Kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời kì đổi mới (1986-2011)

Tóm tắt. Trong thời kỳ đổi mới kinh tế đối ngoại là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế nước ta. Kinh tế đối ngoại không ngừng phát triển về tốc độ tăng trưởng, về quy mô và cơ cấu, về mối quan hệ quốc tế. Kinh tế đối ngoại có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của đất nước về mọi mặt trong đó đặc biệt là đóng góp về mặt kinh tế. Kinh tế đối ngoại đã đóng góp phần lớn trong GDP, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, khơi dậy những tiềm năng kinh tế và làm hiện thực hóa lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Kinh tế đối ngoại thực sự là một đầu tầu kinh tế trong thời kỳ đổi mới.

pdf7 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 255 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời kì đổi mới (1986-2011), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Science, 2013, Vol. 58, No. 2, pp. 87-93 This paper is available online at KINH TẾ ĐỐI NGOẠI CỦA VIỆT NAM TRONG THỜI KÌ ĐỔI MỚI (1986-2011) Vũ Thị Hòa Khoa Lịch sử, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Trong thời kỳ đổi mới kinh tế đối ngoại là một trong những ngành phát triển nhanh nhất trong nền kinh tế nước ta. Kinh tế đối ngoại không ngừng phát triển về tốc độ tăng trưởng, về quy mô và cơ cấu, về mối quan hệ quốc tế. Kinh tế đối ngoại có những đóng góp to lớn đối với sự phát triển của đất nước về mọi mặt trong đó đặc biệt là đóng góp về mặt kinh tế. Kinh tế đối ngoại đã đóng góp phần lớn trong GDP, kích thích các ngành kinh tế khác phát triển, khơi dậy những tiềm năng kinh tế và làm hiện thực hóa lợi thế cạnh tranh của Việt Nam. Kinh tế đối ngoại thực sự là một đầu tầu kinh tế trong thời kỳ đổi mới. Từ khóa: Kinh tế đối ngoại, Việt Nam, thời kì đổi mới, tốc độ tăng trưởng. 1. Mở đầu Trong thời kì toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, kinh tế đối ngoại là một lĩnh vực kinh tế vô cùng quan trọng trong nền kinh tế của các quốc gia. Chính vì vậy, mở rộng quan hệ và tham gia hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang trở thành một xu thế, một trào lưu của thế giới, lôi cuốn tất cả các nước phát triển, đang phát triển, chậm phát triển tham gia. Việt Nam tham gia vào quá trình này từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX và đã gặt hái được không ít thành công trên lĩnh vực kinh tế đối ngoại. 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Giai đoạn 1986-1990 Từ giữa thập niên 80 của thế kỉ XX, tình hình thế giới có nhiều biến chuyển: xuất hiện xu thế vừa hợp tác vừa đấu tranh giữa các nước có chế độ chính trị xã hội khác nhau. Quá trình toàn cầu hóa kinh tế diễn ra mạnh mẽ đã tác động đến mọi quốc gia, dù muốn hay không muốn. Toàn cầu hóa buộc các nước phải có sự thay đổi, điều chỉnh, cải cách, cải tổ, đổi mới nền kinh tế của mình, đồng thời về đối ngoại, cải thiện quan hệ quốc tế, thúc đẩy mạnh xu hướng đa dạng hóa, đa phương hóa quốc tế. Ngày nhận bài 1/10/2012. Ngày nhận đăng 15/2/2013. Liên lạc Vũ Thị Hòa, e-mail: vuhoadhsphn@gmail.com 87 Vũ Thị Hòa Triển khai đường lối đổi mới kinh tế đối ngoại của Đảng, trong giai đoạn 1986-1990, Việt Nam đã chủ động cải cách thể chế và thương mại. Trước hết là năm 1987, Nhà nước ban hành Luật đầu tư nước ngoài với nhiều khoản ưu đãi. Ngay năm 1988 là năm đầu tiên thực hiện Luật đầu tư nước ngoài, Nhà nước đã cấp giấy phép cho 37 dự án và tổng số vốn đăng kí là 371,8 triệu USD. Năm 1989, 70 dự án và 582,5 triệu USD (tăng gần gấp đôi). Năm 1990, 111 dự án với tổng số vốn đăng kí là 839 triệu USD (gần bằng cả 2 năm 1988 và 1989 cộng lại [2]. Ở thời kì này, tuy khối lượng đầu tư của nguồn vốn nước ngoài còn ít, thông thường ở quy mô nhỏ nhưng có tác dụng huy động vốn cho nền kinh tế đang chuyển đổi của Việt Nam và bổ sung thêm nguồn hàng trong nước và xuất khẩu. Cùng với Luật đầu tư nước ngoài, Nhà nước cũng tiến hành đổi mới cơ chế quản lí ngoại thương. Trước năm 1986, Nhà nước thực hiện chính sách độc quyền ngoại thương. Cơ chế quan liêu bao cấp làm cho kinh tế đối ngoại Việt Nam mất tính năng động, hàng Việt Nam rất khó xuất khẩu và chủng loại rất nghèo nàn. Từ sau 1986, Nhà nước đã bãi bỏ độc quyền ngoại thương, trao quyền tham gia hoạt động ngoại thương cho các địa phương và các doanh nghiệp. Nhà nước bãi bỏ phần lớn hạn ngạch xuất nhập khẩu và có chính sách khuyến khích xuất nhập khẩu như: ban hành thuế xuất nhập khẩu hợp lý, trợ cấp cho xuất khẩu. Nhà nước còn cho phép người Việt Nam ở nước ngoài được gửi tiền và hàng hóa về nước. Các quy định về việc giữ ngoại tệ có phần thông thoáng hơn. Để hỗ trợ cho hoạt động xuất nhập khẩu, Nhà nước còn thực hiện cải cách tỉ giá hối đoái. Nhà nước đã điều chỉnh tỉ giá hối đoái đồng đô la Mỹ cho phù hợp với cơ chế thị trường. Qua nhiều lần điều chỉnh, đến năm 1990, về cơ bản, tỉ giá chính thức và tỉ giá thị trường không còn khác nhau là mấy. Việc xác lập tỉ giá hối đoái hợp lí đã có tác động mạnh đến nền kinh tế Việt Nam mà trước hết là đối với xuất nhập khẩu. Hàng hóa Việt Nam tăng sức cạnh tranh do tỉ giá hối đoái hợp lí. Các nhà xuất khẩu thu được lợi do bán được hàng.Tỉ giá hợp lí cũng tác động mạnh đến hoạt động đầu tư và du lịch. Cùng với cải cách về tỉ giá, từ năm 1988, trong kinh tế đối ngoại có sự thay đổi về ngoại tệ. Trước năm 1988, đồng rúp chiếm vị trí ưu thế trong tổng mức lưu chuyển ngoại thương của Việt Nam. Từ 1988, đồng tiền chuyển đổi đô la Mỹ dần chiếm ưu thế. Do chuyển sang đồng đô la, Việt Nam có điều kiện mở rộng thị trường quốc tế với các nước tư bản chủ nghĩa. Từ các chủ trương chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nước, hoạt động xuất nhập khẩu của nước ta giai đoạn 1986-1990 có những bước phát triển mới. Trước đổi mới, thị trường chủ yếu của Việt Nam là các nước xã hội chủ nghĩa (XHCN), chiếm 70% kim ngạch xuất nhập khẩu. Kim ngạch xuất khẩu chỉ thỏa mãn 34,5% nhu cầu nhập khẩu. Để thanh toán khối lượng nhập khẩu còn lại, Nhà nước phải đi vay hoặc nhận viện trợ [3]. Sau 1986, tổng kim ngạch xuất khẩu tăng nhanh. Từ 1986 đến 1990, hàng xuất khẩu của Việt Nam tăng gấp 3 lần. Cụ thể là 1986, giá trị xuất khẩu là 439 triệu rúp và 384 triệu đôla. Năm 1990 là 1019 triệu rúp và 1170 triệu đôla. Từ năm 1988, xuất khẩu có nhiều chuyển biến quan trọng dù kinh tế của Việt Nam còn gặp nhiều khó khăn. Năm 1988, xuất khẩu tăng 21% so với năm 1987 và là năm đầu tiên vượt kim ngạch 1 tỉ rúp và đôla. Năm 1989, Việt Nam tăng thêm một số mặt hàng xuất khẩu có giá trị như gạo, dầu thô làm cho kim ngạch xuất khẩu tăng đột biến: 75% so với năm 1988 (1,825 tỉ rúp và đôla). Một số mặt hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 10 triệu rúp và đôla là gạo, dầu thô, tôm đông lạnh, 88 Kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời kì đổi mới (1986-2011) cà phê, cao su, than đá, chè, lạc nhân, hoa quả. Xuất khẩu tăng mạnh làm cho chênh lệch xuất nhập khẩu được thu hẹp lại còn 1/1,8; giai đoạn 1981-1985 là 1/2,8. Các hoạt động kinh tế thu ngoại tệ khác cũng đạt được một số kết quả như kiều hối, hàng không, hàng hải, bưu điện, ngân hàng, xuất khẩu lao động, du lịch. Khách du lịch nước ngoài vào Việt Nam tăng nhanh. Nếu năm 1989 mới có 7000 khách thì đến năm 1990 tăng lên 4 vạn khách. Tổng cộng trong 5 năm từ 1986-1990, hoạt động kinh tế đối ngoại đã thu về cho đất nước 3,7 tỉ rúp và 4,7 tỉ đôla. Đây là nguồn vốn rất quan trọng cho nước ta trong thời kì chuyển đổi từ nền kinh tế tập trung quan liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường trong hoàn cảnh nước ta bị bao vây cấm vận và tạo ra tiền đề cho sự phát triển ở giai đoạn sau. 2.2. Giai đoạn 1991-2011 Năm 1991, CNXH sụp đổ ở Liên Xô và các nước Đông Âu làm Việt Nam mất đồng minh chiến lược, mất chỗ dựa quan trọng về chính trị, mất nguồn viện trợ to lớn về kinh tế trong khi đất nước chưa thoát khỏi tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội. Đứng trước tình hình đó, Đại hội VII của Đảng Cộng sản Việt Nam đã đề ra chính sách đối ngoại đa phương hóa, đa dạng hóa, quan hệ đối ngoại, hợp tác và cùng có lợi với tất cả các nước, không phân biệt chế độ chính trị xã hội khác nhau trên cơ sở các nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình. Phương châm của thời kì này là: "Làm bạn với tất cả các nước trong cộng đồng thế giới", thay thế cho phương châm cũ là "thêm bạn bớt thù". Trước hết, Việt Nam đã khôi phục, phát triển quan hệ song phương với nhiều nước trên thế giới và các tổ chức tài chính tiền tệ, quốc tế, các tổ chức kinh tế thương mại. Năm 1993, Việt Nam khôi phục quan hệ với Ngân hàng thế giới (WB), Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), Ngân hàng phát triển châu Á (ADB). Năm 1995, Việt Nam kí hiệp định khung về hợp tác kinh tế, thương mại, khoa học kỹ thuật với Tổ chức Liên minh Châu Âu (EU); tham gia Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) và sau đó tham gia vào Khu vực Mậu dịch tự do ASEAN (AFTA); năm 1996 tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM); năm 1998 tham gia Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC); năm 2006 gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Việt Nam cũng đã thiết lập quan hệ song phương với hầu hết các nước trên thế giới. Đến đầu năm 2011, Việt Nam có quan hệ ngoại giao chính thức với 179 nước và có quan hệ đầu tư buôn bán với 230 nước và vùng lãnh thổ. Trên cơ sở mối quan hệ đa phương, song phương, hoạt động kinh tế đối ngoại của Việt Nam diễn ra sôi động, phong phú, đa dạng. Trước hết là lĩnh vực đầu tư nước ngoài. Thu hút nguồn đầu tư nước ngoài (FDI) từ năm 1991 tăng mạnh. Năm 1991, nguồn FDI đăng kí vượt ngưỡng 1 tỉ đôla (1,128 tỉ). Từ 1992 mỗi năm tăng hơn 1 tỉ đôla; năm 1996 đạt hơn 10 tỉ đôla. Sau đó do cuộc khủng hoảng kinh tế tài chính khu vực nguồn vốn FDI suy giảm; Từ năm 2005 vốn FDI phục hồi mạnh trong đó năm 2008 đạt cao nhất: 71,726 tỉ đôla. Từ 1991 đến 2011 tổng số vốn đăng ký FDI vào Việt Nam là 228,299 tỉ đôla và tổng số vốn thực hiện là 90,9 tỉ đôla [4]. Nguồn FDI đã có tác động đáng kể đến nền kinh tế và xã hội Việt Nam. Đây là một trong 89 Vũ Thị Hòa 3 nguồn vốn đầu tư của xã hội (thường chiếm từ 1/5 đến 1/3 tổng số vốn đầu tư xã hội trong thời kì đổi mới). FDI đã thúc đẩy kinh tế Việt Nam phát triển, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa - hiện đại hóa, tăng nguồn thu ngân sách, giải quyết việc làm, đào tạo nguồn nhân lực. FDI hiện được thực hiện ở hầu hết mọi miền đất nước. FDI thực sự đã trở thành một bộ phận quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Đầu tư gián tiếp nước ngoài cũng là một nguồn đầu tư lớn của Việt Nam. Việt Nam có quan hệ ODA rất đa dạng, phong phú với nhiều đối tác, bao gồm: 20 nước công nghiệp phát triển, các ngân hàng quốc tế (WB, ADB); các quỹ (IMS, OPEC); các tổ chức liên chính phủ (EU); các tổ chức liên hiệp quốc (UNDP, UNFFA, FAO, PAM); các tổ chức phi chính phủ (NGO). Đến năm 2000 có khoảng 45 tổ chức tài trợ chính thức và 350 tổ chức phi chính phủ đang hoạt động tại Việt Nam với 1400 dự án ODA, trong đó Nhật Bản, WB, ADB là ba nhà tài trợ lớn nhất. Các khoản giải ngân của ba nhà tài trợ này chiếm 45% tổng mức giải ngân 1993-1998. Từ năm 1993 đến 2012 ODA giải ngân đạt trên 35,5 tỉ đôla, đạt 50,2% vốn cam kết [5]. Đây là nguồn vốn quan trọng đối với Việt Nam trong thời kì đổi mới vì Nhà nước đã sử dụng ODA đầu tư vào các công trình kinh tế quốc dân, các cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội, cải cách và nâng cao năng lực quản lí Nhà nước, các dự án xóa đói giảm nghèo. Nếu tính cả FDI và ODA thì nguồn vốn có nguồn gốc nước ngoài chiếm 50% tổng nguồn vốn của Việt Nam. Cùng với thu hút vốn đầu tư nước ngoài, năm 1999, Nhà nước cũng cho phép các nhà đầu tư Việt Nam đầu tư vốn ra nước ngoài. Đến tháng 9 năm 2001, Việt Nam có 50 dự án đầu tư ra nước ngoài với tổng số vốn đăng kí là 32 triệu đôla tại 15 nước và vùng lãnh thổ. Đến 31/12/2011, có 642 dự án đầu tư trực tiếp ra nước ngoài với tổng số vốn là 11,43 tỉ đôla, đầu tư ở 55 nước trên thế giới [4]. Ngoại thương: Từ những năm 90 của thế kỉ XX, hoạt động ngoại thương của Việt Nam rất sôi động. Trong những năm đổi mới, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam mỗi năm bình quân tăng hơn 20% (gấp 3 lần mức tăng trưởng GDP). Nếu năm 1998, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu bằng 97% GDP thì đến năm 2007 là 167% GDP. Nghĩa là gấp rưỡi GDP. Tỉ trọng đó cho thấy Việt Nam là một trong những nước có mức độ hội nhập quốc tế cao. Hàng hóa xuất khẩu bao gồm hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế: thương mại hàng hóa, sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, xây dựng, sở hữu trí tuệ, xuất khẩu lao động, xuất khẩu tư bản. Cơ cấu các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam ngày càng cải tiến theo hướng đa dạng hóa, tăng dần tỉ trọng hàng hóa đã qua chế biến. Nếu nhóm hàng công nghiệp chế biến năm 2000 chiếm 51,5% thì năm 2011 là 68%; nhóm hàng nhiên liệu, khoáng sản giảm tương ứng là 24,9%- 11,6%; nhóm hàng nông sản, thủy sản là 23,6%-20,4% [7]. Năm 2001 Việt Nam chỉ có 4 mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch trên 1 tỉ đôla. Năm 2011 có tới 23 mặt hàng xuất khẩu chủ lực có kim ngạch trên 1 tỉ đôla. Việt Nam đã trở thành nước xuất khẩu nhất nhì thế giới về một số mặt hàng như gạo, tiêu, điều, cà phê, cá basa... trong nhiều năm. Thị trường xuất khẩu không ngừng mở rộng sang tất cả các châu lục. Năm 2009 kim ngạch xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam sang các thị trường là Mỹ: 10 tỉ đô la; EU 8 tỉ đô la; ASEAN 8 tỉ đô la. Song song với xuất khẩu, nhập khẩu của Việt Nam cũng không 90 Kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời kì đổi mới (1986-2011) ngừng tăng lên và thường nhập siêu khá lớn. Nhưng hàng nhập chủ yếu là tư liệu sản xuất phục vụ sản xuất trong nước và xuất khẩu. Hơn nữa bù lại nhập siêu, nước ta có nguồn vốn FDI và nguồn kiều hối tăng mạnh, giúp cân bằng cán cân thương mại. Một nét mới của hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam trong giai đoạn này là chuyển dần từ giao dịch gián tiếp thông qua thị trường xuất nhập khẩu trung chuyển (như Singapore) sang giao dịch trực tiếp với thị trường thế giới. Du lịch: Từ năm 1991, ngành du lịch Việt Nam đẩy mạnh hội nhập, hợp tác quốc tế. Ngành du lịch đã kí kết các hiệp định hợp tác du lịch với các nước, cả song phương, cả đa phương, cả ở cấp quốc gia và cả ở cấp doanh nghiệp. Đến năm 2008, nước ta đã kí kết hợp tác du lịch với 20 nước trên thế giới. Việt Nam còn tham gia tích cực vào các tổ chức quốc tế và khu vực về du lịch như: Diễn đàn du lịch ASEAN, Tổ chức du lịch thế giới, Hiệp hội du lịch châu Á - Thái Bình Dương (PATA). Hợp tác du lịch trong APEC và ASEAN, hợp tác du lịch tiểu vùng sông Mê-kông mở rộng, hợp tác du lịch trong khuôn khổ hành lang Đông Tây. Để cho ngành du lịch phát triển, vấn đề quan trọng là xây dựng cơ sở hạ tầng. Nhà nước đã đầu tư vào cơ sở hạ tầng khá lớn, hiện đại không chỉ phục vụ cho ngành du lịch. Hai cảng hàng không quốc tế Nội Bài và Tân Sơn Nhất không ngừng được mở rộng và hiện đại hóa. Các sân bay nội địa và các hãng hàng không trong và ngoài nước hoạt động khá nhộn nhịp. Các cảng biển được xây dựng dọc bờ biển Việt Nam. Những năm đầu thế kỷ XXI đã có nhiều tàu lớn đưa hàng nghìn du khách cập cảng ở cả 3 miền đất nước. Hệ thống đường bộ ngày càng phát triển kết nối với mọi miền của đất nước và với quốc tế. Hệ thống liên lạc viễn thông khá thuận lợi. Riêng về khách sạn: từ chỗ chỉ có số lượng rất ít (năm 1990, cả nước có 6 khách sạn không đủ tiêu chuẩn phục vụ khách VIP) đến năm 2007, Việt Nam có 5780 khách sạn trong đó có 600 khách sạn 2 sao, 141 khách sạn 3 sao, 65 khách sạn 4 sao và 25 khách sạn 5 sao. Trong đó có khách sạn được xếp vào loại hàng đầu thế giới. Sofitel Legend Metropole Hà Nội, Caravelle TP HCM, Park Hyatt Sài Gòn và Hilton Hanoi Opera là những khách sạn hàng đầu thế giới trong bảng xếp hạng gồm 500 khách sạn do tạp chí Travel & Leisure (Mỹ) số tháng 1/2011 bình chọn. Lượng khách quốc tế vào Việt Nam không ngừng tăng lên. Nếu năm 1990 có 4 vạn khách quốc tế vào Việt Nam thì đến năm 2010 có 4,33 triệu lượt khách vào Việt Nam. Trước đổi mới, khách chủ yếu là từ các nước XHCN nhưng từ những năm 90, khách đến từ các nước TBCN châu Âu, châu Á, Mỹ, Nhật... Họ đến tham gia vào nhiều loại hình du lịch khác nhau: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái, du lịch mạo hiểm (leo núi, lướt sóng, vượt thác gềnh), du lịch khám phá (tìm hiểu vùng dân tộc ít người, rừng nguyên sinh), du lịch văn hóa, du lịch chữa bệnh, du lịch MICE (du lịch kết hợp với hội nghị hội thảo). Ngành du lịch phát triển đã mang lại nhiều lợi ích kinh tế xã hội cho nước ta như tăng nguồn thu ngoại tệ, tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy các ngành kinh tế khác phát triển, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của nhân dân, đẩy mạnh giao lưu văn hóa quốc tế. Xuất khẩu lao động: Xuất khẩu lao động cũng là hoạt động kinh tế đối ngoại tăng trưởng mạnh của Việt Nam trong thời kì này. Trước năm 1991, thị trường xuất khẩu lao động của Việt Nam chủ yếu là Liên Xô và các nước XHCN Đông Âu (Bungari, Đức, Tiệp 91 Vũ Thị Hòa Khắc). Năm 1987 có thêm thị trường Irăc. Cơ cấu ngành nghề chủ yếu là lao động phổ thông. Số lượng xuất khẩu lao động chưa nhiều. Từ 1980-1990, Việt Nam đã đưa được 25,6 vạn lao động đi làm việc ở nước ngoài. Tổng số ngoại tệ Nhà nước thu được từ xuất khẩu lao động trong thời kì này là 482 triệu rúp. Từ 1991, xuất khẩu lao động có sự biến chuyển mạnh mẽ. Ở trong giai đoạn này, các doanh nghiệp xuất khẩu hình thành. Đến năm 2006, Việt Nam có 180 doanh nghiệp được Bộ Lao động - thương binh xã hội cấp phép hoạt động trong đó có 177 doanh nghiệp là của Nhà nước [7]. Từ năm 1991 đến tháng 5/2005, tổng số người Việt Nam đi lao động ở nước ngoài là 347.175 người. Bình quân từ năm 2006-2008, mỗi năm nước ta đưa được 8,3 vạn người đi làm việc ở nước ngoài, chiếm 5% tổng số lao động được giải quyết việc làm. Đến năm 2009, có khoảng 50 vạn lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài với 30 nhóm ngành nghề khác nhau ở châu Á, châu Âu, Mỹ Latinh và vùng Trung Đông. Lao động xuất khẩu có tay nghề đang ngày càng tăng lên. Do đó thu nhập của người lao động cũng tăng lên. Xuất khẩu lao động cũng mang lại nguồn thu lớn cho người lao động và cho quốc gia. Kim ngạch xuất khẩu lao động cụ thể của một số năm là 2001 là 1,3 tỉ đôla; 2002 là 1,45 tỉ đôla; 2003 là 1,55 tỉ đôla; 2004 là 1,6 tỉ đôla [7]. Đó thực sự là nguồn ngoại tệ quan trọng của đất nước. Kiều hối: Kiều hối được coi là nguồn đầu tư bổ sung ưu đãi nhất, là nguồn lực lớn cải thiện cán cân thanh toán cho thị trường tài chính tiền tệ trong nước, tăng nguồn dự trữ ngoại tệ. Nguồn kiều hối không ngừng gia tăng qua các năm. Năm sau cao hơn năm trước một cách đều đặn. Năm 1991, lượng kiều hối mới chỉ là 35 triệu đô la; năm 1992 : 0,137 tỉ đôla; năm 1999 vượt ngưỡng 1 tỉ đôla (1,2 tỉ đôla). Sau đó 1 hoặc 2 năm lại tăng 1 tỉ đôla. Năm 2002, kiều hối tăng lên 2,2 tỉ đôla; 2004 là 3 tỉ đôla; 2006 là 4,5 tỉ đôla; 2007 là 5,5 tỉ đôla; 2008 7,2 tỉ đôla; 2010 là 8, tỉ đôla; năm 2011 là 9 tỉ đôla [8]. Từ năm 1991 đến 2012 kiều hối chuyển về nước 65,82 tỉ đôla [9]. Từ những số liệu trên chúng ta thấy lượng kiều hối cho một nguồn thu ngoại tệ rất lớn, ngang với những ngành xuất khẩu hàng đầu của nước ta như dệt may, giày da. 3. Kết luận 1. Kinh tế đối ngoại của Việt Nam có bước phát triển nhảy vọt so với thời kì trước đổi mới. Kinh tế đối ngoại không ngừng lớn mạnh về tốc độ, quy mô và cơ cấu bao gồm hầu hết các lĩnh vực của nền kinh tế quốc dân và quan hệ ở nhiều tầng, nhiều nấc khác nhau: đơn phương, song phương, đa phương với nhiều hình thức đa dạng: tiểu vùng, khu vực, liên khu vực, toàn cầu. Nhiều loại hàng hóa Việt Nam có khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế. 2. Kinh tế đối ngoại thực sự là ngành kinh tế mũi nhọn của Việt Nam, đóng góp một phần lớn cho GDP, thúc đẩy sự trao đổi tiến bộ công nghệ giữa Việt Nam và các nước, giúp một số ngành sản xuất của Việt Nam vươn lên mạnh mẽ, tiếp cận với trình độ của thế giới. 3. Trong những năm đổi mới, kinh tế Việt Nam đã gắn với kinh tế thế giới. Từ chỗ 92 Kinh tế đối ngoại của Việt Nam trong thời kì đổi mới (1986-2011) Việt Nam bị bao vây cấm vận và cô lập, chúng ta đã có mối quan hệ với hầu hết các nước trên thế giới. Việt Nam đã chủ động hội nhập có hiệu quả vào nền kinh tế thế giới. Việt Nam đã tuân theo những luật lệ thương mại chung của thế giới và đang ngày càng đóng vai trò tích cực trong các tổ chức kinh tế quốc tế và khu vực. 4. Tuy nhiên, những biến chuyển đó mới chỉ là bước đầu. Trong những năm qua, Việt Nam mới hội nhập kinh tế thế giới theo chiều rộng chứ chưa phải theo chiều sâu. Điều đó thể hiện ở hàng hóa xuất khẩu phần lớn vẫn đang ở dạng thô và sơ chế; sức cạnh tranh hàng hóa của Việt Nam còn yếu; quan hệ kinh tế đối ngoại của Việt Nam với các nước phát triển đang ở giai đoạn tiềm năng mà những nước này mới là những nước nắm trong tay vốn, công nghệ, trình độ quản lí và là một thị trường vô cùng rộng lớn. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Đảng Cộng sản Việt Nam, 1987. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Nxb Sự thật, Hà Nội, tr.81. [2] Kinh tế Việt Nam v
Tài liệu liên quan