Nhân viên xãhội phải có nhữngkỹnăngcơbản nào ?
1) Khảnăng nghe và giao tiếpvới người khác theogốc độ hiểu biết và cómục đích.
2) Khảnăng thu thập thông tin vàtổnghợp cácdữ liệu có liên quan trong qúa trình
đánh gía.
3) Khảnăng thiếtlập và duy trìmối quanhệ giúp đỡ trong công việc chuyên môn.
4) Khảnăng quan sát và đánh gía các hành vi, ngôn ngữ cólời và khônglờibằng
phương pháp chẩn đóan chính xác.
5) khảnăngtạo long tinnơi thân chủ và khuyến khíchhọvớimọinổlựctự giải
quy ếtvấn đềcủa mình.
6) khảnăng trao đổi tìnhcảm,tế nhị, không làmtổn th ương hoặc không làm cho
thân chủxấuhổ, không yên tâm.
7) khảnăng khai thác vàsửdụng các nguồnlựcmột cách linhhọat, sángtạo trong
việc đề ra giải phápmới nhằm đáp ứng nhucầucủa thân chủ.
8) khảnăng đánh gía nhucầucủa thân chủ và đề ra thứtự ưu tiên trong giải quy ết
vấn đề.
9) khảnăng dànxếp và hòa giải hai bên.
10) khảnăng đóng vai trò làmcầunối giữa cá nhân, nhóm,cộng đồng và cáctổ chức
xãhội.
24 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1439 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ năng của nhân viên xã hội, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
12
22. Các chúc năng của công tác xã hội là gì ?
1) Giúp mọi người nâng cao năng lực và tăng cường khả năng
2) giải quyết vấn đề.
3) Giúp mọi người tiếp cận được các dịch vụ cần thiết và tạo điều kiện thuận lợi
cho những tác động hỗ tương giữa các cá nhân và người khác trong môi trường.
4) Giúp cho các tổ chức đáp ứng nhu cầu của con người và tác động đến các mối
quan hệ hỗ tương giữa các tổ chức và thể chế.
5) Anh hưởng đến chính sách xã hội.
Vai trò của nhân viên xã hội là gì ?
- Vai trò trực tiếp :
Tư vấn cá nhân và xử lý từng vấn đề
Tư vấn hôn nhân và gia đình.
Làm việc theo nhóm.
Làm việc tại cộng đồng.
Nhà giáo dục.
- Vai trò gián tiếp hay kết nối hệ thống :
Môi giới : trung gian kiên kết con người với nguồn
lực.
Người quản lý, điều phối theo các trường hợp.
Người hòa giải.
Người biện hộ nhân danh thân chủ.
Nhà nghiên cứu.
KỸ NĂNG CỦA NHÂN VIÊN XÃ HỘI
23. Nhân viên xã hội phải có những kỹ năng cơ bản nào ?
1) Khả năng nghe và giao tiếp với người khác theo gốc độ hiểu biết và có mục đích.
2) Khả năng thu thập thông tin và tổng hợp các dữ liệu có liên quan trong qúa trình
đánh gía.
3) Khả năng thiết lập và duy trì mối quan hệ giúp đỡ trong công việc chuyên môn.
4) Khả năng quan sát và đánh gía các hành vi, ngôn ngữ có lời và không lời bằng
phương pháp chẩn đóan chính xác.
5) khả năng tạo long tin nơi thân chủ và khuyến khích họ với mọi nổ lực tự giải
quyết vấn đề của mình.
6) khả năng trao đổi tình cảm, tế nhị, không làm tổn thương hoặc không làm cho
thân chủxấu hổ, không yên tâm.
7) khả năng khai thác và sử dụng các nguồn lực một cách linh họat, sáng tạo trong
việc đề ra giải pháp mới nhằm đáp ứng nhu cầu của thân chủ.
8) khả năng đánh gía nhu cầu của thân chủ và đề ra thứ tự ưu tiên trong giải quyết
vấn đề.
9) khả năng dàn xếp và hòa giải hai bên.
10) khả năng đóng vai trò làm cầu nối giữa cá nhân, nhóm ,cộng đồng và các tổ chức
xã hội.
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
13
11) khả năng làm rõ nhu cầu của thân chủ một cách chính xác nhằm bảo vệ quyền
lợi của thân chủ một cách hiệu quả..
12) khả năng vận dụng lý thuyết của ngành công tác xã hội vào thực tế công tác.
( Theo tài liệu: Pamella Klein Odhner, Giới thiệu thực hành công tác xã hội, sách hướng
dẫn tập huấn, tập 1, tr 75, 1998.)
24.Thể hiện kỹ năng lắng nghe như thế nào ?
Nghe là một tiến trình sinh lý. Lắng nghe là một tiến trình tâm lý xã hội. Người
lắng nghe là người đang thỏai mái về tâm lý, sẳn sàng đón nhận vô điều kiện và với tư
thế dấn thân.
Kỹ thuật Mục đích Ví dụ
Câu hỏi mở Nhận được câu trả lời dài, chi tiết
hơn
Bắt đầu với : cái gì, như thế
nào ? tại sao? Ơ đâu? Có lẽ, có
thể
Câu hỏi đóng Nhận được thông tin rõ ràng, nhanh,
cụ thể, tập trung
Bất đầu với có phải
Nhắc lại và
diễn giải
Kiểm tra lại ý tuởng và để tỏ ra mình
lắng nghe và hiểu
“theo tôi hiểu thì..
kế họach của Anh là..
Lý do của Anh là
Khuyến khích Tỏ ra sự quan tâm và chú ý lắng
nghe, khuyến khích nói tiếp
Tôi thấy rồi, vâng, tôi hiểu,
buồn quá, chị nói tiếp đi
Làm rõ nghĩa Lấy thông tin,giúp thân chủ khám
phá vấn đề
Có phải Anh muốn nói
Chị có thể nói rõ hơn về
Phản ảnh cảm
nghĩ
Tỏ ra mình hiểu ý tuởng của thân
chủ như thế nào, giúp thân chủ đánh
giá cảm tưởng của mình khi được
thể hiện bởi người khác
Anh cảm thấy
Như Anh nói đó là cú sốc đối
với Anh..
Tóm tắt Tập trung lại các điểm thảo luận, để
chuân bị vào khía cạnh mới của vấn
đề
Đó là ý chính mà Anh vừa
trình bày..
Nếu như tôi hiểu anh có cảm
tưởng thế nào về hòan cảnh đó
25. Công tác xã hội thực hành là gì ?
Công tác xã hội thực hành chú trọng đến :
- cá nhân và xã hội
- Cung cấp dịch vụ và làm việc theo chiều hướng thay đổi.
- Hỗ trợ cá nhân và thực hành cộng đồng.
Thực hành ở Cấp vi mô :
- Làm việc với cá nhân, gia đình và nhóm nhỏ ( hệ thống thân chủ )
- Tiến trình giúp đỡ là mối quan hệ đối tác thông qua đó nhân viên xã hội
hợp tác hoặc cùng làm việc với thân chủ, đặc biệt quan tâm đến các mặt
mạnh, khả năng và tiềm năng của thân chủ.
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
14
- Công tác xã hội với nhóm được sử dụng với những cá nhân cùng vấn đề
để họ thỏa mãn nhu cầu và qua nhóm, họ được tăng trưởng vàthay đổi.
Thực hành ở cấp trung mô :
- Cấp thực hành này quan tâm đến các nhóm chính quy và các tổ chức phức
tạp hơn ( như câu-lạc bộ, đoàn thể, nhóm tự giúp, tổ chức xã hội, trường
học,
bệnh viện, trại giam, xí nghiệp). Mục tiêu là phối hợp và huy động tài
nguyên để cung cấp sản phẩm hay dịch vụ. Khi làm việc ở cấp này, nhân
viên xã hội chú trọng đến sự thay đổi của tổ chức hơn là những cá nhân.
- Nhân viên xã hội có thể cung cấp tài nguyên như dịch vụ tư vấn, thông tin,
đào tạo, phát triển nhân sự, giúp lên kế hoạch và lượng gía.
Thực hành ở cấp vĩ mô :
- Thực hành ở cấp cộng đồng, xã hội.
- Nhắm đến sự phát triển xã hội và thay đổi nhằm cải thiện cuộc sống của
người dân.
- Nhân viên xã hội quan tâm các thành phần kém may mắn trong cộng đồng
và có thể tham gia vào việc thiết lập các chính sách xã hội, bảo vệ môi
trường hay hợp tác quốc tế.
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
26. Giải quyết vấn đề ở các cấp độ khác nhau ra sao ?
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
Ví dụ : Một phụ nữ bị bạo lực và nhờ nhân viên xã hội giúp đỡ.
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
15
Thực hành ở cấp vi mô
Cá nhân : Cá nhân người phụ nữ này nhận được sự hỗ trợ
----------------------------------------------------------
Gia đình : Tham vấn gia đình, có thể bao gồm người phụ nữ này, người chồng,
các con, và các thành viên khác trong hộ hay gia đình mở rộng.
-----------------------------------------------------------
Nhóm nhỏ : Dùng nhóm để giúp cá nhân như phụ nữ bị bạo lực, người chồng bạo
lực, các con sống trong hoàn cảnh bạo lực.
Thực hành cấp trung mô
Nhóm chính quy : Tham vấn nhóm tự giúp do người phụ nữ bị bạo lực thành lập để
được đáp ứng nhu cầu.
Thực hành ở cấp vĩ mô
Cộng đồng : Tác động đến những người cùng vấn đề trong cộng đồng, tìm tài nguyên
hỗ trợ ( như nhà tạm lánh ) nhằm thay đổi hoàn cảnh.
----------------------------------------------------------------------------
Xã hội : Thay đổi chính sách, luật pháp như luật liên quan đến phụ nữ
Khi nhân viên xã hội can thiệp ở mọi cấp độ thực hành như thế, đó là cách tiếp cận hội
nhập ( integrated approach ).
Ngoài ra, nhân viên xã hội có thể :
- làm thay đổi cách nhìn của các giới chức chính quyền về người dân nghèo.
- Thông hoạt mối quan hệ tương tác giữa người dân và chính quyền trong việc
giải quyết các nhu cầu(ví dụ nhu cầu nhà ở )
- Huy động và thiết lập tài nguyên ( bán nguyên vật liệu rẽ ), liên kết cộng
đồng với các tổ chức và dịch vụ sẳn có.
- Phát triển tiềm năng cộng đồng bằng cách thúc đẩy hoạt động của khu vực
phi chính quy.
- Thành lập các nhóm tín dụng tăng thu nhập.
- Thành lập các chương trình phát triển kỹ năng.
- Cải thiện nước sạch, vệ sinh môi trường.
- Phát triển các dịch vụ chăm sóc sức khỏe ban đầu.
- .
Đó là những hoạt động được gọi là phát triển cộng đồng ở cấp thực hành vĩ mô
PHƯƠNG PHÁP CÁ NHÂN
27. Phương pháp với cá nhân là gì ?
Một khi chúng ta thừa nhận tác động đến cá nhân được xem như là một
phương pháp làm việc thì Công Tác Xã Hội với cá nhân là một phương pháp can thiệp
để giúp một cá nhân (thân chủ) giải quyết các vấn đề khó khăn của họ mà tự họ không
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
16
có khả năng tìm ra lối thoát.Cần lưu ý là những nguyên nhân khó khăn này không chỉ
xuất phát từ một khiếm khuyết của cá nhân mà từ các điều kiện xã hội của môi trường
trong đó thân chủ sinh sống.
Mục đích của phương pháp này là thiết lập mối quan hệ tốt với thân
chủ,giúp cho họ hiểu rõ về chính họ, xác định lại mối tương quan giữa họ với những
người xung quanh, giúp họ tăng khả năng vận dụng các nguồn lực xã hội (tài nguyên)
và của bản thân để thay đổi. Nói một cách khác, Công Tác Xã Hội với cá nhân nhằm
phục hồi, củng cố và phát triển sự thực thi bình thường của chức năng xã hội của cá
nhân và gia đình trong bối cảnh xã hội mà vấn đề của họ đang diễn ra và bị tác động.
Tóm lại, trong phương pháp này, đối tượng tác động là bản thân người
được giúp đỡ còn công cụ tác động là mối quan hệ giữa người thực hành công tác xã
hội( gọi là nhân viên xã hội) và đối tượng (thân chủ).
Công tác xã hội ngày nay có xu hướng mang tính tổng quát nhiều hơn, tức là
nhấn mạnh đến sức mạnh của thân chủ nhiều hơn là chỉ chú ý đến những khó
khăn của họ.Vì khi họ gặp khó khăn thường họ bị rối, chỉ thấy sự yếu kém của mình và
có cái nhìn tiêu cực về bối cảnh xung quanh mình.Chỉ khi nào họ nhận thấy được, nhờ
sự phân tích của nhân viên xã hội, các mặt tích cực của mình và của những người xung
quanh thì họ mới có thêm động lực vượt khó và đó cũng là cơ sở để xây dựng phương
hướng cho cách giải quyết vấn đề.
28. Nhân viên xã hội giúp đỡ thân chủ như thế nào theo phương pháp với cá nhân
?
Phương pháp giải quyết vấn đề :
Tiến trình giải quyết vấn đề trong phương pháp công tác xã hội với cá nhân bao
gồm 7 bứơc :
1. Tiếp cận thân chủ
7. Đánh giá 2. Xác định vấn đề
6. Trị liệu 3. thu thập dữ kiện
5. kế hoạch trị liệu 4.Chẩn đoán
1. Nhận diện, xác định và tìm hiểu vấn đề :
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
17
- Nhân viên xã hội giúp thân chủ kể lại câu chuyện, mô tả vấn đề theo kinh
nghiệm đang có, cảm nhận và suy nghĩ của họ.
- Giúp làm sáng tỏ các khía cạnh của vấn đề( ai có liên quan, các khía cạnh
của môi trường xã hội ).
- Nhân viên xã hội phải quan tâm cả con người và bối cảnh xã hội của vấn đề,
tức là mối tương tác giữa con người và môi trường xã hội.
- Nhân viên xã hội sử dụng kỹ năng tập trung lắng nghe, kỹ năng làm sáng tỏ,
phản hồi ( giúp thân chủ xác định rõ vấn đề và hiểu hoàn cảnh của mình)
- Nhân viên thể hiện sự thấu cảm của mình ( chấp nhận, hài lòng, dấn thân,
quan tâm vô điều kiện, cởi mở, tự nhiên, chân thành ).
- Nhân viên xã hội đánh gía hòan cảnh, đánh gía khả năng của thân chủ trong
cách đối phó với vấn đề và xác định vấn đề.
2.Đánh giá cá nhân :
Nhân viên xã hội xem xét các mạnh và mặt yếu của thân chủ ( như mặt
manh : có sức khỏe, có hiếu, hiểu vấn đề; mặt yếu : đánh giá thấp bản thân,
không được đi học, thiếu kỹ năng).
Nhân viên xã hội cùng với thân chủ vẽ biểu đồ gia đình và biểu đồ sinh
thái của thân chủ để phân tích những yếu tố kinh tế, gia đình, tâm lý và những
yếu tố môi trường ảnh hưởng tới hòan cảnh sống của thân chủ.
Biểu đồ thế hệ :
Chú thích : : Nữ : Nam : mất
Quan hệ tốt : quan hệ không tốt
: không quan hệ, ly dị, ly thân
: không kết hôn hợp pháp
3. Đánh giá môi trường xã hội :
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
18
Nhân viên xã hội xem xét môi trường xã hội có quan tâm hỗ trợ cho
thân chủ không, thân chủ có bị phân biệt đối xử không, công đồng có quan tâm
không, mạng lưới các dịch vụ hỗ trợ như thế nào.
Biểu đồ sinh thái :
Nội Ngọai
Hàng xóm việc làm
Bạn bè giải trí
Thân chủ
Dịch vụ xã hội Tôn giáo
Y tế chính quyền địa phương
Đòan thể Trường học
Chú thích : trước có quan hệ, sau không còn.
Ít quan hệ
Quan hệ 2 chiều
Nếu không có đường kẻ đến thân chủ, tức là không có quan hệ.
4. Xem xét các giải pháp có thể :
Khi nhân viên xã hội cùng với thân chủ tiếp tục tìm hiểu sâu vấn đề thì các giải
pháp khả dĩ có thể xuất hiện. Có giải pháp có thể mâu thuẩn với gía trị của thân chủ,
của nhân viên xã hội, với tổ chức mà nhân viên xã hội là người đại diện.
5. Chọn lựa giải pháp :
Nhân viên xã hội và thân chủ thảo luận từng giải pháp có được ở bước 2, các
mặt thuận lợi và bất lợi và chọn giải pháp mà thân chủ ưng ý, đó là giải pháp phù hợp
với nhu cầu, gía trị, khả năng của thân chủ .
6. Nhận diện giải pháp và lên kế hoạch hành động :
Nhân viên xã hội và thân chủ thiết lập các mục tiêu hướng đến giải quyết vấn
đề, những công việc phải thực hiện ( khi nào thực hiện, thực hiện như thế nào ). Giải
pháp có thể nhắm đền sự thay đổi cá nhân ( can thiệp ở cấp vi mô ), sự thay đổi ở nhóm
hay tổ chức ( can thiệp ở cấp trung mô ) hoặc sự thay đổi của cộng đồng hay xã hội (
can thiệp ở cấp vĩ mô ). Kế hoạch hành động có thể dựa trên các tài nguyên của hệ
thống an sinh xã hội chính quy và của mạng lưới riêng của thân chủ ( thân nhân, lối
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
19
xóm, giáo viên, tu sĩ, bạn bè). Nhân viên xã hội cần chú ý đến những sinh hoạt tập
tục văn hóa cổ truyền.
7. Thực hiện kế hoạch hành động :
Khi thực hiện kế họach hành động, nhân viên xã hội và thân chủ cần cùng nhau
đánh gía thường xuyên các kết quả và điều chỉnh phương cách khi cần thiết. Nhân viên
xã hội cần theo dõi những cố gắng giải quyết vấn đề của thân chủ, có thể nhân danh
thân chủ trong việc phối hợp các dịch vụ, kế họach và phát triển chương trình, thương
lượng để đưa đến những thay đổi trong môi trường sống.
8. Đánh giá tiến trình và kết quả .
29. Tiêu chuẩn nào để tạo ra mục tiêu tốt:?
1. Mục tiêu phải mang tính tích cực. Nên nêu lên một cái gì đó tích cực mà
thân chủ phải làm (việc gì giúp ngưng uống rượu thay vì cấm thân chủ uống
rượu). Đây là cách dựa vào mặt mạnh khi xác định mục tiêu.
2. Mục tiêu phải mang tính điển hình: hành động cái gì ?
3. Mục tiêu phải liên quan đến cuộc sống hiện tại: thân chủ có thể làm ngay
trong ngày hoặc ngày hôm sau, ví dụ: tối nay tôi ngủ sớm.
4. Mục tiêu càng cụ thể càng tốt.
5. Xác định kế hoạch để can thiệp: ta tiếp cận ai? Vai trò cuả ta là gì? Cụ thể ta
sẽ làm gì và sử dụng bao nhiêu thời gian để cho thân chủ hiểu được họ phải làm
gì?
6. Đánh giá: điều này có lợi cho thân chủ. Hai bên cùng hợp tác trong việc đánh
giá. Ví dụ: Trường hợp trẻ có khó khăn trong quan hệ với các bạn trong lớp học:
ta làm việc với trẻ trên quan điểm có những điều trẻ cần phải phấn đấu, như:
“Nếu cháu muốn chơi thân thiện với bạn, bây giờ cháu cho biết nếu bạn cháu
chơi không tốt với cháu thì điều gì sẽ xảy ra? Cháu hay đánh với cháu..nếu
hôm đó, cháu có cách đối xử tốt với bạn bè thì hôm đó có thể khác đi phải
không ? Vậy mỗi tuần một lần, cháu xem cháu hành động tốt thế nào đối với trẻ
khác bằng cách cháu đánh dấu đã làm điều tốt hay không tốt. Có thể ta cùng
thân chủ vẽ những nấc thang tiến triển.
Khi đánh giá, ta thấy thân chủ không tiến bộ, ta phải tìm con đường
khác. Mục đích đánh giá không phải nhìn vào mình mà nhìn vào mục đích, và
xem ta đã tiến tới mục tiêu chưa. Mục đích đánh giá là phải tìm ra cách tiếp cận
hưũ ích nhất.
Đánh giá đồng thời tiến trình và kết quả giải quyết vấn đề, tìm hiểu tại sao có
những kết quả không đạt được.
KỸ NĂNG THÚC ĐẨY SỰ THAY ĐỔI
30. Thế nào là kỹ năng thúc đẩy sự thay đổi (tạo động cơ thay đổi).
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
20
Khi ta làm việc với thân chủ, ta thường nghĩ ta đang trong tiến trình
hành động thì việc làm của ta không có hiệu quả .Ta nên lùi lại, xem xét các
hoạt động thay đổi, xem thân chủ đang ở giai đoạn nào, chứ không phải do cơ
quan quyết định mình phải làm gì.
Các giai đoạn thay đổi diễn ra theo từng bước như sau :
- Giai đoạn tiền dự định: Ở giai đoạn này thân chủ chưa nghĩ đến sự thay đổi,
có cảm giác không ổn. Đặc điểm chính la không có sự nhận thức. Có lúc khi gặp
khó khăn, thân chủ không ý thức được vấn đề là gì? (như trường hợp người
nghiện). Chúng ta phải đối diện với thân chủ, buộc họ phải nhìn vấn đề và đặt
vấn đề như thế nào. Có thể họ có thái độ phản đối, cố tránh đi. Trong giai đoạn
này, nhân viên xã hội cũng có một số việc làm có ích cho thân chủ như :cung
cấp thông tin cho họ chứ không đặt vấn đề là họ phải thay đổi vì có thể gây
cho họ một mối nghi ngờ. Ta tránh tranh luận, nếu không sẽ dẫn đến đối đầu với
thân chủ. Cách làm là lắng nghe một cách có phản hồi, như vậy chúng ta làm
cho thân chủ cảm nhận là chúng ta cởi mở nhìn vấn đề. Công việc của chúng ta
trong giai đoạn này là tìm hiểu quan điểm của thân chủ và cung cấp thông tin để
thân chủ có những nghi ngờ thắc mắc dể họ tự suy nghĩ.
Giai đoạn dự định : Đặc tính chính của giai đoạn này là thân chủ có ý nghĩ
thay đổi trong tư tưởng , họ cân nhắc cái được , cái mất trong sự thay đổi .Có
khi ta cảm thấy khó chịu trước sự lưỡng lự đó, nhưng đó là bước tốt trong quá
trình thay đổi. Công vệc của ta là giúp họ ý thức được sự lưỡng lự đó, giúp họ
suy nghĩ và tìm ra những điều nào có lợi và bất lợi khi họ thay đổi hoặc khi họ
không thay đổi.Ví dụ: người nghiện rượu, điều tốt cho họ là không gây gỗ trong
nhà và có thể họ còn thấy mạnh khoẻ hơn, nhưng họ cũng sợ mất bạn bè.Ta cần
khuyến khích họ nói về những cái lợi khi thay đổi, cố gắng nhấn mạnh các điểm
này.
Giai đoạn quyết định : đó là khi có chiều hướng nghiên về sự thay đổi khi thân
chủ bắt đầu nói về các ý định về những gì họ sẽ làm và nhiệm vụ của ta là thúc
đẩy. Vídụ: khi thân chủ nói:”Tôi thực sự không muốn uống nữa, tôi đã ngán
cuộc sống nghiện ngập rồi .”Ta phải nói ngay:”Tốt, đây là việc anh phải làm “
và cùng thân chủ bàn về kế hoạch hành động.Ta nên cung cấp cho họ những
phương pháp lựa chọn .Họ sẽ cảm thấy họ kiểm soát được quá trình thay đổi
này và đây là bước khó nhất.
Giai đoạn hành động : Ta và thân chủ mỗi bên có việc phải làm là thực hiện
hành động ở giai đoạn này. Chúng ta cần phải khuyến khích và tăng các điểm
mạnh của họ, hướng và theo dõi công việc của họ để giúp họ vượt qua những
khó khăn.
Giai đoạn duy trì: Ở giai đoạn này , thân chủ ý thức rõ vấn đề , họ có khả năng
nhìn lại vấn đề trong quá khứ .Công việc của ta là tạo phương hướng để giúp
họ những phương hướng giải quyết vấn đề.Ta giúp họ những kỹ năng từ chối
không trở lại hành vi cũ ( ví dụ họ gặp bạn mời đi nhậu ).
PDF created with pdfFactory trial version www.pdffactory.com
21
Giai đoạn trở lại: Đặc điểm của giai đoạn này là tái hiện những hành vi cũ.
Có nhiều cách ta phản ứng khi điều này xảy ra , thường là ta thất vọng như thân
chủ, ta cho là ta thất bại, nhưng không nên để lộ thất vọng trước thân chủ.Ta nên
cảm thông họ, xem có điều gì liên quan đến hành động đó và cho họ thấy họ
phải làm gì và nói cho họ biết thay đổi là một công việc rất khó khăn .Nếu việc
tái hiện hành vi cũ mà gây thiệt hại cho người thứ ba (như đánh vợ khi nhậu trở
lại) và phải bảo đảm rằng thân chủ phải chịu những hậu quả do mình gây ra ( có
thể có những biện phap chế tài ). Dù sao, cần nên biết rằng thân chủ là những
người gặp khó khăn trong thay đổi nên họ mới cần chúng ta, nếu không họ
cũng chẳng cần gặp chúng ta để làm gì.
Cũng có nhiều yếu ngoài dự định của thân chủ khiến họ không thể vượt qua, ví
dụ họ gặp chuyện buồn, họ uống rượu trở lại.
Thay đổi là khó khăn và thay đổi không theo con đường thẳng.
Để giúp thân chủ thêm sức mạnh khi chuẩn bị thay đổi, cần có kỹ năng giúp thân chủ thao dượt
trước hành động của họ, có thể thân chủ sẽ sắm vai của họ về việc thân chủ sẽ làm (ví dụ cách từ
chối khi gặp bạn mời đi nhậu ).
Ở các giai đoạn này, chúng ta có thể gặp phải những hành vi đề kháng của thân
chủ như thô bạo, tức giận, nhút nhát mắc cở, né tránh,
Ta phải tìm hiểu nguyên nhân đề kháng của họ, có thể thân chủ đã có một kinh
nghiệm về ai đó đã giúp đỡ họ không thành công, họ tới mình với thái độ đề
kháng. Ta phải hiểu đề kháng là một thông điệp báo cho nhân viên xã hội biết
là mình đi quá nhanh hay quá chậm.
Điều khó khăn là nhân viên xã hội thường hay đỗ lỗi, trách móc thân chủ, nói là
chính họ không muốn thay đổi hoặc họ không đủ khả năng thay đổi.
CÁC GIAI ĐOẠN THAY ĐỔI
Giai
đoạn
Đặc điểm nơi thân chủ Phương hướng công việc của nhân viên
xã hội
Tiền dự
định
Chưa nghĩ đến việc
thay đổi.
Không có ý