Kinh tế toàn cầu và khu vực
Nền kinh tế của chúng ta đang ở đâu:
2011: tăng trưởng chậm lại
2012: suy thoái
2013 - 2014: quá trình phục hồi gặp nhiều khó khăn
• Dự báo của IMF vào tháng 10.2012: đà phục hồi sẽ dựa trên 2
giả định: (1) các điều kiện tài chính khu vực đồng euro được cải
thiện vào nửa cuối 2013; (2) mỹ tránh được tình trạng tài khóa bấp
bênh và trần nợ công được nâng lên
• Dự báo mới nhất của IMF: thận trọng hơn, bất chấp một vài dấu
hiệu khả quan của kinh tế mỹ và khu vực đồng euro.
19 trang |
Chia sẻ: thanhtuan.68 | Lượt xem: 957 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế thế giới và Việt Nam: những thách thức, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM:
NHỮNG THÁCH THỨC
Võ Trí Thành
Viện Nghiên cứu Kinh tế Trung ương
TP.HCM ngày 22.10.2013
Kinh tế toàn cầu và khu vực
Nền kinh tế của chúng ta đang ở đâu:
2011: tăng trưởng chậm lại
2012: suy thoái
2013 - 2014: quá trình phục hồi gặp nhiều khó khăn
• Dự báo của IMF vào tháng 10.2012: đà phục hồi sẽ dựa trên 2
giả định: (1) các điều kiện tài chính khu vực đồng euro được cải
thiện vào nửa cuối 2013; (2) mỹ tránh được tình trạng tài khóa bấp
bênh và trần nợ công được nâng lên
• Dự báo mới nhất của IMF: thận trọng hơn, bất chấp một vài dấu
hiệu khả quan của kinh tế mỹ và khu vực đồng euro.
IMF forecasts in July 2013
3.9
3.1 3.1
3.8
1.7 1.2 1.2
2.1
6.2
4.9 5 5.4
7.8
6.5 6.9 7.0
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
2011 2012 2013* 2014*
World output
Advanced Economies
Emerging & Developing Economies
Developing Asia
Projections in
July/2013
Differences from Apr
2013
2011 2012 2013 2014 2013 2014
World 3.9 3.1 3.1 3.8 -0.2 -0.2
Advanced Economies 1.7 1.2 1.2 2.1 -0.1 -0.2
Emerging & Developing 6.2 4.9 5.0 5.4 -0.3 -0.3
Developing Asia 7.8 6.5 6.9 7.0 -0.3 -0.3
- China 9.3 7.8 7.8 7.7 -0.3 -0.6
- India 6.3 3.2 5.6 6.3 -0.2 -0.1
- ASEAN-5 4.5 6.1 5.6 5.7 -0.3 0.2
Ghi chú: Tháng 8.2013, Trung Quốc, Ấn Độ, Indonesia và Thái Lan đều
hạ mục tiêu tăng trưởng kinh tế
Dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu và từng khu vực
Ví dụ điển hình từ Indonesia (kinh tế Indonesia từng tăng trưởng trên
6% trong suốt giai đoạn 2008 - 2012):
• Phá giá đồng nội tệ khoảng 15%; nâng lãi suất thêm 25 điểm cơ
bản vào tháng 6 và 50 điểm vào tháng 7, hạ mục tiêu tăng trưởng
năm 2013
• Các ngân hàng mở rộng cho vay ra nước ngoài
• Tài khoản vãng lai suy yếu (nguyên nhân sâu xa là do chính sách
“bao cấp” cho ngành năng lượng tốn kém và kéo dài quá lâu, phụ
thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ và nguyên liệu thô
Rủi ro đang dịch chuyển về phía các nền kinh tế mới nổi,
trong đó có khu vực Đông Á:
• Trung Quốc: Bóng ma “tín dụng đen” + Nợ công tăng cao tại các
địa phương
• Indonesia và Ấn Độ: Gói nới lỏng định lượng QE3 của Mỹ kết
thúcÆ USD tăng giá + Nguy cơ rút vốn hàng loạt
Kinh tế toàn cầu tiếp tục đối mặt với rất nhiều rủi ro:Khủng hoảng
khu vực đồng Euro; căng thẳng tài khóa và nợ công của Mỹ, tăng
giá sốc mặt hàng dầu và thực phẩm và bất ổn tài chính
Về trung hạn, rủi ro sản xuất chậm lại
Kinh tế toàn cầu giai đoạn 2013 - 2017 được dự báo sẽ tăng
trưởng chậm lại
WB (June) ANZ (Sep) OECD 2013
GDP% 2012 2013 2014 2015 2013 2014 2015 2013-17
Cambodia 7.3 7.0 7.0 6.2 6.9
Indonesia 6.2 6.2 6.5 6.2 5.5 6.0 7.0 6.4
Lao PDR 8.3 8.0 7.7 8.3 7.4
Malaysia 5.6 5.1 5.1 5.3 4.4 4.4 5.5 5.1
Myanmar 6.3 6.5 6.6 6.7 6.3
Philippines 6.8 6.2 6.4 6.4 7.1 6.5 6.8 5.5
Singapore 1.3 3.1 2.8 4.0
Thailand 6.5 5.0 5.0 5.5 4.0 4.5 4.8 5.1
Vietnam 5.0 5.3 5.4 5.4 5.1 5.3 5.8 5.6
China 7.8 7.7 7.9 7.9 7.6 7.2 7.3 8.3
Dự báo của World Bank, OECD và ANZ
Các thách thức của việc tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu và khu vực
Các vấn đề mới Các mối tương tác mới
Biến đổi khí hậu và khủng
hoảng môi trường
→
←
Kinh tế thựcÅÆ Kinh tế ảo
Khủng hoảng năng lượng ↑ ↓
Khủng hoảng lương thực Thị trườngÅÆ Xã hộiÅÆ Nhà
nước
Khủng hoảng cấu trúc tài chính
↑ ↓
Các vấn đề an ninh mới Tính địa phươngÅÆ Quá trình toàn
cầu hóa
Nền kinh tế toàn cầu đang ở trong thời kỳ “chuyển đổi”, chứa đựng nhiều
rủi ro cao và bất ổn, nhưng đồng thời có nhiều hy vọng cho một giai đoạn
phát triển mới
Thế giới đối mặt với nhiều vấn đề mới, nảy sinh những mối tương tác mới
Æ Đòi hỏi những ý tưởng mới, đề cao tính cân bằng, sáng tạo và bền vững
Các thách thức của việc tái cấu trúc nền kinh tế toàn cầu và khu vực
3 sự dịch chuyển trọng yếu trong quá trình tái cấu
trúc nền kinh tế
• Cân bằng hơn giữa nền kinh tế thực và kinh tế ảo
• Cơ hội phát triển kinh tế công bằng hơn
• Nền kinh tế sáng tạo và thân thiện hơn với môi
trường
Khu vực Đông Á: Sự dịch chuyển chủ yếu là
• Liên kết sâu hơn (AEC và RCEP vào năm 2015)
• Rộng hơn (MPAC 2012 Æ ASEAN +3 và APEC
• Tăng trưởng cân bằng hơn
• Phát triển “xanh”
Kinh tế Việt Nam
Giai đoạn 2001 – 2011:
2001 – 2006: Tăng trưởng khá cao (trung bình 7,8%/năm); tăng
thương mại và đầu tư, môi trường vĩ mô tương đối ổn định (lạm
phát thấp và cán cân vãng lai cân bằng)
2007 – 2011 (sau 5 năm gia nhập WTO): Tốc độ tăng trưởng
giảm (trung bình 6,5%/năm), thương mại và đầu tư bùng nổ, kinh
tế vĩ mô bất ổn trầm trọng (thâm hụt ngân sách lớn, thâm hụt
thương mại và cán cân vãng lai nghiêm trọng; khoảng cách giữa
tiết kiệm và đầu tư lớn (> 10% GDP)
Nói một cách tổng quát, kinh tế Việt Nam bị tác động mạnh cả
vấn đề cấu trúc nội tại (chất lượng tăng trưởng kém) và bất ổn vĩ
mô (nền kinh tế ngày càng dễ bị tác động bởi những khó khăn
bên ngoài).
Những thay đổi chính sách từ 2011 - 2012
Tập trung ổn định vĩ mô (nghị quyết 11 của chính phủ vào
tháng 3.2011)
Chấp nhận tăng trưởng chậm lại, hỗ trợ lĩnh vực nông
nghiệp, xuất nhập khẩu, doanh nghiệp SME và người
nghèo
Bắt đầu thực hiện các chương trình tài cấu trúc nền kinh
tế theo hướng hiệu quả và bền vững hơn
• Tái cấu trúc hệ thống tài chính ngân hàng từ tháng 3.2012
• Khu vực doanh nghiệp nhà nước từ tháng 6.2012
• Dự thảo về tái cấu trúc đầu tư công sắp được thông qua
Kinh tế Việt Nam 2012 đến hết tháng 9.2013
Kinh tế vĩ mô ổn định hơn, nhưng rủi ro vẫn rất lớn
• Lạm phát (tính theo năm) giảm mạnh, xuống còn 7%; tỉ
giá danh nghĩa ổn định; cán cân thương mại và cán cân
thanh toán dương (9 tỉ USD năm 2012 và 4 tỉ USD trong
nửa đầu năm 2013); dự trữ ngoại hối tăng mạnh
• Rủi ro: Lạm phát bắt đầu tăng trở lại; khó giữ được mục
tiêu thâm hụt ngân sách; hệ thống ngân hàng dễ đổ vỡ,
mặc dù thanh khoản đã được cải thiện và 9 ngân hàng
yếu kém đang được tái cấu trúc; lòng tin không cao vào
việc ổn định vĩ mô.
Kinh tế Việt Nam 2012 đến hết tháng 9.2013
Doanh nghiệp vẫn khó khăn, bất chấp sản xuất công nghiệp có cải
thiện (chỉ số Nhà quản trị mua hàng PMI > 50 trong tháng 9) và
xuất khẩu tăng (9 tháng 2013 tăng 15,6% so với cùng kỳ)
• Tổng cầu tăng
• Doanh nghiệp vẫn khó vay vốn (dù lãi suất đã giảm mạnh)
• Bất động sản đóng băng + nợ xấu lớn + tiềm ẩn nợ từ khu vực
xây dựng công (khoảng 90.000 tỉ đồng)
• Hoạt động sản xuất đình trệ, đặc biệt là ở khối doanh nghiệp
trong nước
Về tổng quan, công cuộc tác cấu trúc bắt đầu được thực hiện,
nhưng có vẻ khó khăn và phức tạp hơn chúng ta tưởng
Mục tiêu chính sách & thực tế đạt được: Có vẻ như sẽ có cuộc “hạ cánh cứng”?
2010 2011 2012 2013
M2 growth (%)
Credit growth (%)
(Target)
11.0
32.4
(25)
10.0
12.0
(<20)
22.0
9.0
(15)
9M: 8.6
9M: 6.4
(12)
Total investment (% GDP)
(Target)
Public investment (% of total I)
41.9
(<40)
38.1
36.4
(35-36)
38.9
33.5
(34-35)
37.8
9M: 30.0
(34-35)
9M: 35.0
Budget deficit (% of GDP) 5.6 4.9 4.8 9M: 5.4
(Target:
4.8)
Các lựa chọn chính sách trong ngắn hạn
Tiếp tục cải thiện sức khỏe nền kinh tế (mục tiêu lạm
phát thấp, tăng trưởng tín dụng 2014 – 2015 chỉ
khoảng 15%/năm)
Phục hồi tăng trưởng kinh tế vững chắc (Nghị quyết
02: hạ lãi suất nhờ lạm phát hạ, giải quyết nợ xấu, gia
hạn/giảm thuế; phát hành trái phiếu chính phủ để đầu
tư hạ tầng; 30.000 tỉ đồng hỗ trợ cho vay mua nhà
Những vấn đề cần xem xét:
Thâm hụt ngân sách đang tăng lên (từ 4,8% lên 5,3%
GDP), tăng mức bảo lãnh cho trái phiếu phát hành
thêm.
Dự báo kinh tế 2013 - 2015
Việt Nam không thể thực hiện được mục tiêu 5 năm 2011 – 2015
với mức tăng trưởng 7,5%/năm. Chính phủ thận trọng hơn nhiều
trong mục tiêu tăng trưởng: mục tiêu cho năm 2013 là GDP 5,4%
và lạm phát 7%
Dự báo của chúng tôi:
• 2013: Tăng trưởng 5,2% - 5,3%; lạm phát khoảng 7%
• 2014: Tăng trưởng 5,5% (khả năng cao là trong khoảng giữa
5,3% và 5,4%); 2015: 5,7% - 5,8%. Lạm phát 7%-8%
Rủi ro?
• USD tăng giá (do gói QE3 kết thúc) Æ khó giữ được sức hấp
dẫn của VND
• Tăng trần thâm hụt ngân sách và đầu tư côngÆ Làm thế nào
đảm bảo được hiệu quả của các khoản đầu tư công mới và
mức thâm hụt ngân sách thế nào là “chấp nhận được”?
Nhìn về dài hạn
Tham vọng lớn
• Ổn định vĩ mô, tăng trưởng hợp lý
• Tái cấu trúc nền kinh tế
• Hội nhập sâu vào khu vực và toàn cầu
Cơ hội chưa từng có để cải cách và phát triển
• Việt Nam đang đứng ở thời điểm quyết định để chuyển đổi cơ
cấu tăng trưởng bằng cách thiết lập các nền tảng quan trọng
để vượt qua bẫy thu nhập trung bình
• Việt Nam cần có một động lực mới để cải tổ và cần nguồn lực
chất lượng cao để phát triển. Tương tác giữa cải tổ nội bộ và
hội nhập với bên ngoài phải chặt chẽ hơn nữa.
Nhìn về dài hạn
thử thách nhiều
• Nguồn lực tài chính và nhân lực hạn chế
• Nhu cầu cao hơn về mặt xã hội
• Cải tổ chính trị
Chìa khóa để đạt được những mục tiêu này là tạo lập
lại lòng tin của thị trường và nhà đầu tư vào sự ổn định
kinh tế vĩ mô và cải tổ nền kinh tế của Việt Nam.
Xin cám ơn!