Khóa luận Vai trò của văn hoá kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt - Nhật

1-Tính cấp thiết của đề tài: Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc, một trong những biến đổi hết sức quan trọng đó là sự xích lại ngày một gần nhau của các quốc gia trên thế giới hơn. Hơn lúc nào hết, các hoạt động giao lưu trên mọi lĩnh vực, đặc biệtlà giao lưu kinh tế đang trở nên sôi động nhằm hướng tới hình thành ra một nền kinh tế thế giới thống nhất. Ngày nay, chẳng có gì là lạ khi các quốc gia “hăm hở” tìm kiếm các cơ hội làm ăn với những nền kinh tế lớn, còn “nóng hổi” dù cho họ chẳng biết gì về đất nước đó, lịch sử của nó, trào lưu tư tưởng, con người hay các tập quán kinh doanh thông thường. Trong trường hợp này, trước đây, cũng đã có nhiều học giả đã từng đưa ra những “lý thuyết phát triển” cho rằng các yếu tố văn hoá kể trên không có vai trò gì đáng kể, rằng chúng chỉ là kết quả, là “sự thăng hoa” của nền kinh tế. Song trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày nay đang diễn biến hết sức phức tạp, sự cạnh tranh để giành giật cơ hội thị trường, cơ hội kinh doanh ngày một gay gắt thì các yếu tố văn hoá thể hiện rõ trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày một chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nó. Đặc biệt, sự thông hiểu văn hoá của nước đối tác sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của một cuộc giao dịch đàm phán thương mại -vốn là giai đoạn đầu tiên quyết định tới việc hợp đồng có được thành lập hay không. Trong các nền kinh tế tại châu Á, Nhật bản là một quốc gia đi đầu trên mọi lĩnh vực. Việc có được cơ hội làm ăn với các đối tác Nhật bản sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được các thành tựu khoa học hiện đại, các nguồn vốn để phát triển nền kinh tế quốc dân, và dần nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Tuy vậy, đây cũng là một trong những đối tác có những nền văn hoá kinh doanh rất đặc thù. Trong hoạt động giao dịch đàm phán, nhà kinh doanh chuyên nghiệp cần tìm tòi để hiểu được những khác biệt cơ bản tiềm ẩn trong sự nhận thức giữa các nền văn hoá khác nhau, từ đó gác lại các tiêu chuẩn giá trị của riêng mình mà có những cư xử và hành vi phù hợp với nền văn hoá Nhật bản. Hoạt động giao lưu kinh tế Việt nam -Nhật bản đã trải qua 4 thế kỷ phát triển và ngày một được nâng cao cả về chất lẫn lượng. Rõ ràng Nhật bản -một nền kinh tế lớn với trình độ khoa học kỹ thuật cao, dân số xấp xỉ 125 triệu người là một đối tác hết sức quantrọng đối với Việt nam. Đây còn là một đối tác có nền văn hoá kinh doanh tiên tiến; mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Là một sinh viên hiện đang theo học tiếng Nhật, có cơ hội được gặp gỡ và làm việc với nhiều doanh nghiệp Nhật bản, trong bài khoá luận tốt nghiệp của mình, tôi mong muốn được đóng góp một vài ý kiến quanh vấn đề “Vai trò của văn hoá kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt -Nhật”. 2-Kết cấu của khoá luận: Bài khoá luận được chia làm 3 chương: Chương I: Tổng quan về văn hoá kinh doanh vàđàm phán thương mại quốc tế Chương II: Vai trò của văn hoá kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt –Nhật Chương III: Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng văn hoá kinh doanh trong giao dịch đàm phán với các đối tác Nhật bản thời gian tới. 3-Mục đích và phạm vi nghiên cứu: Văn hoá kinh doanh là một đề tài rất rộng nên khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về văn hoá kinh doanh, đàm phán thương mại, và đánh giá vai trò của văn hoá kinh doanh đến đàm phán thương mại giữa các nhà kinhdoanh Việt nam –Nhật bản. Trên cơ sở những kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu, khoá luận xin mạnh dạn đề xuất một số biện pháp với hy vọng góp phần voà việc nâng cao hiệu quả sử dụng văn hoá kinh doanh trong giao dịch đàm phán với các đối tác Nhật bản trong thời gian tới.

pdf141 trang | Chia sẻ: franklove | Lượt xem: 3735 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Khóa luận Vai trò của văn hoá kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt - Nhật, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- - 1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG……………….. LUẬN VĂN Vai trò của văn hoá kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt - Nhật Mục lục - - 2 1- Tính cấp thiết của đề tài: Thế giới đã và đang diễn ra những biến đổi to lớn và sâu sắc, một trong những biến đổi hết sức quan trọng đó là sự xích lại ngày một gần nhau của các quốc gia trên thế giới hơn. Hơn lúc nào hết, các hoạt động giao lưu trên mọi lĩnh vực, đặc biệt là giao lưu kinh tế đang trở nên sôi động nhằm hướng tới hình thành ra một nền kinh tế thế giới thống nhất. Ngày nay, chẳng có gì là lạ khi các quốc gia “hăm hở” tìm kiếm các cơ hội làm ăn với những nền kinh tế lớn, còn “nóng hổi” dù cho họ chẳng biết gì về đất nước đó, lịch sử của nó, trào lưu tư tưởng, con người hay các tập quán kinh doanh thông thường. Trong trường hợp này, trước đây, cũng đã có nhiều học giả đã từng đưa ra những “lý thuyết phát triển” cho rằng các yếu tố văn hoá kể trên không có vai trò gì đáng kể, rằng chúng chỉ là kết quả, là “sự thăng hoa” của nền kinh tế. Song trong bối cảnh nền kinh tế thế giới ngày nay đang diễn biến hết sức phức tạp, sự cạnh tranh để giành giật cơ hội thị trường, cơ hội kinh doanh ngày một gay gắt thì các yếu tố văn hoá thể hiện rõ trong kinh doanh của doanh nghiệp ngày một chứng tỏ vai trò hết sức quan trọng của nó. Đặc biệt, sự thông hiểu văn hoá của nước đối tác sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới thành công của một cuộc giao dịch đàm phán thương mại - vốn là giai đoạn đầu tiên quyết định tới việc hợp đồng có được thành lập hay không. Trong các nền kinh tế tại châu Á, Nhật bản là một quốc gia đi đầu trên mọi lĩnh vực. Việc có được cơ hội làm ăn với các đối tác Nhật bản sẽ tạo điều kiện cho các quốc gia tận dụng được các thành tựu khoa học hiện đại, các nguồn vốn để phát triển nền kinh tế quốc dân, và dần nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế. Tuy vậy, đây cũng là một trong những đối tác có những nền văn hoá kinh doanh rất đặc thù. Trong hoạt động giao dịch đàm phán, nhà kinh doanh chuyên nghiệp cần tìm tòi để hiểu được những khác biệt cơ bản tiềm ẩn trong sự nhận thức giữa các nền văn hoá khác nhau, từ đó gác - - 3 lại các tiêu chuẩn giá trị của riêng mình mà có những cư xử và hành vi phù hợp với nền văn hoá Nhật bản. Hoạt động giao lưu kinh tế Việt nam - Nhật bản đã trải qua 4 thế kỷ phát triển và ngày một được nâng cao cả về chất lẫn lượng. Rõ ràng Nhật bản - một nền kinh tế lớn với trình độ khoa học kỹ thuật cao, dân số xấp xỉ 125 triệu người là một đối tác hết sức quan trọng đối với Việt nam. Đây còn là một đối tác có nền văn hoá kinh doanh tiên tiến; mang đậm bản sắc văn hoá dân tộc. Là một sinh viên hiện đang theo học tiếng Nhật, có cơ hội được gặp gỡ và làm việc với nhiều doanh nghiệp Nhật bản, trong bài khoá luận tốt nghiệp của mình, tôi mong muốn được đóng góp một vài ý kiến quanh vấn đề “Vai trò của văn hoá kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt - Nhật”. 2- Kết cấu của khoá luận: Bài khoá luận được chia làm 3 chương: Chương I: Tổng quan về văn hoá kinh doanh và đàm phán thương mại quốc tế Chương II: Vai trò của văn hoá kinh doanh trong đàm phán thương mại Việt – Nhật Chương III: Những biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng văn hoá kinh doanh trong giao dịch đàm phán với các đối tác Nhật bản thời gian tới. 3- Mục đích và phạm vi nghiên cứu: Văn hoá kinh doanh là một đề tài rất rộng nên khoá luận chỉ tập trung nghiên cứu những lý luận cơ bản về văn hoá kinh doanh, đàm phán thương mại, và đánh giá vai trò của văn hoá kinh doanh đến đàm phán thương mại giữa các nhà kinh doanh Việt nam – Nhật bản. Trên cơ sở những kết luận rút ra trong quá trình nghiên cứu, khoá luận xin mạnh dạn đề xuất một số biện - - 4 pháp với hy vọng góp phần voà việc nâng cao hiệu quả sử dụng văn hoá kinh doanh trong giao dịch đàm phán với các đối tác Nhật bản trong thời gian tới. Có thể thấy đây là một đề tài khá phức tạp, cộng thêm những hạn chế nhất định của người viết nên bài luận văn này chắc chắn không thể tránh khỏi được các thiếu sót. Vì vậy, tôi rất mong nhận được những lời nhận xét, góp ý từ phía thầy cô, bè bạn để có cơ hội hoàn thiện những nhận thức về vấn đề này. Cuối cùng, trước khi bước vào phần trọng tâm của bài luận văn, tôi xin gửi lời cám ơn chân thành tới Tiến sỹ Phạm Duy Liên, người đã hết sức nhiệt tình giúp đỡ và tạo điều kiện cho tôi hoàn thành bài luận văn tốt nghiệp này. Hà nội, tháng 12 năm 2002 Trần Thị Bảo Ngọc - - 5 CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH VÀ ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.1 LÝ LUẬN CHUNG VỀ VĂN HOÁ KINH DOANH 1.1.1 Mối quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh 1.1.1.1 Khái niệm "văn hoá" Thuật ngữ Văn hoá bắt đầu xuất hiện vào cuối thế kỷ 18 (năm 1793). Đây là một thuật ngữ hết sức quen thuộc với đời sống thường nhật. Tuy vậy tới nay, các nhà khoa học vẫn chưa có cách hiểu thống nhất về khái niệm này. Kể từ khi xuất hiện cho tới nửa cuối thế kỷ 20, tức khoảng 2 thế kỷ, theo thống kê sơ bộ của một học giả người Pháp, tên là A. Mô lô trong tác phẩm “Tính xã hội của văn hoá”, đã có khoảng 250 định nghĩa về văn hoá [5,36]. Năm 1952, Kroeber và Kluchohn đã thống kê được 164 định nghĩa về văn hoá [5,35]. Điều đáng chú ý là giữa các định nghĩa này lại thiếu sự thống nhất. Sở dĩ có nhiều cách nhìn nhận về cùng một vấn đề như thế là do các tác giả xem xét vấn đề từ nhiều góc độ tiếp cận khác nhau. Cùng với thời gian những định nghĩa này ngày càng được bổ sung và hoàn thiện, để từ đó chúng ta có thể hiểu đúng hơn về mối quan hệ biện chứng giữa văn hoá và phát triển. Vậy cần phải hiểu khái niệm này như thế nào ? Xét về mặt ngôn từ: Văn hoá xuất phát từ một thuật ngữ La tinh là “Cultus” có nghĩa là “trồng trọt”. Đây là một khái niệm rộng, gồm có 2 mặt: Văn hoá vật chất - tức là trồng nên cây trái để giúp cho con người tồn tại và Văn hoá tinh thần - tức giáo dục, cải tạo con người sống tốt đẹp hơn. Theo quan điểm của các nhà nhân loại học: "Văn hoá hay Văn minh xét theo nghĩa nhân loại học nói chung, là tổng thể bao gồm tri thức, tín - - 6 ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và bất cứ khả năng và thói quen nào mà con người thu nhận được với tư cách là thành viên của xã hội. Điều kiện Văn hoá trong các xã hội loài người khác nhau, ở một chừng mực có thể kiểm soát được theo những nguyên tắc chung, là đối tượng thích hợp để nghiên cứu quy luật tư duy và hành động của con người" (Edward.B.Tylor) [12,23]. Định nghĩa trên liệt kê một cách khá đầy đủ các yếu tố cấu thành nên khái niệm song lại ít quan tâm tới khái niệm văn hoá vật chất - vốn là một bộ phận khá phong phú trong kho tàng văn hoá nhân loại. Bách khoa toàn thư Anh (trang 741) cho rằng có thể coi Văn hoá và Văn minh là hai từ đồng nghĩa. Từ đó có thể nói tất cả những biến đổi do con người tạo ra ở ngoài cơ thể được gọi là các thành tựu văn hoá, tập hợp các thành tựu ấy ta gọi là văn hoá, các thời kỳ đỉnh cao của văn hoá ta gọi là văn minh [5,20]. Khái niệm này đã nhấn mạnh được hàm ý: nói đến văn hoá là phải nói đến con người, mà nói đến con người trước hết phải nói đến tư tưởng, tâm lý, tư duy, tình cảm... Đó là cốt lõi của văn hoá. Lịch sử văn hoá là lịch sử con người và loài người đã tạo nên văn hoá. Ngược lại, văn hoá làm cho con người trở thành người. Song định nghĩa này lại thiếu tính cụ thể với cách hiểu còn chung chung Trong lĩnh vực tâm lý học, các học giả lại định nghĩa "Văn hoá là hành vi, hành động, thái độ của con người" [5,20]. Vì vậy, bên cạnh giáo dục tri thức, kỹ năng, phải đặc biệt coi trọng giáo dục các thái độ mà chúng ta gọi chung là nhân cách văn hóa. Cách hiểu như vậy mới chỉ đề cập đến văn hoá tinh thần, còn thiếu tính cụ thể. Đứng trên bình diện kinh tế, các nhà khoa học lại đánh giá Văn hoá theo một cách khác. Czinkta cho rằng “Văn hoá là một hệ thống những cách - - 7 cư xử đặc trưng cho các thành viên của bất kỳ một xã hội nào. Hệ thống này bao gồm mọi vấn đề, từ cách nghĩ, nói, làm, thói quen, ngôn ngữ, sản phẩm vật chất, và những tình cảm, quan điểm chung của các thành viên đó” [5,26] Nói tóm lại, khái niệm “Văn hoá” hàm ý về các hành vi, tư duy, tình cảm, các sản phẩm vật chất của các cộng đồng người riêng biệt, vốn được đúc kết, lan truyền và chia xẻ từ đời này sang đời khác, được truyền bá từ nơi này sang nơi khác. Một điều cần làm sáng tỏ khi đề cập tới khái niệm này đó là: hiện nay, trên thế giới, trong bối cảnh các hoạt động giao lưu kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội... đang diễn ra hết sức nhộn nhịp, thì các quốc gia hầu hết là quốc gia đa văn hoá, đa dân tộc, với nhiều tôn giáo, nhiều ngôn ngữ khác nhau. Ấn độ là một quốc gia đa văn hoá điển hình với nhiều tôn giáo khác nhau: đạo Phật, đạo Hindu, đạo Sikls, đạo Hồi... Về ngôn ngữ, ở Ấn độ, nói 20 ngôn ngữ chính. Thuỵ sĩ cũng là nước đa ngôn ngữ với 75% dân số nói tiếng Đức, 20% nói tiếng Pháp, 3-4% nói tiếng Ý, 1% nói tiếng Roman. Quản lý một quốc gia đa văn hoá là một việc làm không hề dễ dàng. Phải mất 600 năm, Thuỵ sĩ mới thiết lập được một chiến lược quản lý trên một đất nước có nhiều nền văn hoá, ngôn ngữ khác nhau như vậy. Do đó hiểu đúng về khái niệm văn hoá cũng như hiểu được nội hàm phức tạp của khái niệm này sẽ cho chúng ta cơ sở quan trọng để tìm hiểu khái niệm “văn hoá kinh doanh”. 1.1.1.2 Khái niệm "kinh doanh" * Định nghĩa Kinh doanh là một hoạt động cơ bản của xã hội loài người. Hoạt động này xuất hiện gắn liền với sự xuất hiện của nền sản xuất hàng hoá. Ngay từ thời cổ đại, kinh doanh đã mang tư cách là một ngành nghề với sự góp sức của tầng lớp doanh nhân. - - 8 Vậy “kinh doanh” là gì ? Từ điển tiếng Việt do Văn Tân chủ biên định nghĩa về kinh doanh như sau: Kinh doanh tức là “dùng công sức, tiền tài mà tổ chức các hoạt động để kiếm lời như buôn bán, mở nhà máy” [20,573]. Định nghĩa này rõ ràng là còn thiếu, còn chung chung, chưa nêu được bản chất của hoạt động kinh doanh. Từ điển Từ và ngữ Việt nam của Nguyễn Lân giải thích: "kinh doanh là tổ chức hoạt động về mặt kinh tế để sinh lời” [21,994]. Định nghĩa này chỉ làm nổi bật được mục đích tối thượng của kinh doanh, còn vẫn thiếu tính cụ thể. Học giả Đỗ Minh Cương trong cuốn “Văn hóa kinh doanh và Triết lý kinh doanh” đã đưa ra một số định nghĩa về khái niệm này như sau:  Kinh doanh là một dạng thức của kinh tế với mục đích chính là đạt được lợi nhuận cho chủ thể.  Kinh doanh là tất cả nhứng hoạt động có mục tiêu cơ bản là đạt được lợi nhuận cho chủ thể.  Kinh doanh là việc thực hiện một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi [19,994]. Trong ba định nghĩa trên về “kinh doanh”, có thể thấy định nghĩa thứ ba là đầy đủ và cụ thể nhất. Với cách hiểu này, có thể thấy kinh doanh giữ một vai trò hết sức quan trọng trong đời sống xã hội: Kinh doanh là tác nhân đồng thời là điều kiện và phương tiện thúc đẩy nền khoa học kỹ thuật và công nghệ phát triển, tạo ra sự thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của xã hội loài người trên tất cả mọi lĩnh vực. * Đặc điểm - - 9  Các yếu tố cấu thành nên hoạt động kinh doanh bao gồm:  Chủ thể kinh doanh là những người làm kinh doanh, gồm các cấp độ như cá nhân, nhóm và tổ chức, cả tầng lớp doanh nhân.  Khách thể kinh doanh là khách hàng của chủ thể, bao gồm người tiêu dùng (cá nhân hoặc tập thể), các nhà kinh doanh khác...  Đối tượng kinh doanh thì tuỳ thuộc vào các lĩnh vực kinh doanh, hình thức kinh doanh... mà có thể là khác nhau. Ví dụ như: kinh doanh thương mại (bao gồm mua bán, trao đổi, lưu thông), kinh doanh sản xuất, kinh doanh dịch vụ (du lịch, tư vấn, giáo dục, y tế, viễn thông...) hoặc kinh doanh trên cả ba lĩnh vực: thương mại, sản xuất, dịch vụ... Trong số các loại hình trên, có thể nói kinh doanh thương mại là phổ biến nhất. Lịch sử đã từng chứng kiến những kiểu kinh doanh thương mại đỉnh cao như việc bỏ tiền đút lót để “buôn vua” của Lã Bất Vi thời Chiến quốc tại Trung quốc.  Mục đích chính của hoạt động kinh doanh thường là đạt được, đem lại lợi nhuận cho chủ thể kinh doanh. Dĩ nhiên cũng có trường hợp trong một vài vụ giao dịch kinh doanh, lợi nhuận không là mục đích chính như biểu diễn nghệ thuật để quyên tiền ủng hộ đồng bào bị bão lụt... Song đây là những trường hợp cá biệt không có tính chất lâu dài, và không thể hiện được bản chất của hoạt động kinh doanh.  Bản chất của quan hệ kinh doanh được thể hiện trong mối quan hệ trao đổi, ràng buộc lẫn nhau giữa chủ thể và khách thể. Người kinh doanh phải căn cứ vào nhu cầu, thị hiếu, sở thích của các khách hàng mục tiêu mà anh ta nhắm vào để cung cấp cho họ một lượng hàng hoá, dịch vụ nào đó, nhằm thu một lượng tiền với một mức lợi nhuận nhất định. Ngược lại, khách hàng có quyền chấp nhận hàng hoá và trả tiền hay không, qua đó thực hiện việc có bỏ phiếu hay không cho sự thành đạt của doanh nghiệp. - - 10  Nguyên tắc cơ bản của kinh doanh là đôi bên (chủ thể và khách thể) cùng có lợi. Trên đây, chúng ta vừa tìm hiểu hai khái niệm là khái niệm “văn hoá” và khái niệm “kinh doanh”. Hiểu đúng về hai khái niệm sẽ giúp chúng ta nắm được mối quan hệ biện chứng, hữu cơ giữa hoạt động kinh doanh và các yếu tố văn hoá. 1.1.1.3 Mối quan hệ giữa văn hoá và kinh doanh Thứ nhất, "Kinh doanh có văn hoá" tạo cơ sở cho một sự phát triển bền vững Từ trước tới nay, văn hoá thường bị liệt vào lĩnh vực “sản xuất phi vật chất”, luôn phụ thuộc vào lĩnh vực kinh tế. Kinh tế có phát triển thì mới có điều kiện vật chất để phát triển văn hoá.Tuy nhiên, “Khi các mục tiêu tăng trưởng kinh tế được đặt ra mà tách rời môi trường văn hoá thì kết quả thu đưọc sẽ rất khập khiễng, mất cân đối cả về kinh tế lẫn văn hoá, đồng thời tiềm năng sáng tạo của mỗi dân tộc sẽ bị suy yếu đi rất nhiều” (Tổng Giám Đốc UNESCO F.Mayor) [5,33]. Điều này là dễ hiểu vì bản chất của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận: “Với một lợi nhuận thích đáng thì tư bản trở nên can đảm. Được bảo đảm 10% lợi nhuận thì người ta có thể dùng tư bản vào đâu cũng được; được 20% thì nó hoạt bát hẳn lên; được 50% thì nó trở nên thật sự táo bạo; được 100% thì nó chà đạp lên mọi luật lệ của loài người; được 300% thì không còn tội ác nào là nó không dám phạm, dù có nguy cơ bị treo cổ”(C.Mác) [19,22]. Về vấn đề này, những năm gần đây đã có nhiều công trình nghiên cứu cho thấy: Sự thành công và năng động của các quốc gia Châu Á - Thái Bình Dương là do có sự bắt nguồn từ các yếu tố truyền thống, trong đó tính cộng đồng và ý thức dân tộc thể hiện rất cao trong quan hệ làm ăn, kinh doanh, sự - - 11 ham học hỏi, ham hiểu biết, sự cần cù vươn lên và tính nghiêm túc, kỷ luật cao trong công việc đã được nhấn mạnh. Nền kinh tế Việt nam cũng đã có một bước tiến đáng kể. Nguyên nhân thành công thực ra không phải do sự thúc đẩy tự động của các nhân tố kinh tế đơn thuần (như vốn, công nghệ, thông tin...) mà trước hết, là nhờ ở đổi mới tư duy trên cơ sở “lấy dân làm gốc”, đặt con người vào vị trí trung tâm của mọi chủ trương, chính sách và kế hoạch phát triển, khơi dậy và nhân lên các tiềm năng sáng tạo của mọi tầng lớp nhân dân bắt nguồn từ những giá trị truyền thống của dân tộc và tinh hoa văn hoá nhân loại. Các nhân tố văn hoá có tác động tích cực tới kinh doanh thì ngược lại, kinh doanh có phát triển bền vững cũng tạo các tiền đề vật chất hỗ trợ phát triển các hoạt động văn hoá. Chẳng hạn như ngày nay, một số doanh nghiệp thành đạt vẫn thường tài trợ cho các hoạt động văn hoá, thể thao. Một số công ty lớn còn lập các quỹ tài trợ cho các lĩnh vực phát triển văn hoá, giáo dục, và khoa học như quỹ Ford, quỹ Rốc cơ phen lơ, quỹ Toyota, quỹ học bổng của Sumitomo... Đương nhiên, đây cũng được coi như một thủ thuật Marketting của các hãng, song qua đó ta cũng thấy được sự tác động của kinh doanh đối với các hoạt động văn hoá. Như vậy, chỉ có trên cơ sở mối quan hệ hài hoà giữa kinh doanh và văn hoá thì các quốc gia mới mong đạt tới sự phát triển năng động, có hiệu quả và chất lượng cao về mọi mặt của đời sống. Thứ hai, Bản thân văn hoá cũng là một ngành kinh doanh Mỗi một dân tộc đều có những nét riêng biệt về văn hoá trên từng lĩnh vực, gọi là bản sắc văn hoá. Khi các giá trị văn hoá truyền thống ấy trở thành đối tượng kinh doanh, doanh nghiệp sẽ vừa thu được lợi nhuận lại vừa có thể quảng bá bản sắc văn hoá của dân tộc mình ra tầm thế giới. - - 12 Ai cũng biết rằng, ở Nhật bản có văn hoá “uống trà”, vốn được gọi là trà đạo. Trình tự, động tác pha trà hầu như ở nơi nào mà chả giống nhau. Thế nhưng, văn hoá “uống trà” ấy của Nhật bản vẫn thu hút biết bao du khách tới Nhật để mong được một lần được dự một bữa tiệc trà và được thưởng thức một htú vui tao nhã. Tiệc trà Huế cũng lịch lãm không kém. Nước pha trà phải là sương đêm đọng trên lá sen. Trà phải ướp trong hoa sen qua đêm cho ngấm hương. Và do cái nếp pha trà đó, mà nhiều vị khách người nước ngoài đã kiên nhẫn ngồi với một tiệc trà Huế hàng mấy tiếng đông hồ. Một trong những cơ hội kinh doanh rõ rệt nhất bắt nguồn từ văn hoá là du lịch. Tại Châu Á ngày nay, du lịch là một thị trường đầy triển vọng. Sự phát triển ngoạn mục của ngành du lịch là một trong những thay đổi đáng kể nhất trong thương mại quốc tế vào nửa sau thế kỷ 20. Doanh thu của hoạt động du lịch quốc tế tăng tới 18 lần từ năm 1970 đến 1993, từ 18 tỷ USD lên 324 tỷ USD. Năm 1996, ngành du lịch chiếm gần 10% hoạt động thương mại quốc tế [24,1]. Ngoài nguồn lợi xét về mặt thương mại ra, ngành du lịch còn có một vai trò rất lớn trong việc truyền bá các giá trị văn hoá, truyền thống của một quốc gia với thế giới. Tuy nhiên, điều làm cho các quốc gia đang đau đầu hiện nay là liệu sự phát triển này có là bền vững trong tương lai mà không làm xuống cấp các tài sản văn hoá vô giá đó. Số lượng du khách ngày càng tăng đòi hỏi phải mở rộng thêm cơ sở vật chất mà có nguy cơ biến những nơi yên ả, thanh bình, đầy nét truyền thống và mang đậm bản sắc hấp dẫn trở thành những nơi họp chợ ồn ào, rẻ tiền, và bẩn thỉu. Do nhiều nước ra sức mở rộng nhanh chóng cơ sở vật chất để phát triển du lịch ồ ạt kiểu con buôn nên tính xác thực của yếu tố văn hoá truyền thống bản địa đang bị chết dần, chết mòn. Mỉa mai là chính yếu tố văn hoá và các phong tục truyền thống xác thực lại là cái mà các khách du lịch muốn xem khi thăm di tích. - - 13 Vấn đề này đã được bàn đến tại Việt nam trong Hội thảo do Trung tâm di sản Thế giới của UNESCO và Ủy ban Quốc gia UNESCO của Việt nam tổ chức tại Huế về “Du lịch bền vững và sự phát triển di sản văn hoá”. Một trong những khía cạnh quan trọng nhất cuả cuộc Hội thảo nói trên là làm sáng tỏ vai trò tiềm năng của ngành du lịch trong việc bảo tồn và duy trì di sản văn hoá có thể làm tăng hiểu biết và lòng tự hào vủa người dân về lịch sử và nền văn minh của mình. Ngoài các hình thức kinh doanh kể trên, văn hoá cũng có thể trở thành một lĩnh vực đem lại lợi nhuận thông qua việc mua bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ hay qua việc biểu diễn các bộ môn nghệ thuật truyền thống... Có thể thấy rằng: văn hoá là cái vĩnh cửu, trường tồn của dân tộc. Bởi thế, nếu các doanh nhân chịu khó tìm hiểu kho tàng văn hoá dân tộc và suy nghĩ về nó trên góc độ kinh doanh thương mại, sẽ thấy ngay rằng chúng ta thừa sức làm giàu bằng chính nội lực văn hoá của minh. Thứ ba, Văn hoá và kinh doanh là hai lĩnh vực có các ngành chuyên biệt phục vụ mục đích của nhau Trong kinh doanh đã có một nền văn hoá kinh doanh thể hiện ở sự vận dụng khoa học và kỹ thuật, tổ chức và quản lý kinh doanh, ở nhứng cách thức giao tiếp và ứng xử trong kinh doanh, thương mại. Ngoài ra, có những ngành thuộc lĩnh vực văn hoá cũng có những bộ phận làm công việc kinh doanh. Công việc kinh doanh giúp cho các ngành đó có thêm điều kiện phát triển bản thân ngành mình,
Tài liệu liên quan