Khối liệu ngôn ngữ và công nghệ trong giảng dạy ngoại ngữ

Để đảm bảo chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập toàn cầu, cần có sự tham gia tích cực của đội ngũ các giảng viên có trình độ, nắm vững được công nghệ ngôn ngữ trong giảng dạy ngoại ngữ. Trong khuôn khổ báo cáo khoa học này, tác giả trình bày một số luận cứ về sự cần thiết của việc đào tạo đội ngũ giảng dạy ngoại ngữ trên cơ sở công nghệ ngôn ngữ hiện nay.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 149 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khối liệu ngôn ngữ và công nghệ trong giảng dạy ngoại ngữ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ti u ban 5: #ng d$ng công ngh và thit b trong ging dy và nghiên c%u v ngoi ng 722 KHỐI LIỆU NGÔN NGỮ VÀ CÔNG NGHỆ TRONG GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ Đào H(ng Thu Hội ngôn ngữ học Việt Nam Tóm t t: Để đảm bảo chất lượng dạy và học ngoại ngữ trong bối cảnh Việt Nam hội nhập toàn cầu, cần có sự tham gia tích cực của đội ngũ các giảng viên có trình độ, nắm vững được công nghệ ngôn ngữ trong giảng dạy ngoại ngữ. Trong khuôn khổ báo cáo khoa học này, tác giả trình bày một số luận cứ về sự cần thiết của việc đào tạo đội ngũ giảng dạy ngoại ngữ trên cơ sở công nghệ ngôn ngữ hiện nay. Abstract: To ensure the quality of teaching and learning foreign languages in the context of Vietnam's global integration, there should be active participation of highly qualified teachers having a through grasp of anguage technology in teaching language. Within the framework of this paper, the author presents some arguments about the need for training of foreign language teaching on the basis of current language technology. Như ta đã biết, quá trình hội nhập quốc tế và phát triển của một quốc gia luôn đòi hỏi việc sử dụng công nghệ tiên tiến trong hầu hết các lĩnh vực hoạt động của đời sống xã hội. Do vậy, dạy và học ngoại ngữ không là ngoại lệ. Thực tế đã cho thấy, trong một thời gian dài, việc dạy và học ngoại ngữ trong trường học Việt Nam không đạt hiệu quả như mong muốn. Các phương tiện thông tin đại chúng đã nhiều lần đề cập đến vấn đề này khi so sánh khả năng nói và tiếp nhận bài giảng bằng tiếng nước ngoài của du học sinh Việt Nam với du học sinh các nước đang theo học tại các trường đại học trên thế giới. Theo quan sát của tác giả, phần lớn người dạy và người học ngoại ngữ đều cảm nhận được điều này. Vấn đề là cần sử dụng công nghệ dạy và học ngoại ngữ phù hợp với người Việt Nam trong quá trình đào tạo ngành nghề. Nghiên cứu cho thấy rằng cần đặc biệt quan tâm đến 2 loại hình công nghệ khi tiến hành giảng dạy ngoại ngữ: 1) công nghệ giao tiếp: bao gồm khả năng giao tiếp và phương pháp giao tiếp. 2) công nghệ ngôn ngữ: bao gồm khả năng xử lý ngôn ngữ và phương pháp xử lý ngôn ngữ. Xuất phát từ thực tế giáo dục xã hội còn mang dấu ấn phong kiến, có thể thấy rằng phần lớn sinh viên đại học chưa được trang bị kiến thức về kỹ năng giao tiếp trong hoạt động ngôn ngữ, cũng như không linh hoạt trong việc tiếp cận các nền văn hóa, văn minh thế giới. Vấn đề là yếu tố quan trọng này dường như đã không được chú ý trong quá trình giảng dạy ngoại ngữ nhiều năm qua. Mục tiêu của bài báo nằm ở vấn đề thứ hai: công nghệ ngôn ngữ. Một số nhà ngôn ngữ học Việt Nam nhìn nhận ngoại ngữ không từ góc độ ngôn ngữ như nó phải có. Trước hết, tác giả bài báo thấy cần nêu rõ quan điểm là ngoại ngữ chính là ngôn ngữ nước ngoài. Vì vậy, bất kỳ ngoại ngữ nào cũng đều mang đầy đủ các đặc điểm của một ngôn ngữ được coi là chính thức. Công nghệ ngôn ngữ được đề cập trong khuôn khổ bài báo liên quan chặt chẽ đến ngôn ngữ học khối liệu, một chuyên ngành nằm giữa ngôn ngữ học và công nghệ thông tin. Hiện nay, tại nhiều nước trên thế giới, thuật ngữ “khối liệu” (corpus) và các sản phẩm giáo dục trên cơ sở khối liệu ngôn ngữ đã trở nên quen thuộc đối với các nhà nghiên cứu ngôn ngữ, giảng viên và người học ngoại ngữ, các dịch giả. Khái niệm ngôn ngữ học khối liệu xuất hiện ở Việt Nam vào đầu năm 2007. Vì vậy, sử dụng khối liệu trong nghiên cứu ngôn ngữ, dịch thuật, dạy và học ngoại ngữ còn đang là vấn đề mới mẻ, mặc dù rất cần thiết, về mặt lí thuyết và thực hành. Khối liệu ngôn ngữ và phần mềm khối liệu trên Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 723 máy tính đang có ảnh hưởng ngày càng mạnh mẽ, đóng vai trò làm nguồn ngữ liệu và tài liệu sư phạm rất phong phú, gọn nhẹ trong dạy/học ngoại ngữ. Tuy nhiên, trong môi trường nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ hiện nay vẫn chưa cập nhật nhiều thông tin về khối liệu ngôn ngữ và việc sử dụng khối liệu vào việc giảng dạy. Các sản phẩm giáo dục trên cơ sở khối liệu ngôn ngữ như từ điển điện tử, đối chiếu ngôn ngữ, các bài tập luyện kỹ năng ngôn ngữ và v.v. ảnh hưởng đáng kể đến quá trình giảng dạy và nghiên cứu ngôn ngữ (bản ngữ và ngoại ngữ). Vấn đề là trước khi sử dụng khối liệu ngôn ngữ, người học cần được giới thiệu về khái niệm khối liệu và ngôn ngữ học khối liệu, ví dụ, thế nào là khối liệu? các khối liệu liên kết với dạy và học ngoại ngữ như thế nào? có thể sử dụng khối liệu ra sao? và v.v.. Công nghệ ngôn ngữ dành cho giảng dạy ngoại ngữ có thể xét từ góc độ khả năng xử lý ngôn ngữ và phương pháp xử lý ngôn ngữ. Đơn giản nhất trong xử lý ngôn ngữ là sử dụng công nghệ ngôn ngữ với công cụ là khối liệu ngôn ngữ chuyên dụng. I. Sử dụng khối liệu ngôn ngữ chuyên dụng trong giảng dạy và nghiên cứu Thực tế đã chứng minh rằng khối liệu ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực cuộc sống xã hội của một quốc gia như kinh tế, giáo dục, chuyển giao công nghệ v.v. Trong lĩnh vực giảng dạy, việc sử dụng khối liệu ngôn ngữ làm tăng rõ rệt hiệu quả quá trình dạy và học, cụ thể là làm tăng tính tích cực tham gia vào bài học trên lớp, thúc đẩy tính sáng tạo của người học trong quá trình học tập và nghiên cứu. Sử dụng khối liệu ngôn ngữ cho phép người dạy đánh giá khả năng của người học chính xác hơn là đánh giá người học qua nhận định cảm tính tổng thể, bởi vì việc sử dụng khối liệu cho phép người dạy kiểm tra một cách chi tiết các phần mục cần thiết hoặc chú giải cụ thể các lỗi riêng biệt của người học trong quá trình giảng dạy. Trong dạy và học ngoại ngữ, việc sử dụng khối liệu giúp người dạy có thêm nhiều thời gian để nâng cao chất lượng giảng dạy, giúp người học có thể tập phát âm theo chuẩn ngôn ngữ ngay từ những bài học đầu tiên và khi không có giảng viên bản ngữ. Khối liệu ngôn ngữ được sử dụng nhiều trong dạy viết các thể loại văn bản bằng ngoại ngữ được học đã làm giảm bớt rất nhiều công sức và thời gian của người dạy, đồng thời giúp người học tiếp thu bài giảng một cách dễ dàng hơn. Trong nghiên cứu ngôn ngữ, khối liệu giúp làm giảm đáng kể thời gian và sức lực nghiên cứu, đồng thời, đảm bảo độ chính xác của các nghiên cứu có nội dung lớn và phức tạp. Các khối liệu ngôn ngữ cung cấp ngữ liệu một cách chính xác cho việc nghiên cứu và giảng dạy ngoại ngữ, cho việc biên soạn các tài liệu ngữ pháp và từ điển. Các phân tích ngôn ngữ trong khối liệu giúp người dạy có thể tìm được những tình huống ngôn ngữ khác nhau phù hợp với trình độ của người học. Nghiên cứu khối liệu ngôn ngữ dành cho người học ngoại ngữ cung cấp nhiều thông tin hữu ích về các quá trình học ngoại ngữ nói chung. Các khối liệu ngôn ngữ chuyên dụng cho phép kiểm tra ngôn ngữ biểu đạt của người học, qua đó, giúp người dạy có thể sửa lỗi cho người học một cách nhanh chóng và chính xác nhất. Nắm vững phương pháp sử dụng khối liệu ngôn ngữ cho phép xử lý hiệu quả ngữ liệu trong khối liệu và cung cấp các chi tiết bổ sung về tần số đặc trưng ngôn ngữ riêng biệt trong các ngữ cảnh đặc thù. Thông thường, khối liệu ngôn ngữ được sử dụng phổ biến không chỉ trong giảng dạy ngoại ngữ nói chung, mà còn cả trong các lĩnh vực khoa học chuyên sâu như tiếng Anh chuyên ngành (ESP), đặc biệt là tiếng Anh hàn lâm chuyên ngành (EAP). Ở đây, khối liệu được sử dụng chủ yếu trong dạy và học viết các thể loại văn bản bằng tiếng Anh thuộc các chuyên ngành khoa học và công nghệ khác nhau như chế tạo máy, công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, môi trường v.v. Sử dụng khối liệu ngôn ngữ làm tăng tính độc lập của người học trong học tập và nghiên cứu. Khi sử dụng khối liệu ngôn ngữ, người học có thể Ti u ban 5: #ng d$ng công ngh và thit b trong ging dy và nghiên c%u v ngoi ng 724 xác định một cách dễ dàng nhiệm vụ trọng tâm và tìm ra được các phương pháp học tập và nghiên cứu riêng cho bản thân mà người dạy có thể không bao quát hết được. Điều này không có nghĩa là vai trò của người dạy bị giảm, mà ngược lại, được tăng lên và đa dạng hóa một cách rõ rệt. Người dạy lúc này đóng vai trò của người hướng dẫn, cố vấn cho người học tiếp nhận kiến thức mới hoặc là người đồng nghiên cứu với người học trong quá trình nghiên cứu của người học. II. Hướng sử dụng khối liệu ngôn ngữ chuyên dụng trong nghiên cứu và giảng dạy Các khả năng nêu trên của việc sử dụng khối liệu ngôn ngữ không có nghĩa là để đảm bảo chất lượng nghiên cứu và giảng dạy theo nhu cầu xã hội hiện nay thì chỉ cần sử dụng khối liệu ngôn ngữ và phần mềm của nó là đủ. Vấn đề là ở chỗ khi sử dụng khối liệu ngôn ngữ, người nghiên cứu, người dạy và người học cần phải điều chỉnh những thay đổi về mặt định tính và định lượng kiến thức, kĩ năng và phương pháp sao cho phù hợp với yêu cầu của đề tài, dự án, của chương trình từng khóa học cụ thể để đạt được kết quả như mong muốn. Như vậy, ngoài việc đầu tư máy tính và thiết bị cho khối liệu ngôn ngữ, cần có sự đầu tư cơ bản về kĩ năng xây dựng và sử dụng chúng. Trước khi thực hiện nghiên cứu hoặc giảng dạy ngôn ngữ, cần giới thiệu cách sử dụng khối liệu nói chung trên máy tính như làm quen với việc khai thác ngữ liệu trong khối liệu và với các kĩ năng thực hành nói, nghe, đọc, viết trên cơ sở khối liệu. Trong các điều kiện cho phép, có thể nâng cao kiến thức về khối liệu cho người học bằng cách giới thiệu các phương pháp nghiên cứu và xây dựng khối liệu ngôn ngữ. Do khối liệu ngôn ngữ được sử dụng ngày càng rộng rãi, người sử dụng không chỉ quan sát hoạt động của khối liệu, mà còn cần tham gia trực tiếp vào quá trình hoạt động của khối liệu. Khối liệu ngôn ngữ cũng là nguồn cung cấp thông tin có giá trị về tần số đặc trưng ngôn ngữ trong các ngữ cảnh khác nhau, vì vậy đối với việc sử dụng khối liệu trong học ngoại ngữ, người học cần nhận thức và theo dõi được những thay đổi về tần số sử dụng ngôn ngữ trong ngữ cảnh để sử dụng được các cấu trúc câu phù hợp khi thực hiện các bài tập thực hành và người dạy cần có các thông tin cập nhật về khối liệu sử dụng, cần luôn ở vị trí là người hướng dẫn, tư vấn cho người học trong quá trình dạy và học. Điều này đòi hỏi người dạy phải có nhận thức về khối liệu và lượng kiến thức vượt tầm các thông tin sẵn có trong tài liệu giảng dạy. Một số ví dụ về khối liệu ngôn ngữ được xây dựng và sử dụng trong nghiên cứu và giảng dạy: Hình 1: Khảo sát tần số sử dụng từ trong một hoặc nhiều bài học Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 725 Hình 2: Lựa chọn từ mới và các ví dụ, có đối chiếu với tiếng mẹ đẻ Hình 3: Mở rộng thành phần câu được phân tích Ti u ban 5: #ng d$ng công ngh và thit b trong ging dy và nghiên c%u v ngoi ng 726 Hình 4: Mở rộng thành phần câu được phân tích (tiếp theo) Hình 5: Mở toàn bộ văn bản, có đối chiếu với tiếng mẹ đẻ Chin lc ngoi ng trong xu th hi nhp Tháng 11/2014 727 Hình 6: Đối chiếu các thành phần câu với tiếng mẹ đẻ III. Kết luận Việc sử dụng khối liệu ngôn ngữ cho thấy mô tả ngôn ngữ của quá trình nghiên cứu và giảng dạy trên cơ sở khối liệu được dịch chuyển một cách tích cực từ các nguyên tắc chung và loại trừ sang các cấu trúc mềm dẻo và ngữ cảnh - đặc trưng. Sử dụng khối liệu ngôn ngữ giúp người dạy tiết kiệm công sức và thời gian trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học, giúp người học có thể tiếp nhận ngôn ngữ được học một cách nhanh chóng và sáng tạo, giúp tăng cường sự hợp tác thày – trò trong quá trình dạy/học và nghiên cứu. Sử dụng khối liệu ngôn ngữ chuyên dụng trong nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ nói chung, ngoại ngữ nói riêng, giúp nhìn nhận, đánh giá khách quan hơn vai trò của người dạy và người học khi nhấn mạnh vai trò cố vấn, hướng dẫn của người dạy và vai trò tự chủ, độc lập của người học. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Aston, G. (1996). The British National Corpus as a language learner resource. Paper presented at the second conference on Teaching and Language Corpora, Lancaster University, UK, 9-12 August 1996. 2. Aston G., Bernardini, S. & Stewart, D. (Eds.) (2004). Corpora and language learners. Amsterdam/Philadelphia: Benjamins. 3. Atwell, E., Gent, P., Medori, J. & Souter, C. (2003). Detecting student copying in a corpus of science laboratory reports. In D. Archer, P. Rayson, A. Wilson & T. McEnery (Eds.), Proceedings of CL2003: International Conference on Corpus Linguistics. UCREL technical paper number 16 (pp.48-53). UCREL, Lancaster University. 4. Balow Michael. ParaConc and Parallel Corpora in Contrastive and Translation Studies. Houston TX, 2008. 5. Coxhead, A. (2002). The academic word list: A corpus-based word list for academic purposes. In B. Kettemann & G. Marko (Eds.), Teaching and learning by doing corpus analysis (pp. 73-89). Amsterdam: Rodopi. 6. Dudley-Evans, T. & St John, M.J. (1998). Developments in English for Specific Purposes: A multi disciplinary approach. Cambridge: Cambridge University Press. 7. Nesselhauf, N. (2005). Collocations in a learner corpus. Amsterdam: John Benjamins. 8. McEnery T., Wilson A. (1999). Corpus Linguistics. – Edinburgh: Edinburgh University Press. 9. Леонтьева Н.Н. (2005). Неполнота и смысловое сжатие в текстовом корпусе // Сборник: Труды международной конференции «Труды международной конференции «MegaLing'2005. Прикладная лингвистика в поиске новых путей» – 2005. 10. Марчук Ю.Н. (2002). Корпус текстов и сверхбольшие базы лингвистических данных // Сборник: Труды международной конференции «Корпусная лингвистика – 2002». - Издательство Санкт-Петербургского университета, 2002. 11. Беляева Л.Н. (2003). Теория и практика перевода. С-Петербург, 2003. 12. Дао Хонг Тху (2006). Корпус параллельных текстов в аспекте корпусной лингвистики // Проблемы современной филологии и лингводидактики, сб. научных трудов, СПб, изд.РГПУ им.А.И.Герцена, с.23-28. 13. Лингвистический энциклопедический словарь (1990). Главн. ред. В.Н. Ярцева. М. - 685 с. 14. Hong Thu Dao (2011). Linguistique de Corpus dans I’économie mondiale // Les apports des sciences humaines et sociales au développement socio- économique. Actes du colloque international, Hanoi – 2011, pp.153-155. 15. Đào Hồng Thu (2009). Ngôn ngữ học khối liệu và những vấn đề liên quan (Quyển 1). Nxb. Khoa học xã hội.
Tài liệu liên quan