Nội dung chính của đề tài là tậpt rung nghiên cứu3 lĩnh vực chính đó là đầu vào,
đầu ra và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi ở xãThạnh Mỹ
Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 vànăm 2006. Trong đó, trọngtâm làhiệu
quảkinh tếcủamôhình.
Về đầuvàothì đây làmôhìnhcónhiềumặtthuậnlợiso vớicácmôhìnhkhácvà
chi phí đầutưcho cácyếutố đầuvàokhông cao, từ đócóthểgiúpcho ngườidân giảm
đượcchi phí đầutư. Nguy ên nhân làdo: Thứ nhất, đây làmôhình không cần đầutư
trang thiếtbịhiện đạimàphầnlớnlàtậndụngcáctrang thiếtbịtrong canh táccây lúa;
Thứhai làtậndụngdiệntích đấtruộng đểtrồngrau nhúttrong mùanướcnổivàtận
dụngcông lao độnggia đình đểphụcvụcho việccanh tácmôhình; Thứba làviệcnhân
lạinguồngiốngcho vụsau rấtdễ, Mặcdùtrong khâu đầuvàocónhiềuthu ậnlợinhư
vậy nhưng ngườinông dân vẫngặpkhókhăn đólàkỹ thu ật canh táccâ y rau nhút, khó
khăn này ảnhhưởngrấtlớn đếnhiệuquảcủamôhình .
Vềhiệuquảkinh tếth ìlợinhuậnthu đượctừmôhình từ7,56 –27,49 triệu
đồng/ha (mức lợinhuậnnày đãtính cảcông lao độnggia đình vàchi phíthuê đất) và
đây làmộtkhoảngthu nhậplớncho ngườinông dân trong suốtmùanước nổi. Điều
quan trọnglàlợinhuậnthu đượctừmôhìnhtrong năm 2006 tăng lên 26,82% so với
năm 2005, tương đương 4,24 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, tỷ suấtlợinhuận/doanh thu
củamôhình này trong năm 2006 khácao trên 50%, điềunàycho thấy tínhkhảthi của
môhìnhcao.
Vềmặt đầura củacáchộtrồngrau nhúttrong mùanướcnổi ởxãThạnhMỹTâ y,
Châu Phú, An Giang trong năm 2005 vànăm 2006 tương đối ổn định. Nguy ên nhân là
nhu cầuthịtrườngvềrau nhútrấtlớntrong mùanướcnổi do phầnlớncáclo ạirau sống
trên cạn đềukhông trồng đượcvàomùanướcnổi. Vàomùanày , phầnlớncácthương
láithu mua rau nhúttrong v àngoàitỉnhtậptrung vềxãThạnhMỹTâ y, Châu phú, An
Giang vìnơi nàycókhốilượngrau nhúttương đốilớncóthể đáp ứngcho nhu cầuthị
trườngdo địaphương này có điềukiệnrấtthuậnlợi đểcanh tácmôhình này. Mặt khác,
chương trìnhkhai tháclợithếmùanướcnổitrong giai đoạn2006 –2010 củaUBND
tỉnh An Giang cũng đãmang lạicơhộilớnvề đầura cho nông dân An Giang đốivới
cây rau nhútnóiriêng vàmặthàngnông sảnnói chung. Bên cạnhnhữngthu ậnlợi luôn
có nhữngkhókhăn mà điểmkhókhăn lớnnhấtlàgiá đầura. Đầuvụmứcgiálà2000
đồng/kg nhưng đếncuốivụchỉcòn800 đồng/kg vàvấn đềngườidân bị épgiáthường
xuy ên xảy ra. Nguyên nhân làngườinông dân chưa hợptác đểtìmcho mìnhmột đầura
an toànvà ổn địnhtrong th ờigian dài.
51 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2109 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi ở thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
TRỊNH HOÀNG ANH
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG RAU NHÚT MÙA NƯỚC NỔI Ở THẠNH
MỸ TÂY - CHÂU PHÚ - AN GIANG
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên, tháng 6 - năm 2007
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH
TRỒNG RAU NHÚT MÙA NƯỚC NỔI
Ở THẠNH MỸ TÂY - CHÂU PHÚ - AN GIANG
Chuyên ngành : QUẢN TRỊ KINH DOANH NÔNG NGHIỆP
Sinh viên thực hiện : TRỊNH HOÀNG ANH
Lớp : DH4KN2 Mã số Sv: DKN030171
Người hướng dẫn : Th.S NGUYỄN LAN DUYÊN
Long Xuyên, tháng 6 - năm 2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH TẠI
KHOA KINH TẾ-QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn : Th.S Nguyễn Lan Duyên
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 1 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Người chấm, nhận xét 2 : …………..
(Họ tên, học hàm, học vị và chữ ký)
Khoá luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế-Quản trị kinh doanh ngày ….. tháng ….. năm ……
TÓM TẮT
Nội dung chính của đề tài là tập trung nghiên cứu 3 lĩnh vực chính đó là đầu vào,
đầu ra và hiệu quả kinh tế của mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi ở xã Thạnh Mỹ
Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006. Trong đó, trọng tâm là hiệu
quả kinh tế của mô hình.
Về đầu vào thì đây là mô hình có nhiều mặt thuận lợi so với các mô hình khác và
chi phí đầu tư cho các yếu tố đầu vào không cao, từ đó có thể giúp cho người dân giảm
được chi phí đầu tư. Nguyên nhân là do: Thứ nhất, đây là mô hình không cần đầu tư
trang thiết bị hiện đại mà phần lớn là tận dụng các trang thiết bị trong canh tác cây lúa;
Thứ hai là tận dụng diện tích đất ruộng để trồng rau nhút trong mùa nước nổi và tận
dụng công lao động gia đình để phục vụ cho việc canh tác mô hình; Thứ ba là việc nhân
lại nguồn giống cho vụ sau rất dễ,… Mặc dù trong khâu đầu vào có nhiều thuận lợi như
vậy nhưng người nông dân vẫn gặp khó khăn đó là kỹ thuật canh tác cây rau nhút, khó
khăn này ảnh hưởng rất lớn đến hiệu quả của mô hình.
Về hiệu quả kinh tế thì lợi nhuận thu được từ mô hình từ 7,56 – 27,49 triệu
đồng/ha (mức lợi nhuận này đã tính cả công lao động gia đình và chi phí thuê đất) và
đây là một khoảng thu nhập lớn cho người nông dân trong suốt mùa nước nổi. Điều
quan trọng là lợi nhuận thu được từ mô hình trong năm 2006 tăng lên 26,82% so với
năm 2005, tương đương 4,24 triệu đồng/ha. Bên cạnh đó, tỷ suất lợi nhuận/doanh thu
của mô hình này trong năm 2006 khá cao trên 50%, điều này cho thấy tính khả thi của
mô hình cao.
Về mặt đầu ra của các hộ trồng rau nhút trong mùa nước nổi ở xã Thạnh Mỹ Tây,
Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006 tương đối ổn định. Nguyên nhân là
nhu cầu thị trường về rau nhút rất lớn trong mùa nước nổi do phần lớn các loại rau sống
trên cạn đều không trồng được vào mùa nước nổi. Vào mùa này, phần lớn các thương
lái thu mua rau nhút trong và ngoài tỉnh tập trung về xã Thạnh Mỹ Tây, Châu phú, An
Giang vì nơi này có khối lượng rau nhút tương đối lớn có thể đáp ứng cho nhu cầu thị
trường do địa phương này có điều kiện rất thuận lợi để canh tác mô hình này. Mặt khác,
chương trình khai thác lợi thế mùa nước nổi trong giai đoạn 2006 – 2010 của UBND
tỉnh An Giang cũng đã mang lại cơ hội lớn về đầu ra cho nông dân An Giang đối với
cây rau nhút nói riêng và mặt hàng nông sản nói chung. Bên cạnh những thuận lợi luôn
có những khó khăn mà điểm khó khăn lớn nhất là giá đầu ra. Đầu vụ mức giá là 2000
đồng/kg nhưng đến cuối vụ chỉ còn 800 đồng/kg và vấn đề người dân bị ép giá thường
xuyên xảy ra. Nguyên nhân là người nông dân chưa hợp tác để tìm cho mình một đầu ra
an toàn và ổn định trong thời gian dài.
MỤC LỤC
Danh mục các bảng
Danh mục các hình
Danh mục sơ đồ
Danh mục chữ viết tắt
Chương 1. MỞ ĐẦU..................................................................................... 1
1.1. Cơ sở hình thành............................................................................................... 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ......................................................................................2
1.3.2. Về thời gian ....................................................................................................2
1.3.3. Về không gian .................................................................................................2
1.3.4. Về nội dung.....................................................................................................2
1.4. Ý nghĩa............................................................................................................. 2
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT ................................................................. 4
2.1. Quan niệm về hiệu quả kinh tế ......................................................................... 4
2.2. Các loại chi phí trong mô hình TRNMNN ........................................................ 4
2.3. Kênh phân phối ................................................................................................ 5
2.4. Khái niệm về tổ hợp tác, hợp tác xã.................................................................. 5
2.4.1. Hợp tác xã.......................................................................................................5
2.4.2. Tổ hợp tác .......................................................................................................6
2.5. Thị trường ........................................................................................................ 6
2.6. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................. 6
2.6.1. Nguồn dữ liệu .................................................................................................6
2.6.2. Phương pháp phân tích dữ liệu ........................................................................7
2.7. Một số yếu tố về kỹ thuật.................................................................................. 7
Chương 3. TỔNG QUAN VỀ MÔ HÌNH TRỒNG RAU NHÚT MÙA
NƯỚC NỔI Ở XÃ THẠNH MỸ TÂY - HUYỆN CHÂU PHÚ - TỈNH
AN GIANG ................................................................................................. 10
3.1. Giới thiệu sơ lược ........................................................................................... 10
3.1.1. Sơ lược về mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG..............10
3.1.2. Hai loại rau nhút trong mô hình.....................................................................10
3.2. Sơ đồ mô hình ................................................................................................ 11
3.3. Ưu điểm và nhược điểm của mô hình TRNMNN............................................ 13
3.3.1. Ưu điểm ........................................................................................................13
3.3.2. Nhược điểm ..................................................................................................13
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ....................... 14
4.1. Nguồn lực của hộ nông dân ............................................................................ 14
4.1.1. Giống đầu vào...............................................................................................14
4.1.2. Đất đai ..........................................................................................................15
4.1.3. Nguồn lao động .............................................................................................17
4.1.4. Trang thiết bị.................................................................................................18
4.1.5. Quy mô .........................................................................................................19
4.2. Điều kiện phát triển mô hình TRNMNN ở Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG..... 21
4.2.1. Thuận lợi.......................................................................................................21
4.2.2 . Khó khăn......................................................................................................22
4.3. HQKT của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG .............. 24
4.3.1. Chi phí sản xuất trong mô hình TRNMNN ....................................................24
4.3.2. HQKT trong mô hình TRNMNN ..................................................................26
4.3.3. Kênh phân phối .............................................................................................29
4.3.4. Các lợi ích mang lại từ mô hình.....................................................................32
4.4. Các giải pháp để phát triển và nâng cao HQKT của mô hình TRNMNN ở xã
Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, AG ...................................................................... 33
4.4.1. Đưa mô hình TRNMNN vào tổ hợp tác nông nghiệp của xã Thạnh Mỹ
Tây, Châu Phú, An Giang ..............................................................................33
4.4.2. Trồng rau nhút mùa nước nổi kết hợp với nuôi tôm .......................................33
4.4.3. Giảm chi phí sản xuất: chi phí giống và chi phí phân, thuốc BVTV ...............33
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.................................................. 35
5.1. Kết luận.......................................................................................................... 35
5.2. Kiến nghị........................................................................................................ 36
TÀI LIỆU THAM KHẢO.......................................................................... 37
DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1: Giống đầu vào ............................................................................................ 14
Bảng 4.2: Tình hình đất đai và sử dụng đất đai của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN
ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006 .... 16
Bảng 4.3: Tình hình nhân khẩu và lao động của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở
xã Thạnh Mỹ Tây trong năm 2005 và năm 2006 ........................................ 17
Bảng 4.4: Trang thiết bị phục vụ sản xuất của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở xã
Thạnh Mỹ Tây trong năm 2005 và năm 2006............................................. 18
Bảng 4.5: Quy mô và cơ cấu giống của các hộ áp dụng mô hình TRNMNN ở xã Thạnh
Mỹ Tây trong năm 2005 và năm 2006 ........................................................ 20
Bảng 4.6: Chi phí trong mô hình TRNMNN của các hộ nông dân ở xã Thạnh Mỹ Tây
trong năm 2005 và năm 2006...................................................................... 24
Bảng 4.7: Chi phí, doanh thu và lợi nhuận trong mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ
Tây, Châu Phú, An Giang trong năm 2005 và năm 2006............................. 27
DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 3.1: Ảnh của mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây ....................................... 12
Hình 3.2: Ảnh rau nhút đã được thu hoạch ở xã Thạnh Mỹ Tây.................................. 12
Hình 4.1: Món lẩu cua đồng ....................................................................................... 29
Hình 4.2: Dĩa rau lẩu mắm phong lan......................................................................... 29
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Mô hình TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang.................. 11
Sơ đồ 4.1: Kênh phân phối sản phẩm rau nhút ở xã Thạnh Mỹ Tây trong mùa nước nổi
năm 2005 và năm 2006 ............................................................................................... 31
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AG An Giang
BQ Bình quân
CPTTB Chi phí trang thiết bị
ĐBSCL Đồng Bằng Sông Cửu Long
HQKT Hiệu quả kinh tế
LĐ Lao động
NK Nhân khẩu
NN Nông nghiệp
UBND Ủy Ban Nhân Dân
THT Tổ hợp tác
TRNMNN Trồng rau nhút mùa nước nổ
Sinh viên: Trịnh Hoàng Anh GVHD: Th.S Nguyễn Lan Duyên
Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN 1
ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Chương 1. MỞ ĐẦU
1.1. Cơ sở hình thành
Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) là vùng sông nước nổi bật với đặc trưng
riêng mà thiên nhiên đã ban tặng, đó là hàng năm đều có mùa nước nổi kéo dài suốt 5
tháng liền, có nơi thì xây đê bao khép kín để bảo vệ mùa màng, có nơi thì sống chung
với dòng nước phù sa với nhiều chủng loại cá tôm.
Những nơi không có tuyến đê bao thì đa phần người nông dân nhàn rỗi, chẳng có
việc gì làm do đó không có thêm nguồn thu nhập nào khác ngoài khoản thu từ canh tác
lúa hay hoa màu. Trong khi đó, họ phải chi tiêu trong suốt mấy tháng mùa nước nổi thật
lãng phí. Ngược lại, những nơi có tuyến đê bao khép kín thì người dân lại lao động vất
vả quanh năm do phần lớn những nơi này áp dụng một năm 3 vụ lúa. Tuy nhiên, mô
hình này hiện nay đang dần kém hiệu quả do canh tác lâu năm đất bị bạc màu dẫn đến
năng suất không cao, từ đó việc canh tác của người nông dân không có lời.
Vì vậy, để người nông dân có thêm nguồn thu nhập và ổn định thì cần phải có một
mô hình thích hợp lại vừa tận dụng được những lợi thế mà tự nhiên đã ban cho vùng
sông nước này, đó chính là mô hình trồng rau nhút mùa nước nổi (TRNMNN) và mô
hình này đang được xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang áp dụng hiện nay.
Bên cạnh đó, để thấy được tính cần thiết của mô hình TRNMNN, hiện nay nhu
cầu về loại rau này trên thị trường rất lớn. Do rau nhút là một loại rau quen thuộc, nó đã
gắn kết với con người Việt Nam tự bao giờ. Từ một bữa cơm gia đình, một buổi tiệc ở
quán ăn cho đến nhà hàng, khách sạn đều dùng loại rau quen thuộc này. Đặc biệt là
trong những năm gần đây, từ những nhà hàng đặc sản đến các quán nhậu bình dân đều
xuất hiện nhiều món lẩu: lẩu bò, lẩu cá, lẩu mắm, lẩu cua,… Bên cạnh cái lẩu nóng hổi
là một dĩa rau với đầy đủ màu sắc và mùi vị: rau muống, bông điên điển, bông súng,
bông thiên lý,…và một loại rau không thể thiếu đó là rau nhút.
Mặt khác, mô hình TRNMNN là một trong những mô hình trong Đề án 31 về
“Phát triển sản xuất, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nhân dân trong mùa nước nổi” của tỉnh An Giang đã được thử nghiệm thành công trong
năm 2003. Nắm bắt được nhu cầu tiêu thụ mạnh trong mùa nước nổi, các hộ nông dân
đã trồng rau các loại theo nhiều mô hình sản xuất khác nhau, trong đó có mô hình
TRNMNN, tỷ lệ lãi/chi phí của các mô hình này là 1,08 đến 1,62 lần tùy loại và cao gấp
3 đến 5 lần so với trồng lúa1. Riêng mô hình TRNMNN trên đất ruộng có lãi từ 11 đến
22 triệu đồng/ha, tỷ lệ lãi/chi phí gấp 4 đến 5 lần2 so với trồng lúa với khoản lãi này đã
góp phần mang lại nguồn thu nhập cho người dân và làm giảm tỷ lệ hộ nghèo trong Tỉnh.
Từ nhu cầu thực tế đó, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài này.
1&2 Nguyễn Hậu Giang. ‘Không ngày tháng’. An Giang: Ba nhóm mô hình sản xuất hiệu quả trong mùa
nước nổi [trực tuyến]. Đọc từ :
i/2005/2005_00007/MItem.2005-02-16.0736/MArticle.2005-02-16.2054 (đọc ngày: 05.05.2007).
Sinh viên: Trịnh Hoàng Anh GVHD: Th.S Nguyễn Lan Duyên
Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN 2
ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Phân tích thực trạng trồng rau nhút ở Xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An
Giang vào mùa nước nổi để thấy được hiệu quả của mô hình.
Từ đó, áp dụng và khai thác hết tiềm năng sẵn có nhằm mang lại nguồn thu nhập
ổn định cho người nông dân và tạo ra lượng sản phẩm để cung cấp cho thị trường cả nước.
Nghiên cứu để nâng cao hiệu quả kinh tế (HQKT) của mô hình TRNMNN tại
Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Những hộ nông dân TRNMNN ở Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
1.3.2. Về thời gian
Nghiên cứu đầu vào, đầu ra và hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN ở xã
Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang từ năm 2005 đến năm 2006.
Thời gian bắt đầu thực hiện đề tài từ ngày 08/02/2007 và thời gian kết thúc là
ngày 09/06/2007.
1.3.3. Về không gian
Chỉ nghiên cứu 3 ấp có áp dụng mô hình TRNMNN (Thạnh Hòa, Mỹ Bình, Tây
An) trong tổng số 6 ấp của xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang.
1.3.4. Về nội dung
Đề tài tập trung nghiên cứu đầu vào, đầu ra và HQKT của mô hình TRNMNN ở
xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang. Trong đó, trọng tâm là nghiên cứu
về HQKT của mô hình.
Các kết luận và kiến nghị trong đề tài này chủ yếu dựa vào kết quả điều tra, khảo
sát thực tế từ mô hình và thông tin trực tiếp từ hộ nông dân áp dụng mô hình
TRNMNN, các thương lái thu mua rau nhút ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh
An Giang. Bên cạnh đó, còn dựa trên kết quả phân tích tổng hợp trong quá trình phân
tích số liệu.
1.4. Ý nghĩa
Trong cuộc sống hàng ngày không phải chỉ có những vật thể quý hiếm mới có giá
trị mà mọi vật đều có giá trị riêng của nó. Từ một ngọn cỏ, một cọng rau cho đến vàng,
bạc, kim cương hay đá quý, mỗi loại đều có giá trị khác nhau. Chúng ta có thể nuôi
sống mình và làm giàu cho mình từ những vật thể này. Vì vậy, nghiên cứu mô hình
TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, Châu Phú, An Giang (AG) sẽ chứng minh điều trên.
Muốn làm giàu không bắt buộc phải kinh doanh nhà hàng, khách sạn, vàng, bạc
hay kinh doanh bất động sản mà ta có thể kinh doanh một cái gì đó đơn giản hơn, phù
hợp với khả năng của mình hơn. Ví dụ như: mua bán phế liệu, trồng rau cải hay nuôi gia
súc, gia cầm,… Nếu chúng ta biết phát huy cái mình có, biết nắm bắt cơ hội thị trường,
tìm hiểu thị trường và tận dụng những lợi thế mà tự nhiên đã mang lại thì nhu cầu nuôi
sống mình sẽ được thoả mãn và ước mơ làm giàu sẽ trở thành hiện thực.
Chính vì những điều trên, kết hợp với kết quả nghiên cứu thực tế mô hình
TRNMNN ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang sẽ giúp cho người dân
Sinh viên: Trịnh Hoàng Anh GVHD: Th.S Nguyễn Lan Duyên
Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN 3
ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
địa phương khắc phục những mặt hạn chế, vượt qua được những khó khăn trong việc
trồng rau nhút và an tâm áp dụng mô hình TRNMNN. Đồng thời, từ việc nghiên cứu
này sẽ giúp cho các hộ nông dân ở địa phương khác tìm được mô hình thích hợp nhằm
mang lại thêm nguồn thu nhập và ổn định cuộc sống cho gia đình mình. Mặt khác, hiệu
quả của mô hình cũng mang tính xã hội cao và được thể hiện ở chỗ, tâm lý người dân
không còn e ngại khi mùa nước nổi đến, xem đó là một lợi thế lớn mà thiên nhiên đã
ban tặng để chủ động khai thác làm ăn. Từ đó, Tỉnh có hướng giải quyết lao động nông
nhàn, giảm tỷ lệ hộ nghèo, một vấn đề đã gây bức xúc từ lâu.
Sinh viên: Trịnh Hoàng Anh GVHD: Th.S Nguyễn Lan Duyên
Phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình TRNMNN 4
ở xã Thạnh Mỹ Tây, huyện Châu Phú, tỉnh An Giang
Chương 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT
2.1. Quan niệm về hiệu quả kinh tế
Hiệu quả kinh tế (HQKT) là một phạm trù của kinh tế học phản ảnh về mặt chất
lượng của các hoạt động sản xuất kinh doanh. Xung quanh vấn đề hiệu quả kinh tế có
nhiều quan niệm khác nhau. Có thể điểm qua một số quan niệm về HQKT như sau:
Quan niệm thứ nhất cho rằng, HQKT được đo bằng hiệu số giữa kết quả đạt được
và chi phí phải bỏ ra để đạt được kết quả đó. Theo quan niệm này thì HQKT đồng nghĩa
với lợi nhuận.
Quan niệm thứ hai cho rằng, HQKT được xác định bởi tỷ số giữa kết quả thu
được và chi phí bỏ ra để đạt được kết quả đó của một quá trình sản xuất.
Quan niệm thứ ba cho rằng, HQKT là sự so sánh giữa phần kết quả tăng thêm với
phần chi phí tăng thêm để làm ra sản phẩm.
Tuy nhiên, do thời gian có hạn và đặc biệt là sự phù hợp của mô hình nên