MÔN HÓA HỌC – LỚP 10
I. Mục tiêu
-Theo tinh thần công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT. Theo đó, nhiều nội dung học sẽ được tinh giản, khuyến khích học sinh tự học, tự làm, hoặc tích hợp thành một bài; hoặc chỉ chú trọng dạy một nội dung nào đó Việc điều chỉnh nội dung dạy học này nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và bảo đảm thực hiện chương trình trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
-“Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn: Không dạy; đọc thêm; không làm; không thực hiện; không yêu cầu; khuyến khích học sinh tự học; khuyến khích học sinh tự đọc; khuyến khích học sinh tự làm; khuyến khích học sinh tự thực hiện”,
II. Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục môn học
Cả năm: 35 tuần (70 tiết)
Học kì I: 18 tuần (36 tiết)
Học kì II: 17 tuần (34 tiết)
12 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 124 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Khung kế hoạch giáo dục môn Hóa học ban cơ bản, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KHÁNH HÒA
TRƯỜNG THPT PHẠM VĂN ĐỒNG
KHUNG KẾ HOẠCH GIÁO DỤC
MÔN HÓA HỌC BAN CƠ BẢN
(Theo Công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH ngày 27 tháng 8 năm 2020 của Bộ trưởng Bộ)
NĂM HỌC 2020-2021
- Căn cứ vào Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2020 – 2021 của Bộ GD-ĐT, của Sở GD-ĐT tỉnh Khánh Hòa.
- Căn cứ vào kế hoạch năm học 2020-2021 của Trường THPT Phạm Văn Đồng.
- Tổ Hoá Sinh KTN xây dựng khung kế hoạch giáo dục bộ môn Hóa học theo chương trình sách giáo khoa cơ bản năm học 2020-2021 như sau:
MÔN HÓA HỌC – LỚP 10
I. Mục tiêu
-Theo tinh thần công văn số 3280/BGDĐT-GDTrH về việc hướng dẫn thực hiện điều chỉnh nội dung dạy học cấp THCS, THPT. Theo đó, nhiều nội dung học sẽ được tinh giản, khuyến khích học sinh tự học, tự làm, hoặc tích hợp thành một bài; hoặc chỉ chú trọng dạy một nội dung nào đóViệc điều chỉnh nội dung dạy học này nhằm tiếp tục thực hiện hiệu quả Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) hiện hành theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh và bảo đảm thực hiện chương trình trong điều kiện dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp.
-“Không kiểm tra, đánh giá đối với những nội dung được hướng dẫn: Không dạy; đọc thêm; không làm; không thực hiện; không yêu cầu; khuyến khích học sinh tự học; khuyến khích học sinh tự đọc; khuyến khích học sinh tự làm; khuyến khích học sinh tự thực hiện”,
II. Kế hoạch tổ chức hoạt động giáo dục môn học
Cả năm: 35 tuần (70 tiết)
Học kì I: 18 tuần (36 tiết)
Học kì II: 17 tuần (34 tiết)
STT
CHỦ ĐỀ/ BÀI
MẠCH NỘI DUNG KIẾN THỨC
YÊU CẦU CẦN ĐẠT
HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN
(Thời lượng;
hình thức tổ chức)
GHI CHÚ
1
Ôn tập đầu năm
1. Kiến thức cần năm
2. Bài tập
- Ôn lại các kiến thức về nguyên tử, nguyên tố hóa học, hóa trị, định luật bảo toàn khối lượng, mol, tỉ khối hơi, dung dịch, phân loại hợp chất vô cơ, bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Thời lượng: 2 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Câu hỏi vấn đáp, hoạt động nhóm
2
1,2. Chủ đề 1: Thành phần nguyên tử.
Hạt nhân ngtử - ngtố hóa học
Đồng vị - Nguyên Tử Khối
1. Thành phân cấu tạo của nguyên tử
2. Kích thước, khối lượng của nguyên tử
3. Hạt nhân nguyên tử
4. Nguyên tố hóa học
5. Đồng vị
6. Nguyên tử khối và nguyên tử khối trung bình
- Kí hiệu, khối lượng và điện tích của electron, proton và nơtron.
- Sự liên quan giữa số điện tích hạt nhân, số p và số e, giữa số khối, số đơn vị điện tích hạt nhân và nơtron.
- Khái niệm nguyên tố hoá học, số hiệu nguyên tử (Z) , kí hiệu nguyên tử
- Khái niệm đồng vị, nguyên tử khối trung bình của một nguyên tố.
Thời lượng: 2 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Dạy học tại lớp. Tích hợp bài 1 và bài 2 thành 1 chủ đề.
* Khuyến khích học sinh tự đọc:
-Mục I.1.a. Sơ đồ thí nghiệm phát hiện ra tia âm cực.
-Mục I.2. Mô hình thí nghiệm khám phá ra hạt nhân nguyên tử
- II. Kích thước và khối lượng của nguyên tử: Tự học có hướng dẫn
* Không yêu cầu học sinh làm: Bài tập 5.
3
3. Luyện tập
1. Củng cố kiến thức
2. Bài tập
- Củng cố kiến thức
- Rèn kĩ năng:
+ Xác định được số electron, số proton, số nơtron khi biết kí hiệu nguyên tử và số khối của nguyên tử và ngược lại.
+ Tính được nguyên tử khối trung bình của nguyên tố có nhiều đồng vị, tính tỉ lệ % khối lưọng của mỗi đồng vị, một số bài tập khác có liên quan.
Thời lượng: 1 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp
- Hoạt động nhóm, cá nhân.
4
4. Cấu tạo vỏ nguyên tử
1. Sự chuyển động của các electron trong nguyên tử
2. Lớp electron và phân lớp electron
3. Số electron tối đa trong phân lớp/ lớp
- Mô hình nguyên tử của Bo, Rơ - zơ -pho
- Mô hình hiện đại về sự chuyển động của electron trong nguyên tử.
- Khái niệm lớp, phân lớp electron và số electron tối đa trong mỗi lớp và mỗi phân lớp.
Thời lượng: 2 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp
- Hoạt động nhóm, cá nhân.
5
5. Cấu hình electron nguyên tử
1. Thứ tự các mức năng lượng trong nguyên tử
2. Cấu hinh electron nguyên tử
- Thứ tự các mức năng lượng của các electron trong nguyên tử.
- Sự phân bố electron trên các phân lớp, lớp và cấu hình electron nguyên tử của 20 nguyên tố đầu tiên.
- Đặc điểm của lớp electron ngoài cùng
Thời lượng: 1 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
6
6. Luyện tập
1. Củng cố kiến thức
2. Bài tập
- Củng cố kiến thức chương
- Rèn kĩ năng:
+ Viết cấu hình electron.
+ Dựa vào cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử suy ra tính chất hoá học cơ bản (là kim loại, phi kim hay khí hiếm) của nguyên tố tương ứng.
Thời lượng: 1 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
- Sử dụng bài tập, phiếu học tập.
- Tổ chức hoạt động nhóm.
7
7. Bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1. Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
2. Cấu tạo của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
- Nguyên tắc sắp xếp các nguyên tố trong bảng tuần hoàn.
- Cấu tạo của bảng tuần hoàn: ô, chu kì, nhóm nguyên tố (nhóm A, nhóm B).
Thời lượng: 2 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
- Tổ chức hoạt động nhóm.
Tự học có hướng dẫn:
Mục II. 1. Ô nguyên tố
Mục II. 2. Chu kì
8
8,9. Chủ đề 2: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn.
1. Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron
2. Câu hình electron nguyên tử các nguyên tố nhóm A.
3. Tính kim loại, phi kim.
4. Hóa trị của các nguyên tố
5. Oxit và hidroxit của các nguyên tố nhóm A thuộc cùng chu kì.
6. Định luật tuần hoàn.
- Đặc điểm cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các nguyên tố nhóm A.
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử các
nguyên tố trong chu kì.
- Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử các nguyên tố chính là nguyên nhân của sự biến đổi tuần hoàn về tính chất các nguyên tố, oxit và hidroxit tương ứng
- Biết khái niệm và quy luật biến đổi tuần hoàn của bán kính nguyên tử, độ âm điện trong một chu kì, trong nhóm A.
Thời lượng: 3 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
- Tổ chức hoạt động nhóm.
- Tích hợp thành chủ đề: Sự biến đổi tuần hoàn cấu hình electron nguyên tử và tính chất của các nguyên tố hóa học. Định luật tuần hoàn. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Có thể dạy học theo dự án.
9
LUYỆN TẬP/ ÔN TẬP GIỮA KÌ I
Nội dung kiến thức từ tuần 1 đến tuần 7
Thời lượng: 2 tiết
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
Dự kiến tuần 8
10
KIỂM TRA GIỮA KÌ I
SỬA BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ I
Kiểm tra tập trung; Thời gian 45 phút;
Hình thức: Tự luận và Trắc nghiệm: 50/50.
Nội dung kiến thức từ tuần 1 đến tuần 7
Thời lượng: 2 tiết
Hình thức tổ chức:
Kiểm tra tập trung
Sữa bài trên lớp
Theo lịch của BGH-
Dự kiến tuần 9
11
10. Ý nghĩa của bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học
1. Quan hệ giữa vị trí của nguyên tố và cấu tạo nguyên tử.
2. Quan hệ giữa vị trí và tính chất của nguyên tố.
3. So sánh tính chất hóa học
4. Bài tập luyện tập.
- Mối quan hệ giữa vị trí các nguyên tố trong bảng tuần hoàn với cấu tạo nguyên tử giữa vị trí với tính chất cơ bản của nguyên tố, với thành phần và tính chất của đơn chất và hợp chất.
- Rèn luyện kĩ năng giải bài tập liên quan
Thời lượng: 1 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tự học có hướng dẫn.
- Kết hợp luyện tập
- Tự học có hướng dẫn.
12
11. Luyện tập chương 2
1. Củng cố kiến thức.
2. Bài tập
- Củng cố kiến thức chương 2.
- Rèn luyện kĩ năng giải các bài tập liên quan.
Thời lượng: 1 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
- Sử dụng bài tập, phiếu học tập.
- Tổ chức hoạt động nhóm.
13
12. Liên kết ion – tinh thể ion
1. Sự hình thành ion.
2. Sự tạo thành liên kết ion.
- Sự tạo thành ion âm (anion), ion dương (cation), ion đơn nguyên tử, ion đa nguyên tử, sự tạo thành liên kết ion.
- Định nghĩa liên kết ion.
Thời lượng: 1 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
Mục III. Tinh thể ion: Khuyến khích HS tự đọc
14
13. Liên kết cộng hóa trị
1. Sự hình thành liên kết cộng hóa trị.
2. Độ âm điện và liên kết hóa học.
- Định nghĩa liên kết cộng hoá trị, liên kết cộng hoá trị không cực, liên kết cộng hoá trị có cực hay phân cực.
- Mối liên hệ giữa hiệu độ âm điện của 2 nguyên tố và bản chất liên kết hoá học giữa 2 nguyên tố đó trong hợp chất.
- Tính chất chung của các chất có liên kết cộng hoá trị.
- Quan hệ giữa các loại liên kết .
Thời lượng: 2 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
- Tổ chức hoạt động nhóm
15
14. Tinh thể nguyên tử và tinh thể phân tử
Không dạy
Không dạy
16
15. Hóa trị và số oxi hóa
1. Hóa trị
2. Số oxi hóa
- Xác định được điện hoá trị, cộng hóa trị, số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất cụ thể.
Thời lượng: 1 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
- Tổ chức hoạt động nhóm
17
16. Luyện tập: Liên kết hóa học
1. Củng cố kiến thức.
2. Bài tập
- Rèn luyện kĩ năng xác định số oxi hoá của nguyên tố trong một số phân tử đơn chất và hợp chất .
Thời lượng: 1 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Phiếu học tập
- Bảng 10. So sánh tinh thể ion, tinh thể nguyên tử, tinh thể phân tử: không dạy.
- Bài 6: không làm.
18
17. Phản ứng oxi hóa – khử
1. Định nghĩa
2. Lập phương trình hóa học của phản ứng oxi – hóa khử
- Định nghĩa phản ứng oxi hoá - khử , chất oxi hoá, chất, sự oxi hoá, sự khử.
- Các bước lập phương trình phản ứng oxi hoá - khử,
- Y nghĩa của phản ứng oxi hoá - khử trong thực tiễn.
Thời lượng: 2 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Phiếu học tập
19
18. Phân loại phản ứng trong hóa học vô cơ.
1. Phản ứng có sự thay đổi số oxh và phản ứng không có sự thay đổi số oxh.
2. Bài tập về phản ứng oxi hóa khử
- Nhận biết được một phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử dựa vào sự thay đổi số oxi hoá của các nguyên tố.
- Cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử.
Thời lượng: 1 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Luyện tập, hoặc động nhóm, phiếu học tập
- Tự học có hướng dẫn: cả bài 18.
20
19. Luyện tâp: Phản ứng oxi hóa khử
1. Củng cố kiến thức
2. Bài tập
- Rèn luyện kĩ năng cân bằng phương trình phản ứng oxi hóa – khử bằng phương pháp thăng bằng electron
Thời lượng: 1 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức hoạt động nhóm
- Phiếu học tập
21
20. Bài thực hành số 1
1. Tìm hiểu nội dung thí nghiệm.
2. Tiến hành nghiệm.
3. Viết tường trình
Biết được mục đích, các bước tiến hành, kĩ thuật thực hiện của các thí nghiệm:
+ Phản ứng giữa kim loại và dung dịch axit, muối..
+ Phản ứng oxi hoá- khử trong môi trường axit.
Thời lượng: 1 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Sử dụng dụng cụ và hoá chất để tiến hành an toàn, thành công các thí nghiệm trên.
- Quan sát hiện tượng, giải thích và viết các PTHH.
- Viết tường trình thí nghiệm.
- Nếu không có phòng thí nghiệm thì sử dụng bài tập thay thế.
22
LUYỆN TẬP/ ÔN TẬP CUỐI KÌ I
Nội dung kiến thức từ tuần 1 đến tuần 15
Thời lượng: 2 tiết
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
Dự kiến tuần 16
23
KIỂM TRA CUỐI KÌ I
SỬA BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ I
Kiểm tra tập trung; Thời gian 45 phút;
Hình thức: Tự luận và Trắc nghiệm: 50/50.
Nội dung kiến thức từ tuần 1 đến tuần 15
Thời lượng: 2 tiết
Hình thức tổ chức:
Kiểm tra tập trung
Sửa bài trên lớp
Theo lịch của BGH-
Dự kiến tuần 17
24
21. Khái quát nhóm halogen
1.Vị trí nhóm Halogen trong BTH
2.Cấu hình e nguyên tử, cấu tạo phân tử
3.Sự biến đổi tính chất.
- Vị trí nhóm halogen trong bảng tuần hoàn.
- Sự biến đổi độ âm điện, bán kính nguyên tử, năng lượng ion hoá thứ nhất và một số tính chất vật lí của các nguyên tố trong nhóm.
- Cấu hình electron nguyên tử và cấu tạo phân tử của những nguyên tố trong nhóm halogen. Tính chất hoá học cơ bản của các nguyên tố halogen là tính oxi hoá mạnh
.- Sự biến đổi tính chất oxi hoá của các đơn chất trong nhóm halogen.
Thời lượng: 1 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Dạy học tại lớp.
- Hoạt động nhóm, cá nhân.
25
22, 25, 26, 27, 28.
Chủ đề 3: Tính chất các đơn chất halogen
1. Tính chất vật lý
2. Trạng thái tự nhiên
3. Tính chất hóa học
4. Điều chế trong phòng thí nghiệm
5. Luyện tập
- Tính chất vật lí, của Flo, Clo, Brom, Iot.
- Phương pháp điều chế Clo, Brom, Iot trong phòng thí nghiệm.
- Tính chất hoá học cơ bản của Flo, Clo, Brom, Iot là tính oxi hoá, trong đó flo chỉ có tính oxi hoá mạnh, Clo, Brom, Iot vừa có tính oxi hóa mạnh vừa có tính khử.
- Nguyên nhân tính oxi hoá giảm dần từ flo đến iot.
- Tính khối lượng brom, iot và một số hợp chất tham gia hoặc tạo thành trong phản ứng.
Thời lượng: 4 tiết.
Lý thuyết + thực hành: 3 tiết.
Luyện tập 1: tiết
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp
- Hoạt động nhóm, cá nhân.
- Sử dụng một số thí nghiệm minh họa.
- Sử dụng clip TN1 (Bài 27): Điều chế khí Cl2 hay tiến hành thí nghiệm trực quan.
- Sử dụng phiếu học tập, bài tập đề cương.
Nội dung HS chuẩn bị trước ở nhà.
+ Tìm hiểu về: tính chất vật lý, hóa học, ứng dụng, điều chế của đơn chất halogen theo hướng dẫn của GV.
+ Chuẩn bị nội dung thuyết trình.
- Phần ứng dụng, sản xuất trong công nghiệp của các đơn chất không dạy (khuyến khích học sinh tự học).
- Lồng thí nghiệm 1 bài 27; Thí nghiệm 1, 2,3 bài 28 vào phần dạy tính chất hóa học của các đơn chất halogen.
26
23, 24, 26, 27. Chủ đề 4: Tính chất các hợp chất của halogen, đặc biệt là hợp chất của clo
1. Hiđroclorua
2. Axit clohiđric
3. Muối clorua và nhận biết ion clorua
4. Hợp chất có oxi của clo
5. Luyện tập
- Cấu tạo phân tử, tính chất của hiđro halogenua.
- Tính chất vật lí, điều chế axit halogenhiđric trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp.
- Dung dịch HX là dung dịch axit mạnh, có tính khử (trừ HF).
Muối halogenua, phản ứng đặc trưng của ion X-.
- Thành phần hóa học, ứng dụng, nguyên tắc sản xuất (nước Gia-ven, clorua vôi).
- Rèn kĩ năng viết phương trình, kỹ năng làm các bài tập về axit HCl và muối clorua.
Thời lượng: 5 tiết.
Lý thuyết + thực hành: 4 tiết.
Luyện tập 1: tiết
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
- Sử dụng thí nghiệm minh họa, thí nghiệm trực quan, kiểm chứng.
- Sử dụng clip TN2 (Bài 27): Điều chế axit clohidric hay tiến hành thí nghiệm trực quan.
- Sử dụng bài tập, phiếu học tập.
- Tổ chức hoạt động nhóm. Nội dung HS chuẩn bị trước ở nhà.
+ Tìm hiểu về: tính chất vật lý, hóa học, ứng dụng, điều chế của hiđro halogenua theo hướng dẫn của GV.
Có thể dạy học theo dự án.
- Tự học có hướng dẫn bài hợp chất có oxi của clo.
- Lồng thí nghiệm 2, 3 bài 27 vào phần dạy tính chất hóa học của các hợp chất halogen.
Không yêu cầu viết các PTHH: NaClO + CO2 + H2O; CaOCl2 + CO2 + H2O
27
Bài Thực hành số 2, số 3
- Đã lồng ghép vào các chủ đề 3, 4.
Không thực hiện ở PTN
- Đã lồng ghép vào các chủ đề 3, 4
28
29. Oxi-Ozon
(tích hợp với 1 phần bài 31 và 34)
1. Vị trí, cấu tạo oxi
2. Tính chất vật lý
3. Tính chất hóa học
4. Điều chế
5. Ozon
- Tính chất vật lí, phương pháp điều chế, Tính chất hoá học của oxi.
- Ozon là dạng thù hình của oxi, điều kiện tạo thành ozon.
- Tính chất vật lí, ứng dụng của ozon.
- Cấu tạo phân tử, tính chất oxi hoá rất mạnh của ozon.
- Thời lượng: 2 tiết
- Hình thức tổ chức: Hoạt động trên lớp.
- Sử dụng video, mô phỏng
- Thuyết trình vai trò của oxi và tầng ozon đối với sự sống trên trái đất, nguyên tắc điều chế oxi.
Phần Oxi: Tự học có hướng dẫn
Thí nghiệm 1 (Bài 31) Tích hợp khi dạy bài 29: Oxi – Ozon.
Các nội dung luyện tập phần oxi (Bài 34)
29
30, 31, 32, 33, 34, 35.
Chủ đề 5: Lưu huỳnh và hợp chất của lưu huỳnh
1. Lưu huỳnh
+Vị trí, cấu hình e nguyên tử
+Tính chất vật lý, hóa học, ứng dụng, sản xuất.
2. Hiđrosunfua
+Tính chất vật lý, hóa học, Trạng thái tự nhiên và điều chế
3. Lưu huỳnh đioxit
+Tính chất vật lý, hóa học, Trạng thái tự nhiên và điều chế
4.Lưu huỳnh trioxit
+Tính chất vật lý, hóa học, Trạng thái tự nhiên và điều chế
5. Axit sunfuric
+Tính chất vật lý, hóa học, Ứng dụng, Sản xuất
6. Muối sunfat và nhận biết ion sunfat
7. Thí nghiệm
-Vị trí, cấu hình electron lớp ngoài cùng của nguyên tử lưu huỳnh.
- Tính chất vật lí: hai dạng thù hình phổ biến (tà phương, đơn tà) của lưu huỳnh, trạng thái tự nhiên, ứng dụng.
-Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính axit yếu, tính khử mạnh của H2S
-Tính chất vật lí, trạng thái tự nhiên, tính oxit axit, ứng dụng, phương trình điều chế của SO2, SO3
- Tính chất của H2SO4 là một axit mạnh.
- H2SO4 đặc nóng có tính oxi hóa mạnh (oxi hóa hầu hết tất cả các kim loại, nhiều phi kim và hợp chất, tính háo nước.
- Tính chất của muối sunfat, nhận biết ion sunfat
- Thời lượng: 8 tiết
Lý thuyết + thực hành: 6 tiết.
Luyện tập: 2 tiết
- Hoạt động trên lớp.
+ Thảo luận nhóm và làm bài vào bản điền khuyết: HS nghiên cứu SGK và điền vào chỗ trống về vị trí, cấu hình e của S; tính chất vật lý và trạng thái tự nhiên của S, H2S, SO2, SO3.
+ Thực hành thí nghiệm kiểm chứng tính chất hóa học của S,
Bài 30 Mục II.2. Ảnh hưởng của nhiệt độ đến tính chất vật lí: không dạy.
Bài 30: Mục II.1. Hai dạng thù hình của lưu huỳnh; Mục IV. Ứng dụng của lưu huỳnh;
Mục V. Trạng thái tự nhiên và sản xuất lưu huỳnh: này tự học có hướng dẫn.
Có thể dạy học theo dự án.
- Thí nghiệm 2 (Bài 31); Thí nghiệm 1, 3 (bài 35): không làm.
Lồng ghép làm Thí nghiệm 3, 4 (bài 31)
Thí nghiệm 2, 4 (bài 35) trong bài giảng lý thuyết
- Mục điều chế SO2 và SO3 (bài 32) Tích hợp vào mục sản xuất H2SO4
30
LUYỆN TẬP/ ÔN TẬP GIỮA KÌ II
Nội dung kiến thức từ tuần 19 đến tuần 24
Thời lượng: 2 tiết
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
Dự kiến tuần 25
31
KIỂM TRA GIỮA KÌ II
SỬA BÀI KIỂM TRA GIỮA KÌ II
Kiểm tra tập trung; Thời gian 45 phút;
Hình thức: Tự luận và Trắc nghiệm: 50/50.
Nội dung kiến thức từ tuần 19 đến tuần 24
Thời lượng: 2 tiết
Hình thức tổ chức:
Kiểm tra tập trung
Sửa bài trên lớp
Theo lịch của BGH-
Dự kiến tuần 26
32
36, 37.
Chủ đề 6: Tốc độ phản ứng
1.Khái niệm về tốc độ phản ứng
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
3. Ý nghĩa thực tiễn
-Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng: nồng độ, áp suất, nhiệt độ, diện tích bề mặt chất rắn và chất xúc tác.
- Liên hệ thực tế
Thời lượng: 3 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
- Tổ chức hoạt động nhóm, cá nhân.
- Làm thí nghiệm minh họa.
33
38. Cân bằng hóa học
1. Khái niệm
2. Sự chuyển dịch cân bằng
- Khái niệm
- Sự chuyển dịch cân bằng
Thời lượng: 2 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
34
39. Luyện tập chương 7
1.Củng cố kiến thức.
2.Rèn kĩ năng viết phương trình, kỹ năng làm bài tập.
3.Bài tập áp dụng
- Vận dụng được các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng để làm tăng hoặc giảm tốc độ của một số phản ứng trong thực tế đời sống, sản xuất theo hướng có lợi.
Thời lượng: 1 tiết.
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
- Tổ chức hoạt động nhóm, cá nhân
35
LUYỆN TẬP/ ÔN TẬP CUỐI KÌ II
Nội dung kiến thức từ tuần 19 đến tuần 31.
Thời lượng: 2 tiết
Hình thức tổ chức:
- Tổ chức dạy học trên lớp.
Dự kiến tuần 32
36
KIỂM TRA CUỐI KÌ II
SỬA BÀI KIỂM TRA CUỐI KÌ II
Kiểm tra tập trung; Thời gian 45 phút;
Hình thức: Tự luận và Trắc nghiệm: 50/50.
Nội dung kiến thức từ tuần 19 đến tuần 31
Thời lượng: 2 tiết
Hình thức tổ chức:
Kiểm tra tập trung
Sửa bài trên lớp
Theo lịch của BGH-
Dự kiến tuần 33