Kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân và chủ nghĩa xã hội

Có những hiện tượng xã hội ra đời gắn với một chế độ xã hội nhất định, nhưng không phải là đặc trưng bản chất của chế độ xã hội hội đó. Chẳng hạn, trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và nhà nước”, Ph. Ăngghen phân tích: gia đình một vợ một chồng ra đời và phát triển bền vững cùng với chế độ tư hữu, nhưng điều đó không có nghĩa là khi chế độ công hữu thay thế chế độ tư hữu thì gia đình một vợ một chồng sẽ không còn nữa. Trái lại, gia đình một vợ một chồng mới thực sự được thực hiện một cách đầy đủ khi chế độ công hữu thay thế chế độ tư hữu; còn trong chế độ tư hữu thì nó chỉ được thực hiện nửa vời: chỉ về phía người vợ chứ không phải về phía người chồng (1). Tương tự như vậy, những hiện tượng xã hội như: kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, hội nhập, v.v., là những hiện tượng tuy xuất hiện và phát triển trong chủ nghĩa tư bản, nhưng trước hết cần phải thấy rằng, chúng là kết quả tất yếu của nền văn minh nhân loại, do đó không được đồng nhất những hiện tượng trên với bản chất của chủ nghĩa tư bản. Khi chế độ tư bản mất đi, chủ nghĩa xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản, nền văn minh nhân loại cùng với những thành tựu nói trên của nó chẳng những không mất đi mà trái lại chúng có điều kiện phát triển lên một trình độ mới cao hơn. Cũng như bất cứ một hiện tượng xã hội nào khác, KTTT cũng có quá trình phát triển qua những giai đoạn, những trình độ nhất định. Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là giai đoạn, trình độ thấp của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là bước phát triển kế tục của kinh tế thị trường TBCN, là trình độ phát triển cao hơn của nền kinh tế nhân loại sau kinh tế thị trường TBCN. Có quan niệm như vậy mới thấy được rằng bản chất thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới không phải là sự xóa bỏ nền kinh tế thị trường nói chung, mà là sự quá độ từ nền kinh tế thị trường TBCN sang nền kinh tế thị trường XHCN. Kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội có mâu thuẫn với nhau không? Theo quan điểm triết học thì bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều có mâu thuẫn nội tại. Kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội tuy có mâu thuẫn ở một số phương diện, khía cạnh nhất định, nhưng kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội không phải là hai mặt đối lập hoàn toàn loại trừ nhau, không thể dung hợp được với nhau như trước đây người ta đã từng quan niệm như vậy. Do chưa thấy được mặt tích cực của kinh tế thị trường cho nên trong thời gian trước đổi mới, một số nhà lý luận có khuynh hướng gắn nền sản xuất hàng hóa với tình trạng bóc lột, bất công, cạnh tranh vô tổ chức. Tình trạng khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội trong thập kỷ 80 và những thành tựu bước đầu trong công cuộc đổi mới chủ nghĩa xã hội đã đem lại cho ta một cách nhìn nhận mới về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường không chỉ là tất yếu không thể tránh khỏi đối với chủ nghĩa xã hội, mà còn có vai trò hơn thế nữa. Chính trong kinh tế thị trường, những mục tiêu của CNXH được thực hiện tốt hơn; con người được giải phóng và được phát triển tự do, toàn diện hơn; xã hội mới có được sự công bằng hơn. Ngoài ra, sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN sẽ khắc phục được những hạn chế của kinh tế thị trường TBCN, làm cho kinh tế thị trường phát triển một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, tất cả mọi tầng lớp và cá nhân mới có điều kiện tham gia một cách bình đẳng bằng cách này hay cách khác vào nền kinh tế thị trường và mọi quốc gia, dân tộc mới có được quan hệ bình đẳng trong hợp tác và cạnh tranh quốc tế. Như vậy, kinh tế thị trường không phải là bước quá độ tạm thời trong quá trình đổi mới chủ nghĩa xã hội, mà trái lại là một tất yếu lâu dài và là điều kiện, phương tiện không thể thiếu được để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Tất nhiên, kinh tế thị trường cũng thể hiện những khía cạnh mâu thuẫn với bản chất của CNXH, do đó nó cần phải đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước XHCN.

doc6 trang | Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 2090 | Lượt tải: 2download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân và chủ nghĩa xã hội, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KINH TẾ THỊ TRƯỜNG, KINH TẾ TƯ NHÂN VÀ CHỦ NGHĨA XÃ HỘI. PGS.TS. Nguyễn Tấn Hùng (Đăng trên Tạp chí Lý luận chính trị số 6-2005, tr. 72-74,84) Hiện nay ở nước ta có một vấn đề lý luận và thực tiễn đang được đặt ra là: vai trò của thành phần kinh tế tư nhân trong sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội. Nhưng trước khi nói đến tính tất yếu của sự tồn tại kinh tế tư nhân trong chủ nghĩa xã hội thì phải làm rõ vấn đề: kinh tế thị trường (KTTT) có là tất yếu trong chủ nghĩa xã hội hay chỉ là một bước quá độ tạm thời? 1. Kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội Có những hiện tượng xã hội ra đời gắn với một chế độ xã hội nhất định, nhưng không phải là đặc trưng bản chất của chế độ xã hội hội đó. Chẳng hạn, trong tác phẩm “Nguồn gốc của gia đình, của sở hữu tư nhân và nhà nước”, Ph. Ăngghen phân tích: gia đình một vợ một chồng ra đời và phát triển bền vững cùng với chế độ tư hữu, nhưng điều đó không có nghĩa là khi chế độ công hữu thay thế chế độ tư hữu thì gia đình một vợ một chồng sẽ không còn nữa. Trái lại, gia đình một vợ một chồng mới thực sự được thực hiện một cách đầy đủ khi chế độ công hữu thay thế chế độ tư hữu; còn trong chế độ tư hữu thì nó chỉ được thực hiện nửa vời: chỉ về phía người vợ chứ không phải về phía người chồng (1). Tương tự như vậy, những hiện tượng xã hội như: kinh tế thị trường, kinh tế tư nhân, kinh tế tri thức, toàn cầu hóa, hội nhập, v.v., là những hiện tượng tuy xuất hiện và phát triển trong chủ nghĩa tư bản, nhưng trước hết cần phải thấy rằng, chúng là kết quả tất yếu của nền văn minh nhân loại, do đó không được đồng nhất những hiện tượng trên với bản chất của chủ nghĩa tư bản. Khi chế độ tư bản mất đi, chủ nghĩa xã hội thay thế chủ nghĩa tư bản, nền văn minh nhân loại cùng với những thành tựu nói trên của nó chẳng những không mất đi mà trái lại chúng có điều kiện phát triển lên một trình độ mới cao hơn. Cũng như bất cứ một hiện tượng xã hội nào khác, KTTT cũng có quá trình phát triển qua những giai đoạn, những trình độ nhất định. Kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa là giai đoạn, trình độ thấp của nền kinh tế thị trường. Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa là bước phát triển kế tục của kinh tế thị trường TBCN, là trình độ phát triển cao hơn của nền kinh tế nhân loại sau kinh tế thị trường TBCN. Có quan niệm như vậy mới thấy được rằng bản chất thời đại quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới không phải là sự xóa bỏ nền kinh tế thị trường nói chung, mà là sự quá độ từ nền kinh tế thị trường TBCN sang nền kinh tế thị trường XHCN. Kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội có mâu thuẫn với nhau không? Theo quan điểm triết học thì bất cứ sự vật, hiện tượng nào cũng đều có mâu thuẫn nội tại. Kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội tuy có mâu thuẫn ở một số phương diện, khía cạnh nhất định, nhưng kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội không phải là hai mặt đối lập hoàn toàn loại trừ nhau, không thể dung hợp được với nhau như trước đây người ta đã từng quan niệm như vậy. Do chưa thấy được mặt tích cực của kinh tế thị trường cho nên trong thời gian trước đổi mới, một số nhà lý luận có khuynh hướng gắn nền sản xuất hàng hóa với tình trạng bóc lột, bất công, cạnh tranh vô tổ chức. Tình trạng khủng hoảng của chủ nghĩa xã hội trong thập kỷ 80 và những thành tựu bước đầu trong công cuộc đổi mới chủ nghĩa xã hội đã đem lại cho ta một cách nhìn nhận mới về mối quan hệ giữa kinh tế thị trường và chủ nghĩa xã hội. Kinh tế thị trường không chỉ là tất yếu không thể tránh khỏi đối với chủ nghĩa xã hội, mà còn có vai trò hơn thế nữa. Chính trong kinh tế thị trường, những mục tiêu của CNXH được thực hiện tốt hơn; con người được giải phóng và được phát triển tự do, toàn diện hơn; xã hội mới có được sự công bằng hơn. Ngoài ra, sự phát triển kinh tế thị trường theo định hướng XHCN sẽ khắc phục được những hạn chế của kinh tế thị trường TBCN, làm cho kinh tế thị trường phát triển một cách đầy đủ hơn, toàn diện hơn. Chỉ có trong chủ nghĩa xã hội, tất cả mọi tầng lớp và cá nhân mới có điều kiện tham gia một cách bình đẳng bằng cách này hay cách khác vào nền kinh tế thị trường và mọi quốc gia, dân tộc mới có được quan hệ bình đẳng trong hợp tác và cạnh tranh quốc tế. Như vậy, kinh tế thị trường không phải là bước quá độ tạm thời trong quá trình đổi mới chủ nghĩa xã hội, mà trái lại là một tất yếu lâu dài và là điều kiện, phương tiện không thể thiếu được để xây dựng thành công chủ nghĩa xã hội. Tất nhiên, kinh tế thị trường cũng thể hiện những khía cạnh mâu thuẫn với bản chất của CNXH, do đó nó cần phải đặt dưới sự quản lý chặt chẽ của nhà nước XHCN. 2. Vai trò của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN Kinh tế tư nhân bao gồm: kinh tế cá thể, kinh tế tiểu chủ, doanh nghiệp tư nhân... Kinh tế tư nhân tồn tại không chỉ trong chủ nghĩa tư bản, mà đã tồn tại trước CNTB, và vẫn còn tồn tại trong CNXH. Như vậy, kinh tế tư nhân cũng như kinh tế thị trường không phải là cái vốn có của chủ nghĩa tư bản; không được đồng nhất kinh tế tư nhân với chủ nghĩa tư bản. Chứng kiến tình hình khủng hoảng và sụp đổ của CNXH ở Liên Xô và Đông Âu trong những năm cuối thập kỷ 80, đầu 90 chúng ta thấy rằng chính sự loại bỏ kinh tế tư nhân ra khỏi nền kinh tế XHCN là một trong những nguyên nhân làm cho nền kinh tế các nước này lâm vào khủng hoảng nghiêm trọng và khó đứng vững được trước cuộc khủng hoảng. Kinh nghiệm cũng cho thấy ở các nước như Trung Quốc, Việt Nam, trong thời gian kinh tế nhà nước và kinh tế tập thể lâm vào khủng hoảng thì kinh tế tư nhân đứng ra đảm nhận một phần lớn việc thỏa mãn những nhu cầu thiết yếu của xã hội. Kinh tế nhà nước và kinh tế tư nhân là hai chân của nền kinh tế XHCN. Thiếu kinh tế tư nhân cũng như thiếu một chân, nền kinh tế không thể đứng vững được chứ chưa nói là có thể đi hoặc chạy được. Mục đích của chủ nghĩa xã hội là xóa bỏ bóc lột, do đó nếu phát triển kinh tế tư nhân thì liệu có mâu thuẫn với mục tiêu xóa bỏ bóc lột không? Người ta thường đồng nhất kinh tế tư nhân với tình trạng bóc lột và bất công, nhưng không nhận thấy rằng kinh tế tư nhân trong chế độ công hữu, trong hệ thống kinh tế XHCN sẽ có đặc điểm khác với kinh tế tư nhân trong chế độ tư hữu, trong hệ thống kinh tế TBCN. Theo cách tiếp cận cấu trúc-hệ thống, cùng một yếu tố nhưng nằm trong những cấu trúc, hệ thống khác nhau thì những đặc điểm biểu hiện của nó cũng khác nhau. Tính chất áp bức, bóc lột, bất công, cạnh tranh vô chính phủ chỉ là “bạn đời” của kinh tế tư nhân dưới chủ nghĩa tư bản và các xã hội dựa trên chế độ tư hữu. Trong hệ thống kinh tế XHCN, khi quần chúng lao động nắm quyền làm chủ những tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội, khi kinh tế nhà nước thực sự giữ vai trò chủ đạo, khi tất cả các thành phần kinh tế đều đặt dưới sự quản lý thống nhất và khoa học của nhà nước pháp quyền XHCN thì những hiện tượng tiêu cực của kinh tế tư nhân như tình trạng bóc lột, áp bức, cạnh tranh không lành mạnh có thể từng bước được khắc phục; quan hệ giữa người chủ doanh nghiệp và người lao động sẽ không còn đối kháng như trong các xã hội trước, mà ngày càng phát triển tốt đẹp hơn. Như vậy, việc phát triển kinh tế tư nhân không những không đối lập với mục tiêu xóa bỏ bóc lột, bất công, làm cho dân giàu, nước mạnh, xây dựng xã hội công bằng, dân chủ, văn minh mà chủ nghĩa xã hội đề ra; trái lại kinh tế tư nhân còn là phương tiện để thực hiện tốt hơn những mục tiêu đó. Công bằng trong chủ nghĩa xã hội không được hiểu một cách đơn giản là phân phối bình quân những tư liệu sản xuất, những công ăn việc làm và những sản phẩm xã hội cho mọi thành viên không phân biệt khả năng, trình độ và phẩm chất của mỗi người. Trái lại, công bằng xã hội phải được hiểu là: trước hết, xã hội tạo mọi điều kiện và cơ hội để mọi thành viên được học tập, rèn luyện để phát huy tất cả năng lực tiềm tàng sáng tạo của mình; sau đó được tham gia làm chủ các mặt của đời sống xã hội, trước hết là làm chủ về tư liệu sản xuất với nhiều hình thức sở hữu đa dạng tùy theo khả năng của mình; được tham gia lao động, cống phù hợp với phẩm chất và năng lực của mình và cuối cùng, được hưởng thụ tương xứng với phần đóng góp của mình vào lao động xã hội. Nếu hiểu công bằng xã hội theo ý nghĩa như vây thì kinh tế tư nhân đã, đang và sẽ góp một phần không nhỏ để nhân dân lao động tham gia làm chủ về kinh tế, phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của mình và tạo ra nhiều công ăn việc làm và thu nhập chính đáng cho người lao động. 3. Đảng viên có được làm kinh tế tư nhân không? Theo điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam thì đảng viên là những người lao động, không bóc lột, như vậy đảng viên làm kinh tế tư nhân có trái với điều lệ Đảng không? Trước hết, đảng viên và những thành viên gia đình họ có thể làm kinh tế cá thể - tiểu chủ, là điều không cần bàn cãi. Còn việc đảng viên tham gia những doanh nghiệp tư nhân lớn thì phải cân nhắc tùy trường hợp cụ thể . Chúng tôi cho rằng, những đảng viên không làm việc trong bộ máy nhà nước và doanh nghiệp nhà nước thì có thể tham gia doanh nghiệp tư nhân. Chẳng hạn, những người đã được kết nạp vào Đảng nhưng chưa có công ăn việc làm, hoặc những người đã nghĩ hưu thì có thể tham gia làm lãnh đạo hoặc làm nhân viên trong doanh nghiệp tư nhân; tất nhiên mọi hoạt động của những đảng viên này phải được đặt dưới sự quản lý, giám sát của các tổ chức Đảng. Đồng thời những người làm việc trong doanh nghiệp tư nhân có thể được kết nạp vào Đảng. Bởi vì, trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, tình trạng bóc lột lao động làm thuê tuy vẫn còn tồn tại, nhưng mức độ đã khác so với kinh tế tư nhân trong chủ nghĩa tư bản. Do đó, theo chúng tôi, trên cơ sở đánh giá phẩm chất, tư cách, quan hệ của những người quản lý doanh nghiệp tư nhân với đội ngũ công nhân và với Nhà nước, Đảng có thể xét kết nạp một số doanh nhân đủ tư cách vào Đảng. Để làm được điều này thì trong doanh nghiệp tư nhân phải xây dựng hệ thống tổ chức Đảng lớn mạnh. Đối với cán bộ, đảng viên đã làm việc trong bộ máy Nhà nước, đã giữ những vị trí, công tác nhất định từ xã, phường đến thành phố, Trung ương thì không thể tham gia làm kinh tế doanh nghiệp tư nhân được. Bởi vì, một người nếu đã làm việc Nhà nước mà còn tham gia làm kinh tế doanh nghiệp tư nhân nữa thì một phần lớn thời gian, công sức, trí tuệ của người đó phải dành cho công việc riêng và tất nhiên, người đó không thể toàn tâm, toàn ý phục vụ công việc của Nhà nước được. Ngoài ra, ở đây không chỉ có vấn đề bị chi phối về thời gian, công sức mà quan trọng hơn là, nếu làm kinh tế tư nhân thì cán bộ lãnh đạo có thể có thái độ thiên vị đối với doanh nghiệp của mình, của vợ con mình, không thể có thái độ hoàn toàn chí công vô tư và quan hệ công bằng với tất cả các doanh nghiệp trong phạm vi mình quản lý được. Nhà nước nên hoàn thiện chính sách lương và phụ cấp để mọi cán bộ, công chức Nhà nước có mức sống đảm bảo, từ đó mà toàn tâm, toàn ý phục vụ công việc Nhà nước, không phải chân trong, chân ngoài nữa. Có người lập luận rằng Đảng chủ trương phát triển kinh tế tư nhân, do đó “đảng viên phải đi trước thì làng nước mới theo sau”. Đây là lối nguỵ biện, bởi vì đúng là đảng viên phải đi trước, nhưng phải theo sự phân công của Đảng. Cũng có ý kiến khác: không cho đảng viên làm kinh tế tư nhân có nghĩa là Đảng coi kinh tế tư nhân là xấu, cái gì xấu thì chỉ để cho nhân dân làm thôi. Tất nhiên, cũng có trường hợp cán bộ, đảng viên tham gia tổ chức kinh tế tư nhân bị lôi cuốn vào những hoạt động phạm pháp, nhưng đó không phải là lý do chính của vấn đề. Thực ra, vấn đề đảng viên đã làm việc nhà nước thì không được tham gia doanh nghiệp tư nhân là một vấn đề thuộc về trách nhiệm công việc đối với nhà nước và phân công lao động xã hội, chứ không phải là vấn đề thuộc về nhân phẩm, không phải Đảng ta quan niệm chỉ có làm việc Nhà nước mới là tốt, còn làm việc tư nhân là xấu. Tóm lại, chúng tôi cho rằng đảng viên không làm việc trong các tổ chức Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước có thể tham gia làm kinh tế doanh nghiệp tư nhân và những người làm trong doanh nghiệp tư nhân có thể được kết nạp và Đảng trên cơ sở xem xét thái độ và phẩm chất cụ thể của từng trường hợp. Ngoài ra, những cán bộ công chức làm việc trong cơ quan Nhà nước và doanh nghiệp Nhà nước thì nhất thiết không được tham gia doanh nghiệp tư nhân. ------------------------------------ Tài liệu tham khảo (1). Xem: C. Mác và Ph. Ăngghen, Toàn tập, t. 21, Nxb CTQG, Hà Nội, 1995, tr. 117-119.
Tài liệu liên quan