Lịch sử tiến hóa của nhân loại đã khẳng định : sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là một tiến bộ so với chính các chế độ xã hội có giai cấp trước đó. Nhờ các cuộc đại phát kiến địa lý mà loài người đã thay đổi cơ bản về nhận thức thế giới, xóa tan cái bóng tối của “đêm trường trung cổ’’ do các tư tưởng triết học phản động trùm lên khắp châu âu suốt mười lăm thế kỉ dằng dặc. nhờ các phát minh khoa học, đặc biệt là máy hơi nước, sức lao động của con người được giải phóng kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của lực lựơng sản xuất, năng suất lao động tăng lên, việc khai thác các nguồn lợi từ thiên nhiên được tăng cường,của cải xã hội ngày một thêm nhiều.Sự phục hưng của châu âu,mà khởi đầu bằng phong trào phục hưng hội họa từ Italia, đã đem lại cho đời đời sống văn hóa tinh thần của nhân loại khí thế mới, mở rộng nhãn quan về cái đẹp, về sự chân thực và hướng thay đổi tính thiện.Đáng lý ra,trong điều kiện tiếp thu và kế thừa những thành tựu rực rỡ đó thì xã hội và con người trong xã hội ấy phải được giải phóng ; trái lại, chủ nghĩa tư bản ra đời một lần nữa nhấn chìm quần chúng nhân dân lao động xuống vũng bùn của sự nghèo khổ và cơ cực. Quá trình tích lũy cơ bản ngày càng đẩy họ vào con đường bần cùng hóa, tha hóa họ. Nền sản xuất bằng máy móc đã vô sản hóa những người gốc gác là nông dân nay mất hết ruộng đất và mất hết các tư liệu sản xuất khác. Đa số người lao động trở thành trắng tay cũng là lúc của cải xã hội tập trung vào các nhà tư bản. Hàng hóa làm sức lao động ngày thêm rẻ mạt, thì các nhà tư bản ngày càng thu nhiều lợi nhuận từ sự bóc lột thảm khốc giá trị thặng dư của người lao động. Điều này không chỉ diễn ra dưới sự phân tích sắc sảo và khoa học của Các Mác và Ăngghen. Ngày nay sau ba trăm năm tồn tại và phát triển,mặc dù đã ” tự điều chỉnh ’’và có nhiều thay đổi, song dường như cái bản chất cố hữu của chủ nghĩa tư bản vẫn thế, chỉ khác chăng là hình thức hiện đại hơn, phương pháp vận hành linh hoạt hơn, kĩ năng bóc lột tinh vi hơn. Do thế mà sự lũng đoạn của chủ nghĩa đế quốc hiện đại vẫn có xu hướng tác động sâu sắc và rộng lớn đến đời sống chính trị, xã hội và kinh tế trên quy mô quốc tế.Nhiều quốc gia độc lập chỉ trên danh nghĩa, còn thực tế lại chịu sự điều khiển từ bên ngoài,ngay cả nội các chính phủ cũng mất khả năng tự chủ, tự quyết. Chủ nghĩa đế quốc hiện đại ngày nay thực hiện sự can thiệp đối với toàn thế giới, cũng như với từng quốc gia cụ thể bằng nhiều cách, để thực hiện mưu đồ bá chủ toàn cầu. Gây xung đột vũ trang, đảo chính chính trị , phong tỏa kinh tế, cấm vận toàn diện và cấm vận cục bộ, tiến hành chiến tranh lạnh, thực hiện toàn cầu hóa, thậm chi cả “biện pháp” nhân quyền tức là không từ một thủ đoạn nào miễn sao tất cả thế giới phải phụ thuộc vào sự điều khiển của các nhà tài phiệt. Chủ nghĩa đế quốc Mỹ là một điển hình sinh động nhất, Vùng Trung Cận Đông giàu có bởi dầu lửa, luôn luôn là điểm nóng của các cuộc xung đột vũ trang. Lục địa Phi tiềm tàng về tài nguyên khoáng sản mà chưa bao giờ thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu.Một Liên Xô hùng cường với hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu “bỗng dưng ’’tan rã và sụp đỗ. Ngay cả Tây Âu, bao gồm các nước tư bản già cỗi, cũng phải liên minh với nhau để mong thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ. Với hai phương diện : đồng đô la và cũ khí,các nhà tư bản tài phiệt quốc tế đã dựng nên một thứ quyền lực, từ đó gây sự bất ổn triền miên cho cả thế giới trong suốt thế kỷ XX và kéo dài qua thế kỷ XXI này.
5 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2271 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem nội dung tài liệu Không có độc lập dân tộc thì không có nền kinh tế tự chủ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Không có độc lập dân tộc thì không có nền kinh tế tự chủ
KHÔNG CÓ ĐỘC LẬP DÂN TỘC THÌ KHÔNG CÓ NỀN KINH TẾ TỰ CHỦ
“ Không có gì quý hơn độc lập tự do’’ được chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định là một chân lý tuyệt đối. Người đã nói lên khát vọng vĩnh hằng mà toàn thể nhân loại đã đấu tranh từ đời này sang đời khác không biết mệt moỉ, nhưng đến nay vẫn chưa “ hoàn toàn ’’ ( chữ của Hồ Chí Minh ). Nói về sự ham muốn tột bậc của mình, hai lần người nhắc đến chữ hoàn toàn ‘’’:..” nước ta hòn toàn độc lập, dân ta được hoàn toàn tự do ….’’,tức là triệt để hay là thực sự độc lập và tự do, chứ không phải là độc lập tự do theo kiểu hình thức, nửa vời – điều mà các cuộc cách mạng tư sản đã mắc phải. Ngay từ khi mới mười ba tuổi, những chữ pháp :”tự do’’, bình đẳng và bác ái đã in sâu vào tâm thức và day dứt tâm hồn cậu thiếu niên Nguyễn Sinh Cung. Chàng thanh niên Nguyễn Tất Thành đã quyết tâm xuất dương tìm cho được nền độc lập của Việt Nam. Trên đường bôn ba khắp thế giới và dừng chân ở các nước tư bản lớn, Nguyễn Aí Quốc đã phát hiện ra rằng :thợ thuyền ở chính quốc cũng bị bóc lột thậm tệ chẳng khác gì người lao động ở thuộc địa. người nhận xét :” để che đậy sự xấu xa của chế độ bóc lột đầy tội ác chủ nghĩa tư bản thực dân luôn luôn trang điểm cho cái huy chương mục nát của nó bằng những châm ngôn lý tưởng : Bác ái, Bình đẳng ,..’’.Và người gắn chủ nghĩa đế quốc thực dân cái biểu tượng sinh động nhất, bản chất nhất - đó là “ con đỉa hai vòi ’’, một loài sinh vật chuyên hút máu người để tồn tại.Lịch sử tiến hóa của nhân loại đã khẳng định : sự ra đời của chủ nghĩa tư bản là một tiến bộ so với chính các chế độ xã hội có giai cấp trước đó. Nhờ các cuộc đại phát kiến địa lý mà loài người đã thay đổi cơ bản về nhận thức thế giới, xóa tan cái bóng tối của “đêm trường trung cổ’’ do các tư tưởng triết học phản động trùm lên khắp châu âu suốt mười lăm thế kỉ dằng dặc. nhờ các phát minh khoa học, đặc biệt là máy hơi nước, sức lao động của con người được giải phóng kéo theo sự phát triển mạnh mẽ của lực lựơng sản xuất, năng suất lao động tăng lên, việc khai thác các nguồn lợi từ thiên nhiên được tăng cường,của cải xã hội ngày một thêm nhiều.Sự phục hưng của châu âu,mà khởi đầu bằng phong trào phục hưng hội họa từ Italia, đã đem lại cho đời đời sống văn hóa tinh thần của nhân loại khí thế mới, mở rộng nhãn quan về cái đẹp, về sự chân thực và hướng thay đổi tính thiện.Đáng lý ra,trong điều kiện tiếp thu và kế thừa những thành tựu rực rỡ đó thì xã hội và con người trong xã hội ấy phải được giải phóng ; trái lại, chủ nghĩa tư bản ra đời một lần nữa nhấn chìm quần chúng nhân dân lao động xuống vũng bùn của sự nghèo khổ và cơ cực. Quá trình tích lũy cơ bản ngày càng đẩy họ vào con đường bần cùng hóa, tha hóa họ. Nền sản xuất bằng máy móc đã vô sản hóa những người gốc gác là nông dân nay mất hết ruộng đất và mất hết các tư liệu sản xuất khác. Đa số người lao động trở thành trắng tay cũng là lúc của cải xã hội tập trung vào các nhà tư bản. Hàng hóa làm sức lao động ngày thêm rẻ mạt, thì các nhà tư bản ngày càng thu nhiều lợi nhuận từ sự bóc lột thảm khốc giá trị thặng dư của người lao động. Điều này không chỉ diễn ra dưới sự phân tích sắc sảo và khoa học của Các Mác và Ăngghen. Ngày nay sau ba trăm năm tồn tại và phát triển,mặc dù đã ” tự điều chỉnh ’’và có nhiều thay đổi, song dường như cái bản chất cố hữu của chủ nghĩa tư bản vẫn thế, chỉ khác chăng là hình thức hiện đại hơn, phương pháp vận hành linh hoạt hơn, kĩ năng bóc lột tinh vi hơn. Do thế mà sự lũng đoạn của chủ nghĩa đế quốc hiện đại vẫn có xu hướng tác động sâu sắc và rộng lớn đến đời sống chính trị, xã hội và kinh tế trên quy mô quốc tế.Nhiều quốc gia độc lập chỉ trên danh nghĩa, còn thực tế lại chịu sự điều khiển từ bên ngoài,ngay cả nội các chính phủ cũng mất khả năng tự chủ, tự quyết. Chủ nghĩa đế quốc hiện đại ngày nay thực hiện sự can thiệp đối với toàn thế giới, cũng như với từng quốc gia cụ thể bằng nhiều cách, để thực hiện mưu đồ bá chủ toàn cầu. Gây xung đột vũ trang, đảo chính chính trị , phong tỏa kinh tế, cấm vận toàn diện và cấm vận cục bộ, tiến hành chiến tranh lạnh, thực hiện toàn cầu hóa, thậm chi cả “biện pháp” nhân quyền…tức là không từ một thủ đoạn nào miễn sao tất cả thế giới phải phụ thuộc vào sự điều khiển của các nhà tài phiệt. Chủ nghĩa đế quốc Mỹ là một điển hình sinh động nhất, Vùng Trung Cận Đông giàu có bởi dầu lửa, luôn luôn là điểm nóng của các cuộc xung đột vũ trang. Lục địa Phi tiềm tàng về tài nguyên khoáng sản mà chưa bao giờ thoát khỏi nghèo nàn và lạc hậu.Một Liên Xô hùng cường với hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa Đông Âu “bỗng dưng ’’tan rã và sụp đỗ. Ngay cả Tây Âu, bao gồm các nước tư bản già cỗi, cũng phải liên minh với nhau để mong thoát khỏi sự lệ thuộc vào Mỹ. Với hai phương diện : đồng đô la và cũ khí,các nhà tư bản tài phiệt quốc tế đã dựng nên một thứ quyền lực, từ đó gây sự bất ổn triền miên cho cả thế giới trong suốt thế kỷ XX và kéo dài qua thế kỷ XXI này.Và, trong cuộc đấu tranh chống lại sự khủng hoàng toàn diện do chủ nghĩa đế quốc gây ra, khắp thế giới đều nhắc đến chân lý “ không có gì quý hơn độc lập, tự do ’’ mà Hồ Chí Minh đã từng phát biểu và đã từng hiến trọn cả cuộc đời đấu tranh vì lý tưởng cao đẹp ấy. Chân lý ” không có gì quý hơn độc lập, tự do ’’ đã trở thành động lực,là lực lượng vật chất của cuộc đấu tranh trên tất cả các phương diện của đời sống nhân loại. Nhà báo Cu Ba MacTa Rôgrat viết :” đã từ lâu người ta chỉ đơn giản gọi Người là “Bác Hồ ’’.”Không có gì quý hơn độc lập, tự do ’’ đó là khẩu hiệu của Người. Khẩu hiệu đó là sức mạnh lôi kéo dân tộc của Người cho đến hơi thở cuối cùng, cho đến thắng lợi cuối cùng ’’.Ngay giữa lòng châu Âu – quê hương của chủ nghĩa tư bản, Nguyễn Ái Quốc đã dõng dạc lên án chũ nghĩa thực dân. Khi viết tác phẩm “Bản án chế độ thực dân Pháp ’’ , Hồ Chí Minh đã thực là một chiến sĩ của phong trào cộng sản quốc tế. Người ủng hộ quốc tế ba và tham gia đảng Cộng Sản Pháp. Người đã đọc “đề cương về vấn đề dân tộc và thuộc địa ’’ của Lê Nin và từ đó không ngừng vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Lê Nin. Người đã nhận thức sâu sắc giá trị to lớn của cuộc cách mạng tháng Mười Nga vĩ đại, Người đã từng thâm nhập vào đời sống thợ thuyền của nhiều nước thuộc địa và các nước nước tư bản phát triển. Tất cả những vốn sống thực tiễn, hết sức phong phú và đa dạng, và những kiến thức sâu rộng cùng với hoài bão lớn lao và ý chí sắt đá, Nguyễn ÁI Quốc đã đem đến cho quần chúng lao động bị áp bức một luồng ánh sáng mới, thỏa mãn cả lý trí và tình cảm của họ. đồng thời thu hút mạnh mẽ sự chú ý của nhiều lớp người tiến bộ nhưng còn đang mơ hồ, lúng túng, để chọn lựa con đường giải phóng đúng đắn. Người đã tiên phong thức tỉnh các dân tộc bị áp bức :”Nếu những công nhân bản xứ khốn khổ kia, thường là rất ngoan ngoãn, dễ sai dễ bảo, không được giáo dục và tổ chức, đã đi đến chỗ phải tập hợp nhau lại –do bản năng tự vệ, nếu có thể nói như thế - và đấu tranh chống những đòi hỏi tàn bạo của chủ, thì đó là vì tình cảnh của họ quá ư khốn khổ, khốn khổ đến mức mà ở châu Âu người ta không thể tưởng tượng được. Đây là lần đầu tiên, một phong trào như thế nhóm lên ở thuộc địa. Chúng ta hãy ghi lấy dấu hiệu đó của thời đại và chúng ta đừng quên rằng bổn phận của chúng ta – những người lao động ở chính quốc – không phải chỉ tỏ tình đoàn kết với những anh em cùng giai cấp ở đấy bằng lời nói, mà còn phải giác ngộ họ, giáo dục họ về ý thức tổ chức và về phương pháp tổ chức”Nguồn sáng mới mà Hồ Chí Minh đem đến cho các dân tộc bị áp bức ở nửa đầu thế kỷ XX, không chỉ là sự tố cáo đanh thép tội ác của chủ nghĩa thực dân đối với nhân dân lao động ở thuộc địa và chính quốc, mà còn ở chỗ Người đã chỉ ra bản chất của sự bóc lột và “nghệ thuật ’’ bóc lột của chủ nghĩa tư bản đế quốc, để từ đó,quan trọng hơn, là người đã vạch ra con đường đấu tranh xóa bỏ sự bóc lột, gianh lại những quyền mà mỗi dân tộc và nhân dân lao động phải được hưởng. Đó là cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, để đi đến độc lập và tự do hoàn toàn.Người viết : chủ nghĩa tư bản là một con đỉa có một cái vòi bám vào giai cấp vô sản ở chính quốc và một cái vòi khác bám vào giai cấp vô sản ở thuộc địa. Nếu muốn giết con vật ấy, người ta phải đồng thời cắt cả hai vòi.Nếu người ta chỉ cắt một vòi thôi,thì cái vòi còn lại kia vẫn tiếp tục hút máu của giai cấp vô sản, con vật vẫn tiếp tục sống và cái vòi bị cắt đứt lại sẽ mọc ra ’’ .Người chỉ ra rằng,cách mạng tháng Mười Nga hiểu rõ điều đó và đã thành công rực rỡ, nêu một tấm gương cho giai cấp vô sản thế giới vế những điều họ có thể làm và phải làm.Ngay sau đó, năm 1927, lần đầu tiên tại Quảng Châu Trung Quốc, Nguyễn Ái Quốc cho xuất bản tác phẩm ”Đường cách mệnh ’’ . Đây là tác phẩm thể hiện rất rõ những luận điểm cách mạng của Hồ Chí Minh và sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác-Lênin vào hoàn cảnh cụ thể Việt Nam của người. Sự sáng tạo ấy không chỉ là sự vận dụng các nguyên lý, quan điềm, phương pháp, biện pháp tổ chức cách mạng của chủ nghĩa Mac-lênin, mà Hồ Chí Minh còn thể hiện sức sáng tạo to lớn trong cách hiểu và truyền đạt những vấn đề lý luận phức tạp, đa dạng của học thuyết Mác-Lênin thành đơn giản dễ hiểu.Người chủ trương, viết “sách này chỉ ước ao sao đồng bào xem rồi thì nghĩ lại, nghĩ rồi thì tỉnh dậy, tỉnh rồi thì đứng lên đoàn kết nhau mà làm kách mệnh ’’ .Chính sự giản dị ấy lại có sức mạnh tuyên truyền, giáo dục để nhân dândi đến giác ngộ, thúc giục họ hành động.Đối với một dân tộc có tới chín mươi tám phần trăm người mù chữ như Việt Nam thời đó,thì câu trả lời của Hồ Chí Minh “ kách mệnh là phá cái cũ đổi ra cái mới, phá cái xấu đổi ra cái tốt ’’ thực sự có hiệu quả và có sức lan tỏa nhanh chóng ; bởi cách giải thích ấy vừa nói lên bản chất, mục tiêu của cách mạng, đồng thời thỏa mãn khát vọng, quyền lợi của quần chúng nhân dân, khuyến khích họ đứng vào đội ngũ cách mạng một cách tự giác với niềm hứng khởi,lạc quan và tin tưởng vào thắng lợi cuối cùng. Tư tưởng Hồ Chí Minh dễ đi vào lòng người Việt Nam và ăn sâu vào tâm thức của họ chính là do Người có một phong cách lý luận riêng,độc đáo. Cũng trong tác phẩm “ Đường cách mệnh ’’, lý luận cách mạng của người rất khúc chiết và có tầm khái quát cô đọng,kiệm lời đến mức không thể hơn được nữa, nhưng rất đầy đủ, bao gồm toàn diện các quan điểm cơ bản, chính yếu của phép duy vật lịch sử, phép duy vật biện chứng và chủ nghĩa xã hội khoa học. Không chỉ am hiểu sâu sắc học thuyết Mác- lênin và chỉ ra bản chất cách mạng chân thực nhất trong tư tưởng của hai người thầy vĩ đại của cách mạng vô sản thế giới, Hồ Chí Minh còn am hiểu tường tận về triết học, lịch sử, xã hội học, các tri thức về khoa học tự nhiên và khoa học xã hội, đặc biệt là sự hiểu biết kỹ lưỡng các nền văn hóa, các nền văn minh của nhân loại, cộng với vốn sống thực tiễn đa dạng, nên những tác phẩm của Người có sức lôi cuốn, lay động, thuyết phục mọi người đồng cảm với tư duy lý luận của mình.Nhưng, cái gốc gác sâu xa của sự thuyết phục đó lại xuất phát từ cái tâm trong sáng, từ lý tưởng sống, tình cảm chân thành, bầu nhiệt huyết, một lòng thiết tha về sự độc lập, tự do hoàn toàn cho đất nước và nhân dân của Người. Mọi suy nghĩ và hành động của người đều hướng về mục tiêu duy nhất đó. Khi bóng tối của chủ nghĩa đế quốc thực dân còn đang trùm lên tất cả các dân tộc thuộc địa,trong đó có đất nước thân yêu của mình, Hồ Chí Minh vẫn hằng khát khao và tin tưởng vào tương lai xán lạn của dân tộc và nhân dân mình.Con đường đi đến độc lập dân tộc đã được người vạch ra chi tiết, cụ thể cả về lý luận cũng như thực tiễn.Người viết :”trước hết phải có đảng cách mệnh,để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mạng mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy. Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm nòng cốt, trong đảng ai cũng phải hiểu,ai cũng phải theo chủ nghĩa ấy.Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ nam. Bây giờ học thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất, kách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin ’’. Điều quan trọng nổi bật nhất trong lý luận cách mạng của Hồ Chí Minh là độc lập dân tộc phải gắn liền với tự do cho nhân dân. Theo người, nước được độc lập mà dân không được hưởng quyền tự do,vẫn nghèo nàn lạc hậu thì sự độc lập ấy không có giá trị đích thực. Tính biện chứng ấy có nghĩa rằng, nhiệm vụ đầu tiên và cũng là mục tiêu cuối cùng của cách mạng dân tộc là phải mang hạnh phúc cho nhân dân. Muốn thực hiện được điều đó thì chính đảng của cách mạng phải hoạch định đường lối chiến lược phát triển kinh tế-xã hội và tổ chức nhân dân lao động thực hiện một cách có kế hoạch, tức là xác định một phương thức sản xuất kiểu mới hoàn toàn khác với phương thức sản xuất mà cách mạng vừa xóa bỏ. Điều này đã được Nguyễn Ái Quốc trình bày kỹ ở chương “Hợp tác xã ’’ trong tác phẩm “Đường kách mệnh ’’ . Người dẫn hai câu tục ngữ Việt Nam :” Nhóm lại thành giàu, chia nhau thành khó ’’ và “Một cây làm chẳng nên non nhiều cây nhóm lại thành hòn núi cao ”, rồi Người kết luận : “lý luận hợp tác xã đều ở trong những điều ấy” . cuối chương, Người hướng dẫn cách tổ chức hợp tác xã trong điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Chọn phương pháp tổ chức sản xuất là hợp tác xã, Hồ Chí Minh xuất phát từ đặc điểm Việt Nam là một nước nông nghiệp,trình độ sản xuất còn thấp. Điều này liên quan tới tình hình chính trị xã hội và đặc điểm giai cấp ở các nước thuộc địa, “vì dân tộc kách mệnh thì chưa phân giai cấp,nghĩa là sĩ, nông, công, thương đều nhất trí chông lại cường quyền” .Quan điểm này của Hồ Chí Minh trở thành nền tảng của đường lối liên minh công nông và Mặt trận dân tộc thống nhất của Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. Trong các văn kiện ;” Chánh cương vắn tắt của đảng’’ , “ Sách lược vắn tắt của đảng” , “ Chương trình vắn tắt ’’ và “ Điều lệ vắn tắt của Đảng Cộng sản Việt Nam” (III,1-7) trình bày tại hội nghị hợp nhất ba đảng Cộng sản trong nước thành một đảng duy nhất ( tháng 2 1930 ), Hồ Chí Minh giữ vững lập trường về quan điểm này ; và, thực tế cách mạng Việt Nam đã chứng minh tính đúng đắn quan điểm của người. Ngay sau khi Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, ký tên Nguyễn Ái Quốc, Hồ Chí Minh ra lời kêu gọi ( III,8-10 ) quần chúng nhân dân đi theo Đảng, ủng hộ Đảng để thực hiện mười nhiệm vụ về chính trị, kinh tế và xã hội :“1. Đánh đổ đế quốc Pháp, phong kiến An Nam và giai cấp tư sản phản cách mạng.“2. Làm cho nước An Nam được độc lập.“3. Thành lập chính phủ công nông binh.“4. Tịch thu tất cả các nhà băng và cơ sở sản xuất của đế quốc trao cho chính phủ công nông binh.“5. Quốc hữu hóa toàn bộ đồn điền và đất đai của bọn đế quốc và bọn chủ phản cách mạng An Nam chia cho nôn dân nghèo. “6. Thực hiện ngày làm 8 giờ .“7. Hủy bỏ mọi thứ quốc trái và thuế thân, miễn các thứ thuế cho nông dân nghèo.“8. Đem lại mọi quyền tự do cho nhân dân.“9. Thực hành giáo dục toàn dân.“10. Thực hiện nam nữ bình quyền.Chương trình hành động do Hồ Chí Minh vạch ra thể hiện rõ đường lối chiến lược của cách mạng Việt Nam và được Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo tòan dân thực hiện thắng lợi,mà đỉnh cao là cuộc tổng khởi nghĩa tháng 8 năm 1945, cướp chính quyền từ tay phát xít Nhật, xóa bỏ chế độ thực dân và phong kiến, thiết lập nên nhà nước dân chủ nhân dâ. Và đến lúc này,chỉ khi chính quyền thuộc về nhân dâ, các quyền của con người mới được xác lập và từng bước thực hiện.Chính phủ của nước Việt Nam độc lập do chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu đã bắt tay vào gây dựng một nền kinh tế tự chủ sáng tạo và độc đáo. Tất cả đều bắt đầu từ con số không và chính quyền non trẻ phải đương đầu với các lực lượng thù trong giặc ngoài. Nền kinh tế của nước Việt Nam dân chủ cộng hòa tiếp tục trải qua sóng gió của cuộc kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp và cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Nó vững vàng vượt qua mọi trở ngại và thách thức, không ngừng tăng trưởng phát triển, vừa là hậu thuẫn vừa là động lực cho toàn dân tiến hành hai cuộc kháng chiến đến thắng lợi huy hoàng, hoàn thành sứ mệnh của cuộc cách mạng giải phóng dân tộc, nước nhà thống nhất và cả nước tiến lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.Tư tưởng độc lập ự chủ là nguyên nhân căn bản dẫn đến những thành tựu phát triển nền kinh tế. Tính tự chủ được Đảng và Chính phủ ta phát huy triệt để trong từng giai đoạn cách mạng khác nhau nên có những sắc thái riêng, song đều có nền tảng chung là huy động toàn dân hăng hái tăng gia sản xuất và thực hành tiết kiệm. Trước tình cảnh ghặt nghèo sau khi cướp được chính quyền, Hồ Chủ tịch kêu gọi toàn dân thực hiện các nhiệm vụ cấp bách, trước tiên là chống giặc đói, tổ chức “Tuần lễ vàng” và “Quỹ Độc lập” để phục hồi sức người và sức của. Trong cuộc vận động này, Bác Hồ là người gương mẫu mười ngày nhịn ăn một bữa để góp vào hũ gạo cứu đói cho đồng bào. Người và các thành viên Chính phủ không có lương và tiết kiệm chi tiêu trong công việc chung và sinh hoạt cá nhân. Trong khi đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh quyết định trợ cấp cho vợ vua Thành Thái và vợ vua Duy Tân, mỗi bà 500 đồng Đông Dương một tháng – một việc làm cần thiết của chính quyền cách mạng, vừa mang tính nhân văn sâu sắc, rằng cách mạng không hằn thù, không phân biệt giai cấp, hơn nữa là nhớ tới công lao của hai vị vua hiền yêu nước đã từ bỏ vinh hoa phú quý để dấn thân cùng nhân dân một lòng chống thực dân xâm lược, chịu cảnh lưu đày biệt xứ. Phát động “Tuần lễ vàng” và xây dựng “Quỹ Độc lập”, Hồ Chí Minh đã khơi dậy lòng yêu nước, quyền công dân vừa được xác lập của toàn thể các tầng lớp nhân dân trong cả nước, không phân biệt giai cấp, đáng phái, tôn giáo, để mọi người, mọi nhà cùng đứng chung vào đội ngũ giải quyết nhưng khó khăn và giữ vững độc lập nước nhà, nhất là trong tình hình nước sôi lửa bỏng của những ngày đầu mới giành chính quyền, ngân khố nhà nước chỉ vẻn vẹn có 2 triệu đồng tiền Đông Dương, nạn đối trước cách mạng chưa giải quyết xong thì nguy cơ nạn đói mới đang rình rập, dân chúng trong cảnh mù chữ, thù trong giặc ngoài hoành hành, nền độc lập bị đe dọa. Hưởng ứng lời kêu gọi của Hồ Chủ Tịch và làm theo gương sáng của Người, toàn dân Việt nam đã thể hiện tấm lòng “quý nền độc lập hơn vàng bạc”, dốc tiền của ủng họ chính quyền cách mạng. Các nhà hằng tâm hằng sản là những người đóng góp lớn lao. Tổng số tiền thu được từ Quỹ Độc lập và Tuần lễ vàng là 370 kg vàng và 20 triệu đồng. Đó là những con số rất lớn (tương đương với tổng số thuế thân và thuế điền thu được tỏng cả nước một năm dưới thời Pháp thuộc và theo thời giá lúc đó 75 đồng Đông Dương mua được 2 tấn gạo), giúp Chính phủ giải quyết được một phần những khó khăn về tài chính trng năm đầu sau cách mạng. Tính tự chủ trong nền kinh tế, biểu hiện cụ thể bằng việc huy động tối đa sức người và sức của với cá chính sách phù hợp, tiếp tục được phát huy hiệu quả trong kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954). Nói chuyện với các đại biểu thân sỹ trí thức, phú hào tỉnh Thanh Hóa, năm 1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh nói: “Thực dân Pháp phá kinh tế của ta, phong tỏa cả trong cả ngoài. Ta phải làm tự cấp tự túc, dù nó có phong tỏa mười năm, mười lăm năm ta cũng không sợ. Muốn tăng gia sản xuất phải làm thế nào? Không phải chính phủ bỏ ra 10 – 15 triệu để mở lò máy, làm cái này cái khác. Phải đem hết sức dân, tài dân, của dân làm cho dân. Trước kia, sức dân, của dân làm lợi cho đế uốc, nay đem làm lợi cho dân”. Vừa kháng chiến vừa kiến quốc – đó là đường lối, một chủ trương, một biện pháp tích cực đem lại kết quả to lớn. Tư duy ấy phù hợp với hoàn cảnh, điều kiện lịch sử cụ thể, đảm bảo cho cuộc kháng chiến trường kỳ đi đến thắng lợi hoàn toàn. Đó là một kiểu tư duy lô gich biện chứng, lấy các nhân tố nội lực làm căn bản, quyết định đến chiều hướng phát triển cách mạng trong một thời kỳ nhất định. Bởi vì, vào thời điểm đó, nước Việt Nam độc lập chưa được thế giới công khai thừa nhận, chưa có quan hệ ngoại giao trên trường quốc tế, mọi sự giúp đỡ bên ngoài hoàn toàn không cóh, chỉ tự xoay sở giữa bề bộn khó khăn và sự thiếu thốn để tiến hành kháng chiến giữ nền độc lập. vừa kháng chiến vừa kiến quốc và cuối cùng đi đến thắng lợi, là một thực tiễn sinh