Kiến thức là bao la vô tận, vì vậy mà chúng ta phải học, học nữa, học mãi để
trang bịcho mình hành trang vững chắc bước vào đời. Chúng ta có thểtựhọc hỏi, tự
trang bịkiến thức cho mình không? Chắc chắn là được nhưng quá trình ấy sẽkéo
dài và thất bại là điều khó tránh khỏi. Ông cha ta từxưa có câu “Không thầy đốmày
làm nên”. Từthuở ấu thơ, tôi đã được mẹdạy dỗbằng câu tục ngữ ấy đểluôn nhớ
ơn đến công ơn người thầy đã cho mình con chữ, và vô vàn kiến thức bổích. Bốn
năm đại học trôi qua thật nhanh, tôi đã được các giáo sư, giảng viên truyền đạt
không chỉkiến thức mà còn nhiều kỹnăng khác, giúp tôi tựtin vững bước trên con
đường tương lai sắp đến. Thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp, tôi đã gặp phải nhiều
khó khăn ban đầu, phải chọn đềtài gì? Lập đềcương ra sao? Đi khảo sát ởđâu?
12 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 5708 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khóa luận Đờn ca tài tử: Sản phẩm du lịch hấp dẫn ở Nam Bộ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÙNG VƯƠNG TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA DU LỊCH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỜN CA TÀI TỬ
- SẢN PHẨM DU LỊCH HẤP DẪN Ở NAM BỘ
SVTH: NGUYỄN TRẦN HỒNG HOA
GVHD: ThS. NGUYỄN PHƯỚC HIỀN
MSSV: 120600016
LỚP: 06DLHD
TP.Hồ Chí Minh, 09/2010
MỤC LỤC
Trang
LỜI CẢM ƠN...................................................................................................... 5
LỜI MỞ ĐẦU...................................................................................................... 8
DẪN NHẬP ......................................................................................................... 9
1. Lý do chọn đề tài........................................................................................... 9
2. Mục đích nghiên cứu .................................................................................. 10
3. Lịch sử nghiên cứu...................................................................................... 10
4. Phạm vi nghiên cứu .................................................................................... 12
5. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................... 12
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ......................................... 14
1.1. Các khái niệm và định nghĩa ................................................................... 14
1.1.1. Du lịch................................................................................................. 14
1.1.2. Khách du lịch...................................................................................... 15
1.1.3. Tài nguyên du lịch.............................................................................. 16
1.1.4. Sản phẩm du lịch................................................................................ 16
1.1.5. Văn hóa ............................................................................................... 17
1.1.6. Chủ thể văn hóa và thời gian văn hóa ............................................... 17
1.1.7. Không gian văn hóa............................................................................ 18
1.1.8. Đờn ca Tài tử ...................................................................................... 18
1.2. Những tác động và ảnh hưởng của Đờn ca Tài tử đối với du lịch ......... 19
1.2.1. “Đờn ca Tài tử” góp phần thúc đẩy sự phát triển của du lịch sông
nước Nam Bộ ..................................................................................................... 19
1.2.2. “Đờn ca Tài tử” đã tạo nên nét khác biệt và độc đáo trong sản phẩm
du lịch tại Nam Bộ ............................................................................................. 20
1.2.3. Du lịch đóng góp tích cực trong việc gìn giữ và phát huy văn hóa nghệ
thuật “Đờn ca Tài tử” ....................................................................................... 22
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ ....................... 26
2.1. Quá trình hình thành và phát triển “Đờn ca Tài tử”............................. 26
2.1.1. Quá trình tiếp cận và phổ biến nhạc miền Trung............................. 27
2.1.2. Hình thành và phát triển nhạc Tài tử ............................................... 28
2.2. Nghệ thuật “Đờn ca Tài tử” ................................................................... 29
2.2.1. Bài bản................................................................................................ 29
2.2.2. Nhạc cụ ............................................................................................... 38
2.2.3. Nghệ nhân........................................................................................... 50
2.2.4. Không gian ......................................................................................... 55
2.3. “Đờn ca Tài tử” xưa và nay..................................................................... 56
2.3.1. Khái quát Văn hóa Nam Bộ - Cái nôi của nghệ thuật “Đờn ca Tài tử”
...................................................................................................................... 56
2.3.2. Đờn ca Tài tử qua mỗi bước phát triển cho đến ngày nay ............... 58
2.3.3. “Đờn ca Tài tử” là một trong những xuất phát nguồn của “Nghệ thuật
Cải Lương” ........................................................................................................ 60
CHƯƠNG 3: BẢO TỒN VÀ PHÁT HUY ĐỜN CA TÀI TỬ NAM BỘ ........ 63
3.1. Thực trạng đờn ca Tài tử trong hoạt động du lịch................................. 63
3.1.1. Thực trạng .......................................................................................... 63
3.1.2. Thuận lợi ............................................................................................ 65
3.1.3. Tồn tại................................................................................................. 67
3.2. Định hướng bảo tồn và phát huy Đờn ca Tài tử Nam Bộ ...................... 69
3.2.1. Xây dựng “Đờn ca Tài tử” thành sản phẩm du lịch hấp dẫn ở Nam Bộ
...................................................................................................................... 69
3.2.2. Các giải pháp nhằm bảo tồn và phát huy Đờn ca Tài tử ở Nam Bộ 76
KẾT LUẬN........................................................................................................ 81
PHỤ LỤC .......................................................................................................... 83
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................. 89
LỜI CẢM ƠN
Kiến thức là bao la vô tận, vì vậy mà chúng ta phải học, học nữa, học mãi để
trang bị cho mình hành trang vững chắc bước vào đời. Chúng ta có thể tự học hỏi, tự
trang bị kiến thức cho mình không? Chắc chắn là được nhưng quá trình ấy sẽ kéo
dài và thất bại là điều khó tránh khỏi. Ông cha ta từ xưa có câu “Không thầy đố mày
làm nên”. Từ thuở ấu thơ, tôi đã được mẹ dạy dỗ bằng câu tục ngữ ấy để luôn nhớ
ơn đến công ơn người thầy đã cho mình con chữ, và vô vàn kiến thức bổ ích. Bốn
năm đại học trôi qua thật nhanh, tôi đã được các giáo sư, giảng viên truyền đạt
không chỉ kiến thức mà còn nhiều kỹ năng khác, giúp tôi tự tin vững bước trên con
đường tương lai sắp đến. Thực hiện bài khóa luận tốt nghiệp, tôi đã gặp phải nhiều
khó khăn ban đầu, phải chọn đề tài gì? Lập đề cương ra sao? Đi khảo sát ở đâu?
Thực hiện bài làm như thế nào? Muôn vàn thắc mắc xoay quanh. Nhưng may mắn,
tôi nhận được sự hướng dẫn nhiệt tình của Thạc sĩ Nguyễn Phước Hiền. Tất cả câu
hỏi của tôi đều được thầy giải đáp, thầy còn giúp tôi chỉnh sửa những kiến thức tôi
còn sai phạm. Rồi sau đó trong những chuyến đi khảo sát, là sự giúp đỡ của các
nghệ nhân, các anh chị hướng dẫn viên địa phương, chủ nhiệm các câu lạc bộ… và
cả những người bạn trong lớp 06DL. Nếu không có sự giúp đỡ ấy, chắc tôi sẽ khó
có thể hoàn thành bài khóa luận của mình một cách tốt nhất.
Xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Phước Hiền, cùng các anh chị hướng
dẫn viên địa phương tỉnh Tiền Giang, chủ nhiệm các câu lạc bộ “Đờn ca Tài tử” tại
TP. Hồ Chí Minh, các nghệ nhân và các bạn khóa 06DL đã nhiệt tình giúp đỡ tôi
thực hiện tốt bài khóa luận này. Xin cảm ơn tất cả!
LỜI MỞ ĐẦU
Trong xu thế hội nhập hiện nay, con người bắt đầu có nhu cầu tìm hiểu văn
hóa và trao đổi văn hóa. Và khu vực Đông Nam Á đang dần trở nên quan trọng,
được du khách từ khắp nơi trên Thế giới tìm đến, trong đó có Việt Nam. Tuy chỉ là
một Đất nước nhỏ bé hình chữ S nằm nép mình bên bờ biển Đông, nhưng từ chính
mảnh đất 4000 năm lịch sử ấy đã tạo nên nhiều di sản Thế giới được UNESCO công
nhận. Tìm hiểu sâu hơn, chúng ta thấy còn rất nhiều giá trị văn hóa đặc sắc nhưng
vẫn chưa được tìm hiểu, quan tâm đúng mức. Trong đó có nghệ thuật “Đờn ca Tài
tử” của vùng đất Nam Bộ.
Trong không gian mênh mông của đất trời phương Nam, giữa lòng những
người dân phóng khoáng, chân chất đã nảy sinh ra một bông hoa tuyệt đẹp, dù với
hơn trăm năm lịch sử nhiều khó khăn thử thách vẫn kiên cường khoe sắc, tỏa hương
thơm. Thời gian qua, hiểu được giá trị to lớn của nghệ thuật “Đờn ca Tài tử”, du lịch
Nam Bộ đã mạnh dạn đưa vào làm sản phẩm du lịch phục vụ khách thập phương và
được đón nhận nồng nhiệt. Hầu hết các chương trình du lịch đến với Nam Bộ, đặc
biệt là khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đều có thưởng thức “Đờn ca Tài tử”.
Một môn văn hóa nghệ thuật như thế sẽ cần được bảo tồn và phát triển không chỉ tại
Việt Nam mà còn trở thành tài sản vô giá của toàn Thế giới.
Bảo tồn và phát triển nghệ thuật đặc sắc của Nam Bộ không chỉ là trách
nhiệm của nhà nước, của nghệ nhân hay ngành du lịch mà của chung cộng đồng. Du
lịch đang khai thác giá trị văn hóa này thì càng phải có trách nhiệm giữ gìn tránh
những tác động tiêu cực đồng thời giới thiệu nó đến bạn bè năm châu. Để hiểu rõ
hơn giá trị của nghệ thuật “Đờn ca Tài tử”, không gì khác là hòa nhập vào không
gian văn hóa ấy, tìm ra thuận lợi và khó khăn, nhằm đưa văn hóa đặc thù của đất
Chín Rồng lên một tầm cao mới, hội nhập và phát triển.
DẪN NHẬP
1. Lý do chọn đề tài
Ngày nay, sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế đã đem lại cho con người
những trải nghiệm mới về cuộc sống hoàn hảo. Du lịch vì thế mà trở thành nhu cầu
thiết yếu trong cuộc sống mỗi người. Du lịch đưa ta đến với vui chơi, giải trí, nghỉ
ngơi, thư giãn và hơn thế nữa là tìm hiểu những giá trị văn hóa đang ở quanh ta.
Sản phẩm du lịch không chỉ là những thắng cảnh đẹp làm say mê lòng người
mà còn cả những giá trị văn hóa nghệ thuật, được xem là tài sản vô giá của dân tộc.
Khai thác các giá trị văn hóa này vào phục vụ du lịch là một trong những biện pháp
hữu hiệu nhất để bảo tồn và phát huy truyền thống văn hóa dân tộc ở phạm vi trong
và ngoài nước. Điều này trở thành điểm thuận lợi đối với Việt Nam, vốn là nước có
nhiều di sản văn hóa đã được UNESCO công nhận như: Nhã nhạc cung đình Huế,
không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên, quan họ Bắc Ninh, ca Trù. Các di sản
trên tập trung ở khu vực Bắc và Trung Bộ Việt Nam, vậy còn ở Nam Bộ thì có được
bản sắc văn hóa nào? Câu trả lời là nghệ thuật Đờn ca Tài tử. Tuy chỉ mới hình
thành từ hơn 100 năm trở lại đây, nhưng Đờn ca Tài tử đã mang lại nhiều giá trị tích
cực cho đời sống tinh thần của cư dân vùng sông nước và đã trở thành một sản
phẩm du lịch hấp dẫn đối với du khách thập phương, đặc biệt là khách Quốc tế.
Hiện nay, Đờn ca Tài tử đang là mối quan tâm của toàn xã hội, khi Việt Nam
đang chuẩn bị hồ sơ đề cử “Nghệ thuật Đờn ca Tài tử” trở thành di sản văn hóa phi
vật thể của nhân loại. Nếu được công nhận, đây sẽ là niềm tự hào của Nam Bộ nói
riêng và Việt Nam nói chung. Nhạc Tài tử là một thú vui tao nhã đối với cư dân đất
Phương Nam trong những lúc nông nhàn, rãnh rỗi mà còn là phương tiện kết nối
mọi người lại với nhau, là sân chơi của những người bạn tri kỷ. Nhận thấy tầm quan
trọng của “Nghệ thuật Đờn ca Tài tử” đối với đời sống tinh thần và hoạt động du
lịch nên tôi quyết định chọn đề tài “Đờn ca Tài tử - một sản phẩm du lịch hấp dẫn ở
Nam Bộ” cho bài khóa luận tốt nghiệp của mình.
Là sinh viên du lịch của trường Đại học Hùng Vương TP. Hồ Chí Minh, tôi
muốn góp chút công sức nhỏ bé của mình cho ngành du lịch nước nhà, đặc biệt là
cho việc bảo tồn và phát huy “Đờn ca Tài tử Nam Bộ”. Tôi mong rằng, với nỗ lực
của cả cộng đồng sẽ giúp cho “Đờn ca Tài tử” có được vị trí xứng đáng để trở thành
Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
2. Mục đích nghiên cứu
Hiện nay, “đờn ca Tài tử” đang được kết hợp với các chương trình du lịch
phục vụ cho du khách phổ biến rộng rãi ở các tỉnh Đồng Bằng Sông Cửu Long. Loại
hình du lịch sông nước miệt vườn và thưởng thức “đờn ca Tài tử” đang được cả
khách nội địa lẫn khách quốc tế ưa thích, đón nhận nồng nhiệt. Do đó, khi thực hiện
bài khóa luận này, mục đích chính nghiên cứu là:
Tìm hiểu tổng quan về nghệ thuật “Đờn ca Tài tử”, làm rõ vị trí, tầm
quan trọng của nghệ thuật “Đờn ca Tài tử” đối với văn hóa dân tộc và
đối với du lịch.
Đánh giá thực trạng, tiềm năng, nêu lên các vấn đề, giải pháp bảo tồn,
phát huy “Đờn ca Tài tử”. Nêu lên một số giải pháp, kiến nghị nhằm
xây dựng nghệ thuật “Đờn ca Tài tử Nam Bộ” trở thành một sản phẩm
du lịch văn hóa hấp dẫn, một di sản văn hóa thế giới.
3. Lịch sử nghiên cứu
Thời gian vừa qua, thấu hiểu giá trị của văn hóa truyền thống. Nhiều cá nhân,
tổ chức đã có những công trình nghiên cứu dưới nhiều góc độ khác nhau nhằm hiểu
rõ và khẳng định giá trị văn hóa đặc sắc của bộ môn nghệ thuật được sản sinh trên
đất Phương Nam này.
Những công trình nghiên cứu, sách đã được công bố có thể kể đến như:
Đờn ca Tài tử Nam Bộ, Lâm Tường Vân, Nxb Mũi Cà Mau, 2003.
Từ Đờn ca Tài tử đến Cải Lương, Hoài Linh, Trương Bỉnh Tòng, Nxb
Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh, 2008.
Nhạc Tài tử, nhạc sân khấu Cải lương, Trương Bỉnh Tòng, Nxb Sân
Khấu TP. Hồ Chí Minh, 1997.
“Đờn ca Tài tử” không chỉ là một môn nghệ thuật đơn thuần mà nó còn là
nguồn gốc của Cải Lương, một môn nghệ thuật sân khấu phát triển mạnh mẽ trong
cả nước. Tầm ảnh hưởng của Đờn ca Tài tử dần dần vượt biên giới để đến với Thế
giới. “Đờn ca Tài tử” không chỉ hấp dẫn đối với những người mộ điệu mà còn là đề
tài cho nhiều nhà nghiên cứu dồn hết tâm sức tìm hiểu, khảo sát và viết nên những
cuốn sách để cho mọi người hiểu thêm về loại hình văn hóa này. Những cuốn sách
nêu trên đã nêu lên được cái nhìn tổng quát về “Đờn ca Tài tử”, giúp cho độc giả có
kiến thức về bài bản, nhạc cụ, các nghệ nhân và một số vấn đề liên quan đến phong
trào “Đờn ca Tài tử” ở Nam Bộ, đặc biệt là khu vực Tây Nam Bộ.
Ngoài ra, còn một số tác phẩm khác nói về âm nhạc dân tộc trong đó có nhắc
đến “Đờn ca Tài tử”, tiêu biểu có:
Trần Văn Khê và âm nhạc dân tộc, GS. TS. Trần Văn Khê, Nxb Trẻ,
2000.
Trong cuốn sách này, GS. TS. Trần Văn Khê tuy chỉ có đôi dòng về “Đờn ca
Tài tử” nhưng cũng đủ giúp cho người đọc có thêm những kiến thức và hiểu hơn về
“Đờn ca Tài tử” dưới cách nhìn và nhận xét của ông.
Ngoài ra, còn có các luận án Tiến Sĩ, Thạc sĩ và cử nhân. Đặc sắc nhất phải
kể đến luận án Tiến Sĩ của cô Mai Mỹ Duyên với đề tài “Đờn ca Tài tử ở Tiền
Giang”. Cô đã có những tìm tòi, nghiên cứu khảo sát nhận được nhiều khen ngợi,
tán thưởng. Là một người con của đất Tiền Giang, cô còn có nhiều công trình
nghiên cứu về Đờn ca Tài tử khác như:
Giá trị văn hóa của đờn ca tài tử Nam Bộ, tham luận Kỷ yếu Hội thảo
khoa học "Tìm hiểu đặc trưng di sản văn hóa - văn nghệ dân gian Tây
Nam Bộ", Nxb. Khoa học xã hội, 2004.
Về việc bảo tồn và phát huy đờn ca tài tử Nam Bộ, Tạp chí Văn hóa
Nghệ thuật số 11, 2003.
Quản lý văn hóa trong bảo tồn và phát huy đờn ca tài tử Nam Bộ,
Thông báo khoa học số 5 - 7, Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật,
2002.
Từ đờn ca tài tử đến nghệ thuật cải lương, Tạp chí Văn hóa Nghệ
thuật, số 11, 2000.
Tất cả những công trình nghiên cứu dù lớn hay nhỏ, cũng đã góp phần giúp
cho mọi người hiểu thêm về môn nghệ thuật truyền thống của dân tộc, nâng cao ý
thức bảo tồn và phát huy nó đồng thời giới thiệu với bạn bè khắp năm châu.
Nghiên cứu “Đờn ca Tài tử” như đã nói ở trên, có rất nhiều cá nhân tập thể
làm về đề tài này từ khía cạnh là một môn nghệ thuật, đến nghiên cứu văn hóa
truyền thống lẫn gắn với hoạt động du lịch. Tuy nhiên, nhận thấy được tầm quan
trọng của môn văn hóa nghệ thuật truyền thống này, nhất là khi Việt Nam đang
chuẩn bị hồ sơ đề nghị UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể của nhân
loại. Đề tài “Đờn ca Tài tử - sản phẩm du lịch hấp dẫn ở Nam Bộ” đề cập đến vấn đề
bảo tồn và phát triển Đờn ca Tài tử trong Du lịch, sẽ góp một phần nhỏ trong việc
nghiên cứu và khẳng định vị trí quan trọng của “Đờn ca Tài tử” đối với du lịch nước
nhà.
4. Phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là toàn cảnh về đờn ca Tài tử tại Nam Bộ, đặc biệt là
khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và một số chương trình hoạt động du lịch có
liên quan đến văn hóa “đờn ca Tài tử”.
Phạm vi nghiên cứu: Tiền Giang (Thành phố Mỹ Tho). Đây là nơi có hoạt
động “Đờn ca Tài tử” phục vụ cho du lịch phát triển mạnh mẽ nhất. Và thành phố
Hồ Chí Minh.
Thời gian được nghiên cứu là từ cuối thế kỷ 19 đến nay.
5. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập và xử lý Tài liệu
Phương pháp thu thập và xử lý Tài liệu là phương pháp thu thập các thông
tin, tư liệu từ nhiều nguồn khác nhau như: sách báo, tạp chí, truyền hình, phát thanh,
mạng Internet, bài giảng của giảng viên…và từ nhiều nguồn khác để đảm bảo khối
lượng thông tin thu thập được chính xác đáp ứng tốt cho nội dung nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp thu thập trực tiếp các thông tin, hình ảnh, số liệu thông
tin về du lịch trên khu vực thực hiện khảo sát.
Phương pháp điều tra xã hội học
Đây là phương pháp có ý nghĩa quan trọng trong việc nghiên cứu. Giúp ta
nắm bắt được nhu cầu của du khách qua hình thức phỏng vấn, điều tra, khảo sát.
Phương pháp này giúp chúng ta hiểu được thị trường tiềm năng để phát triển du lịch,
nắm rõ ý kiến, nguyện vọng của những người làm công tác điều hành và phục vụ du
lịch.
6. Nội dung chính của khóa luận
Nội dung của khóa luận ngoài phần dẫn nhập, phụ lục còn có 3 chương chính
như sau:
Chương 1: cơ sở lý luận và thực tiễn
Nội chung chính của chương 1 xoay quanh 2 vấn đề chính:
Định nghĩa các khái niệm liên quan đến du lịch, văn hóa và đờn ca Tài tử
nhằm giúp ta hiểu rõ hơn về vấn đề mà chúng ta đang nghiên cứu.
Nêu lên những ảnh hưởng và những tác động qua lại giữa du lịch và “Đờn ca
Tài tử”.
Chương 2: Tổng quan về đờn ca Tài tử Nam Bộ
Nội dung của chương 2 đi sâu vào tìm hiểu khái quát về loại hình nghệ thuật
“đờn ca Tài tử” cũng như những bước phát triển của “đờn ca Tài tử” qua các giai
đoạn lịch sử.
Chương 3: bảo tồn và phát huy đờn ca Tài tử Nam Bộ
Từ chương 1, chương 2 cũng như kết quả tìm hiểu, khảo sát thực tế, chương
3 đưa ra những hình ảnh thực tế về “đờn ca Tài tử” hiện nay tại Nam bộ. đề xuất
những ý kiến, đóng góp nhằm bảo tồn và phát huy “đờn ca Tài tử”. Kết hợp “đờn ca
Tài tử” với các sản phẩm du lịch sông nước miền Tây, tạo nên những sản phẩm du
lịch độc đáo vừa thúc đẩy du lịch Nam Bộ phát triển, vừa giữ gìn và phát triển loại
hình âm nhạc cổ truyền dân tộc trên đất Nam Bộ.