Giấc mộng thống nhất châu Âu đã được nung nấu từrất lâu, suốt từthếkỷVIII
dưới thời Sác-lơ - Đại đếcủa đếchếLa Mã (724-814) đến Na-pô-lê-ông (1769-1821)
rồi Hít-le (? -1945). Na-pô-lê-ông đã từng vẽra một viễn cảnh châu Âu với một bộ
luật chung, đồng tiền chung, các đơn vị đo lường và qui tắc châu Âu. Nhưng điều mơ
tưởng này của các nhà quân sự, chính trịgia và của nhiềugiới khác đã không trở
thành hiện thực vì chưa có được sự đoàn kết lợi ích của các dân tộc cũng nhưhoàn
cảnh thuận lợi. Lịch sửchâu Âu biến động với những thăng trầm. Rồi đến thếkỷthứ
XX, khi xu thếhình thành các nền kinh tếvà chính trịkhu vực pháttriển mạnh mẽ, tư
tưởng toàn cầu hoá nền kinh tếthếgiới ngày càng mởrộng, châu Âu mới tìm được cơ
hội cho mình. Các châu lục dần hình thành cho mình các khối liên minh vững mạnh.
Nhận thức rõ xu hướng vận động không gì cưỡng lại được của thếgiới hiện đại, xu
hướng “toàn cầu hoá kinh tế”, châu Âu đã quyết tâm thực hiện đoàn kết thực sự, lấy
sức mạnh của cảkhối đương đầu với thếgiới. Lôgíc ấy đã được thực hiện dần dần
từng bước, từCộng đồng kinh tế đến Liên minh kinh tếvà tiền tệmà đỉnh cao là sựra
đời của đồng tiền chung duy nhất - Đồng EURO. Vậy châu Âu sẽ được gì và mất gì
cũng nhưcó thểkỳvọng những gì vào quá trình nhất thểhoá tiền tệnày?
98 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 1785 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Đánh giá đồng EURO sau hơn 3 năm lưu hành, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
1
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG HÀ NỘI
KHOA KINH TẾ NGOẠI THƯƠNG
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
Đề tài:
Đánh giá đồng EURO
sau hơn 3 năm lưu hành
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Thị Hương
Lớp: A14-K37F
Giáo viên hướng dẫn: Phan Anh Tuấn
2
CHƯƠNG I. CƠ SỞ ĐÁNH GIÁ ĐỒNG TIỀN CHUNG
CHÂU ÂU - EURO
Giấc mộng thống nhất châu Âu đã được nung nấu từ rất lâu, suốt từ thế kỷ VIII
dưới thời Sác-lơ - Đại đế của đế chế La Mã (724-814) đến Na-pô-lê-ông (1769-1821)
rồi Hít-le (? - 1945). Na-pô-lê-ông đã từng vẽ ra một viễn cảnh châu Âu với một bộ
luật chung, đồng tiền chung, các đơn vị đo lường và qui tắc châu Âu. Nhưng điều mơ
tưởng này của các nhà quân sự, chính trị gia và của nhiều giới khác đã không trở
thành hiện thực vì chưa có được sự đoàn kết lợi ích của các dân tộc cũng như hoàn
cảnh thuận lợi. Lịch sử châu Âu biến động với những thăng trầm. Rồi đến thế kỷ thứ
XX, khi xu thế hình thành các nền kinh tế và chính trị khu vực phát triển mạnh mẽ, tư
tưởng toàn cầu hoá nền kinh tế thế giới ngày càng mở rộng, châu Âu mới tìm được cơ
hội cho mình. Các châu lục dần hình thành cho mình các khối liên minh vững mạnh.
Nhận thức rõ xu hướng vận động không gì cưỡng lại được của thế giới hiện đại, xu
hướng “toàn cầu hoá kinh tế”, châu Âu đã quyết tâm thực hiện đoàn kết thực sự, lấy
sức mạnh của cả khối đương đầu với thế giới. Lôgíc ấy đã được thực hiện dần dần
từng bước, từ Cộng đồng kinh tế đến Liên minh kinh tế và tiền tệ mà đỉnh cao là sự ra
đời của đồng tiền chung duy nhất - Đồng EURO. Vậy châu Âu sẽ được gì và mất gì
cũng như có thể kỳ vọng những gì vào quá trình nhất thể hoá tiền tệ này? Chương I
sẽ giúp ta trả lời rõ câu hỏi đó.
I. MỤC TIÊU CỦA VIỆC NHẤT THỂ HOÁ TIỀN TỆ
CHÂU ÂU
Đồng tiền chung châu Âu EURO đã ra đời và đi vào thực tiễn hoạt động kinh
tế xã hội của các quốc gia thuộc EU và thị trường tiền tệ quốc tế cho đến nay đã được
3
hơn 3 năm (kể từ lúc ra đời chính thức vào ngày 1/1/1999). Để có được một cách nhìn
tổng quát hơn về các mục tiêu mà EMU đã đặt ra đối với quá trình nhất thể hoá tiền tệ
châu Âu, trên cơ sở đó đánh giá những điều đã đạt được cũng như những điều chưa
đạt được so với những mục tiêu đó, chúng ta cùng điểm qua vài nét về cơ sở để tiến
hành nhất thể hoá tiền tệ châu Âu.
1. CƠ SỞ CHO SỰ NHẤT THỂ HOÁ TIỀN TỆ CHÂU ÂU
1.1. Cơ sở lý thuyết
Một trong những cơ sở lý thuyết cho sự ra đời của đồng tiền chung châu Âu mà
được nhiều người biết đến đó là lý thuyết “khu vực tiền tệ tối ưu”, do các nhà kinh tế
Mỹ là R.Murdell và R.Mc Kinnon đưa ra vào đầu thập kỷ 60. Xuất phát từ định
hướng khi đó của EEC là nhằm đạt được tự do hoàn toàn trong lưu chuyển hàng hoá,
dịch vụ, vốn và sức lao động tức là “lưu chuyển tự do các yếu tố của sản xuất”,
R.Murdell và R.Mc Kinnon đã trình bầy lý thuyết “Khu vực tiền tệ tối ưu” qua tác
phẩm “Khu vực tiền tệ tối ưu” xuất bản tại Mỹ năm 1961. Lý thuyết này đã đề cập
đến những cơ sở của sự thống nhất tiền tệ châu Âu và gây được sự chú ý lớn. Nội
dung chính của lý thuyết này bao gồm các điểm sau:
1. Theo R.Mundell và R.Mc Kinnon, “Khu vực tiền tệ tối ưu” đó là lãnh thổ
của những nước có cùng chung những điều kiện, khả năng thích hợp nhất để sử dụng
một loại tiền tệ thống nhất, hoặc chung những khả năng để thiết lập một tỷ giá vững
chắc giữa các đồng tiền quốc gia của mình. Và khu vực tiền tệ sẽ là “tối ưu” nếu
trong lãnh thổ của nó tồn tại một khả năng cơ động giữa các “yếu tố của sản xuất”
(bao gồm cả sự cơ động bên trong lẫn bên ngoài). Đó là sự tự do hoàn toàn việc giao
lưu hàng hoá, dịch vụ, tư bản và sức lao động trong nội bộ khu vực và sự thoả hiệp
lẫn nhau của các nước thành viên về các vấn đề kinh tế, chính trị, sự phối hợp các thể
chế, chính sách kinh tế. Tiêu chí quan trọng nhất là sự sẵn lòng của các nước thành
viên hy sinh tính độc lập của mình trong việc giải quyết những vấn đề tiền tệ, tín
dụng.
Như vậy “Khu vực tiền tệ tối ưu” là khu vực trong đó không một bộ phận cấu
thành nào của nó đòi quyền có tiền tệ riêng và chính sách tiền tệ độc lập.
4
2. Một trong những điều kiện đảm bảo cho sự tồn tại của “Khu vực tiền tệ tối
ưu” là tốc độ lạm phát giữa các nước thành viên ít nhiều phải đồng đều để có thể đảm
bảo cho việc thực thi các chính sách tiền tệ về ngân sách, kinh tế và tiền tệ có hiệu
quả. Đồng thời phải đạt được những mục đích như: ổn định giá cả, có việc làm đầy đủ
và sự cân bằng trong cán cân thanh toán tức là phải đạt được sự cân đối bên trong và
bên ngoài.
3. Đồng tiền của khu vực phải dựa trên cơ sở của mọi đồng tiền của các nước
thành viên và phải tính đến sự thay đổi tỷ giá các loại tiền chứ không phải sức mua
của đồng tiền mạnh nhất.
Trước hết, đó phải là một đơn vị tiền tệ đang được lưu thông đồng thời với các
đơn vị tiền tệ châu Âu khác; được phép có những thay đổi đồng giá và dao động của
tỷ giá tiền tệ. Khi các quy chế về tiền tệ tài chính đã hoàn toàn thống nhất và có sự
phối hợp của chính sách tiền tệ thì các dao động của tỷ giá tiền tệ sẽ bị xoá bỏ. Lúc
đó một liên minh kinh tế cũng sẽ được thành lập, đồng tiền của các nước sẽ bị huỷ bỏ
và thay vào đó là một đồng tiền thống nhất.
Thực chất quan điểm này là sự biểu hiện cách tiếp cận thiết chế đối với vấn đề
thống nhất tiền tệ. Cách tiếp cận này chú trọng đến việc tăng cường các biện pháp
điều tiết liên quốc gia và siêu quốc gia trong lĩnh vực tiền tệ, đến sự phối kết hợp
chính sách kinh tế của các nước thành viên, hạn chế chủ quyền quốc gia trong lĩnh
vực tiền tệ và thiết lập các thiết chế siêu quốc gia. Việc thực hiện quan điểm này trên
thực tế là sự thiết lập hệ thống tiền tệ châu Âu (EMS) và đồng ECU.
Lý thuyết “Khu vực tiền tệ tối ưu” phản ánh quá trình khách quan của quốc tế
hoá đời sống kinh tế, tăng cường sự phụ thuộc lẫn nhau của các nền kinh tế quốc gia
các nước thành viên.
Tóm lại, chính sự hoà trộn của lý thuyết trên với các lý thuyết tiền tệ trước đây
đã tạo lập cơ sở lý luận cho sự ra đời và phát triển của quá trình nhất thể hoá tiền tệ
châu Âu từ sau chiến tranh thế giới II đến nay. Các phác thảo kế hoạch thống nhất
tiền tệ của Werner và Delnors sau này đều không thể bỏ qua hay nói khác đi đều lấy
đó làm cơ sở nền tảng chính.
1.2. Cơ sở kinh tế
5
EMU là kết quả của một quá trình liên kết từ thấp đến cao về kinh tế. Các nhà
kinh tế chia mức độ liên kết làm 5 cấp độ khác nhau:
1/Khu vực mậu dịch tự do
2/Liên minh thuế quan
3/Thị trường tự do
4/Liên kết tiền tệ
5/Liên minh chính trị
Từ giữa những năm 1980, EC mà sau này là EU, đã đạt được những kết quả
đáng kể trong Liên minh kinh tế, tạo ra động lực chính cho Liên kết châu Âu và
những cơ sở pháp lý cho sự ra đời EMU. Đến nay, thị trường châu Âu là thị trường
lớn nhất thế giới với sự xoá bỏ các hàng rào kiểm soát thuế và kỹ thuật, tự do hoá
vốn, dịch vụ, con người, khuyến khích cạnh tranh, tạo lập chính sách chung về xã hội,
cơ sở hạ tầng, nghiên cứu và phát triển góp phần mở rộng sản xuất, tạo cơ hội ký kết
hợp đồng, đẩy mạnh đầu tư.
Trong bối cảnh đó, sự ra đời của đồng EURO sẽ thúc đẩy thị trường chung duy
nhất tiến xa hơn nữa theo hướng tự do hoá hơn, năng động hơn. Nếu như các bước
liên kết kinh tế từ năm 1975 đến nay đã tạo cơ sở kinh tế khách quan cho sự ra đời
của EMU thì liên kết tiền tệ sẽ thúc đẩy liên kết kinh tế lên một mức cao hơn. EU
chắc chắn sẽ đạt được nhiều lợi ích khi những biện pháp của thị trường duy nhất được
bổ sung bởi một đồng tiền duy nhất. Do đó sự ra đời của Liên minh kinh tế và tiền tệ
châu Âu là tất yếu.
Quá trình thống nhất châu Âu đi từ tự do hoá thị trường hàng hoá đến tự do hoá
thị trường lao động rồi đến tự do hoá thị trường vốn:
* Thứ nhất: Tự do hoá thị trường hàng hoá
Quá trình hợp nhất tiền tệ châu Âu giữa các nước thành viên EU xuất phát từ
việc các nước thành viên EEC ký thoả thuận thiết lập một biểu thuế quan chung vào
ngày 1/1/1968. Thời điểm này, biểu thuế quan này được áp dụng đối với các hàng
công nghiệp, còn các mặt hàng nông nghiệp được áp dụng vào tháng 1/1970. Tại thoả
thuận này, các nước cam kết các điều sau:
1-Xoá bỏ hàng rào thuế quan trong buôn bán với nhau
6
2-Thực hiện biểu thuế quan chung trong thương mại quốc tế
3-Xoá bỏ những hạn chế đối với những luân chuyển lao động cũng như các
phân biệt đối xử với công nhân nhập cư giữa các nước thành viên về thu nhập, an
ninh xã hội.
4-Xác lập chế độ tự do hoá lưu chuyển về vốn và các tư liệu sản xuất
Thông qua việc xoá bỏ hàng rào thương mại trong nội bộ cộng đồng, EU
khuyến khích tăng cường sự liên kết kinh tế. Với thoả thuận này, việc kiểm tra, kiểm
soát hải quan và kiểm tra đóng thuế VAT đối với hàng hoá tại biên giới các nước
thành viên được chấm dứt. Việc làm này đặc biệt đem lại lợi ích cho các nước thành
viên trong nội bộ EU. Từ năm 1985 đến năm 1995, khối lượng trao đổi hàng hoá
trong nội bộ EU tăng 20% - 30%, xuất khẩu hàng hoá và dịch vụ của EU bằng 30%
GDP, trong đó 2/3 là nội khối. Tính đến năm 1997, thương mại giữa các nước EU
chiếm 60% so với tổng kim ngạch xuất nhập khẩu toàn khu vực.
Ngoài ra, việc thống nhất thị trường hàng hoá này đã tác động trực tiếp đến khu
vực dịch vụ, một lĩnh vực đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế EU. Hiện tại nó
chiếm tới 60% việc làm của EU, đóng góp 62% GDP của khối, so với 35% ngành chế
tạo và 3% từ nông nghiệp. Về tài chính, dịch vụ ngân hàng chính thức tự do từ
1/1/1993, tự do hoá bảo hiểm bắt đầu từ 1/7/1994 và tự do hoá dịch vụ đầu tư chỉ mới
bắt đầu gần đây 1/1/1996. Bên cạnh đó, EU còn quy định tự do hoá dịch vụ viễn
thông, giảm sự can thiệp của nhà nước để tăng sức cạnh tranh của ngành này và các
chính sách này đã đem lại hiệu quả đáng kể.
* Thứ hai: Tự do hoá lao động
Các nước EU đều giảm dần kiểm soát tại biên giới đối với người qua lại. Song
việc loại bỏ hoàn toàn còn gặp nhiều khó khăn vì các biện pháp để kiểm soát các vấn
đề tội phạm, an ninh, người nhập cư bất hợp pháp chưa hoàn hảo.
Đến nay có 10 nước đã loại bỏ hoàn toàn kiểm soát ở biên giới đó là những
nước tham gia nhóm Schengen - một hệ thống chung về Visa bao gồm Đức, Pháp, Hà
Lan, Bỉ, Lúc-xăm-bua, Italia, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Áo, Hy Lạp. Bên cạnh đó,
việc ký kết hiệp ước Maastricht, với các điều khoản mới về tư pháp và nội vụ, mở
rộng khái niệm công dân EU đã giúp cải thiện vấn đề tự do hoá lao động. Xu hướng
7
dịch chuyển lao động trong nội bộ EU diễn ra mạnh giữa các nước nhỏ, hoặc từ các
nước nghèo sang nước giầu mà chủ yếu là vào Pháp và Đức.
* Thứ ba: Tự do hoá vốn
Tự do hoá vốn được rất được coi trọng trong 3 lĩnh vực tự do hoá trên. Từ
1/1/1993, mọi công dân sống trong EU đều có thể tiến hành tất cả các hoạt động mà
không hạn chế về vốn (mở tài khoản, tiền vay...) và điều này đã kho thấy rõ vai trò
quan trọng hàng đầu trong sự hợp tác của các nước EU. Từ năm 1992 đến 1996, đầu
tư của các nước thành viên chiếm 65% tổng đầu tư từ nước ngoài, so với 57% giai
đoạn 1986 - 1991. Cùng với sự phát triển của thị trường chung châu Âu, quá trình tự
do hoá vốn diễn ra ngày càng mạnh mẽ, góp phần vào việc củng cố sự hợp tác hơn
nữa giữa các nước thành viên trong Liên minh châu Âu
Xuất phát từ những cơ sở như trên, đồng thời dưới tác động của các yếu tố bên
ngoài, cụ thể là đợt khủng hoảng cơ chế tỷ giá châu Âu vào năm 1992 - 1993, các
nước thành viên EU đã nhận ra rằng: trong điều kiện khủng hoảng đó mọi cơ chế điều
chỉnh tỷ giá đều trở thành kém hiệu quả hơn bao giờ hết. Mâu thuẫn ở đây là, trong
khi các nước cố gắng xúc tiến hoạt động của một thị trường chung thống nhất song lại
thiếu đi một chính sách tiền tệ chung và do vậy những lỗ lực đó khó mà đạt hiệu quả
được. Vì vậy, Grainville, một chuyên gia kinh tế châu Âu đã khẳng định: “Nếu không
có một đồng tiền chung thống nhất, thị trường thống nhất sẽ trở thành một thị trường
bất công nhất”.
Những điều này đã thôi thúc các nước thành viên EU hợp tác với nhau hơn nữa
mà kết quả là thoả thuận về một đồng tiền chung đã ra đời. Việc lưu hành một đồng
tiền chung cùng với việc xoá bỏ tỷ giá hối đoái khác nhau giữa các nước khác nhau
trong khu vực tạo nên động lực cho khả năng tăng cường sức mạnh kinh tế, tăng
cường sức mạnh cạnh tranh trên thị trường quốc tế trong lĩnh vực hàng hóa, dịch vụ
nói chung, đồng thời tăng tổng cầu trên toàn lãnh thổ châu Âu (do giá hàng hoá tiêu
dùng sẽ giảm vì phạm vi lựa chọn và cơ hội lựa chọn của người tiêu dùng cũng tăng
lên). Điều đó dự báo cho một tương lai châu Âu đầy triển vọng trong một sự hợp tác
về cả chiều rộng và chiều sâu, có khả năng cạnh tranh với các nước khác trên thế giới
cụ thể là Mỹ và Nhật Bản.
8
Bảng 1: TƯƠNG QUAN VỀ THỊ PHẦN GIỮA EU, NHẬT BẢN VÀ MỸ
(1998)- (%)
Khu
vực
GDP (so với
thế giới)
Xuất khẩu (so
với thế giới)
Mức tăng
GDP
Lạm phát Bội chi
ngân sách
EU 15,5 30 2,9 1,6 2,6
Mỹ 20,4 13,7 3 2,3 0,3
Nhật 7,7 7,1 0 1,7 7,1
Nguồn IMF (1998), IMI (1998)
1.3. Cơ sở chính trị
Ngoài những sơ sở kinh tế đã trình bầy như trên, sự ra đời của đồng EURO còn
được cho là xuất phát từ các cơ sở chính trị nữa. Theo đa số các nhà phân tích châu
Âu, thì đó là ba cơ sở chính trị quan trọng sau:
a. Thứ nhất: Đó là sự tan rã của Liên Xô và các nước Xã hội chủ nghĩa. Điều
này đã làm thay đổi cục diện chính trị thế giới khi quyền lực ngày càng tập trung vào
Mỹ, vì vậy việc hình thành một Liên minh châu Âu với sự phát triển kinh tế vững
chắc và một đồng tiền chung ổn định có khả năng chi phối đáng kể thị phần thế giới
sẽ trở thành một đối trọng trong các thoả thuận liên quan đến an ninh và trật tự thế
giới.
b. Thứ hai: Sự hình thành đồng tiền chung châu Âu xuất phát từ những ý tưởng
chính trị nghiêm túc của các chính trị gia châu Âu đồng thời đó là kết quả của những
cuộc dàn xếp chính trị khó khăn và vất vả giữa các nhà lãnh đạo ở khu vực này từ
ngày mới thành lập cộng đồng cho đến nay.
Hãy nhìn lại lịch sử ra đời đồng EURO ta sẽ thấy rõ hơn điều này:
+ Sau chiến tranh thế giới II, châu Âu đã lập lại trật tự thế giới mới với một bên
là Tây Âu chịu ảnh hưởng của Mỹ và bên khác là Đông Âu chịu ảnh hưởng của Liên
9
Xô. Những hậu quả do chiến tranh gây ra đã làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngân
sách của các quốc gia có chủ quyền hạn chế. Chính vì thế, để khôi phục kinh tế, ý
tưởng mở rộng cơ sở lãnh thổ hành chính của những quốc gia này tới qui mô khu vực
Tây Âu được hình thành. Như vậy cơ cấu tổ chức quốc gia đã có thể chuyển thành
liên hiệp châu Âu. Rút kinh nghiệm từ những thất bại trước, ông Jean Monnet - nhà
ngoại giao Pháp, được gọi là người cha của châu Âu đã vạch ra phương hướng hoạt
động cho giai đoạn đầu liên kết. Là tác giả và cũng là người chỉ huy kế hoạch hiện đại
hoá nền kinh tế Pháp, ông Jean Monnet biết rõ nền kinh tế Pháp đang ở đâu so với
nền kinh tế Cộng hoà liên bang Đức. Với kinh nghiệm và hiểu biết của mình về bối
cảnh thế giới bấy giờ, về quan hệ trước đây và hiện nay giữa hai nước Pháp và Đức,
ông cho rằng: Các nước đồng minh không thể tiếp tục những khống chế đối với nền
kinh tế của Cộng hoà liên bang Đức, nhưng cũng rất nguy hiểm nếu để cho người
Đức tự do hành động. Về quan hệ Pháp-Đức, ông cho rằng: Một trong những nguyên
nhân gây ra hiềm khích giữa hai nước là việc phân chia không hợp lý đường biên giới
thiên nhiên chung đối với vùng tam giác tài nguyên than và sắt trên lãnh thổ của hai
nước và theo ông, để ngăn chặn nguy cơ Cộng hoà liên bang Đức tái vũ trang, cần
phải có biện pháp khống chế hai sản phẩm chủ yếu và quan trọng lúc đó của nền công
nghiệp chiến tranh đó là than và thép. Từ ý tưởng đó cùng với ý tưởng về một liên
minh châu Âu, ông Jean Monnet đã “thai nghén” tuyên bố Schuman và coi như một
đề nghị của Pháp mà các bộ trưởng ngoại giao Mỹ và Anh được chính thức thông báo
vào ngày 10/5/1950 tại Landus. Theo tuyên bố này, chính phủ Pháp đề nghị: “đặt
toàn bộ nền sản xuất than thép của CHLB Đức và Pháp dưới một cơ quan quyền lực
chung (Haute Autorite Commune), trong một tổ chức “mở cửa” để các nước châu Âu
khác cùng tham gia. Bản tuyên bố nêu rõ đề nghị trên đây của Pháp nhằm đặt nền
móng đầu tiên cho một “Liên bang châu Âu” để gìn giữ hoà bình”. Như vậy là tuyên
bố Schuman, còn được gọi là kế hoạch Schuman, đã được xem như là “giấy khai
sinh” cộng đồng châu Âu.
Cộng hoà liên bang Đức hoan nghênh sáng kiến trên đây của Pháp và coi đó là
biểu hiện của việc Pháp đã chủ động hoà giải và đối xử bình đẳng với Cộng hoà liên
bang Đức. Từ lâu, Cộng hoà liên bang Đức đã chờ đợi một cử chỉ thiện chí của Pháp.
10
Thủ tướng Cộng hoà liên bang Đức, ông Kót-Andenauer đã có lần nói với các nhà
báo: “Điều rõ ràng là nếu một thị trường có người Pháp và người Đức cùng nhau
hành động, cùng nhau gánh vác trọng trách chung thì đó sẽ là một bước tiến quan
trọng về phía trước”. Và chính sự thoả thuận giữa hai nước này là cơ sở để ra đời
Cộng đồng than thép châu Âu (ECSC) vào ngày 13/7/1952 với 6 thành viên ban đầu
là Đức, Pháp, Italia, Bỉ, Hi Lạp, Lúc-xăm-bua, và sự hợp tác hơn nữa trong khu vực
về sau này.
+ Chính phủ Anh đón nhận tuyên bố Schuman một cách lạnh nhạt, chỉ trích
việc thành lập ECSC vì nó đụng chạm đến chủ quyền dân tộc. Nhưng sự ra đời tiếp
theo của EEC và Euratom lại làm họ lúng túng. Thất bại trong ý đồ thành lập “Khu
vực mậu dịch châu Âu rộng lớn” bao gồm các nước thuộc EEC và các nước còn lại
của OECD (tổ chức hợp tác phát triển châu Âu), Anh chủ trương thành lập “Khu vực
mậu dịch tự do châu Âu hẹp” bao gồm Anh, Na-uy, Thuỵ Điển, Đan Mạch, Áo, Bồ
Đào Nha, Thuỵ Sỹ, Phần Lan và Ireland. Tuy nhiên, do mục tiêu đơn thuần về kinh tế
nên kế hoạch này đã không giúp cho Anh nâng cao được vị trí tại Tây Âu và trên
trường quốc tế, nước Anh lại cô lập. Trong khi đó EC đã ít nhiều đạt được thành tựu
về kinh tế và chính trị. Trước tình hình đó, chính phủ Anh đã thay đổi ý định và ngày
9/8/1961 tuyên bố chính thức gia nhập EEC. Cuộc đàm phán giữa Anh và EEC bắt
đầu từ ngày 9/11/1961 diễn ra một cách khó khăn. Phía Anh đòi EEC phải sửa đổi
chính sách về nông nghiệp. Cuộc tranh chấp đang xảy ra quyết liệt thì vào ngày
14/11/1963, tổng thống Pháp, tướng De-Gaulla đã tuyên bố phủ quyết Anh vào EEC.
Đến ngày 10-11/5/1967, chính phủ Anh một lần nữa xin gia nhập EEC. Tiếp
theo đó là Đan mạch, Ireland và Na-uy. Giai đoạn đầu của cuộc trao đổi diễn ra vẫn
rất khó khăn mặc dù chính phủ Anh có đặt ít điều kiện hơn. Cuối cùng hai bên cũng
phải nhân nhượng và đi đến ký kết Hiệp ước ngày 22/1/1972. Kể từ ngày 1/1/1973,
EC chính thức thêm 3 thành viên mới là Anh, Ireland và Đan mạch và trở thành EC -
9. Bất đồng giữa Anh và EEC được giải quyết đã mở ra triển vọng mới cho sự hợp tác
hơn nữa giữa các nước trong khu vực. Và sau 3 lần mở rộng tiếp theo đó, số lượng
thành viên của liên minh hiện nay là 15, một liên minh ngày càng lớn mạnh về nhân
11
lực, nhất là đội ngũ đông đảo các quốc gia có nền kinh tế phát triển và có ảnh hưởng
trên thế giới.
c. Thứ ba: Sự hình thành đồng tiền chung châu Âu là kết quả tất yếu của
mong muốn chia sẻ quyền lực tiền tệ giữa các quốc gia thành viên EU: một mặt đảm
bảo lợi ích các quốc gia thành viên trong các quan hệ kinh tế, mặt khác hạn chế quyền
lực của Đức trong việc quyết định các vấn đề liên quan đến tiền tệ. Sự kiện tái hợp
nước Đức (Đông và Tây Đức) là một trong những tác động trực tiếp thúc đẩy sự nhất
trí đưa đến Hiệp ước Maastricht (năm 1990, tổng thống Pháp đề xuất nước Đức chia
sẻ quyền lực tiền tệ để đổi lấy sự đồng ý thống nhất nước Đức của các nước đồng
minh). Thời gian đó, đồng DM có sức mạnh trong hệ thống tiền tệ thế giới chỉ sau
Đôla. Khi ấy nước Đức như một anh cả về kinh tế trong các nước EC. Vì vậy, để tất
cả các nền kinh tế khác lớn mạnh, điều cần phải làm là phải không để quyền lực tiền
tệ rơi vào tay nước Đức.
Bức tranh chính trị của châu Âu những năm 91-92 biến đổi sâu sắc, mau lẹ.
Đứng trước bối cảnh đó, để sớm ổn đ