Kinh nghiệm tốt cho việc giảng dạy năm đầu tiên của bậc đại học

Trường Đại học Carnegie Mellon nhận thấy rằng: Kinh nghiệm của sinh viên năm đầu bao gồm việc thích nghi phát triển một cách mạnh mẽ về mặt văn hóa, xã hội, xúc cảm và trí tuệ. Toàn bộ giảng viên trong trường và các trợ giảng đều đóng một vai trò quan trọng trong các quá trình này. Bởi vì mỗi một khía cạnh này đều có ảnh hưởng đến nhau, nên các thành viên trong nhà trường cần phải làm việc chặt chẽ với nhau để nhận ra rằng những kiến thức nhà nghề của tất cả chúng ta là cần thiết trong việc tiếp nhận văn hóa và hòa nhập của sinh viên năm đầu. Trong phần đầu tiên của cuốn sách này, chúng tôi viết về sinh viên năm đầu, họ là ai và vì sao họ có những nhu cầu đặc biệt. Những sinh viên này thường tỏ ra cực kỳ phấn khích với việc học, nhưng hầu hết các giảng viên - không giống như nhiều đồng nghiệp khác thuộc bộ phận Hỗ trợ học đường (Student Affair) - không được trang bị một cách bài bản để đối mặt với những vấn đề phức tạp khi làm việc với những sinh viên ở lứa tuổi 18, tuổi gặp phải nhiều thử thách để trưởng thành và trở thành một sinh viên đại học thực thụ. Thêm nữa, việc cán bộ, giáo viên áp những kinh nghiệm trong quá khứ của mình cho những sinh viên hiện tại cũng có thể dẫn đến sai đường nhầm lối. Trong phần nội dung tiếp theo, chúng tôi biên soạn nhiều chiến lược giảng dạy của giáo viên đã từng áp dụng thành công với sinh viên năm đầu tại trường đại học Carnegie Mellon. Những chiến lược này cũng đã nhận được hỗ trợ từ những nghiên cứu về việc học tập và động lực. Một vài trong số những kinh nghiệm thực hành tốt của các giảng viên trường đại học Carnegie Mellon (Hoa Kỳ) có thể sẽ rất phù hợp với các kế hoạch giảng dạy của bạn, nhưng một số khác có thể chỉ được coi như cung cấp những điểm khởi đầu cho việc thiết lập một khóa mới hoặc cập nhật cho khóa học hiện tại. Trong phần cuối cùng, chúng tôi liệt kê những dấu hiệu nhận biết để giúp bạn phát hiện ra những sinh viên đang gặp khó khăn và bạn có thể bắt đầu hỗ trợ từ đâu. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ tìm thấy nhiều ý tưởng thông qua cuốn sách nhỏ này để thúc đẩy mối quan hệ làm việc giữa các giáo viên, các trợ giảng và sinh viên để hỗ trợ họ khi bắt đầu phát triển những kỹ năng thành công trong học tập (academic success).

pdf23 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 91 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kinh nghiệm tốt cho việc giảng dạy năm đầu tiên của bậc đại học, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC 58 Tư liệu Kinh nghiệm tốt cho việc giảng dạy năm đầu tiên của bậc đại học Các chiến lược từ những nhà giáo kinh nghiệm Hoàng Giang Quỳnh Anh & Nguyễn Thị Vân | LTIT Dịch từ tài liệu của Trung tâm Giảng dạy Xuất sắc (Teaching Excellence Center) , Đại học Carnegie Mellon, Hoa Kỳ “Cuốn sách hữu ích này giúp tôi nhận ra rằng việc dạy những sinh viên năm đầu tiên có nhiều khác biệt với những cấp khác.” Phó giáo sư, Chemical Engineering “Những thông tin ở đây rất cơ bản nhưng không phải tất cả đều rõ ràng với những người không nhận ra rằng dạy học vốn không chỉ là một phần của nghề nghiệp mà thực chất, giáo viên có thể đạt được một mức độ cao hơn về mặt chuyên môn và nắm vững môn học gần như là một nửa trận chiến.” Phó Giáo sư Drama Dù bạn có phải là giáo viên phụ trách việc đào tạo cho sinh viên năm đầu hay không, chúng tôi tin rằng bạn sẽ tìm thấy nhiều điều hữu ích trong tài liệu này khi bạn chuẩn bị khóa học tiếp theo. Một vài trong số những kinh nghiệm thực hành tốt của các giảng viên trường đại học Carnegie Mellon (Hoa Kỳ) có thể sẽ rất phù hợp với các kế hoạch giảng dạy của bạn, nhưng một số khác có thể chỉ được coi như cung cấp những điểm khởi đầu cho việc thiết lập một khóa mới hoặc cập nhật cho khóa học hiện tại. LƯU HÀNH NỘI BỘ 59 Trường Đại học Carnegie Mellon nhận thấy rằng: Kinh nghiệm của sinh viên năm đầu bao gồm việc thích nghi phát triển một cách mạnh mẽ về mặt văn hóa, xã hội, xúc cảm và trí tuệ. Toàn bộ giảng viên trong trường và các trợ giảng đều đóng một vai trò quan trọng trong các quá trình này. Bởi vì mỗi một khía cạnh này đều có ảnh hưởng đến nhau, nên các thành viên trong nhà trường cần phải làm việc chặt chẽ với nhau để nhận ra rằng những kiến thức nhà nghề của tất cả chúng ta là cần thiết trong việc tiếp nhận văn hóa và hòa nhập của sinh viên năm đầu. Trong phần đầu tiên của cuốn sách này, chúng tôi viết về sinh viên năm đầu, họ là ai và vì sao họ có những nhu cầu đặc biệt. Những sinh viên này thường tỏ ra cực kỳ phấn khích với việc học, nhưng hầu hết các giảng viên - không giống như nhiều đồng nghiệp khác thuộc bộ phận Hỗ trợ học đường (Student Affair) - không được trang bị một cách bài bản để đối mặt với những vấn đề phức tạp khi làm việc với những sinh viên ở lứa tuổi 18, tuổi gặp phải nhiều thử thách để trưởng thành và trở thành một sinh viên đại học thực thụ. Thêm nữa, việc cán bộ, giáo viên áp những kinh nghiệm trong quá khứ của mình cho những sinh viên hiện tại cũng có thể dẫn đến sai đường nhầm lối. Trong phần nội dung tiếp theo, chúng tôi biên soạn nhiều chiến lược giảng dạy của giáo viên đã từng áp dụng thành công với sinh viên năm đầu tại trường đại học Carnegie Mellon. Những chiến lược này cũng đã nhận được hỗ trợ từ những nghiên cứu về việc học tập và động lực. Một vài trong số những kinh nghiệm thực hành tốt của các giảng viên trường đại học Carnegie Mellon (Hoa Kỳ) có thể sẽ rất phù hợp với các kế hoạch giảng dạy của bạn, nhưng một số khác có thể chỉ được coi như cung cấp những điểm khởi đầu cho việc thiết lập một khóa mới hoặc cập nhật cho khóa học hiện tại. Trong phần cuối cùng, chúng tôi liệt kê những dấu hiệu nhận biết để giúp bạn phát hiện ra những sinh viên đang gặp khó khăn và bạn có thể bắt đầu hỗ trợ từ đâu. Tuy nhiên, bạn cũng sẽ tìm thấy nhiều ý tưởng thông qua cuốn sách nhỏ này để thúc đẩy mối quan hệ làm việc giữa các giáo viên, các trợ giảng và sinh viên để hỗ trợ họ khi bắt đầu phát triển những kỹ năng thành công trong học tập (academic success). Khi cán bộ, giáo viên và trợ giảng trao đổi với nhau về sinh viên năm đầu, họ thường khám phá ra những mục tiêu và mối quan tâm chung thông qua những nguyên tắc (disciplines). Nhiều báo cáo nhận ra rằng họ "đang dạy sinh viên, chứ không phải là thống kê nội dung, kiến thức sinh vật học, hay công trình kiến trúc". Sự thay đổi này đến từ cách nghĩ lấy người học làm trung tâm thay vì lấy kiến thức làm trung tâm, điều này TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC 60 Tư liệu có thể có một ảnh hưởng rất lớn đến các chiến lược dạy học và những tương tác với cá nhân sinh viên. Chúng tôi rất biết ơn các cán bộ, giáo viên trường đại học Carnegie Mellon, những người đã tham gia vào việc thảo luận mang tính liên ngành (cross-disciplinary discussion) liên quan đến các sinh viên năm đầu và những người đã chia sẻ những chiến lược thành công của họ trong nhiều năm trong nghề với chúng tôi. Những ý tưởng và gợi ý của họ đã hình thành khung cơ bản của bộ kinh nghiệm thực hành tốt này. Hãy liên hệ với chúng tôi hoặc những cán bộ giàu kinh nghiệm đã đóng góp cho cuốn sách này nếu bạn muốn khám phá thêm bất cứ chiến lược nào trong số này. Susan Ambrose Giám đốc trung tâm Giảng dạy Xuất sắc Eberly Tại sao những sinh viên năm đầu cần sự chú ý đặc biệt? Cán bộ, giáo viên và trợ giảng của trường đại học từng có kinh nghiệm dạy sinh viên năm đầu đều đồng ý rằng, trong năm đầu tiên của sinh viên, có rất nhiều vấn đề diễn ra. Sinh viên năm đầu không chỉ phát triển về mặt học tập và trí tuệ, mà họ còn thiết lập và duy trì những mối quan hệ cá nhân, phát triển nhân cách, quyết định về con đường sự nghiệp và lối sống, duy trì sức khỏe và một triết lý sống hội nhập. Điều này có nghĩa là, trong những thời điểm cụ thể (concrete terms), rất nhiều sinh viên làm những thứ mà có lẽ những năm sau này không còn là mối bận tâm với họ, nhưng ở thời điểm năm đầu có vẻ khá nan giải. Ví dụ, nhiều sinh viên sẽ trải qua những tình huống: • Lần đầu sống tập thể; • Loay hoay trước một môi trường mới; • Học một tập hợp các quy tắc và quy trình; • Thích nghi với việc sống xa gia đình; • Nhớ nhà; • Học cách quản lý thời gian; • Tương tác với nhiều người, nhiều thành phần; • Thích nghi với những quy tắc lớp học khác nhau; • Học cách học mới; • Kết bạn; • Thay đổi hoặc phát triển thói quen học tập; • Khám phá bản năng giới tính (sexuality); LƯU HÀNH NỘI BỘ 61 • Suy nghĩ về tương lai; • Cảm giác như một chú cá nhỏ giữa một hồ nước lớn; • Định nghĩa lại quan điểm học tập của mình. Những gì những sinh viên này mang theo đến trường đại học là cả một chuỗi tổng thể những giả định và kế hoạch về cuộc sống, học tập dựa trên những kinh nghiệm trước đây của họ. Thật không may, những kinh nghiệm trước đó của họ không phải là để chuẩn bị cho cuộc sống học tập và xã hội ở Carnegie Mellon. Ví dụ, ở trường phổ thông: • Hàng ngày học sinh bị quản thúc khá chặt; • Họ thường có mối quan hệ cá nhân với một giáo viên, người mà có thể động viên họ; • Các bài đọc được giao thường bàn luận ngay trên lớp; • Học sinh thường xuyên phải làm bài kiểm tra ; • Quan điểm về việc học của họ vẫn thường là ghi nhớ một loạt các dữ kiện; • Quan điểm về việc dạy là sự truyền thụ kiến thức từ giáo viên đến học sinh; • Rất nhiều học sinh được bạn bè, gia đình hỗ trợ, đưa ra lời khuyên hay động viên. Nhiều sinh viên xử lý việc này một cách dễ dàng. Nhưng nhiều người khác phải đối mặt với những khó khăn thích nghi, đặc biệt trong những tuần đầu tiên của học kỳ I (một số người còn mất nhiều thời gian hơn), không chỉ bởi vì những thách thức mới, mà còn bởi những kế hoạch cũ của họ không còn phù hợp nữa và hệ thống hỗ trợ họ cũng không mấy quen thuộc (những thử thách này thậm chí có thể khó khăn hơn cho những sinh viên quốc tế, mà số sinh viên này chiếm tới hơn 10% trên tổng số sinh viên năm đầu). Thật đáng buồn, có quá nhiều những sinh viên này phân vân về việc xin được hỗ trợ, hoặc đơn giản không biết tìm kiếm hỗ trợ ở đâu. Sinh viên trong những khóa học đại trà thường gặp nhiều khó khăn đặc biệt bởi vì họ luôn cảm thấy mình lẻ loi trong một môi trường mà họ chưa quen. Cuốn sách nhỏ này muốn gợi nhớ đến những chiến lược đối với nhà trường đã được kiểm chứng dựa trên những nghiên cứu cũng như những liên hệ quan trọng nhằm tạo điều kiện chuyển đổi dễ dàng hơn với những sinh viên này và thúc đẩy việc học tập của các em. TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC 62 Tư liệu Những kinh nghiệm thực hành tốt từ những giảng viên kinh nghiệm Điều chỉnh kỳ vọng (expectation) của sinh viên Mặc dù có thể những sinh viên năm đầu của chúng ta khá giỏi giang ở bậc phổ thông, song nhiều cán bộ, giáo viên và trợ giảng đều báo cáo rằng các sinh viên những khóa đầu tiên có rất ít kiến thức nền về chủ đề hoặc lĩnh vực môn học, và những gì họ biết thì khá sơ sài, chưa hoàn thiện hoặc thiếu tính chính xác. Rất nhiều sinh viên phản ánh rằng, trước đây họ khá thành công trong học hành mà không phải cố gắng quá nhiều, nhưng giờ họ mới phát hiện ra rằng trường Carnegie Mellon nghiêm khắc và đòi hỏi cao. Thậm chí, khi đối mặt với những điểm số thấp đầu tiên, một số sinh viên vẫn còn rất tự tin và không vội điều chỉnh cách học tập của mình. Các giáo viên sử dụng các phương pháp dưới đây để giúp sinh viên sớm hiểu về các yêu cầu/kỳ vọng (expectation) để thích nghi nhanh và phát triển những kỹ năng học tập mới và thói quen quản lý thời gian mà họ sẽ cần khi học ở trường đại học này. Hãy nêu quan điểm rõ ràng về kỳ vọng của bạn để chống lại những giả định khờ khạo hoặc chưa thỏa đáng của sinh viên. Ví dụ, giải thích cho sinh viên năm đầu biết họ cần phải lập kế hoạch bao nhiêu giờ cho một khóa học gồm 9 tiết, đặc biệt trong các lớp lớn, giáo viên phải rõ ràng về chính sách của khóa học (ví dụ, khi nào hết hạn nộp bài, cộng tác học tập trong phạm vi nào, bỏ thi thì được giải quyết ra sao) cả trong giáo trình và trên lớp. Hãy nêu quan điểm rõ ràng về loại hình học tập bạn mong muốn trong lớp học của bạn bởi vì một số giáo viên cấp 3 của sinh viên của bạn có thể định nghĩa việc học là ghi nhớ, không phải là phân tích, tổng hợp hoặc đánh giá. Bạn có thể phải giải thích cho sinh viên rằng vấn đề không phải lúc nào cũng được vạch ra trực tiếp từ những vấn đề sinh viên đã nhìn thấy trước đó bởi vì một trong những mục tiêu của việc học là có thể sử dụng được các nội dung và các nguyên lí trong những tình huống mới. Khi bạn thiết kế bài tập có chứa những vấn đề hoặc những câu hỏi phức tạp, bạn có thể trao đổi với sinh viên chuẩn bị những điều đó như thế nào với những thách thức tương tự trong các bài kiểm tra và thực tế cuộc sống. Tương tự, nếu bạn yêu cầu sinh viên làm việc theo nhóm, hãy nói cho sinh viên biết tại sao làm việc nhóm đem lại những giá trị và những kĩ năng làm việc nhóm có giá trị như thế nào với thế giới nghề nghiệp. Đưa ra những câu hỏi hoặc những bài kiểm tra không tính điểm dựa trên những kiến thức nền mà sinh viên đã biết từ khóa học trước. Những phản hồi về hiệu suất học tập có thể sẽ giúp sinh viên xác định một cách nhanh LƯU HÀNH NỘI BỘ 63 chóng những phần họ cần phải xem lại ở những tài liệu học tập cũ hoặc tìm kiếm sự trợ giúp. Với nhiều sinh viên có nền tảng học thuật khác nhau, bạn có thể mong chờ một phạm vi hiểu biết và kĩ năng rộng để thích nghi với môn của bạn. Dạy sinh viên cách chuẩn bị cho các bài tập và bài kiểm tra ở đại học như thế nào? Bên cạnh nội dung giảng dạy, chúng ta cần cung cấp những gợi ý làm thế nào để làm chủ những tư liệu học tập và giúp sinh viên của phát triển những kĩ năng học tập chung mà họ cần bây giờ và cho công việc sau này. Ví dụ, các cán bộ giáo viên có thể tạo sẵn các bài kiểm tra để sinh viên nhìn thấy họ phải làm gì và tự kiểm tra mình trong quá trình học. Hoặc các giảng viên có thể một cách rõ ràng và làm mẫu nhiều đoạn trong quá trình viết. Nhiều giảng viên có thể đưa những bài kiểm tra và những văn bản mẫu lên web. Khuyến khích sinh viên đặt những câu hỏi và tìm kiếm sự giúp đỡ, coi đó như là một điều bình thường của quá trình học tập. Hãy để sinh viên biết rằng nhiều sinh viên khác cũng đã dành nhiều thời gian “quay cuồng” với việc học một cách không cần thiết và các bài tập khó có thể đòi hỏi lập kế hoạch trước và sẵn sàng đặt câu hỏi. Các giảng viên và những trợ giảng nên đưa ra những điều thuận lợi khi bắt đầu nhiệm vụ từ sớm để có thể sinh viên có thể tìm kiếm sự giúp đỡ nếu bất ngờ gặp khó khăn. Đồng thời, việc nhắc nhở về mặt thời gian có thể sẽ khiến sinh viên kiếm tìm sự trợ giúp sớm hơn. Giúp sinh viên đạt được kĩ năng tự kiểm soát tốt hơn để thay đổi các hành vi về quản lý thời gian và học tập hiện chưa có. Ví dụ, thường xuyên yêu cầu sinh viên theo dõi xem họ đã dành bao nhiêu thời gian làm bài tập và đưa ra lời khuyên cho những sinh viên cần cải thiện chiến lược học tập. Nếu việc ghi chú là quan trọng trong khóa học của bạn, bạn nên chứng minh những ghi chú đó có hiệu quả như thế nào bằng cách cung cấp bản sao của những bản ghi chú được thực hiện từ hai hoặc ba khóa học bởi những “chuyên gia ghi chú” (ví dụ, của một trong những trợ giảng của bạn). Các sinh viên có thể so sánh những ghi chú của mình với những chuyên gia và điều chỉnh cho phù hợp. Xác định kì vọng của bạn Nhiều giảng viên của Carnegie Mellon tuyên bố rằng họ mất nhiều thời gian cho những khóa học dành cho sinh viên năm thứ nhất hơn bất kì TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC 64 Tư liệu loại hình hay cấp độ học nào. Với nhiều sinh viên có nền tảng kiến thức khác nhau, bạn có thể mong đợi một phạm vi hiểu biết và kĩ năng rộng để có thể thích nghi với môn của bạn. Bởi vì việc học ở trường đại học là mới đối với những sinh viên này, nên họ cần những chỉ dẫn rõ ràng hơn cách bạn thường quen làm với những khóa học khác. Giảng viên có kinh nghiệm nhấn mạnh tầm quan trọng của sự kiên nhẫn và hiểu những khó khăn mà chỉ duy nhất những sinh viên năm đầu mới phải trải qua. Những bài thực hành ở đây có thể cung cấp nhiều cách thích nghi để những mong đợi của bạn trở nên rõ ràng hơn và cách hướng dẫn các chiến lược học tập của sinh viên nhằm giúp họ phát triển thói quen học tập nhanh hơn. Kiểm tra lại những giả định của bạn về những điều sinh viên biết và có thể làm được. Một bài tập không tính điểm hay một một bảng câu hỏi mang tính chẩn đoán kiến thức có thể cho bạn nhìn thấy những điểm yếu giống nhau của sinh viên để bạn có thể điều chỉnh cho phù hợp, ví dụ, tự mình hoặc yêu cầu trợ giảng tổ chức một buổi phụ đạo. Nhớ rằng hầu hết các sinh viên của bạn đều ở độ tuổi 18. Họ đều cảm thấy phấn khích và hứng thú trong một môi trường mới. Họ tỏa sáng và nhiều tham vọng nhưng thiếu kỉ luật hơn so với những sinh viên kinh nghiệm. Một số sinh viên khá non, một số khác chưa chín chắn nhưng hầu hết họ đều nhiệt tình với việc học tập. Nếu bạn dạy trong một lớp học nhỏ trong nhiều giờ, như một lớp học trong studio (studio course), sinh viên có thể dựa dẫm vào bạn rất lớn. Hãy chuẩn bị những ranh giới rõ ràng với sinh viên những người muốn coi bạn giống như cha mẹ. Nếu đây là lần đầu tiên bạn dạy những sinh viên năm thứ nhất, sẽ có nhiều lợi ích nếu bạn quan sát những người đã thực hiện công việc này ở học kì trước để xác định tốc độ học và trình độ thích hợp của sinh viên và những loại vấn đề sẽ nảy sinh trong lớp học, đặc biệt với những lớp đại trà. Một vài trường đã sử dụng đội rất hiệu quả ngũ trợ giảng (team-teaching; buddy systems) giúp cho giảng viên chuẩn bị dạy một khóa học mở màn đại trà. Nếu không thể quan sát một trường đại học, thì việc mượn những ghi chép và nhiệm của họ có thể cũng hữu ích. Hãy thân thiện với sinh viên Đặc biệt trong học kì mùa thu, những sinh viên năm nhất điều chỉnh với nhiều thay đổi trong môi trường của họ - kết bạn mới, tăng trách nhiệm và khám phá những tự do cá nhân. Nhiều sinh viên cảm thấy kém tự tin hơn so với khi họ học phổ thông. Nhiều thủ tục trong những lớp học đại trà có thể đem đến cho sinh viên giác cô lập và bị chìm nghỉm trong đám LƯU HÀNH NỘI BỘ 65 đông. Giáo viên và trợ giảng có thể thể hiện sự quan tâm đối với sinh viên thông qua những cử chỉ rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Đặc biệt trong học kì mùa thu, những sinh viên năm nhất điều chỉnh với nhiều thay đổi trong môi trường của họ Giáo viên và trợ giảng có thể thể hiện sự quan tâm đối với sinh viên thông qua những cử chỉ rất nhỏ nhưng vô cùng quan trọng. Việc thuộc tên sinh viên năm đầu là rất quan trọng. Bởi vì những sinh viên này thường không quen và thường lơ là trước bởi những khóa học đại trà, ít quan tâm đến cá nhân, các trợ giảng được khuyến khích nên nhớ tên tất cả sinh viên trong lớp học của họ chỉ trong vòng hai tuần. Các giảng viên có thể dùng đến cách chụp ảnh chỗ ngồi của sinh viên để cải thiện việc nhớ tên trong lớp học . Bởi vì các sinh viên năm thứ nhất thường nhận định giảng viên là “quá quan trọng nên không dám làm phiền”, vì thế giảng viên nên đến lớp sớm để nói chuyện với sinh viên. Bằng cách sắp xếp 3 đến 4 sinh viên cho một lần gặp gỡ trước mỗi buổi học, bạn có thể tạo lập được một mối quan hệ tốt với những sinh viên cũng như minh chứng được khả năng hòa nhập của bạn. Một giảng viên dạy lớp học đại trà gợi ý thông báo tới sinh viên rằng một nhóm gồm ba hoặc nhiều hơn có thể mời bạn đi ăn trưa hoặc café (bạn sẽ trả theo cách của mình) để bạn có cơ hội để biết được về từng cá nhân sinh viên. Dành thời gian để hòa nhập với sinh viên trong bất kì hoạt động nhóm nào trong lớp. Những tương tác này sẽ cung cấp môi trường cho sinh viên có điều kiện đưa ra các câu hỏi và đẩy mạnh một sự liên kết để trao đổi trong lớp hoặc tại văn phòng của bạn về sau. Hỏi sinh viên về bản thân của họ. Ví dụ, nhiều giảng viên có thể hỏi sinh viên những thông tin liên quan đến khóa học mà họ đã tham gia, hoặc sự quan tâm của họ đối với khóa học. Trong thời điểm ấy, bạn cũng có thể hỏi sinh viên họ đến từ đâu, nghề nghiệp của họ là gì, thói quen của họ hoặc những thông tin cá nhân để giúp bạn đưa những ví dụ liên quan đến kinh nghiệm và sở thích và tạo điều kiện để trao đổi cả trong và ngoài lớp học. Gặp sinh viên trong giờ làm việc Thậm chí sau khi thông báo giờ làm việc tại khoa vào đầu khóa học, cũng chỉ có những sinh viên thực sự gặp vấn đề hoặc quyết đoán mới tìm đến văn phòng của bạn. Giáo viên sẽ thấy những kỹ thuật sau có ích trong TẠP CHÍ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC 66 Tư liệu việc giúp sinh viên tận dụng thời gian bạn có thể hỗ trợ ngoài giờ học. Cho sinh viên biết gặp gỡ ở văn phòng giáo viên quan trọng như thế nào? Giải thích trong giáo trình, trong lớp học, trong phòng thí nghiệm, thậm chí là gửi e-mail rằng bạn thực sự muốn gặp riêng sinh viên và có lợi cho họ như thế nào. Coi các cuộc hẹn như là dịp “phá bỏ rào cản” – Một giáo sư giải thích: Điều này sẽ giúp sinh viên hiểu rằng việc gặp gỡ với giáo sư không giống như gặp nha sĩ. Đến lớp học, phòng thí nghiệm hoặc đến sớm và ở lại muộn để trao đổi với sinh viên một cách thân mật. Hãy tỏ ra thân thiện với sinh viên và cho họ thấy bạn quan tâm đến chúng với tư cách cá nhân, sẵn sàng tăng thời gian gặp mặt tại văn phòng. Để lại lời nhắn cho sinh viên “Hãy đến gặp thầy/cô tại văn phòng nhé”. Lời nhắn kiểu này để trên tờ bài tập về nhà, trên giấy hoặc bài kiểm tra sẽ động viên những sinh viên có kết quả học tập kém đến gặp riêng giáo viên. Nghiên cứu cho thấy, những lời nhắn kiểu này đem lại 70% tác dụng phản hồi trong những vấn đề đặc biệt. Chiến lược chọn giờ gặp sinh viên tại văn phòng. Chúng ta biết rằng sinh viên chẳng bao giờ đến gặp giáo viên ngay sau khi được giao bài tập về nhà. Thường thì chúng ưu tiên bài tập trước và chỉ gặp bạn khi deadline đang tới gần. Thế nhưng, một số giảng viên không muốn “tiếp tay” cho thói quen bắt đầu làm bài tập sát deadline và vì thế không có kế hoạch gặp sinh viên trong những ngày này. Thay vào đó, hãy tổ chức gặp gỡ sinh viên 2 hoặc 3 ngày trước khi hết hạn nộp bài tập, cách này có vẻ được ưa chuộng hơn. Xem xét việc tổ chức các hội thảo cá nhân bằng các cuộc hẹn gặp hoặc đưa ra chính sách dã ngoại (open-door) ngoài việc gặp g
Tài liệu liên quan