Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường đại học sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục

Tóm tắt. Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường đại học sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Bài viết phân tích 7 nội dung chính trong việc quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường Đại học Sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay nhằm góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung.

pdf6 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 45 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường đại học sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2017-0073 Educational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 200-205 This paper is available online at QUẢN LÍ HOẠT ĐỘNG KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ CỦA GIẢNG VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TRONG BỐI CẢNH ĐỔI MỚI GIÁO DỤC Nguyễn Vĩnh Khương Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh Tóm tắt. Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường đại học sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Bài viết phân tích 7 nội dung chính trong việc quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường Đại học Sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay nhằm góp phần nâng cao hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ nói riêng và chất lượng đào tạo nói chung. Từ khóa: Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ, đại học sư phạm, đổi mới giáo dục. 1. Mở đầu Khoa học và công nghệ là động lực mạnh mẽ thúc đẩy sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá và phát triển bền vững đất nước. Hiểu được điều này, Đảng và Nhà nước ta đã sớm xác định vai trò then chốt của cách mạng khoa học và kĩ thuật. Ngày 11/04/2012 Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 – 2020 với mục tiêu phát triển lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế; bảo vệ môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đưa nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại vào năm 2020 và là nước công nghiệp hiện đại theo định hướng xã hội chủ nghĩa vào giữa thế kỉ XXI [4]. Tiếp theo đó, nhiều văn bản quan trọng về định hướng chiến lược và cơ chế, chính sách phát triển khoa học và công nghệ đã được ban hành như: Nghị quyết Hội nghị Trung ương 6 khoá XI về phát triển khoa học và công nghệ (KH&CN) nêu giải pháp tiếp tục đổi mới mạnh mẽ, đồng bộ cơ chế quản lí, tổ chức, hoạt động khoa học và công nghệ; Nghị quyết 29-NQ/TW Hội nghị Trung ương 8 khóa XI ngày 4/11/2013 về đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo đã được ban hành cũng nêu rõ: “Nâng cao chất lượng, hiệu quả nghiên cứu và ứng dụng khoa học, công nghệ, đặc biệt là khoa học giáo dục và khoa học quản lí” [5]. Trong bối cảnh toàn cầu hóa đang là xu hướng phổ biến như hiện nay, với vai trò quan trọng của tri thức khoa học, việc đẩy mạnh NCKH trong giảng viên lại càng có ý nghĩa thiết thực. Hoạt động NCKH của giảng viên là cơ sở cần thiết để tiến hành đổi mới nội dung, phương pháp giảng dạy, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của xã hội, hướng đến đào tạo, bồi dưỡng và phát triển nguồn nhân lực, tạo tiền đề vững chắc để phát triển cao hơn trong bối cảnh hội nhập toàn cầu hiện nay. Đặc biệt, việc nghiên cứu các vấn đề khoa học giáo dục và Ngày nhận bài: 12/2/2017. Ngày nhận đăng: 27/4/2017. Liên hệ: Nguyễn Vĩnh Khương, e-mail: nguyenvinhkhuong@gmail.com 200 Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường đại học sư phạm... sư phạm liên quan đến thực tiễn giảng dạy và học tập ở các trường sư phạm, phổ thông, mầm non, giáo dục chuyên biệt cũng như thực tiễn giáo dục ở các địa phương, sẽ góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng của giáo dục quốc dân. Vì vậy, công tác quản lí hoạt động khoa học và công nghệ có vai trò quan trọng trong hoạt động giáo dục và đào tạo ở các trường đại học sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục hiện nay. Tuy vậy, hiện nay, công tác này vẫn còn một số bất cập, gây ảnh hưởng đến chất lượng của hoạt động khoa học và công nghệ. Tác giả Nguyễn Hữu Gọn đã làm rõ thực trạng hoạt động NCKH của cán bộ giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp. Tuy nhiên, hiệu quả của hoạt động NCKH là chưa tương xứng với tiềm năng hiện có của Trường Đại học Đồng Tháp, việc ứng dụng các kết quả nghiên cứu còn hạn chế [8]. Tác giả Nguyễn Kim Dung đã đánh giá công tác nghiên cứu khoa học giáo dục tại các trường đại học sư phạm Việt Nam đồng thời đưa ra 5 kiến nghị nhằm nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học của các giảng viên trường đại học sư phạm [7]. Tác giả Trần Mai Ước đã cho rằng nghiên cứu khoa học của giảng viên là yêu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay. Tác giả cũng đã chỉ ra một số hạn chế trong công tác quản lí hoạt động khoa học [12]. Bài viết này tập trung tìm hiểu nội dung quản lí hoạt động KH&CN của giảng viên các trường đại học sư phạm, góp phần đề ra các biện pháp nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác quản lí hoạt động nghiên cứu KH&CN của giảng viên nói riêng, nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học sư phạm nói chung. 2. Nội dung nghiên cứu Việc quản lí hoạt động KH&CN của giảng viên trong bối cảnh đổi mới giáo dục là hệ thống những tác động khoa học của các cấp quản lí đến đội ngũ giảng viên nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa - hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế được đề cập trong bài viết bao gồm 7 nội dung chính: Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên; xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ của giảng viên; xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch KH&CN; huy động các nguồn tài chính khác nhau cho hoạt động KH&CN, sử dụng nguồn thu tài chính theo quy định; xây dựng chế độ khen thưởng, vinh danh; thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động KH&CN của giảng viên, thực hiện chế độ báo cáo kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên. 2.1. Ban hành và tổ chức thực hiện quy chế quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên Quy chế quản lí hoạt động khoa học và công nghệ nhằm qui định việc xây dựng, quản lí, tổ chức thực hiện các hoạt động KH&CN nói chung và hoạt động KH&CN của giảng viên nói riêng, bao gồm việc: đăng kí, triển khai, nghiệm thu đánh giá các đề tài, định mức hoạt động KH&CN; khen thưởng, kỉ luật trong các hoạt động KH&CN và áp dụng cho các đối tượng tham gia hoạt động KH&CN. Để làm được điều này, Phòng Khoa học và Công nghệ là đơn vị trực tiếp quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên cần nghiên cứu, ban hành dự thảo quy chế quản lí hoạt động khoa học và công nghệ trình Hiệu trưởng xem xét và có kế hoạch đưa ra bàn bạc thông qua dự thảo quy chế với các cơ quan, đoàn thể và các cá nhân có liên quan. Nhằm đáp ứng cho tiến trình phát triển của xã hội nói chung và sự đổi mới giáo dục nói chung, quy chế quản lí hoạt động khoa học và công nghệ cần có sự thay đổi theo từng móc thời gian nhất định hoặc có kế hoạch sửa đổi bổ sung khi một số điều quy định trong quy chế không còn phù hợp với quy định của Nhà nước. 201 Nguyễn Vĩnh Khương 2.2. Xây dựng định hướng phát triển khoa học và công nghệ của giảng viên Định hướng phát triển KH&CN của giảng viên phải xác định được mục tiêu phát triển KH&CN của giảng viên trường Đại học Sư phạm, bao gồm mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể. Mục tiêu tổng quát thường mang tính định tính, không thể hiện bằng các con số, không có thời gian xác định và thường hướng về mục tiêu chung của quốc gia và thế giới. Trong khi đó, mục tiêu cụ thể sẽ là những mục tiêu mang tính định lượng, gắn liền với các con số trong những khoảng thời gian nhất định. Phần quan trọng chính của định hướng phát triển khoa học và công nghệ của giảng viên là định hướng nhiệm vụ phát triển khoa học và công nghệ. Nhiệm vụ phát triển khoa học công nghệ cần được bám sát những chỉ đạo của các sở, ban, ngành có liên quan. Trong đó, nhiệm vụ nổi trội nhất là nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện và đồng bộ tổ chức, cơ chế quản lí, cơ chế hoạt động khoa học và công nghệ trong bối cảnh đổi mới giáo dục. Một số nhiệm vụ khác cũng cần được thực hiện như: tăng cường tiềm lực khoa học và công nghệ; phát triển đồng bộ khoa học xã hội và nhân văn, khoa học tự nhiên; nghiên cứu ứng dụng khoa học và công nghệ trong các ngành, lĩnh vực và đặt biệt là nhiệm vụ phát triển dịch vụ khoa học và công nghệ. Biện pháp thực hiện các nhiệm vụ phải cụ thể và phù hợp với tình hình thực tế của nhà trường và đất nước. Các biện pháp đưa ra phải căn cứ chặt chẽ vào việc giải quyết những nhiệm vụ mà định hướng phát triển khoa học và công nghệ đã xác định. 2.3. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch KH&CN Các trường Đại học Sư phạm cần xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ 5 năm và hằng năm trên cơ sở định hướng phát triển khoa học và công nghệ của trường; định hướng, mục tiêu, kế hoạch phát triển khoa học và công nghệ của nhà nước, Bộ Giáo dục và Đào tạo, ngành, tỉnh và thành phố. Kế hoạch KH&CN được xây dựng theo các nội dung hoạt động KH&CN trong trường đại học và thực hiện tiến độ theo yêu cầu của các cơ quan quản lí nhà nước có thẩm quyền. Quy trình xây dựng kế hoạch khoa học và công nghệ - Đề xuất nhiệm vụ khoa học và công nghệ, - Tham gia tuyển chọn, xét chọn nhiệm vụ khoa học và công nghệ, - Phê duyệt nhiệm vụ khoa học và công nghệ. 2.4. Huy động các nguồn tài chính khác nhau cho hoạt động KH&CN, sử dụng nguồn thu tài chính theo quy định Các nguồn tài chính cho hoạt động khoa học và công nghệ dành cho giảng viên các trường đại học sư phạm là phong phú tuy nhiên để huy động và phát huy hết các nguồn tài chính này thì đòi hỏi công tác quản lí hoạt động khoa học và công nghệ tại các trường phải thực sự khoa học và có định hướng trước. Hằng năm, theo kế hoạch được giao, các cơ sở giáo dục đại học xây dựng dự án đầu tư phát triển hoạt động khoa học và công nghệ của đơn vị trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Từ đó, Bộ Giáo dục và Đào tạo phê duyệt dự án đầu tư phát triển hoạt động KH&CN của các trường đại học sư phạm theo quy định của pháp luật. Các dự án đầu tư phát triển hoạt động KH&CN phải định hướng, phác họa được sự phát triển của hoạt động KH&CN trong bối cảnh đổi mới giáo dục. 202 Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường đại học sư phạm... 2.5. Xây dựng chế độ khen thưởng, vinh danh hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên Khi kết thúc năm học cán bộ báo cáo kết quả hoạt động KH&CN nói chung và của giảng viên nói riêng trong năm cho trưởng đơn vị để xếp loại đánh giá thực hiện nhiệm vụ. Trưởng đơn vị tổng hợp kết quả hoạt động của đơn vị gửi báo cáo về Phòng Khoa học và Công nghệ để phòng tổng hợp báo cáo cho Hội đồng thi đua khen thưởng trường cho công tác đánh giá thi đua hàng năm. Hội đồng thi đua khen thưởng có trách nhiệm xem xét, đánh giá thi đua về thực hiện các nhiệm vụ khoa học và công nghệ của các đơn vị, cá nhân. Việc đánh giá thi đua được tiến hành theo thủ tục chấm điểm thi đua của các thành viên Hội đồng đối với từng đơn vị, kết quả thi đua của từng đơn vị được thư kí Hội đồng tổng hợp. Hiệu trưởng ra quyết định khen thưởng dựa trên kết quả đánh giá của Hội đồng thông qua biên bản họp Hội đồng. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong sự nghiệp phát triển khoa học và công nghệ được phong, tặng danh hiệu vinh dự Nhà nước, các giải thưởng và các hình thức khen thưởng khác của Nhà nước theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng. Muốn vậy, Phòng Khoa học và Công nghệ phải là đơn vị đi đầu và thực hiện nghiêm túc công tác khen thưởng, vinh danh trong hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên theo đúng đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước. 2.6. Thanh tra, kiểm tra, tổng kết, đánh giá kết quả và hiệu quả hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên Sau khi đã hoàn tất các thủ tục ra quyết định và kí hợp đồng thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và công nghệ, Phòng Khoa học và Công nghệ tổng hợp danh sách các đề tài thực hiện trong năm theo từng đơn vị Khoa, Viện và gửi tới các đơn vị sau khi có ý kiến phê duyệt của các cấp thẩm quyền để theo dõi và quản lí. Bộ và Nhà trường sẽ tiến hành kiểm tra tình hình triển khai thực hiện đề tài theo Bản đăng kí và Hợp đồng đã kí. Kết quả kiểm tra được báo cáo để Nhà trường, Vụ Khoa học và Công nghệ xem xét, cho ý kiến về việc tiếp tục triển khai thực hiện đề tài. Để công tác kiểm tra của cấp quản lí thuận lợi hơn, chủ nhiệm các đề tài phải thực hiện chế độ báo cáo như sau hàng năm: Báo cáo đợt 1 về tình hình triển khai thực hiện đề tài trong năm cho phòng Khoa học và Công nghệ trong thời gian 6 tháng từ ngày kí hợp đồng và báo cáo tiến độ, kết quả nghiên cứu giai đoạn tại Khoa; báo cáo tình hình thực hiện đề tài trong năm (đối với đề tài còn kéo dài sang năm sau) hoặc báo cáo tổng kết thực hiện đề tài (đối với các đề tài kết thúc) trước 1 tháng so với thời hạn hợp đồng. Đối với các đề tài cấp Bộ kết thúc trong năm yêu cầu nộp thêm 2 bản báo cáo tóm tắt nội dung thực hiện đề tài. Nếu không thực hiện đề tài đúng hạn, chủ nhiệm đề tài làm tờ trình xin gia hạn trước 1 tháng so với thời hạn hợp đồng gửi về Phòng Khoa học và Công nghệ. Phòng Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm đề xuất hướng giải quyết trình chủ tịch Hội đồng Khoa học và Đào tạo Trường xem xét giải quyết. Còn đối với các đề tài cấp Nhà nước, ngoài chế độ báo cáo trên phải thực hiện các báo cáo theo yêu cầu của Bộ Khoa học và Công nghệ. Trên cơ sở các hoạt động KH&CN đã đăng kí thực hiện trong năm, Trường và các đơn vị tổ chức tổng kết hoạt động KH&CN hàng năm và 5 năm của Trường và đơn vị mình nhằm giới thiệu các đề tài tham gia Hội nghị tổng kết hoạt động KH&CN toàn Trường. Ngoài ra, cơ quan quản lí nhà nước về khoa học và công nghệ các cấp theo thẩm quyền phải tiến hành kiểm tra định kì hoặc đột xuất, đánh giá và điều chỉnh việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước về nội dung khoa học, tiến độ thực hiện và việc sử dụng kinh phí. 203 Nguyễn Vĩnh Khương 2.7. Thực hiện chế độ báo cáo kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên Chế độ báo cáo kết quả hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên cần được các trường đại học sư phạm thực hiện nghiêm túc và khoa học. Chế độ báo cáo kết quả hoạt động khoa học và công nghệ bao gồm: đối tượng thực hiện báo cáo, nội dung báo cáo (chỉ tiêu thống kê, mục tiêu, . . . ), biểu mẫu, trách nhiệm của đơn vị báo cáo, nơi nhận báo cáo, kì hạn báo cáo, thời hạn báo cáo và trách nhiệm của đơn vị nhận báo cáo. Trong giới hạn nghiên cứu, đề tài chỉ phân tích chế độ báo cáo hoạt động khoa học và công nghệ tại các trường sư phạm. Báo cáo kết quả tổng hợp về khoa học và công nghệ được tổng hợp từ các báo cáo kết quả cơ sở về khoa học và công nghệ của các Khoa/Tổ chuyên môn và từ hồ sơ hành chính theo hệ thống biểu mẫu thống nhất theo quy định của trường. Kì hạn báo cáo và thời hạn gửi báo cáo cũng cần thiết được quy định cụ thể vào một thời điểm phù hợp với nhà trường. Ngoài ra, báo cáo phải được lập thành văn bản và tệp dữ liệu điện tử định dạng bảng tính excel. Báo cáo bằng văn bản phải có chữ kí, đóng dấu xác nhận của Thủ trưởng đơn vị báo cáo. Báo cáo yêu cầu phải đầy đủ, trung thực, khách quan và đúng nội dung thông tin được quy định trong chế độ báo cáo thống kê tổng hợp về khoa học và công nghệ và chịu trách nhiệm trước pháp luật về các nội dung báo cáo; báo cáo đúng hạn. Công tác báo cáo ần có sự bố trí nhân lực thực hiện công tác thống kê khoa học và công nghệ; dự toán kinh phí thực hiện công tác thống kê khoa học và công nghệ,... bởi lẽ có con số thống kê có một ý nghĩa hết sức to lớn trong công tác báo cáo kết quả hoạt động nghiên cứu khoa học và công nghệ của giảng viên các trường đại học sư phạm. 3. Kết luận Với sứ mệnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, bồi dưỡng nhân tài, phát triển kinh tế tri thức, giáo dục đại học nói chung, các trường đại học sư phạm có trách nhiệm đóng góp tích cực vào việc hoàn thành mục tiêu chiến lược, đưa đất nước phát triển nhanh, sớm trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Để hoàn thành trọng trách đó, xứng đáng với sự chăm lo và niềm tin của Đảng, Nhà nước, nhân dân, một trong những nhiệm vụ mà các trường đại học sư phạm cần làm tốt là đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ, hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh, tạo ra những sản phẩm nghiên cứu khoa học có chất lượng, đủ khả năng ứng dụng, giải quyết các vấn đề quan trọng các địa phương, các ngành, của quốc gia. Do đó, những phân tích về nội dung quản lí hoạt động nghiên cứu KH&CN của giảng viên các trường Đại học Sư phạm trong bối cảnh đổi mới giáo dục đóng một vai trò quan trọng, mang những nét đặc thù riêng, hứa hẹn sẽ mang đến nhiều kết quả khả quan trong công tác quản lí hoạt động KH&CN các trường đại học sư phạm. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2005, Đề án đổi mới giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020, Hà Nội. [2] Chính phủ, 2014, Nghị định số 40/2014/NĐ-CP, ngày 12/05/2014 của Chính phủ Quy định việc sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học và công nghệ, Hà Nội. [3] Chính phủ, 2014, Nghị định số 99/2014/NĐ-CP, ngày 25/10/2014 của Chính phủ Quy định việc đầu tư phát triển tiềm lực và khuyến khích hoạt động khoa học và công nghệ trong các cơ sở giáo dục đại học, Hà Nội. 204 Quản lí hoạt động khoa học và công nghệ của giảng viên các trường đại học sư phạm... [4] Chính phủ, 2012, Quyết định số 418/QĐ-TTg, ngày 11/04/2012 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ giai đoạn 2011 - 2020, Hà Nội. [5] Đảng Cộng sản Việt Nam, 2013, Nghị quyết số 29-NQ/TW của Hội nghị Trung ương Đảng 8 khóa XI về Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Báo điện tử Đảng Cộng sản Việt Nam, Hà Nội. [6] Đỗ Việt Hùng, 2016 VN, Hoạt động nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ của trường đại học sư phạm Hà Nội, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, số 61(8A), 10-14. [7] Nguyễn Kim Dung, 2013, Đánh giá công tác nghiên cứ khoa học giáo dục tại các trường đại học Sư phạm Việt Nam, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Số 50, 18-23. [8] Nguyễn Hữu Gọn, 2013, Thực trạng, giải pháp tăng cường hoạt động nghiên cứu khoa học của cán bộ giảng viên Trường Đại học Đồng Tháp giai đoạn 2006 – 2011, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Cần Thơ, Số 25, 43-51. [9] Nguyễn Văn Khôi, 2016 VN, Biện pháp nâng cao chất lượng quản lí đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 61(8A), 123-127. [10] Nguyễn Văn Minh, 2016 VN, Quốc tế hóa – Xu thế tất yếu nhằm nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học của trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 61(8A), 3-9. [11] Nguyễn Hoài Nam, 2016, Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học giáo dục thông qua dạy học hướng nghiên cứu, Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Số 61(8A), 138-146. [12] Trần Mai Ước, 2013, Nghiên cứu khoa học của giảng viên – yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng đào tạo tại các trường đại học trong giai đoạn hiện nay, Bản tin khoa học và giáo dục, Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh, 4-7. ABSTRACT Managing the activity of science and technology of the academic staff in the pedagogial universities in the context of education innovation Nguyen Vinh Khuong Ho Chi Minh City University of Education The paper analyses the 7 main contents in the management of science and technology activity of the academic staff in the pedagogical universities in the context of today education innovation for the contribution to the enhancement of research and technology and science application and training quality. Keywords: Management of science and technology activity, University of Pedagogy, Education innovation. 205
Tài liệu liên quan