Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trởthành một trong những xu thếphát triển chủyếu
của các quan hệkinh tếquốc tếhiện đại. Những tiến bộnhanh chóng vềkhoa học kỹ
thuật cùng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh
mẽquá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản
xuất được quốc tếhoá cao độ. Tất cảcác nước trên thếgiới đều điều chỉnh chính sách
theo hướng mởcửa: giảm dần và tiến tới dỡbỏhàng rào thuếquan và phi thuếquan,
làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển các yếu tốsản xuất nhưvốn, lao động và
kỹthuật trên thếgiới ngày càng thông thoáng hơn. Đểkhông bịgạt ra ngoài lềcủa sự
phát triển, các quốc gia đều phải nỗlực hội nhập vào xu thếchung đó và tăng cường
sức cạnh tranh kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc quản lý nền kinh tếcủa một nước
không thể được quyết định một cách biệt lập và các mô hình kinh tếvĩmô chỉthực sự
có ý nghĩa đểmô tảcác nền kinh tếthực và cung cấp cơsởcho việc hoạch định và
đánh giá tác động của các chính sách kinh tếmột khi có tính đến các khía cạnh quốc
tếcủa một nền kinh tế. Điều này hàm ý nền kinh tếcần được xem xét với tưcách là
nền kinh tếmở, tức nền kinh tếcó tương tác với các nền kinh tếkhác trên thếgiới
18 trang |
Chia sẻ: haohao89 | Lượt xem: 1961 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 1
CHƯƠNG 16
KINH TẾ VĨ MÔ CHO NỀN KINH TẾ MỞ
Toàn cầu hoá và khu vực hoá đã trở thành một trong những xu thế phát triển chủ yếu
của các quan hệ kinh tế quốc tế hiện đại. Những tiến bộ nhanh chóng về khoa học kỹ
thuật cùng với vai trò ngày càng tăng của các công ty đa quốc gia đã thúc đẩy mạnh
mẽ quá trình chuyên môn hoá và hợp tác giữa các quốc gia, làm cho lực lượng sản
xuất được quốc tế hoá cao độ. Tất cả các nước trên thế giới đều điều chỉnh chính sách
theo hướng mở cửa: giảm dần và tiến tới dỡ bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan,
làm cho việc trao đổi hàng hoá, luân chuyển các yếu tố sản xuất như vốn, lao động và
kỹ thuật trên thế giới ngày càng thông thoáng hơn. Để không bị gạt ra ngoài lề của sự
phát triển, các quốc gia đều phải nỗ lực hội nhập vào xu thế chung đó và tăng cường
sức cạnh tranh kinh tế. Trong bối cảnh đó, việc quản lý nền kinh tế của một nước
không thể được quyết định một cách biệt lập và các mô hình kinh tế vĩ mô chỉ thực sự
có ý nghĩa để mô tả các nền kinh tế thực và cung cấp cơ sở cho việc hoạch định và
đánh giá tác động của các chính sách kinh tế một khi có tính đến các khía cạnh quốc
tế của một nền kinh tế. Điều này hàm ý nền kinh tế cần được xem xét với tư cách là
nền kinh tế mở, tức nền kinh tế có tương tác với các nền kinh tế khác trên thế giới.
Mục đích chính của chương này là giới thiệu những khái niệm then chốt mà các nhà
kinh tế thường sử dụng để mô tả một nền kinh tế mở. Chúng ta sẽ đặc biệt nhấn mạnh
đến tỷ giá hối đoái, một công cụ then chốt mà chính phủ có thể sử dụng để tác động
đến hoạt động thương mại với thế giới bên ngoài và nhiều biến số kinh tế vĩ mô quan
trọng khác của các nền kinh tế hiện đại.
I. Cán cân thanh toán
Phần này giới thiệu tổng quan về cán cân thanh toán quốc tế, một chỉ tiêu kinh tế quan
trọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong một nền kinh tế mở. Trạng thái của cán
cân thanh toán có ảnh hưởng quan trọng đến sự thay đổi của tỷ giá hối đoái. Trong nhiều
trường hợp, chính phủ buộc phải điều chỉnh các chính sách kinh tế để đối phó với những
mất cân bằng trong cán cân thanh toán đang đe dọa sự ổn định và phát triển của nền
kinh tế.
Cán cân thanh toán là một bảng cân đối ghi chép một cách hệ thống toàn bộ những
giao dịch kinh tế giữa trong nước với thế giới bên ngoài trong một khoảng thời gian
nhất định (thường là một năm). Nó phản ánh giá trị hàng hoá và dịch vụ mà nền kinh
tế đã xuất khẩu và nhập khẩu cũng như các khoản tiền mà quốc gia đã đi vay hoặc cho
thế giới bên ngoài vay. Ngoài ra, sự can thiệp của ngân hàng trung ương vào thị
trường ngoại hối thông qua việc thay đổi dự trữ ngoại tệ cũng được phản ánh trong
cán cân thanh toán.
Cán cân thanh toán được ghi chép dưới dạng một tài khoản. Các giao dịch mang lại ngoại tệ
cho đất nước như xuất khẩu hay bán tài sản cho người nước ngoài được ghi là khoản mục
có (mang dấu +). Ngược lại, các giao dịch dẫn đến việc thanh toán ngoại tệ cho thế giới bên
ngoài như nhập khẩu hàng hoá hay mua các tài sản ngoại được ghi là khoản mục nợ (mang
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 2
dấu -).
Các tài khoản của cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán bao gồm hai tài khoản chủ yếu: tài khoản vãng lai và tài khoản
vốn.
Tài khoản vãng lai
Tài khoản vãng lai ghi chép các giao dịch về hàng hoá, dịch vụ, thu nhập và chuyển
giao vãng lai. Tài khoản vãng lai bao gồm ba khoản mục lớn: tài khoản thương mại,
thu nhập nhân tố từ nước ngoài và chuyển giao vãng lai.
Thứ nhất, tài khoản thương mại ghi chép thu nhập và thanh toán liên quan đến các
giao dịch thương mại quốc tế.
Như đã giới thiệu trong Chương 6, xuất khẩu là những hàng hoá và dịch vụ sản
xuất trong nước được bán ra nước ngoài, còn nhập khẩu là hàng hoá và dịch vụ sản
xuất ở nước ngoài được bán ở trong nước. Xuất khẩu mang lại ngoại tệ cho đất nước
và do đó được ghi là khoản mục có, còn nhập khẩu đòi hỏi phải chi ngoại tệ ra nước
ngoài và do đó được khi là khoản mục nợ. Khi Tổng công ty lương thực miền Nam
bán gạo cho Xingapo, thì gạo là xuất khẩu của Việt Nam và nhập khẩu của
Xingapo. Khi Boing, nhà sản xuất máy bay của Mỹ, chế tạo và bán 3 chiếc máy
bay Boing 777 cho Tổng Công ty hàng không Việt Nam, thì số máy bay này là
nhập khẩu của Việt Nam và là xuất khẩu của Mỹ.
Bảng 10-1 Cán cân thanh toán của Việt Nam, 2002-2005
Đơn vị: triệu USD
2002 2003 2004 2005
Cán cân tài khoản vãng lai -673 -1932 -1565 218
Cán cân thương mại -1803 -2860 -3178 -1944
Xuất khẩu hàng hóa & dịch vụ 19654 23421 30352 36618
Nhập khẩu hàng hóa & dịch vụ 21457 26780 33511 38562
Thu nhập từ đầu tư -791 -812 -891 -1219
Nhận 167 125 188 364
Trả 958 937 1079 1583
Chuyển khoản ròng 1921 2239 2485 3380
Cán cân tài khoản vốn 1136 4083 2447 1913
Đầu tư trực tiếp ròng từ nước ngoài 2045 1829 1252 2045
Trả các khoản vay FDI 414 590 819 414
Vay trung và dài hạn (ròng) 523 1045 1396 1405
Vốn ngắn hạn -996 1734 -291 -1790
Cán cân tổng thể 463 2151 883 2131
Tài trợ -463 -2151 -883 -2131
Nguồn: IMF Country Report No 06/423, Table 23
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 3
Xuất khẩu ròng của một nước chính là chênh lệch giữa kim ngạch xuất khẩu và kim
ngạch nhập khẩu. Việc bán gạo ra nước ngoài làm cho xuất khẩu ròng của Việt Nam
tăng lên, trong khi việc mua máy bay Boing làm cho xuất khẩu ròng của Việt Nam
giảm xuống. Do xuất khẩu ròng cho biết về tổng thể một nước là người mua ròng hay
bán ròng trên thị trường hàng hoá và dịch vụ thế giới, nên xuất khẩu ròng còn được
gọi là cán cân thương mại. Nếu xuất khẩu ròng dương, tức giá trị xuất khẩu lớn hơn
giá trị nhập khẩu, thì nền kinh tế bán hàng hoá ra thế giới bên ngoài nhiều hơn lượng
mua vào. Trong trường hợp này, nền kinh tế có thặng dư thương mại. Nếu xuất khẩu
ròng âm, tức giá trị xuất khẩu nhỏ hơn giá trị nhập khẩu, thì nền kinh tế mua hàng hoá
từ nước ngoài nhiều hơn lượng bán ra. Trong trường hợp này, nền kinh tế có thâm hụt
thương mại. Nếu xuất khẩu ròng bằng không, tức giá trị xuất khẩu bằng đúng giá trị
nhập khẩu, nền kinh tế có cân bằng thương mại.
Vậy điều gì quyết định lượng xuất khẩu, nhập khẩu và do đó là cán cân thương mại
của một quốc gia? Chúng ta có thể dễ dàng điểm ra các yếu tố có thể ảnh hưởng đến
xuất khẩu, nhập khẩu và xuất khẩu ròng. Dưới đây là những yếu tố chính:
Thị hiếu của người tiêu dùng về hàng trong nước và hàng nước ngoài.
Giá cả tương đối giữa hàng trong nước và hàng nước ngoài.
Tỷ giá hối đoái mà tại đó mọi người có thể chuyển đổi giữa đồng nội tệ với tiền
nước ngoài.
Thu nhập của người tiêu dùng trong nước và người tiêu dùng nước ngoài.
Chi phí bảo hiểm và vận chuyển hàng hoá từ nước này qua nước khác.
Các chính sách của chính phủ đối với thương mại.
Do tất cả các biến số này thay đổi theo thời gian, khối lượng thương mại cũng thường
xuyên thay đổi.
Thứ hai, số liệu trong khoản mục “Thu nhập nhân tố từ nước ngoài” chủ yếu là thu
nhập từ hoạt động đầu tư quốc tế như tiền lãi, cổ tức và lợi nhuận. Thu nhập nhân tố
ròng chính là khoản chênh lệch giữa GNP và GDP của một quốc gia mà chúng ta đã
giới thiệu trong Chương 2.
Thứ ba, chuyển khoản quốc tế ghi chép các giao dịch không có đối ứng giữa các quốc
gia. Đó là các giao dịch một chiều. Giả sử chính phủ Nhật viện trợ cho Việt Nam một
số ôtô buýt dùng cho giao thông công cộng. Để xử lý các giao dịch không có luân
chuyển tài chính đối ứng này, trong cán cân thanh toán cũng có khoản mục có tên gọi
“Chuyển khoản”. Quy ước này cho phép các giao dịch một chiều được chuyển thành
giao dịch 2 chiều chuẩn tắc. Các ôtô buýt viện trợ được hạch toán như một khoản
nhập khẩu (ghi Nợ) trong tài khoản của Việt Nam, được ‘thanh toán’ bằng chuyển
khoản (ghi Có). Nhìn chung, tất cả các khoản chuyển khoản có một giá trị kế toán mà
không có khoản đối ứng. Chuyển khoản vãng lai bao gồm chuyển tiền, quà tặng bằng
hàng (thực phẩm, thuốc men), các khoản đóng góp cho các tổ chức quốc tế, và khoản
tiền của những người lao động làm việc ở nước ngoài gửi về cho gia đình.
Tài khoản vốn
Cho đến nay, chúng ta đã thảo luận việc dân cư của một nền kinh tế mở tham gia vào
thị trường hàng hoá và dịch vụ quốc tế như thế nào. Ngoài ra, dân cư của nền kinh tế
mở còn tham gia vào các thị trường tài chính quốc tế. Ví dụ, người Việt Nam có thể
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 4
dùng 500 triệu đồng để mua một chiếc xe Ford, nhưng cũng có thể dùng số tiền đó để
chuyển sang đôla Mỹ và mua trái phiếu do chính phủ Mỹ phát hành1. Trong khi giao
dịch thứ nhất tạo ra một dòng luân chuyển hàng hoá, thì loại giao dịch thứ hai tạo ra
dòng luân chuyển vốn.
Tài khoản vốn ghi chép các giao dịch liên quan đến dòng vốn luân chuyển giữa trong
nước với thế giới bên ngoài. Việc người Việt Nam bỏ tiền ra mua các tài sản nước
ngoài được coi là nhập khẩu tài sản quốc tế và do đó được ghi là một khoản mục nợ
trong tài khoản vốn của Việt Nam. Ngược lại, việc người nước ngoài mua tài sản của
Việt Nam được coi là xuất khẩu tài sản ra nước ngoài và được ghi là một khoản mục
có.
Hãy nhớ lại rằng đầu tư ra nước ngoài có hai dạng. Việc VIFON xây dựng một nhà
máy sản xuất mỳ ăn liền tại Hungari là một ví dụ về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài.
Ngược lại, việc một người Việt Nam mua cổ phiếu của một công ty Hungari là ví dụ
về đầu tư gián tiếp ra nước ngoài. Trong trường hợp thứ nhất, nhà đầu tư Việt Nam
trực tiếp điều hành hoạt động đầu tư. Còn trong trường hợp thứ hai, nhà đầu tư Việt
Nam đóng vai trò thụ động hơn. Trong cả hai trường hợp, những người đang sống ở
Việt Nam mua tài sản của một nước khác và như vậy làm tăng dòng vốn của Việt
Nam chảy ra nước ngoài.
Dòng vốn luân chuyển giữa các quốc gia chịu sự chi phối của những biến số quan
trọng sau đây:
Lãi suất thực tế trả cho tài sản nước ngoài.
Lãi suất thực tế trả cho tài sản trong nước.
Nhận thức về rủi ro kinh tế và chính trị của việc nắm giữ tài sản nước ngoài.
Các chính sách của chính phủ ảnh hưởng tới việc người nước ngoài nắm giữ tài
sản trong nước.
Cán cân thanh toán
Cán cân thanh toán là tổng hợp của cán cân tài khoản vãng lai và cán cân tài khoản
vốn. Nó biểu thị luồng tiền ròng từ thế giới bên ngoài chảy vào một quốc gia khi các
cá nhân, công ty và chính phủ tiến hành giao dịch trong một khoảng thời gian nhất
định. Một quốc gia có thâm hụt cán cân thanh toán khi luồng tiền chảy ra lớn hơn
luồng tiền chảy vào. Ngược lại, khi luồng tiền chảy vào lớn hơn luồng tiền chảy ra, thì
quốc gia đó có thặng dư cán cân thanh toán. Cán cân thanh toán cân bằng khi khi
luồng tiền chảy vào vừa đúng bằng luồng tiền chảy ra.
Tài khoản tài trợ chính thức
Phần cuối cùng trong tài khoản cán cân thanh toán phản ánh những giao dịch về dự
trữ quốc tế do ngân hàng trung ương của quốc gia đó quản lý. Đó là tài khoản tài trợ
chính thức. Các giao dịch này phản ánh việc tài trợ cho số dư của cán cân thanh toán.
Ngân hàng trung ương ở hầu hết các nước đều giữ các ngoại tệ mạnh mà chủ yếu là
đôla Mỹ để có thể can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm hạn chế sự biến động bất
1 Hiện tại các công dân Việt Nam không được phép chuyển vốn ra nước ngoài để đầu tư vào tài sản
nước ngoài. Tuy nhiên, họ có thể mua ngoại tệ và gửi tiền tiết kiệm trực tiếp bằng ngoại tệ.
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 5
lợi của tỷ giá hối đoái. Khoản mục tài trợ chính thức luôn bằng về giá trị và có dấu
ngược lại với cán cân thanh toán.
Ngân hàng trung ương can thiệp vào thị trường ngoại hối nhằm tác động đến tỷ giá
của đồng nội tệ so với ngoại tệ. Ví dụ, để giữ giá trị của đồng Việt Nam khỏi bị giảm
giá trên thị trường ngoại hối, Ngân hàng nhà nước Việt Nam cần phải bán ngoại tệ
hoặc vàng để thu tiền đồng của Việt Nam từ lưu thông về. Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam chỉ có thể làm được điều đó nếu có dự trữ ngoại tệ và vàng. Khi muốn ngăn cản
đồng Việt Nam tăng giá, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cần tung đồng Việt Nam ra
để mua ngoại tệ. Khi đó dự trữ ngoại tệ của Ngân hàng Nhà nước tăng lên. Hoạt động
này sẽ được giới thiệu chi tiết khi đề cập đến các hệ thống tỷ giá hối đoái.
II. Tỷ giá hối đoái
1. Khái niệm và đo lường
1.1. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa
Tỷ giá hối đoái danh nghĩa (Nominal Exchange Rate) là tỷ lệ trao đổi giữa tiền của
các quốc gia. Ví dụ như khi đến các quầy giao dịch ngoại tệ, bạn thấy người ta niêm
yết 16100 đồng/ 1 đôla Mỹ. Nếu bạn bán 1 đôla Mỹ thì họ sẽ trả cho bạn 16100 đồng;
hoặc nếu bạn mua 1 đôla Mỹ thì bạn cần trả cho họ 16100 đồng. Trong thực tế ngân
hàng sẽ niêm yết giá bán đôla cao hơn giá mua đôla. Sự chênh lệch này là một trong
những nguồn thu nhập của ngân hàng. Để đơn giản cho việc phân tích, chúng ta sẽ bỏ
qua sự chênh lệch này.
Tỷ giá hối đoái có thể được niêm yết theo 2 cách. Nếu tỷ giá hối đoái là 16100 đồng
đổi được 1 đôla Mỹ thì nó cũng là 1/16100 (≈ 0,000062) đôla Mỹ đổi được 1 đồng.
Trong chương này, tỷ giá hối đoái danh nghĩa được qui ước là số đơn vị nội tệ đổi lấy
một đơn vị ngoại tệ và ký hiệu là E. Với tình huống trên chúng ta sẽ viết như sau:
EVND/USD = 16100.
Nếu tỷ giá hối đoái thay đổi sao cho 1 đôla có thể đổi được nhiều tiền đồng hơn thì
chúng ta gọi đó là sự giảm giá của tiền đồng Việt Nam. Ngược lại, nếu 1 đôla mua
được ít tiền đồng hơn thì chúng ta gọi đó là sự lên giá của tiền đồng Việt Nam. Ví dụ
như khi giá đôla trên thị trường ngoại hối tăng từ 16100 đồng lên 17000 đồng, thì tiền
đồng Việt Nam được coi là giảm giá và đồng đôla được coi là lên giá.
Đôi khi chúng ta thấy các phương tiện truyền thông nói rằng tiền đồng Việt Nam
mạnh hay yếu. Mô tả này thường chỉ đề cập đến sự thay đổi trong tỷ giá hối đoái danh
nghĩa. Khi một đồng tiền lên giá, người ta gọi đồng tiền đó mạnh hơn vì nó có thể mua
được nhiều ngoại tệ hơn. Ngược lại, khi một đồng tiền giảm giá, người ta gọi đồng tiền đó
yếu đi.
1.2 Tỷ giá hối đoái thực tế
Như chúng ta đã biết, tỷ giá hối đoái danh nghĩa là tỷ lệ mà các đồng tiền trao đổi với
nhau. Do vậy, sự thay đổi trong tỷ giá đối đoái danh nghĩa có thể làm thay đổi giá
hàng hoá xuất khẩu và nhập khẩu khi tính bằng đồng nội tệ, và do đó có ảnh hưởng
đến sự lựa chọn của người tiêu dùng giữa mua hàng Việt Nam và hàng hóa của nước
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 6
khác.
Tuy vậy, hành vi xuất khẩu, nhập khẩu lại phụ thuộc không chỉ vào tỷ giá hối đoái
danh nghĩa. Hành vi này còn phụ thuộc vào giá tương đối trên thị trường trong nước
và ở nước ngoài. Tỷ giá hối đoái danh nghĩa được điều chỉnh theo lạm phát tương đối
giữa trong nước và ở nước ngoài được gọi là tỷ giá hối đoái thực tế (Real Exchange
Rate). Chúng ta có thể tính tỷ giá hối đoái thực tế (ε) theo công thức sau:
Cũng như tỷ giá hối đoái danh nghĩa được biểu thị bằng lượng nội tệ trên một đơn vị
ngoại tệ, tỷ giá hối đoái thực tế được biểu thị bằng lượng hàng hoá trong nước trên
một đơn vị hàng hoá nước ngoài. Ví dụ, một chiếc áo jacket giá 800.000 đồng ở Việt
Nam và 100 đôla tại Mỹ, trong khi tỷ giá hối đoái danh nghĩa là 16.000 đồng đổi một
đôla, thì tỷ giá hối đoái thực tế của áo jacket Việt Nam so với áo jacket Mỹ là:
= (1.600.000 đồng/1 áo jacket Mỹ)/(800.000 đồng /1 áo jacket Việt Nam)
= (1.600.000 đồng/1 áo jacket Mỹ) × (1 áo jacket Việt Nam /800.000 đồng)
= 2 áo jacket Việt Nam/1 áo jacket Mỹ
Như vậy, tỷ giá hối đoái thực tế phản ánh tỷ lệ trao đối giữa hàng hoá của các quốc
gia khác nhau.
Vì các nhà kinh tế vĩ mô quan tâm đến nền kinh tế với tư cách một tổng thể, nên họ
chú ý tới mức giá chung, chứ không xem xét từng loại giá riêng biệt. Do vậy, thay vì
dùng giá áo jacket để tính tỷ giá hối đoái thực tế, các nhà kinh tế vĩ mô sử dụng chỉ số
giá của mỗi nước:
P
PE *×=ε
Trong đó E là tỷ giá hối đoái danh nghĩa, P là chỉ số giá trong nước, P* là chỉ số giá ở
nước ngoài.
Công thức trên cho thấy tỷ giá hối đoái thực tế cho biết giá tương đối giữa giỏ hàng
hoá và dịch vụ của nước ngoài so với giỏ hàng hoá và dịch vụ trong nước tính theo
một đơn vị tiền chung (ở đây là tính theo đồng nội tệ). Khi ε tăng, đồng nội tệ được
coi là giảm giá thực tế so với đồng tiền nước ngoài (real depreciation). Khi ε giảm,
đồng nội tệ được coi là tăng giá thực tế so với đồng tiền nước ngoài (real
appreciation).
Tại sao tỷ giá hối đoái thực tế lại quan trọng? Tỷ giá hối đoái thực tế là một nhân tố
quyết định năng lực cạnh tranh quốc tế của một nền kinh tế. Nó sẽ quyết định quốc
gia đó sẽ xuất khẩu và nhập khẩu mặt hàng nào và với số lượng là bao nhiêu. Ví dụ
như, khi các nhà nhập khẩu nước ngoài quyết định xem nên mua gạo của Việt Nam
hay của Thái Lan, họ sẽ quan tâm xem gạo của nước nào rẻ hơn. Tỷ giá hối đoái thực
tế giúp họ có câu trả lời chính xác. Trong một ví dụ khác, bạn đang cân nhắc nên đi
ε = Tỷ giá hối đoái danh nghĩa × Giá nước ngoài
Giá trong nước
16.000 đồng/1 đôla × 100 đôla /1 áo jacket Mỹ
800.000 đồng /1 áo jacket Việt Nam
ε =
NGUYÊN LÝ KINH TẾ HỌC
Chương 16 – Kinh tế vĩ mô cho nền kinh tế mở 7
nghỉ ở Nha Trang hay Pattaya (Thái Lan). Bạn có thể hỏi giá khách sạn ở Nha Trang
(bằng đồng) và giá khách sạn ở Pattaya (bằng bạt) và tỷ giá giữa bạt và đồng. Nếu bạn
quyết định sẽ đi nghỉ ở đâu bằng cách so sánh chi phí, thì thực ra bạn đã dựa vào tỷ
giá hối đoái thực tế rồi đấy. Đối với tổng thể nền kinh tế thì việc đồng Việt Nam giảm
giá thực tế hàm ý rằng hàng hóa và dịch vụ của Việt Nam trở nên rẻ hơn một cách
tương đối so với hàng hóa và dịch vụ của các nước đối tác. Khi đó cả người tiêu dùng
trong nước và nước ngoài đều có xu hướng thay thế hàng của các nước đó bằng hàng
Việt Nam làm cho xuất khẩu ròng của Việt Nam tăng lên. Ngược lại, khi đồng Việt
Nam tăng giá thực tế, thì hàng ngoại trở nên rẻ hơn một cách tương đối so với hàng
hóa Việt Nam, làm cho xuất khẩu ròng của Việt Nam giảm xuống.
1.3 Tỷ giá hối đoái bình quân
Cho tới thời điểm này, chúng ta đã nói tới tỷ giá hối đoái như là chỉ có một tỷ giá hối
đoái duy nhất. Giờ đây, chúng ta cần hiểu khái niệm này một cách chính xác hơn.
Trước hết, chúng ta thấy rằng bất cứ một nước nào cũng có nhiều tỷ giá hối đoái song
phương giữa đồng nội tệ với các đồng ngoại tệ khác nhau. Đồng Việt Nam (VND) có
thể được dùng để mua đôla Mỹ (USD), Yên Nhật (JPY), Bảng Anh (GBP), Nhân dân
tệ Trung Quốc (CNY), v.v... Khi nghiên cứu những thay đổi trong tỷ giá hối đoái, các
nhà kinh tế thường sử dụng các chỉ số mang thông tin trung bình về các tỷ giá này.
Cũng giống như chỉ số giá tiêu dùng chuyển nhiều loại giá trong nền kinh tế về một
loại giá, một chỉ số tỷ giá hối đoái chuyển các tỷ giá hối đoái khác nhau thành một
thước đo duy nhất về giá trị quốc tế của đồng nội tệ. Trong hầu hết các trường hợp, tỷ
giá hối đoái bình quân (effective exchange rate) được hiểu là số bình quân gia quyền
của hầu hết các tỷ giá song phương quan trọng với mức gia quyền được xác định bởi
tỷ trọng của mỗi loại ngoại tệ trong tổng kim ngạch ngoại thương của nước đó. Công
thức tính tỷ giá hối đoái bình quân có thể được biểu diễn như sau:
EE = Ei×Wi
với EE là tỷ giá bình quân, Ei là tỷ giá hối đoái song phương với nước i, và Wi là tỷ
trọng thương mại của nước i trong tổng giá trị thương mại của nước đang xét.
2. Thị trường ngoại hối
Chúng ta xét mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam và Mỹ và xem điều gì quyết định tỷ
lệ trao đổi giữa tiền đồng của Việt Nam và đôla Mỹ. Ví dụ về hai nước làm cho việc
phân tích trở nên đơn giản hơn, song những nguyên lý chung được áp dụng cho mọi
giao dịch với nước ngoài. Theo nghĩa đó, đôla Mỹ được coi là ngoại tệ đại diện, và số
đồng Việt Nam đổi 1 đôla Mỹ được coi là tỷ giá hối đoái đại diện.
Vì tiền của một nước được trao đổi với tiền của nước khác trên t