Bất kỳ nền kinh tế của quốc gia nào muốn phát triển thì điều kiện tiên quyết là quốc gia
đó phải có nguồn vốn mạnh và nguồn vốn này phải được sử dụng một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, việc này không dễ thực hiện vì nguồnvốn và nhu cầu về vốn của mỗi người,
mỗi thời điểm và mỗi nơi là không gi ống nhau. Để khắc phục những nhược điểm trên của
thị trường tài chính thì hệ thống Ngân hàng thương mại đã ra đời, nó có chức năng tập
trung và phân phối nguồn vốn một cách hữu hiệu cho nền kinh tế. Hệ thống NHTM trở
thành khâu trung gian quan trọng trong thị trường tài chính nó điều tiết và làm tăng hiệu
quả sử dụng vốn. Chính vì vậy việc huy động vốn và hoạt động tín dụng của các NHTM
trong giai đoạn hiện nay có một vị trí rất quan trọng và vô cùng cần thiết, nó tạo điều kiện
cho việc phát triển kinh tế nước nhà.
An Giang hiện là một tỉnh đang phát triển và có tiềm năng phát triển cao hơn nữa trong
thời gian tới vì vậy rất cần có sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống các NHTM. Một trong những
hệ thống Ngân hàng lớn của nước ta hiện nay phải kể đến hệ thống Ngân Hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, là ngân hàng có lịch sử phát triển lâu đời và
mạng lưới rộng khắp trong cả nước. Cụ thể là NHNo&PTNT Chi Nhánh Thành Phố Long
Xuyên trong thời gian qua đã không ngừng phấn đấu để đạt được những thành tựu nhất
định trong hoạt động của ngân hàng, nhất là việc thực hiện triển khai thực hiện các hình
thức huy động vốn, các chương trình tín dụng phục vụ cho phát triển kinh tế, nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh.
49 trang |
Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 2144 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Phân tích hoạt động huy động vốn và cho vay ngắn hạn tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn chi nhánh Thành phố Long Xuyên, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
ĐỖ THỤY QUẾ MY
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ
CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH TPLX
Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Long Xuyên,05/2007
CÔNG TRÌNH ĐƯỢC HOÀN THÀNH
TẠI KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ
KINH DOANH ĐẠI HỌC AN GIANG
Người hướng dẫn: Th.S TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG
Người chấm, nhận xét 1:………………
Người chấm, nhận xét 2:………………
Khóa luận được bảo vệ tại Hội đồng chấm bảo vệ luận văn
Khoa Kinh tế - Quản trị kinh doanh
ngày…..tháng…..năm….
ĐẠI HỌC AN GIANG
KHOA KINH TẾ - QUẢN TRỊ KINH DOANH
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN
VÀ CHO VAY NGẮN HẠN TẠI NGÂN HÀNG
NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
CHI NHÁNH TPLX
Chuyên ngành: Tài chính doanh nghiệp
Sinh viên thực hiện: ĐỖ THỤY QUẾ MY
Lớp: ĐH4TC Mã số SV: DTC030304
GVHD: TRẦN THỊ THANH PHƯƠNG
Long Xuyên,05/2007
DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
***۩***
Bảng 1: Kết quả hoạt động kinh doanh qua 3 năm (2004-2006) .................................. 15
Bảng 2: Tình hình huy động vốn của Chi nhánh trong 3 năm(2004-2006)................... 19
Bảng 3: Tỷ trọng các loại tiền gửi trong tổng NVHĐ .................................................. 20
Bảng 4: Doanh số cho vay ngắn hạn của Chi nhánh trong 3 năm (2004-2006) ............ 24
Bảng 5: Doanh số thu nợ ngắn hạn của Chi nhánh trong 3 năm (2004-2006)............... 27
Bảng 6: Dư nợ ngắn hạn theo ngành kinh tế................................................................ 29
Bảng 7: Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế ........................................ 31
Bảng 8: Bảng chỉ tiêu đánh giá hoạt động của NHNo&PTNT TPLX qua 3 năm ......... 33
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
NHTM Ngân hàng thương mại
NHNN Ngân hàng Nhà Nước
NHNo&PTNT Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển Nông thôn
TPLX Thành phố Long Xuyên
CBTD Cán bộ tín dụng
GĐ Giám Đốc
PGĐ Phó Giám Đốc
CBVC Cán bộ viên chức
CB - CNV Cán bộ - công nhân viên
NVHĐ Nguồn vốn huy động
VHĐ Vốn huy động
CNH-HĐH Công nghiệp hóa-Hiện đại hoá
TM – DV Thương mại - Dịch vụ
TTCN Tiểu thủ công nghiệp
DSCV Doanh số cho vay
DSTN Doanh số thu nợ
NQH Nợ quá hạn
LỜI CẢM ƠN
----o0o----
Em xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của quý thầy cô trường Đại học An Giang cùng
quý thầy cô trong Khoa Kinh Tế - Quản Trị Kinh Doanh đã tận tâm truyền đạt cho em nhiều kiến
thức quan trọng. Qua thời gian học tâp tại trường, em đã tiếp thu được những kiến thức rất bổ ích
về ngành học của mình.
Em xin cảm ơn sự nhiệt tình giúp đỡ của Ban Giám Đốc Ngân Hàng Nông Nghiệp Và
Phát Triển Nông Thôn Chi Nhánh Thành Phố Long Xuyên và các anh chị tại nơi em thực tập. Tất
cả đã tạo điều kiện tốt nhất để em có thể học hỏi và hiểu biết thêm rất nhiều về công tác của Ngân
hàng, giúp đỡ để em có thể hoàn thành bài luận văn này. Tuy nhiên, với kiến thức còn hạn chế
nên bài luận văn này khó có thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong được sự góp ý của các anh
chị.
Sau cùng em xin kính chúc Quý thầy cô cùng các anh chị nơi em thực tập luôn được dồi
dào sức khỏe và thành công trong công tác.
Sinh viên thực hiện
ĐỖ THỤY QUẾ MY
MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lý do chọn đề tài...................................................................................................01
1.2 Mục tiêu nghiên cứu..............................................................................................01
1.3 Phương pháp nghiên cứu .......................................................................................01
1.4 Phạm vi nghiên cứu...............................................................................................02
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Hoạt động huy động vốn .......................................................................................03
2.1.1 Tiền gửi khách hàng ...........................................................................................03
2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm ...............................................................................................04
2.1.3 Tiết liệm bậc thang .............................................................................................05
2.1.4 iết kiệm gửi góp .................................................................................................05
2.2 Hoạt động tín dụng................................................................................................05
2.2.1 Khái niệm tín dụng .............................................................................................05
2.2.2 Các yếu tố liên quan đến hoạt động tín dụng.......................................................06
2.2.3 Phân loại tín dụng ..............................................................................................06
2.2.4 Cho vay ngắn hạn...............................................................................................07
2.3 Những quy định của NHNo&PTNT TPLX dối với nghiệp vụ cho vay ..................08
2.3.1 Nguyên tắc vay vốn............................................................................................08
2.3.2 Điều kiện vay vốn ..............................................................................................08
2.3.3 Thời hạn cho vay................................................................................................08
2.3.4 Lãi suất cho vay .................................................................................................08
2.3.5 Mức cho vay ......................................................................................................09
2.3.6 Phương thức cho vay..........................................................................................09
2.3.7 Trả nợ gốc và lãi vốn vay ...................................................................................10
2.4 Một số chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động tín dụng ............................................10
2.4.1 Vốn huy động có kỳ hạn/ Tổng NVHĐ ..............................................................10
2.4.2 Dư nợ/ Tộng vốn huy động.................................................................................11
2.4.3 Nợ quá hạn/ Dư nợ .............................................................................................11
CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN CHI NHÁNH THÀNH PHỐ LONG XUYÊN.
3.1 Khái quát về Ngân hàng ........................................................................................12
3.2 Cơ cấu tổ chức ......................................................................................................13
3.3 Kết quả hoạt động kinh doanh của NHNo&PTNT TPLX qua 3 năm (2004-2006) .14
3.4 Một số thuận lợi- khó khăn trong quá trìng hoạt động của NHN0&PTNT TPLX...16
3.4.1 Thuận lợi............................................................................................................16
3.4.2 Khó khăn............................................................................................................17
3.5 Định hướng hoạt động của NHNo&PTNT Chi nhánh TPLX năm 2007 .................17
3.5.1 Những chỉ tiêu chủ yếu.......................................................................................17
3.5.2 Biện pháp tổ chức thực hiện ...............................................................................17
CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN VÀ CHO VAY NGẮN
HẠN TẠI NHNo&PTNT CHI NHÁNH TPLX QUA 3 NĂM (2004-2006)
4.1 Tình hình huy động vốn ........................................................................................19
4.1.1 Tiền gửi không kỳ hạn........................................................................................21
4.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn..............................................................................................21
4.1.3 Tiết kiệm bậc thang ............................................................................................22
4.1.4 Tiết kiệm gửi góp ...............................................................................................22
4.1.5 Một số tồn tại của Ngân hàng trong công tác huy động vốn ................................23
4.2 Phân tích hoạt động cho vay ngắn hạntại NHNo&PTNT qua 3 năm (2004-2006) ..23
4.2.1 Phân tích doanh số cho vay ................................................................................24
4.2.2 Doanh số thu nợ .................................................................................................26
4.2.3 Dư nợ nhắn hạn theo ngành kinh tế ....................................................................29
4.2.4 Tình hình nợ quá hạn ngắn hạn theo ngành kinh tế .............................................31
4.2.5 Một số tồn tại trong hoạt động tín dụng của Ngân hàng ......................................33
4.3 Một số chỉ tiêu đánh giá hoạt động của Ngân hàng ................................................33
4.3.1 Vốn huy động có kỳ hạn/ Tổng NVHĐ ..............................................................34
4.3.2 Tổng dư nợ/ Tổng NVHĐ ..................................................................................34
4.3.3 Nợ quá hạn/ Tổng dư nợ.....................................................................................34
CHƯƠNG 5: MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP
5.1 Huy động vốn ......................................................................................................35
5.2 Cho vay ngắn hạn..................................................................................................36
CHƯƠNG 6: KẾT LUẬN & KIẾN NGHỊ
6.1 Kết luận ................................................................................................................38
6.2 Kiến nghị ..............................................................................................................38
Huy động vốn và cho vay ngắn hạn GVHD: Trần Thị Thanh Phương
SVTH: Đỗ Thụy Quế My 1
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Lí do chọn đề tài:
Bất kỳ nền kinh tế của quốc gia nào muốn phát triển thì điều kiện tiên quyết là quốc gia
đó phải có nguồn vốn mạnh và nguồn vốn này phải được sử dụng một cách có hiệu quả.
Tuy nhiên, việc này không dễ thực hiện vì nguồn vốn và nhu cầu về vốn của mỗi người,
mỗi thời điểm và mỗi nơi là không giống nhau. Để khắc phục những nhược điểm trên của
thị trường tài chính thì hệ thống Ngân hàng thương mại đã ra đời, nó có chức năng tập
trung và phân phối nguồn vốn một cách hữu hiệu cho nền kinh tế. Hệ thống NHTM trở
thành khâu trung gian quan trọng trong thị trường tài chính nó điều tiết và làm tăng hiệu
quả sử dụng vốn. Chính vì vậy việc huy động vốn và hoạt động tín dụng của các NHTM
trong giai đoạn hiện nay có một vị trí rất quan trọng và vô cùng cần thiết, nó tạo điều kiện
cho việc phát triển kinh tế nước nhà.
An Giang hiện là một tỉnh đang phát triển và có tiềm năng phát triển cao hơn nữa trong
thời gian tới vì vậy rất cần có sự hỗ trợ đắc lực của hệ thống các NHTM. Một trong những
hệ thống Ngân hàng lớn của nước ta hiện nay phải kể đến hệ thống Ngân Hàng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn Việt Nam, là ngân hàng có lịch sử phát triển lâu đời và
mạng lưới rộng khắp trong cả nước. Cụ thể là NHNo&PTNT Chi Nhánh Thành Phố Long
Xuyên trong thời gian qua đã không ngừng phấn đấu để đạt được những thành tựu nhất
định trong hoạt động của ngân hàng, nhất là việc thực hiện triển khai thực hiện các hình
thức huy động vốn, các chương trình tín dụng phục vụ cho phát triển kinh tế, nâng cao chất
lượng cuộc sống của người dân trên địa bàn tỉnh.
Thông qua hoạt động huy động vốn và cho vay ta thấy ngân hàng là chiếc cầu nối giúp
cung và cầu trên thị trường vốn gặp nhau. Ngân hàng là khâu trung gian giúp cho người
dân cũng như các tổ chức kinh tế đẩy mạnh tiết kiệm, khuyến khích đầu tư nhằm phát triển
kinh tế. Nhận định được điều đó em quyết định chọn đề tài “Phân Tích Hoạt Động Huy
Động Vốn và Cho Vay Ngắn Hạn tại NHNo&PTNT chi nhánh TP Long Xuyên” để
cũng cố kiến thức đã học trong những năm qua, thông qua quá trình thực tập tại đây để
được tiếp xúc với thực tế và hiểu biết thêm về các nghiệp vụ của ngân hàng.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu:
- Tìm hiểu thực trạng tình hình huy động vốn và cho vay ngắn hạn của Ngân hàng
trong 3 năm (2004-2006).
- Đánh giá các mặt thuận lợi và khó khăn trong hoạt động của Ngân hàng.
- Nhận xét và đề ra những giải pháp khắc phục.
1.3 Phương pháp nghiên cứu:
Trên cơ sở kiến thức học được ở trường, em đã kết hợp sử dụng một số phương pháp
sau đây trong quá trình nghiên cứu:
- Phương pháp thu thập số liệu từ Báo Cáo Hoạt Động Kinh Doanh của Ngân hàng.
- Phương pháp so sánh tổng hợp sự biến động của dãy số qua các năm.
Huy động vốn và cho vay ngắn hạn GVHD: Trần Thị Thanh Phương
SVTH: Đỗ Thụy Quế My 2
- Phương pháp phân tích thống kê sử dụng các chỉ số tài chính.
1.4 Phạm vi nghiên cứu:
Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn là một trong những ngân hàng lớn
và có mạng lưới rộng khắp ở nước ta, hoạt động kinh doanh phong phú và đa dạng. Tuy
nhiên do thời gian thực tập có hạn và kinh nghiệm còn hạn chế nên phạm vi nghiên cứu của
đề tài chỉ tập trung vào các vấn đề:
+ Về huy động vốn: chỉ xem xét nghiệp vụ tự huy động của ngân hàng.
+ Về cho vay ngắn hạn: chỉ phân tích cho vay theo ngành kinh tế.
Huy động vốn và cho vay ngắn hạn GVHD: Trần Thị Thanh Phương
SVTH: Đỗ Thụy Quế My 3
CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1 Hoạt động huy động vốn:
Huy động vốn là một trong những hoạt động chủ yếu của NHTM, nó nhằm giải
quyết “đầu vào” tức là giải quyết nguồn vốn để hoạt động. NHTM được huy động vốn dưới
các hình thức sau đây:
- Nhận tiền gửi của các tổ chức, cá nhân và các tổ chức tín dụng khác dưới các hình
thức tiền gửi không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn và các loại tiền gửi khác.
- Phát hành chứng chỉ tiền gửi, trái phiếu và giấy tờ có giá khác để huy động vốn của
tổ chức, cá nhân trong nước và ngoài nước khi được Thống đốc Ngân hàng Nhà nước chấp
thuận.
- Vay vốn của các tổ chức tín dụng khác hoạt động tại Việt Nam và của các tổ chức
tín dụng nước ngoài.
- Vay vốn ngắn hạn của Nhà nước theo Luật Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam.
Sau đây là một số hình thức huy động vốn của NHNo&PTNT Chi nhánh TPLX:
2.1.1 Tiền gửi khách hàng:
+ Tiền gửi không kỳ hạn (tiền gửi thanh toán):
Tiền gửi thanh toán là loại tiền gửi không kỳ hạn, khách hàng có thể rút ra
bất cứ lúc nào mà không cần phải báo trước cho ngân hàng biết và ngân hàng phải đáp ứng
yêu cầu đó của khách hàng cũng có thể ký sec để thanh toán nên gọi là tài khoản giao dịch.
Khách hàng gửi tiền thanh toán nhằm mục đích an toàn về tài sản và mục
đích chờ thanh toán chứ không vì mục đích kiếm lãi. Nguồn tiền gửi thanh toán không ổn
định do đó khi sử dụng ngân hàng phải có một khoản dự trữ tương ứng.
Tại NHNo&PTNT Chi nhánh TPLX áp dụng mức lãi suất 0,25%/tháng cho
khoản tiền gửi này.
Đối với loại hình tiền gửi này trước kia có lãi suất là 0%, tuy nhiên trong
điều kiện cạnh tranh như hiện nay thì Ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất thấp cho loại hình
tiền gửi này, đó cũng là một trong những hình thức thu hút khách hàng gửi tiền tại Ngân
hàng.
+ Tiền gửi có kỳ hạn:
Tiền gửi có kỳ hạn (tiền gửi định kỳ) là tiền gửi mà người gửi tiền chỉ được
rút ra sau một thời gian nhất định, trong suốt thời gian đó khách hàng không được buộc
ngân hàng phải trả tiền lại cho mình. Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút ra khi đến hạn.
Tuy nhiên do tính cạnh tranh và khuyến khích khách hàng gởi tiền nên ngân hàng cho phép
khách hàng rút tiền trước hạn với điều kiện người gửi tiền không được trả lãi suất hoặc
được trả lãi suất thấp hơn mức lãi suất khi rút tiền đúng hạn. Điều này còn phụ thuộc vào
chính sách huy động vốn của ngân hàng và loại tiền gửi định kỳ.
Huy động vốn và cho vay ngắn hạn GVHD: Trần Thị Thanh Phương
SVTH: Đỗ Thụy Quế My 4
Đối với ngân hàng tiền gửi có kỳ hạn là số tiền được ấn định ngày trả lại cho
khách hàng gửi tiền, điều này giúp cho ngân hàng chủ động được nguồn vốn trong các thời
kỳ để có kế hoạch cho vay, do đó việc sử dụng nguồn này để cho vay rất hiệu quả. Các
NHTM thường áp dụng các biện pháp lãi suất để huy động nguồn vốn này là chủ yếu.
Hiện nay NHNo&PTNT thực hiện huy động với mức lãi suất sau (áp dụng đến ngày
7/5/2007):
- Kỳ hạn 3 tháng lãi suất 0,66%
- Kỳ hạn 9 tháng lãi suất 0,69%
- Kỳ hạn 12 tháng lãi suất 0,7%
- Kỳ hạn 13 tháng lãi suất 0,8%
- Kỳ hạn 18 tháng lãi suất 0,83%
- Kỳ hạn 24 tháng lãi suất 0,85%
- Kỳ hạn 36 tháng lãi suất 0,86%
2.1.2 Tiền gửi tiết kiệm:
Tiền gửi tiết kiệm là loại tiền gửi mà khi khách hàng gửi vào ngân hàng thì được
ngân hàng cấp cho một quyển sổ gọi là sổ tiết kiệm. Khách hàng có trách nhiệm quản lí sổ
và mang theo khi đến ngân hàng để giao dịch. Hiện nay một số ngân hàng đã bỏ sổ tiết
kiệm và thay vào đó là cung cấp cho khách hàng một bảng kê lúc gửi tiền đầu tiên và hàng
tháng để phản ánh tất cả số phát sinh. Đây cũng là một trong những nguồn vốn hoạt động
của ngân hàng, nó có tính ổn định và chiếm tỷ lệ khá cao. Gồm 2 loại hình:
+ Tiết kiệm không kỳ hạn:
Là loại tiền gửi mà thời gian gửi và rút là theo yêu cầu của khách hàng. Lãi
được tính trả hàng tháng, nếu khách hàng không lĩnh ra thì được nhập vào vốn. Mức gửi tối
thiểu 50 ngàn đồng hoặc 50USD, không hạn chế mức tối đa.
+ Tiết kiệm có kỳ hạn:
Kỳ hạn ngắn nhất là 1 tháng (tính tròn tháng) đến 36 tháng. Khách hàng có
thể rút vốn trước hạn và hưởng lãi suất tiết kiệm không kỳ hạn. Hết kỳ hạn, khách hàng
chưa rút vốn, tiền lãi được nhập vốn và chuyển sang kỳ hạn mới tương ứng. Mức gửi giống
như loại tiết kiệm không kỳ hạn.
Tiền gửi tiết kiệm là loại hình huy động vốn mà đối tượng khách hàng của nó chủ
yếu là các tầng lớp dân cư trong xã hội, muốn tích trữ tiền nên gửi ở ngân hàng để hưởng
lãi và an toàn hơn giữ tiền ở nhà. Còn đối với tiền gửi thông thường thì đối tượng khách
hàng chính của nó là các tổ chức kinh tế, hợp tác xã, doanh nghiệp… Do đó, đối với loại
hình tiền gửi tiết kiệm sẽ đảm bảo tính ổn định hơn, sẽ ít xảy ra trường hợp khách hàng rút
tiền bất ngờ trước thời hạn, vì vậy Ngân hàng sẽ có điều kiện sử dụng nguồn vốn một cách
yên tâm mà không phải trích dự phòng nhiều.Hiệu quả sử dụng vốn sẽ được tăng cao.
Huy động vốn và cho vay ngắn hạn GVHD: Trần Thị Thanh Phương
SVTH: Đỗ Thụy Quế My 5
2.1.3 Tiết kiệm bậc thang:
Ra đời vào năm 2002, tiết kiệm bậc thang là một hình thức huy động vốn đặc trưng
của NHNo&PTNT TPLX ra đời nhằm phục vụ cho việc đa dạng hoá các phương thức huy
động nhằm thu hút thêm nhiều khách hàng.
Khách hàng có thu nhập nhưng chưa có nhu cầu sử dụng hoặc có nhu cầu sử dụng
theo thời gian. Khách hàng có thể rút vốn nhiều lần, lãi suất được hưởng tính theo các bậc
như sau:
- Bậc 1: nếu khoản tiền rút có thời gian gửi thực tế dưới 3 tháng, hưởng lãi suất tiết
kiệm không kỳ hạn.
- Bậc 2: từ 3 tháng đến dưới 6 tháng, hưởng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn 3 tháng.
- Bậc 3: từ 6 tháng đến dưới 9 tháng, hưởng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn 6 tháng.
- Bậc 4: từ 9 tháng đến dưới 12 tháng, hưởng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn 9 tháng.
- Bậc 5: từ 12 tháng đến dưới 24 tháng, hưởng lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn 12 tháng.
- Bậc 6: từ 24 tháng trở lên , hưởng lãi suất bằng 110% lãi suất tiết kiệm có kỳ hạn
12 tháng.
2.1.4 Tiết kiệm gửi góp:
Là hình thức tiết kiệm hôm nay để thực hiện kế hoạch trong tương lai, phù hợp với
khách hàng có thu nhập ổn định, có nhu cầu tích lũy. Khách hàng gửi tiền nhiều lần theo
mức thỏa thuận (tuần, tháng,…) với ngân hàng cho một kỳ hạn. Đến định lỳ gửi góp nếu
khách hàng chưa gửi có thể gửi bù vào kỳ tiếp theo, nhưng không quá 2 kỳ, hoặc gửi cao
hơn số tiền đã thoả thuận trong từng k