Các khóa học và giáo sư khác nhau đặt ra nhiều đòi hỏi khác nhau đối với sinh
viên, nhưng nhìn chung, các trường đại học ởHoa Kỳđều yêu cầu sinh viên phải
tham gia các cuộc thảo luận và hoạt động trong lớp, và phải làm bài tập trong
suốt khóa học. Điểm cuối khóa thường dựa trên điểm kiểm tra giữa kỳvà cuối kỳ,
cũng như quá trình làm việc trong khóa học. Tác giảgiải thích một sốthông lệ
khác nhau. Linda Tobash là giám đốc Trung tâm HỗtrợViệc làm cho Sinh viên
Đại học thuộc Viện Giáo dục Quốc tế.
Môi trường đại học ởHoa Kỳthường là nơi người ta trông đợi sinh viên phải tham
gia tích cực vào quá trình học tập. Tuy mỗi giáo sư đều có cách dạy và trông đợi
riêng của mình đối với sinh viên, nhưng hầu hết họđều mong muốn sinh viên phải
là những người học chủđộng. Thông thường trong buổi lên lớp đầu tiên, giáo sư
sẽcung cấp cho sinh viên toàn bộchương trình học –hoặc hướng dẫn sinh viên
vào xem chương trình học đăng trên trang web. Chương trình học này phác thảo
cácmục tiêu của khóa học, tài liệu đểđọc và bài tập phải nộp, cách cho điểm, cách
điểm danh, và cách tiếp cận hoặc cách xửthếcủa giảng viên. Giáo sư thường
trông đợi ởsinh viên những điều sau:
5 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1532 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh nghiệm học đại học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kinh nghiệm học đại học
Linda Tobash
Các khóa học và giáo sư khác nhau đặt ra nhiều đòi hỏi khác nhau đối với sinh
viên, nhưng nhìn chung, các trường đại học ở Hoa Kỳ đều yêu cầu sinh viên phải
tham gia các cuộc thảo luận và hoạt động trong lớp, và phải làm bài tập trong
suốt khóa học. Điểm cuối khóa thường dựa trên điểm kiểm tra giữa kỳ và cuối kỳ,
cũng như quá trình làm việc trong khóa học. Tác giả giải thích một số thông lệ
khác nhau. Linda Tobash là giám đốc Trung tâm Hỗ trợ Việc làm cho Sinh viên
Đại học thuộc Viện Giáo dục Quốc tế.
Môi trường đại học ở Hoa Kỳ thường là nơi người ta trông đợi sinh viên phải tham
gia tích cực vào quá trình học tập. Tuy mỗi giáo sư đều có cách dạy và trông đợi
riêng của mình đối với sinh viên, nhưng hầu hết họ đều mong muốn sinh viên phải
là những người học chủ động. Thông thường trong buổi lên lớp đầu tiên, giáo sư
sẽ cung cấp cho sinh viên toàn bộ chương trình học – hoặc hướng dẫn sinh viên
vào xem chương trình học đăng trên trang web. Chương trình học này phác thảo
các mục tiêu của khóa học, tài liệu để đọc và bài tập phải nộp, cách cho điểm, cách
điểm danh, và cách tiếp cận hoặc cách xử thế của giảng viên. Giáo sư thường
trông đợi ở sinh viên những điều sau:
Sinh viên phải đến lớp. Ở nhiều trường, giáo sư tự đặt ra hình thức điểm
danh. Ở các trường khác, người ta có thể thiết lập một chế độ điểm danh
cho toàn trường; ví dụ như, sinh viên không được vắng mặt nhiều hơn ba
buổi. Việc điểm danh này rất phổ biến – và ở nhiều trường điều này là bắt
buộc. Nếu sinh viên vắng mặt thường xuyên sẽ ảnh hưởng đến kết quả cuối
khóa (xem phần đọc thêm). Một số giáo sư thường hay cho kiểm tra vấn
đáp đột xuất. Nếu hôm đấy không đi học, sinh viên mất một bài kiểm tra,
như thế điểm cuối khóa của sinh viên đó chắc chắn bị ảnh hưởng.
Sinh viên phải chuẩn bị bài học. Trong chương trình học, giáo sư thường
sẽ đưa ra tất cả các bài tập phải nộp. Sinh viên khi đến lớp phải đọc trước
tài liệu cho bài học hôm đó và sẵn sàng thảo luận trong lớp. Đôi khi sinh
viên phải học theo nhóm và làm đề tài chung. Các giảng viên hướng dẫn ở
trường đại học nhấn mạnh tầm quan trọng của việc theo kịp công việc và
không để bị tụt lại phía sau. Khối lượng công việc có thể rất nhiều, vậy nên
một khi sinh viên tụt lại phía sau, họ sẽ rất khó “bắt kịp”. Vì thế chìa khóa
ở đây là phải “theo kịp”.
Sinh viên phải nộp bài đúng hạn. Đối với các lớp đông trong đó có thể có
hơn 200 sinh viên, việc thảo luận giữa giáo sư và sinh viên có thể bị hạn
chế. Tuy nhiên, đối với nhiều lớp nhỏ hơn nhiều, sinh viên nào tham gia
thảo luận thường xuyên trong lớp sẽ được cộng điểm. Sinh viên không chỉ
phải trả lời câu hỏi mà còn phải biết đặt câu hỏi. Mục tiêu của đa số các lớp
học là để cho sinh viên tổng hợp những tài liệu đã đọc và trình bày thành ý
kiến riêng của mình. Nói cách khác, sinh viên không chỉ có thể nắm vững
tài liệu mà còn phải biết khai triển, phát biểu và bảo vệ ý kiển của mình về
một đề tài, chủ đề hoặc một lĩnh vực nội dung nào đó.
Nhưng sinh viên nên trông đợi điều gì ở các loại lớp học? Sinh viên sẽ có thể phải
tham gia nhiều khóa học khác nhau. Đối với sinh viên năm thứ nhất, việc học ở
các lớp học lớn có trên 100 sinh viên là rất bình thường. Những khóa học lớn như
thế thường dạy trên rất nhiều tài liệu, đòi hỏi sinh viên phải ghi chép rất đầy đủ.
Suốt khóa học thường xuyên có các bài kiểm tra vấn đáp và kiểm tra viết. Sinh
viên cũng có thể được yêu cầu tham gia học theo nhóm – theo kiểu mặt-đối-mặt
hoặc thông qua Web.
Mặc dù vậy, hầu hết các lớp đều có cỡ nhỏ hơn với sĩ số từ 30 đến 40 sinh viên
một lớp và quan trọng là tương tác giữa sinh viên với nhau. Và càng lên các lớp
trình độ cao, sĩ số càng giảm xuống, nhiều khóa học được tổ chức dưới dạng hội
nghị chuyên đề – thường chỉ có 10 sinh viên hoặc có khi ít hơn. Chính vì vậy, đối
với các lớp cỡ nhỏ này, điều quan trọng là sinh viên phải chuẩn bị rất kỹ trước khi
đến lớp và tham gia thật tích cực.
Các dạng lớp học khác bao gồm học ở phòng thí nghiệm, thường trong các môn
khoa học cơ bản và toán, trong đó chú trọng đến việc làm thí nghiệm. Phần lớn giờ
học của các nghệ nhân tạo hình là ở xưởng vẽ và ở đó họ sẽ thể hiện các khái niệm
và tay nghề trên những đề tài. Tương tự như thế, vũ công, diễn viên, ca sĩ, và nhạc
sĩ cũng phải thực hành và biểu diễn rất nhiều trong các khóa học của mình.
Sinh viên có thể thu xếp một số khóa tự học. Thông thường các sinh viên này sẽ
làm việc với một giáo sư để thiết kế một khóa học trong đó sinh viên tự nghiên
cứu, thuyết trình và thời gian biểu gặp giáo sư trong suốt học kỳ.
Cùng với sự phát triển của các khu học xá, sinh viên cần phải chọn giữa các kiểu
học: tại chỗ (trực tiếp) hay học trên Web (học từ xa). Chuyện sinh viên học các
khóa này trên lớp và các khóa khác qua mạng chẳng có gì lạ cả. Cho dù sinh viên
chưa bao giờ theo học một khóa từ xa nào, các giáo sư hiện nay đều có khuynh
hướng sử dụng Web để đăng các thông tin tham khảo và bài tập phải nộp, cũng
như hướng dẫn cho sinh viên các nguồn tài liệu tham khảo. Vì thế, sinh viên cần
phải làm quen với chức năng học trên web ở các trường này.
Một số sinh viên còn phải tham gia các khóa thực tập theo như chương trình học
của họ. Mục đích của các đợt thực tập này là để sinh viên có được kinh nghiệm
thực tế và tạo cơ hội cho sinh viên nhận ra mình có thực sự muốn học lĩnh vực đó
hay không. Sinh viên thường được tuyển vào các công ty hoặc doanh nghiệp có
liên quan chặt chẽ với ngành học của mình. Để được tính vào tín chỉ tốt nghiệp,
sinh viên thường phải tham gia các cuộc họp lớp định kỳ để có thể trình bày kinh
nghiệm thực tập của mình. Họ có thể cũng được trả lương, nhưng đa số các nơi
thực tập đều không trả lương hoặc chỉ trả một phần tối thiểu. Đối với một số lĩnh
vực như kỹ sư, sinh viên được khuyên nên tham gia thực tập trong kỳ nghỉ hè. Và
các đợt thực tập hè này không được tính vào tín chỉ học tập.
Một mô hình hiệu quả khác là kết hợp học tập nhằm mục đích phục vụ cộng đồng
vào các khóa học hoặc cho sinh viên tham gia lấy kinh nghiệm học tập nhằm mục
đích phục vụ cộng đồng. Kiểu học này chú trọng việc sinh viên vận dụng những gì
họ học được trên giảng đường để giải quyết vấn đề trong một cộng đồng cụ thể.
Ngoài việc giúp đỡ cộng đồng, mục tiêu là làm cho sinh viên thấm nhuần trách
nhiệm công dân và thể hiện ý thức dân chủ và tư cách công dân của mình.
CÁCH CHẤM ĐIỂM
Thang điểm phổ biến nhất ở Hoa Kỳ là thang A-F/0-4
A = 4
B = 3
C = 2
D = 1 (quan niệm của Hoa Kỳ)
F = 0 (rớt) (đôi khi còn gọi là E)
Các cách chấm điểm phổ biến khác:
I = chưa hoàn thành (có thể học tiếp để hoàn thành tín chỉ)
W = bỏ ngang
WU = bỏ ngang không chính thức
Audit = học nhưng không có điểm
Pass/Fail = Đậu/Rớt
Pass/No Credit = Đậu/Không tính tín chỉ
Mỗi giáo sư tự đặt ra các tiêu chí họ sẽ sử dụng để đánh giá công việc và cho điểm
cuối cùng cho khóa học. Các giáo sư thường nêu các tiêu chí chấm điểm của mình
trong tờ chương trình của khóa học ngay vào buổi lên lớp đầu tiên. Họ sẽ giải
thích cách mình chấm điểm bài kiểm tra và bài nghiên cứu. Rất hiếm khi điểm
cuối khóa của sinh viên chỉ dựa hoàn toàn vào một bài kiểm tra hoặc bài nghiên
cứu. Thông thường các giáo sư đánh giá sinh viên theo rất nhiều mặt. Có thể kết
hợp các tiêu chí sau đây:
% số giờ lên lớp
% bài kiểm tra vấn đáp và kiểm tra đột xuất
% bài kiểm tra giữa kỳ
% bài kiểm tra cuối cùng
% bài nghiên cứu cuối khóa