Tóm tắt
Khoa Di sản văn hóa là cơ sở đào tạo ngành Bảo tàng học đầu tiên ở Việt Nam, được hình thành
ngay từ những ngày đầu thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (26/3/1959). Khoa có sứ mệnh đi
đầu trong truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Di sản văn hóa. Trải
qua 60 năm hình thành và phát triển, Khoa đã đào tạo hàng ngàn cử nhân phục vụ sự nghiệp bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Tiếp nối truyền thống 60 năm qua, bên cạnh những thành
tựu đạt được, Khoa cần xác định rõ những khó khăn, thách thức và định hướng phát triển đào tạo
trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
9 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 383 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khoa di sản văn hóa: 60 năm hình thành và phát triển, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
128
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số 27 - Tháng 3 - 2019
KHOA DI SẢN VĂN HÓA:
60 NĂM HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN
NGUYỄN SỸ TOẢN
Tóm tắt
Khoa Di sản văn hóa là cơ sở đào tạo ngành Bảo tàng học đầu tiên ở Việt Nam, được hình thành
ngay từ những ngày đầu thành lập Trường Đại học Văn hóa Hà Nội (26/3/1959). Khoa có sứ mệnh đi
đầu trong truyền bá tri thức và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành Di sản văn hóa. Trải
qua 60 năm hình thành và phát triển, Khoa đã đào tạo hàng ngàn cử nhân phục vụ sự nghiệp bảo vệ
và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam. Tiếp nối truyền thống 60 năm qua, bên cạnh những thành
tựu đạt được, Khoa cần xác định rõ những khó khăn, thách thức và định hướng phát triển đào tạo
trong bối cảnh hội nhập hiện nay.
Từ khóa: Đại học Văn hóa Hà Nội, Khoa Di sản văn hóa, đào tạo, nghiên cứu khoa học
Abstract
The Faculty of Cultural Heritage is the first education institution which trains museum ology
in Vietnam. It was established at the same time with the foundation of Hanoi University of Culture
(March 26, 1959). The Faculty has the mission of to be the leading in spreading knowledge and training
high quality human resources for cultural heritage branch. During 60 years of establishment and
development, the Faculty has trained thousands of bachelors to serve the cause of protecting and
promoting the value of Vietnamese cultural heritage. Continuing the tradition of the past 60 years,
in addition to the achievements, the Faculty needs to clearly identify difficulties, challenges and
orientation of training development in the context of current integration.
Keywords: Hanoi University of Culture, Faculty of Cultural Heritage, training, scientific research
1. Khoa Di sản văn hóa 60 năm nhìn lại
Khoa Di sản văn hóa (tiền thân là Khoa Bảo tàng) đã trải qua 60 năm hình thành và phát triển, quá trình đào
tạo của Khoa luôn gắn với sự phát triển chung
của Trường Đại học Văn hóa Hà Nội.
1.1. Các giai đoạn phát triển
Giai đoạn 1959 - 1977: Khoa đào tạo các lớp
trung cấp, chuyên tu bảo tàng, và đặc biệt,
ngay từ khi thành lập, Khoa đã rất quan tâm và
mở các lớp bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ
bảo tồn - bảo tàng.
Giai đoạn 1977 - 1992: Khoa được giao
nhiệm vụ đào tạo bậc đại học, sinh viên tốt
nghiệp được cấp bằng cử nhân văn hóa ngành
Bảo tàng; đồng thời tiếp tục đào tạo các lớp
ngắn hạn. Giai đoạn này Khoa cũng tiến hành
xây dựng các tổ bộ môn Bảo tàng và Bảo tồn di
tích. Các giảng viên được kiện toàn sinh hoạt
khoa học theo các hướng nghiên cứu sâu hơn
về các khâu hoạt động nghiệp vụ của bảo tàng
và bảo tồn di tích.
Giai đoạn 1993 - 2000: Ngoài việc tiếp tục
đào tạo bậc đại học (hệ chính quy và hệ vừa
học vừa làm), năm 1993 Khoa mở đào tạo
chuyên ngành Văn hóa du lịch và thành lập bộ
môn Quản lý và giám định cổ vật thuộc ngành
Bảo tàng học. Căn cứ nhu cầu xã hội và sự phát
triển của trường, sau 7 năm đào tạo, đến năm
2000, Nhà trường đã tách riêng chuyên ngành
Văn hóa du lịch và thành lập Khoa Văn hóa du
lịch (nay là Khoa Du lịch) thuộc Trường Đại học
Văn hóa Hà Nội. Như vậy, trong 7 năm của giai
129Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
thành lập Trường ĐHVHHN
đoạn này, Khoa đào tạo cả cử nhân bảo tàng
và văn hóa du lịch.
Giai đoạn từ 2001 đến nay: Ở giai đoạn này,
Khoa không duy trì tổ bộ môn Quản lý và giám
định cổ vật, chỉ còn hai tổ bộ môn Bảo tàng và
Di tích. Khoa tiếp tục thực hiện đa dạng hóa
các hình thức đào tạo (chính quy; vừa làm, vừa
học; bồi dưỡng ngắn hạn về nghiệp vụ bảo
tàng; tín ngưỡng, tôn giáo; giám định, quản lý
cổ vật; hướng dẫn nghiệp vụ tại di tích; đào tạo
các lớp bồi dưỡng kiến thức về bảo quản, tu bổ
di tích, học viên của lớp tu bổ là các kiến trúc
sư hoạt động trong lĩnh vực tu bổ di tích trong
cả nước) nhằm đáp ứng nhu cầu xã hội nói
chung và sự đổi mới đào tạo của Trường Đại
học Văn hóa Hà Nội nói riêng.
Năm 2012, Khoa chuyển từ phương thức
đào tạo niên chế sang phương thức đào tạo
tín chỉ. Đây là bước đột phá trong công tác
đào tạo của Khoa. Năm 2014 là dấu mốc quan
trọng đối với chiến lược đào tạo của Khoa. Khi
nhu cầu xã hội theo học ngành Bảo tàng giảm,
Khoa đã kịp thời mở đào tạo chuyên ngành
Quản lý di sản văn hóa bậc đại học đầu tiên ở
Việt Nam. Đến nay Khoa đã tuyển sinh được 5
khóa, số lượng sinh viên khá ổn định cho thấy
hướng đi của Khoa đang phù hợp nhu cầu xã
hội. Năm 2018, thực hiện nhiệm vụ của Bộ Văn
hóa, Thể thao và Du lịch và Nhà trường giao,
Khoa mở các lớp bồi dưỡng kiến thức nghiệp
vụ và cấp chứng chỉ cho các viên chức hoàn
thiện hồ sơ thi nâng ngạch Di sản viên hạng
II, hạng III. Nhìn chung, các hình thức đào tạo
của Khoa góp phần cung cấp nguồn nhân lực
có trình độ cao hoạt động trong lĩnh vực bảo
vệ và phát huy giá trị di sản văn hóa, nhằm đáp
ứng xu thế hội nhập trong tình hình mới của
đất nước.
Ngoài việc đào tạo tại trường, Khoa Di sản
văn hóa đã góp phần quan trọng trong đào
tạo nguồn nhân lực cho một số cơ sở đào tạo
khác như: Trường Đại học Văn hóa Thành phố
Hồ Chí Minh, Trường Đại học Văn hóa Nghệ
thuật Quân đội.
1.2. Đội ngũ giảng viên
Trong 60 năm qua, Khoa Di sản văn hóa đã
xây dựng được một đội ngũ giảng viên hùng
hậu, góp phần quan trọng nâng cao chất
lượng đào tạo nguồn nhân lực cho ngành Di
sản văn hóa. Đối với đào tạo bậc đại học, đội
ngũ giảng viên được hình thành từ hai nguồn
chính là giảng viên cơ hữu và giảng viên thỉnh
giảng.
Giảng viên cơ hữu: Những ngày đầu khoa
gặp khó khăn về đội ngũ giảng viên cơ hữu.
Trong suốt quá trình đào tạo khoa luôn có sự
bổ sung phù hợp trong từng giai đoạn. Với bề
dày truyền thống đào tạo 60 năm, thật khó có
thể thống kê đầy đủ và bóc tách rõ ràng những
năm tháng công tác của tất cả các giảng viên
đã từng làm việc tại khoa. Khi Nhà trường sáp
nhập tổ Lịch sử của trường vào khoa thì đội
ngũ giảng viên của khoa không chỉ là giảng
viên chuyên ngành về bảo tàng, di sản văn hóa
mà bao gồm cả các giảng viên dạy lịch sử cho
toàn trường. Bên cạnh đó, có những giảng viên
của khoa có thời gian công tác một vài năm
chưa kịp lên lớp đã chuyển công tác. Vì vậy, bài
viết này chủ yếu đề cập đến đội ngũ giảng viên
cơ hữu có nhiều năm công tác tại khoa và trực
tiếp giảng dạy lĩnh vực chuyên ngành. Quá
trình đào tạo của khoa là sự kế tiếp, đan xen
của nhiều thế hệ cán bộ giảng viên. Đội ngũ
giảng viên của khoa được đào tạo từ hai nguồn
trong nước (chủ yếu được đào tạo từ khoa Lịch
sử trường Đại học Tổng hợp, nay là trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Hà Nội) và
nguồn nước ngoài chủ yếu được đào tạo từ các
nước Đông Âu. Thế hệ tiền bối và các thế hệ kế
tiếp có công đặt nền móng xây dựng và phát
triển sự nghiệp đào tạo ngành bảo tàng ở Việt
Nam, có thể kể đến các thầy/cô như: Nguyễn
Văn Lợi (đã mất), Đặng Quang Văn (đã mất),
Lê Tư Lành (đã mất), Lê Xuân Cảnh (đã mất),
Nguyễn Đăng Duy (đã mất), (Cố) PGS.TS. Phan
Khanh, Lê Thị Dung, Nguyễn Hồ Hùng, Vương
Thiệu Hùng, TS. Nguyễn Thị Minh Lý, Ths. Diêm
Thị Đường, PGS.TS. Bùi Văn Tiến, PGS.TS. Trịnh
130
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số 27 - Tháng 3 - 2019
Thị Minh Đức, PGS.TS. Nguyễn Thị Huệ, thầy
Nguyễn Thịnh, cô Nguyễn Hồng Cơ, PGS.TS.
Nguyễn Văn Tiến,... Đến thập kỷ 90 của thế kỷ
XX, thế hệ kế tiếp được bổ sung các thầy/cô:
Trần Nhoãn, Phạm Thị Thu Hương, Dương Văn
Sáu, Nguyễn Sỹ Toản, Bùi Thanh Thủy.... Năm
2000, Nhà trường tách chuyên ngành Văn hóa
Du lịch thành lập Khoa Văn hóa Du lịch thuộc
trường các thầy/cô:Trần Nhoãn, Dương Văn
Sáu, Bùi Thanh Thủy đã chuyển sang công tác
tại Khoa Văn hóa Du lịch.
Hiện nay, khoa có 10 cán bộ, giảng viên,
trong đó: có 01 Phó Giáo sư, tiến sĩ; 02 tiến
sĩ; 05 nghiên cứu sinh và 02 thạc sĩ. Theo quy
định của Bộ Giáo dục và Đào tạo thì giảng
viện dạy đại học tối thiểu phải có bằng thạc
sĩ. Như vậy, 100% cán bộ giảng viên của khoa
đạt tiêu chuẩn theo quy định. Khoa Di sản văn
hóa luôn quan tâm đến việc đào tạo nâng cao
trình độ chuyên môn, bồi dưỡng kiến thức
sâu, rộng cho đội ngũ giảng viên. Khoa luôn
tạo điều kiện cho giảng viên đi học nâng cao
trình độ bằng nhiều hình thức, như: học cao
học, nghiên cứu sinh, thực tập sinh trong và
ngoài nước. Bên cạnh đó, trong những năm
gần đây, khoa cũng mời được các chuyên gia
bảo tàng nước ngoài (Anh, Mỹ) tới tập huấn tại
trường cập nhật những kiến thức mới về bảo
tàng học cho giảng viên của khoa, đồng thời
khoa cũng quan tâm bồi dưỡng nâng cao kiến
thức về ngoại ngữ và tin học nhằm đáp ứng
đào tạo trong thời kỳ mới.
Giảng viên thỉnh giảng: Với truyền thống
“tôn sư, trọng đạo”, vai trò người thầy luôn
được đánh giá rất cao trong quá trình đào tạo,
“không thầy đố mày làm nên”. Xuất phát từ
quan niệm “có thầy giỏi mới có trò giỏi”, khoa
đã vinh dự mời được đội ngũ giảng viên thỉnh
giảng là các giáo sư, các nhà khoa học giỏi có
uy tín trong các lĩnh vực: sử học, văn hóa học,
bảo tàng học, di sản, dân tộc học, Hán Nôm
tham gia giảng dạy cho khoa, có thể kể đến
các thầy/cô, như: (cố) GS. Trần Quốc Vượng,
(cố) PGS. Từ Chi, (cố) GS.TS. Hoàng Nam, (cố)
PGS. Chu Quang Trứ, (cố) PGS.TS. Đỗ Văn Ninh,
(cố) PGS.TS. Trịnh Cao Tưởng, GS. Hà Văn Tấn,
GS.TS. Nguyễn Chí Bền, PGS.TS. Hoàng Văn
Khoán, GS.TS. Trương Quốc Bình, GS.TS. Trịnh
Sinh, PGS.TS. Trần Lâm Biền, PGS.TS. Nguyễn
Quốc Hùng, PGS.TS. Đặng Văn Bài, PGS.TS. Bùi
Minh Trí, TS. Phạm Quốc Quân, TS. Nguyễn
Đình Chiến, TS. Nguyễn Thế Hùng, TS. Phạm
Văn Thắm, TS. Nguyễn Hữu Mùi, PGS.TS. Bùi
Hoài Sơn, Ths. Triệu Hiển, Trong 60 năm qua
đội ngũ giảng viên thỉnh giảng đã đóng góp
công sức, trí tuệ, tài năng và nhiệt huyết rất
lớn đối với sự nghiệp đào tạo nguồn nhân lực
của khoa. Các thế hệ giảng viên thỉnh giảng là
những tấm gương luôn được ghi nhớ và khắc
sâu trong tâm trí của cả thầy và trò Khoa Di sản
văn hóa qua các thời kỳ.
Như vậy, có thể thấy đội ngũ giảng viên
(cơ hữu và thỉnh giảng) của Khoa rất hùng hậu,
nhiều thầy cô có học hàm, học vị cao, là những
nhà khoa học đầu ngành có uy tín trong cả
nước. Nhìn lại 60 năm qua, Khoa Di sản văn
hóa rất tự hào vì đã xây dựng được đội ngũ
giảng viên giỏi, hoàn thành xuất sắc nhiệm
vụ đào tạo, góp phần quyết định chất lượng
nguồn nhân lực hoạt động bảo vệ và phát huy
giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giữ gìn bản sắc
dân tộc trong hội nhập và phát triển đất nước.
1.3.Thành tựu trong đào tạo
Khoa Di sản văn hóa là cơ sở hàng đầu đào
tạo nguồn nhân lực hoạt động trong lĩnh vực
di sản văn hóa có uy tín của đất nước. Đến nay,
Khoa đã tuyển sinh đào tạo Bảo tàng bậc đại
học hệ chính quy khóa 38 và chuyên ngành
Quản lý di sản văn hóa khóa 5. Hàng ngàn sinh
viên của Khoa đã tốt nghiệp và công tác trên
khắp mọi miền Tổ quốc. Tại các cơ quan như:
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, các bảo tàng,
các ban quản lý di tích và danh lam thắng cảnh
trên phạm vi cả nước, các trường đại học, viện
nghiên cứu,... đều có sự hiện diện của những
cán bộ đã từng học tập tại Khoa Di sản văn
hóa, rất nhiều người trong số họ đã trở thành
131Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
thành lập Trường ĐHVHHN
cán bộ chủ chốt của cơ quan, đơn vị. Theo
thống kê sơ bộ, có tới hàng trăm người hiện
nay đang giữ các vị trí trưởng, phó các đơn vị
phòng, ban, khoa; giám đốc, phó giám đốc các
bảo tàng, các ban quản lý di tích; hiệu trưởng,
phó hiệu trưởng các trường đại học, lãnh đạo
các đơn vị cục, vụ, viện; lãnh đạo ủy ban nhân
dân tỉnh, giám đốc các sở, ban, ngành. Bên
cạnh đó, nhiều người sau khi tốt nghiệp đã
tiếp tục học tập, nghiên cứu để đạt học hàm,
học vị cao hơn. Theo số liệu chưa đầy đủ, có
tới hàng trăm cựu sinh viên của Khoa có học
vị từ thạc sĩ trở lên, trong đó có khoảng trên
10 tiến sĩ, 07 phó giáo sư, tiến sĩ. Năm 2018,
Đại học Văn hóa Hà Nội được phong 06 phó
giáo sư, trong đó 04 phó giáo sư (PGS.TS. Phạm
Thị Thu Hương, PGS.TS. Dương Văn Sáu, PGS.
TS. Nguyễn Sỹ Toản, PGS.TS. Bùi Thanh Thủy)
nguyên là sinh viên được đào tạo từ Khoa Di
sản văn hóa.
Bên cạnh việc đào tạo nguồn nhân lực
trong nước, Khoa Di sản văn hóa còn góp phần
đáng kể vào việc đào tạo nguồn nhân lực bảo
tàng cho các nước bạn như Lào, Campuchia.
Một số sinh viên của Khoa sau khi tốt nghiệp
đại học đã quay trở lại Việt Nam học thạc sĩ,
tiến sĩ. Hiện nay, nhiều người trong số họ rất
thành đạt và đang giữ những trọng trách trong
lĩnh vực văn hóa và di sản của các nước bạn.
Trong quá trình xây dựng và phát triển,
Khoa luôn chú trọng nâng cao chất lượng đào
tạo. Việc mở thêm các chuyên ngành đào tạo
mới và cam kết đảm bảo thực hiện tốt chuẩn
đầu ra phù hợp với bối cảnh và nhu cầu xã hội
đã góp phần nâng cao uy tín và thương hiệu
đào tạo của Khoa; đồng thời tạo điều kiện
thuận lợi cho sinh viên có thêm nhiều cơ hội
được tuyển dụng vào các cơ quan, tổ chức,
đảm nhiệm các vị trí xã hội cũng như tiếp tục
học tập, nâng cao trình độ chuyên môn.
1.4. Nghiên cứu khoa học và xuất bản học liệu
Đối với giảng viên đại học, công tác giảng
dạy phải song hành với công tác nghiên cứu
khoa học. Với tinh thần đó, Khoa Di sản văn
hóa trước hết xác định nghiên cứu để phục
vụ cho việc xây dựng chương trình, biên soạn
bài giảng, giáo trình, sách chuyên khảo nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo. Khoa đã không
ngừng tìm tòi mở rộng diện nghiên cứu đối
với lĩnh vực di sản văn hóa, phù hợp nhu cầu
xã hội, kết hợp chặt chẽ, hài hoà giữa lý luận
và thực tiễn, giữa đào tạo và nghiên cứu khoa
học. Với truyền thống 60 năm xây dựng và
phát triển, Khoa Di sản văn hóa là đơn vị có bề
dày thành tích nghiên cứu khoa học. Cán bộ
của Khoa thường xuyên tham gia các hội thảo.
Khoa đã tổ chức hàng chục hội thảo cấp khoa
và phối hợp tổ chức một số hội thảo quốc gia.
Đến nay các thế hệ cán bộ giảng viên của Khoa
đã công bố hàng trăm bài báo khoa học đăng
trên các tạp chí, các hội thảo, hội nghị trong và
ngoài nước; trực tiếp chủ trì, chủ nhiệm hoặc
tham gia thực hiện thành công nhiều đề tài,
đề án khoa học các cấp từ cấp Trường, cấp Bộ,
Thành phố đến cấp Nhà nước. Có thể kể đến
một số đề tài cấp Bộ như: Hiện trạng và giải
pháp đổi mới bảo tàng tỉnh (thành phố) vùng
đồng bằng Bắc Bộ (PGS.TS. Nguyễn Thị Huệ làm
chủ nhiệm); Nghiên cứu giá trị các di tích có liên
quan đến triều Lý ở Bắc Ninh (PGS.TS. Trịnh Thị
Minh Đức làm chủ nhiệm); Nghiên cứu một số
ngôi chùa thuộc Thiền phái Trúc Lâm, những giá
trị lịch sử - văn hóa (PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến
làm chủ nhiệm); Nghiên cứu thực trạng và giải
pháp bảo tồn di sản văn hóa tại các vùng đang
trong quá trình Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa ở
đồng bằng sông Hồng (TS. Phạm Thị Thu Hương
làm chủ nhiệm); Điều tra, nghiên cứu một số
sưu tập cổ vật tư nhân ở vùng châu thổ Bắc Bộ
(TS. Nguyễn Sỹ Toản làm chủ nhiệm) Năm
2018, Khoa đã thực hiện thành công 2 đề tài
cấp Bộ nghiên cứu lĩnh vực di sản như: Nghiên
cứu linh vật Việt trong các di tích quốc gia ở Hà
Nội (PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến làm chủ nhiệm);
Nghiên cứu các giải pháp phát huy giá trị di sản
Hán Nôm ở các di tích quốc gia đặc biệt trên địạ
bàn Hà Nội (PGS.TS. Nguyễn Sỹ Toản làm chủ
nhiệm). Các đề tài được hội đồng nghiệm thu
và đánh giá cao về tính ứng dụng thực tiễn.
132
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số 27 - Tháng 3 - 2019
Chương trình đào tạo của Khoa được biên
soạn và chỉnh sửa nhiều lần. Năm 2010, Khoa
đã xây dựng xong 03 Bộ chương trình giáo dục
đại học cho các trình độ đại học, cao đẳng và
liên thông ngành Bảo tàng học. Năm 2013,
Khoa đã hoàn thành xong Bộ đề cương chi tiết
các môn học theo hệ thống tín chỉ ngành Bảo
tàng học. Khoa luôn đi đầu trong quá trình
xây dựng chương trình, đề cương môn học,
biên soạn bài giảng theo hệ thống tín chỉ của
Trường Đại học Văn hóa Hà Nội. Năm 2019,
Khoa đang tiến hành rà soát, cập nhật chỉnh
sửa chuẩn đầu ra và chương trình đào tạo của
khoa, điều chỉnh từ 132 tín chỉ xuống 125 tín
chỉ theo hướng tinh gọn, chất lượng và hiệu
quả, phù hợp tình hình mới hiện nay.
Khoa đã xuất bản khoảng trên 50 đầu sách
gồm: giáo trình đại học, sách tham khảo, sách
chuyên khảo. Một số giáo trình, sách tham
khảo, chuyên khảo được xuất bản gần đây
như: Bảo tồn di tích lịch sử - văn hóa; Cơ sở bảo
tàng học; Đại cương về cổ vật ở Việt Nam; Lịch
sử Sự nghiệp Bảo tồn - Bảo tàng Việt Nam; Quản
lý bảo tàng; Sưu tầm hiện vật bảo tàng; Tiền cổ
học và tiền cổ Việt Nam; Bảo tàng hóa di tích; Di
sản văn hóa Việt Nam - Bản sắc và những vấn đề
về quản lý, bảo tồn; Đặc trưng đồ gốm văn hóa
Tiền Đông Sơn ở Phú Thọ và Vĩnh Phúc Các
giáo trình dự kiến sẽ xuất bản: Di sản văn hóa;
Quản lý di sản văn hóa; Trưng bày hiện vật bảo
tàng; Công tác giáo dục của bảo tàng; Kiểm kê
và xếp hạng di tích Mặc dù vậy, với yêu cầu
về tài liệu học tập trong bối cảnh đào tạo theo
học chế tín chỉ thì số lượng sách xuất bản của
Khoa vẫn còn hạn chế, do đó cần đẩy mạnh
hơn trong thời gian tới nhằm đáp ứng nhu cầu
học liệu cho sinh viên.
1.5. Hợp tác đào tạo trong nước và quốc tế
Hợp tác đào tạo trong nước: Khoa đã phối
hợp với Viện Khảo cổ học, các Sở Văn hóa,
Thể thao và Du lịch, Ban quản lý di tích, các
Bảo tàng, Phòng Văn hóa quận (huyện) đưa
sinh viên khai quật khảo cổ Khu di tích Hoàng
thành Thăng Long; thực tập tại các bảo tàng;
tham gia sưu tầm, tổng kiểm kê hiện vật tại các
di tích lịch sử - văn hóa ở một số tỉnh/thành
phố; tham gia các dự án điều tra, phân loại
giám định, lập hồ sơ khoa học di sản văn hóa
vật thể và phi vật thể cho nhiều tỉnh/thành;
tham gia xây dựng nhà truyền thống cho một
số quận, huyện Khoa cũng đã phối hợp cử
cán bộ giảng viên đi học nghiên cứu sinh tại
Viện Văn hóa nghệ thuật Quốc gia Việt Nam,
Trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn
Hà Nội, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Hợp tác đào tạo ngoài nước: Đối với các
nước chậm phát triển như Việt Nam, hợp tác
quốc tế vừa là đòi hỏi vừa là thời cơ, nhất là
trong lĩnh vực đào tạo. Cũng như các khoa
khác trong toàn trường, hoạt động hợp tác
quốc tế của Khoa Di sản văn hóa cơ bản phụ
thuộc vào hoạt động hợp tác quốc tế của Nhà
trường. Ngoài ra, Khoa cũng chủ động một
phần hợp tác quốc tế qua Cục Di sản văn hóa.
Thời gian qua, Nhà trường đã tích cực triển
khai việc thiết lập và duy trì các mối quan hệ
quốc tế liên quan đến hoạt động đào tạo, trao
đổi giảng viên và sinh viên. Khoa tham gia đón
tiếp một số đoàn đại biểu nước ngoài đến tìm
hiểu, trao đổi kinh nghiệm trong đào tạo như
Mỹ, Thái Lan, Hàn Quốc, Nga, Trung Quốc...
Khoa cử cán bộ, giảng viên, sinh viên đi thực
tế, hội thảo, học tập tại Hàn Quốc, Anh, Trung
Quốc, Nga, Thái Lan, Myanmar. Năm 2018, có
01 sinh viên của Khoa đủ điều kiện học đại
học tại Nga và vào tháng 2/2019 khoa cử 01
giảng viên tham gia hội thảo tại Myanmar. Một
số chuyên gia bảo tàng của Anh và Mỹ đã tới
Đại học Văn hóa Hà Nội tập huấn cập nhật kiến
thức mới về bảo tàng học và di sản văn hóa phi
vật thể cho cán bộ của Khoa. Tuy nhiên, có thể
thấy, hoạt động hợp tác đào tạo của Khoa vẫn
còn hạn chế, chưa đáp ứng được nhu cầu xã
hội trong bối cảnh đổi mới. Đặc biệt, Khoa còn
chưa có sự chủ động mà vẫn phụ thuộc vào
hoạt động hợp tác quốc tế của Trường.
2. Định hướng phát triển
Di sản văn hóa là nền tảng cốt lõi khẳng
định bản lĩnh, bản sắc dân tộc trong bối cảnh
hội nhập, đồng thời là tài sản, là nguồn lực
133Số 27 - Tháng 3 - 2019
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
Số chuyên đề Kỷ niệm 60 năm
thành lập Trường ĐHVHHN
quan trọng đối với sự phát triển bền vững
đất nước. Trong khi Khoa đang gặp nhiều khó
khăn về nguồn tuyển sinh, số lượng người
đăng ký theo học ngành Bảo tàng giảm dần. Vì
vậy, Khoa cần phải xác định rõ sứ mệnh, mục
tiêu đào tạo và định hướng đổi mới những yếu
tố cơ bản để đào tạo được nguồn nhân lực cho
ngành Di sản văn hó