợp thành 1 trung đoàn, 3 trung đoàn hợp thành 1 sư đoàn Trong cuộc sống quân ngũ, lính tráng có câu “cơm ba bát, hát ba bài” như một “tiêu chuẩn định lượng” trong sinh hoạt của người chiến sĩ. Trong nếp sống sinh hoạt hàng ngày của con người, việc ăn uống được duy trì đều đặn để đảm bảo sức khỏe, thì: cơm ngày ba bữa. Nếu chẳng may ốm đau, dùng thuốc Đông y theo chuẩn: “Cơm ba bát, thuốc ba thang”. Ở đô thị cổ Hội An (Quảng Nam), trong các món ăn truyền thống đặc trưng có món mà người Quảng gọi là món “Tôm hữu”. Thực chất đây là món “Tam hữu” (三友), nghĩa là 3 người bạn, gồm 3 nguyên liệu là tôm, thịt heo và cọng hành quấn lại với nhau rồi hấp chín, nhưng do giọng Quảng Nam khi phát âm “a” bị biến thành “ô” vì thế món Tam hữu bị biến thành món “Tôm hữu”. Xưa kia, cuộc sống hàng ngày dù có vất vả đến đâu nhưng ba ngày Tết phải no, thể hiện qua câu nói: “Đói quanh năm, no ba ngày Tết” hoặc “Đói ngày giỗ cha, no ba ngày Tết”. Con số 3 cũng đi vào những câu hát, câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ khác. Khi đi tiếp tế nhà chùa, thì: “Ba cô đội gạo lên chùa/ Một cô yếm thắm bỏ bùa cho sư”. Với tình yêu dang dở, đầy tiếc nuối thì: “Ba đồng một mớ trầu cay, sao anh chẳng hỏi những ngày còn không?”. Xã hội xưa vốn “Nam tôn nữ ti” (男尊女卑), nhưng trong con mắt của người dân lao động, người phụ nữ vẫn được coi trọng: “Ba đồng một mớ đàn ông, đem bỏ vào lồng cho kiến nó tha/ Ba trăm một mụ đàn bà, đem về mà trải chiếu hoa cho ngồi”. Con số 3 trong các mối quan hệ xã hội cũng phần nào thể hiện sự thống nhất cao, nhất quán, ràng buộc, liên kết lẫn nhau khi người ta nói: “Ba mặt một lời” để khẳng định và thể hiện sự cam kết về một vấn đề gì đó. Trong xã hội cũ, luật lệ thời xưa cũng ít nhiều quan tâm đến nữ quyền, trong đó quy định: người phụ nữ nếu chẳng may chồng chết, sau ba năm được quyền tái giá, sang ngang. Việc tang chế trong gia đình, con cái để tang cha mẹ 3 năm; việc sang cát, cải táng, bốc mộ cho người chết của người Việt ở Bắc Bộ xưa thường được tiến hành sau khi chết 3 năm... Ngày nay, trong các công trình nghiên cứu khoa học, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ thường có cấu trúc 3 chương theo mô típ: Đặt vấn đề - giải quyết vấn đề và kết thúc vấn đề. Nếu một ngày có 3 buổi: sáng - chiều - tối thì con người ta cũng có 3 thời: thơ ấu - trung niên và tuổi già. Trong cuộc sống xã hội, số 3 cũng thể hiện sự giới hạn cuối cùng của sự thay đổi: cha ông ta thường nói “quá tam ba bận” thì không thay đổi nữa dù kết quả có thế nào. Lễ hội xuân truyền thống ở các địa phương thường có trò chơi thi đấu vật mang tinh thần thượng võ, trong thi đấu thường vật 3 ván, dân gian gọi là “ba keo - mèo mở mắt” để phân định sức mạnh thắng thua”, ván thứ 3 sẽ quyết định ai mạnh hơn ai. Điều này cũng gặp trong thi đấu một số môn thể thao như bóng bàn, bóng chuyền. Trong thi đấu bóng đá, nếu một cầu thủ nào đó ghi được ba bàn trong một trận thì cầu thủ đó được gọi là lập một “hat-trick”... Trong cuộc sống đời người, cha ông ta nói: “Tam thập nhi lập” (三十而立), để nói người con trai 30 tuổi là phải vững vàng lập thân, lập nghiệp. Số 3 là giới hạn của sự chắc chắn, khỏe mạnh nếu chúng ta biết giới hạn, tự chủ, điều độ trong sinh hoạt. Một dị bản bài thơ tương truyền của Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác: Số 31 (Tháng 3 - 2020) 87 NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA TRAO ĐỔI - NGHIỆP VỤ “Bán dạ tam bôi tửu/ Bình minh số trản trà/ Mỗi nhật y như thử/ Lương y bất đáo gia” (半夜三 杯酒/ 平明數琖茶/ 每日依如此/ 良醫不到 家): Nửa đêm 3 chén rượu/ Sáng sớm một tuần trà/ Mỗi ngày cứ như thế/ Thầy thuốc không đến nhà. Theo vòng quay thời gian, trong một mùa có 3 tháng, gọi là mạnh - trọng - quý (孟- 仲-季); trong một đêm có 5 canh, gồm canh 1 - canh 2 - canh 3 - canh 4 - canh 5, nhưng canh 3 quan trọng nhất, bởi đó là “nửa đêm giờ Tý, canh ba”: thời điểm giao hòa giữa ngày cũ - ngày mới, thời gian giao hòa chuyện vợ chồng nhạy cảm khó nói Trong dãy số tự nhiên, các số 3, 5, 7, 9 đều là các số lẻ, được coi là các số dương. Tuy nhiên, trong văn hóa Á Đông, số 3 được dùng nhiều hơn trong đời sống tâm linh - tinh thần cũng như văn hóa - xã hội của con người vì số lượng ít; biểu đạt các mối liên hệ cơ bản của con người có liên quan đến đời thường, mang tính phổ cập xã hội, gắn với cuộc sống xã hội của con người nhiều hơn. Trong khi đó, số 5 cũng là con số mang dương tính nhưng gắn bó sâu hơn với các quan niệm của Nho giáo về: “ngũ luân, ngũ thường” (Nhân - Nghĩa - Lễ - Trí - Tín) đem lại “ngũ phúc” (Phú - Quý - Thọ - Khang - Ninh) của người quân tử. Con số 7 lại gắn với thế giới quan Phật giáo nhiều hơn vì Phật giáo là một “Tôn giáo âm tính”; chăm lo cho cái chết, “sự sống sau cái chết” của con người nhiều hơn. Vậy nên thế giới quan Phật giáo bàn nhiều đến “lục dục - thất tình” (Lục dục là sáu việc ham muốn của con người; Thất tình là bảy thứ tình cảm biểu lộ ra bên ngoài gồm: hỉ, nộ, ai, lạc, ái, ố, dục). Lễ Vu lan báo hiếu, một trong những đại lễ của Phật giáo được thực hiện vào ngày rằm tháng Bảy Trong khi đó, số 9 là số thành dương lớn nhất, số cực dương lại gắn chặt với đạo Lão; gắn với bùa phép, đàng tràng của các đạo sĩ, thầy phù thủy; nhằm hóa giải, biến ảo thế giới đời thường chuyển sang cõi Tiên, cõi Thánh với “Cửu trùng thiên tiên”, “Hạc giá vân du” đi mây về gió, thăng giáng dị thường, v.v. Tóm lại, số 3 xuất hiện nhiều trong cả đời sống tâm linh - tinh thần, văn hóa - lịch sử và xã hội vì số 3 gắn với đời sống con người của mọi giai tầng trong xã hội, trong khi các số 5, 7, 9 gắn nhiều hơn với các quan hệ Nho - Phật - Lão, nên ít phổ biến hơn. Kết luận Văn minh Việt Nam là văn minh ngôn từ, các vấn đề có liên quan đến các khía cạnh của đời sống vật chất và tinh thần của người Việt có thể nói bằng rất nhiều ngôn từ phong phú khác nhau. Trong những ngôn từ chỉ số lượng, số 3 không chỉ dừng lại ở số lượng hay chất lượng, vị trí hay cấu hình, định tính hay định lượng, mà con số 3 đã gắn bó chặt chẽ, rộng rãi với rất nhiều khía cạnh của cuộc sống con người, trở thành một phần tất yếu không thể tách rời của xã hội truyền thống Việt Nam. D.V.S Chú thích 1 Bộ bách khoa thư Tam tài đồ hội chia làm 106 quyển (chương) về 14 chủ đề khác nhau: 1. Thiên văn (天文): 01-04 2. Địa lý (地理): 05-20 3. Nhân vật (人物): 21-34. Tranh vẽ người Giao Chỉ xuất hiện ở trang 16-17, quyển 32. 4. Thời linh (时令): 35-38 5. Cung thất (宫室): 39-42 6. Khí dụng (器用): 43-54 7. Thân thể (身体): 55-61 8. Y phục (衣服): 62-64 9. Nhân sự (人事): 65-74 10. Nghi chế (仪制): 75-82 11. Trân bảo (珍宝): 83-84 12. Văn sử (文史): 85-88 13. Điểu thú (鸟兽): 89-94 14. Thảo mộc (草木): 95-106 [1] Tài liệu tham khảo 1.
Tài liệu liên quan