Có thể bạn đang viết về kinh tế, nhưng bạn vẫn là nhà báo
Chỉ một số ít các nhà báo chuyên viết tin kinh tế về nhà vào buổi tối và luyên
thuyên với gia đình và bạn bè về những việc họ đã làm trong ngày.
Tuy nhiên những gì chúng ta viết thường liên quan nhiều đến sự sống và cái chết
hơn các bài viết của các đồng nghiệp, bao gồm cả những người đưa tin về vấn đề
tội phạm.
Có lẽ ít khi chúng ta nghe được những điều này, một phần vì phần lớn thời gian
chúng ta chỉ nghĩ về nội dung của các bài viết như chúng ta thường làm khi còn
đang ngồi trên ghế nhà trường. Khi còn là sinh viên chúng ta thường dồn mọi nỗ
lực để thuyết phục các thầy giáo rằng chúng ta có khả năng sử dụng những thuật
ngữ và khái niệm đã được học.
12 trang |
Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1653 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ năng viết báo kinh tế, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ năng viết báo kinh tế
Có thể bạn đang viết về kinh tế, nhưng bạn vẫn là nhà báo
Chỉ một số ít các nhà báo chuyên viết tin kinh tế về nhà vào buổi tối và luyên
thuyên với gia đình và bạn bè về những việc họ đã làm trong ngày.
Tuy nhiên những gì chúng ta viết thường liên quan nhiều đến sự sống và cái chết
hơn các bài viết của các đồng nghiệp, bao gồm cả những người đưa tin về vấn đề
tội phạm.
Có lẽ ít khi chúng ta nghe được những điều này, một phần vì phần lớn thời gian
chúng ta chỉ nghĩ về nội dung của các bài viết như chúng ta thường làm khi còn
đang ngồi trên ghế nhà trường. Khi còn là sinh viên chúng ta thường dồn mọi nỗ
lực để thuyết phục các thầy giáo rằng chúng ta có khả năng sử dụng những thuật
ngữ và khái niệm đã được học. Bây giờ, vì chúng ta viết về các vấn đề rất quan
trọng nên chúng ta nghĩ rằng người đọc cũng có cùng suy nghĩ như vậy – những
người hiểu biết rộng thường có thể chỉ ra được những lỗ hổng kiến thức của chúng
ta.
Đôi khi chúng ta quên mất rằng chúng ta đang ở thời đại thông tin kinh tế. Để trở
thành một nhà báo kinh tế giỏi thì phải là một nhà văn, một người thông tín viên
giỏi, và không chỉ dừng lại ở mức là người nắm được những tri thức về một chủ đề
nào đó. Vì vậy nếu bạn muốn nâng cao tay nghề thì không nên tiêu tốn nhiều thời
gian vào các quyển sách giáo khoa kinh tế, thay vào đó hãy đọc những cuốn tiểu
thuyết hay.
Để trở thành một thông tín viên giỏi cũng có nghĩa là chúng ta phải trở thành một
chuyên gia trong lĩnh vực báo chí chứ không phải một chuyên gia về tài chính hay
kinh tế. Và chúng ta phải tiếp tục làm những việc tất cả các nhà báo đang làm,
dùng bản năng để đánh giá thông tin một cách chuyên nghiệp – sự việc này có mới
không? có quan trọng không? có gì khác thường không? có hay không? kể cả là có
tính chất giải trí không? và tại sao nó lại đáng để được quan tâm?
Và chúng ta phải luôn thận trọng khi tiếp cận những thông tin chúng ta nhận được:
những thông tin này từ đâu tới? Nguồn cung cấp thông tin có những lợi ích gì dính
líu đến việc tin được viết theo một cách cụ thể nào đó? Mình có thể nói chuyện
thêm với những ai để xác nhận độ chính xác của thông tin, để đảm bảo tính công
bằng? Liệu mình đã nói chuyện được với tất cả những người liên quan đến sự việc
chưa, hay ít nhất là với một số lượng người tối thiểu để thu tóm được tất cả những
ý kiến tiêu biểu? Mình đã nói chuyện được với các chuyên gia (vì bản thân mình
không phải là chuyên gia trong lĩnh vực này) xem họ nghĩ gì về vấn đề này? Mình
đã có đủ những câu nói trích dẫn hay cho bài viết chưa? Phần mở đầu của bài viết
sẽ như thế nào?
Một trong những cách suy nghĩ là hãy tự nói: Đây là bài viết của mình! Bạn có thể
được cung cấp một vài thông tin ban đầu, nhưng bạn chính là người đã tự tìm ra
những phần còn lại. Bạn có thể bắt đầu bằng cách tự hỏi, hoặc hỏi đồng nghiệp
hoặc các biên tập viên, tất cả những câu hỏi bạn cho rằng sẽ giúp làm bài viết hay
hơn, hấp dẫn hơn, dễ hiểu hơn cho người đọc. Và không nên cho vào bài viết
những gì bạn không hiểu và hy vọng người khác sẽ hiểu được. Hãy làm chủ bài
viết và lấy thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, không nên chỉ sử dụng mỗi thông
tin lấy từ thông cáo báo chí hay từ các buổi họp báo.
Đây là 10 bước giúp cải thiện các bài viết tin kinh tế:
1. Hiểu rõ sự việc bạn đưa tin.
Nhược điểm phổ biến nhất của một bài viết tồi là phóng viên không hiểu rõ lắm
những gì mình đang đưa tin. Một trong những cách để hiểu được vấn đề là kể lại
với một ai đó về sự việc. Trong một thế giới lý tưởng, người đó sẽ là biên tập tin
của bạn. Người biên tập này sẽ đưa ra các câu hỏi để giúp đánh giá xem liệu bạn có
thể viết bài về sự việc này không và nếu có thì đây sẽ là bài viết như thế nào. Nghe
có vẻ đơn giản, nhưng thực tế lại phức tạp hơn nhiều. Nếu bạn không đủ may mắn
để được làm việc với một biên tập viên xuất sắc, thì hãy tự mình làm việc. Hãy
tưởng tượng bạn kể lại sự việc này với một người bạn hay với ai đó trong gia đình,
những người không quan tâm đến hoặc không dính líu tới tài chính hoặc kinh
doanh. Tuy nhiên không nên bơm phồng sự việc lên để thu hút sự chú ý nếu như
thật tình sự việc không hay đến mức ấy.
2. Hãy mở rộng bài viết
Hãy đưa bài viết trở thành tác phẩm của bạn – cái chúng ta gọi là “tăng thêm giá
trị”. Bạn bắt đầu đưa ra câu hỏi dựa trên những thông tin ban đầu bạn có được.
Điểm xuất phát có thể là mở rộng vấn đề ra khỏi giới hạn của một người cụ thể,
một ban ngành của chính quyền, hay một nước.
Hãy bắt đầu bằng những câu hỏi như:
• Đây có phải là lần đầu tiên một sự việc như thế này xảy ra trong khu vực kinh tế
này không?
• Liệu đây có trở thành một xu hướng không?
• Hay nó đang đi ngược lại xu hướng chung?
• Hay nó đưa ra những tín hiệu cho những thay đổi sẽ xảy ra?
• Sự việc này đã xảy ra, liệu nó sẽ gây những hậu quả gì đến nền kinh tế, đến cả
nước hoặc cả khu vực?
Và nếu những câu hỏi này nghe có vẻ khó thì hãy nhớ là bạn không nhất thiết phải
biết tất cả mọi thứ, nếu bạn có các nguồn tin tốt, bạn sẽ biết một ai đó hiểu ý nghĩa
của những điều này. Hãy đưa ra những câu hỏi “ngớ ngẩn” khi đang thu thập tin để
viết bài hơn là cho đăng những bài viết ngớ ngẩn. Và đừng đăng những gì bạn
không hiểu.
3. Hãy quyết định những chi tiết nào cần được đưa vào khổ đầu của bài viết
Khổ đầu phải nói lên được nội dung cơ bản nhất của bài viết mà lại không được
quá phức tạp. Cần viết thế nào đủ để người đọc biết được bài viết về vấn đề gì
nhưng lại không thấy bị quá tải về thông tin. Những người đọc chuyên nghiệp có
kiến thức rộng không thấy khó chịu nếu tất cả tên tuổi và các con số khác không
được đề cặp đến ngay ở khổ đầu tiên. Họ sẽ “đọc lướt” xuống phía dưới, bỏ qua
những phần đơn giản mà họ đã biết để tìm những chi tiết họ cần.
4. Hãy cho người đọc biết tại sao bài viết này lại quan trọng
Đây là phần “trị giá gia tăng” của một bài viết. Là yếu tố “thế thì sao?” của bài viết
để tóm lược ý nghĩa của bài báo. Đây là lý do để bài báo được đăng, là chỉ dẫn, là
lời giải thích ngắn gọn bạn đưa ra cho những độc giả bận rộn, những người có rất
nhiều câu hỏi trong đầu nhưng không có đủ thời gian để sắp xếp chúng theo thứ tự,
chứ đừng nói đến việc tự đi tìm ra câu trả lời. Đây là công việc của bạn, và là một
công việc quan trọng. Tuy nhiên đừng nghĩ rằng bạn phải là người tìm ra ý nghĩa
của sự việc. Nếu bạn làm việc cẩn trọng, bạn sẽ tìm được ý nghĩa của vấn đề từ các
chuyên gia. Ví dụ, “đây là lần đầu tiên thâm hụt vượt quá 3% tổng sản phẩm quốc
nội và các nhà phân tích nói rằng mức thâm hụt này phản ánh việc chính phủ
không thể kiểm soát nổi ngân sách quốc gia. Con số này cũng sẽ gặp phản ứng
không tốt từ phía IMF vì tổ chức này đang cố đàm phán với chính phủ về một
khoản nợ.”
5. Cung cấp kiến thức chung
Chúng ta gọi nhiều độc giả báo chí là “độc giả mới”, là những người mới bắt đầu
khai phá tin tài chính, hoặc vừa mới đi nước ngoài về hoặc mới vừa quay lại làm
việc sau thời gian nghỉ sinh con hoặc các trường hợp tương tự khác. Hãy giúp họ.
Hãy phát triển khả năng phán đoán xem liệu những điểm nào trong bài viết sẽ khó
hiểu cho các độc giả này vì họ không biết được những gì đã xảy ra trước đó. Kỹ
năng tóm tắt những thông tin bạn thu nhặt từ các tư liệu lưu trữ và trong quá trình
lấy tin thành những câu, những đoạn ngắn để “nhắc” các độc giả về những sự kiện
đã xảy ra. Điều quan trọng là phải coi những phần này là phần nhắc lại, vì nhiều
độc giả đã biết những gì xảy ra vào ngày hôm qua hoặc vào tuần trước. Vì vậy
đừng để phần viết này nghe có vẻ kẻ cả. Điều này có nghĩa là bạn phải xen những
đoạn cung cấp kiến thức cơ bản với các phần khác trong bài viết, thường là một
mệnh đề trong một câu có các tin tức cập nhật nhất, đôi khi là một vài câu vào lúc
thích hợp, và đôi khi là cả một khổ trong bài viết.
6. Cung cấp bối cảnh
Cũng quan trọng như “môi trường xung quanh”. Các quyết định kinh tế không tự
nhiên mà có. Thường những quyết định này nhằm để đối phó với một vấn đề cụ thể
nào đó hoặc là những nhượng bộ cho các áp lực chính trị hoặc là kết quả của một
sự kiện nào đó. Hãy cho độc giả biết những chi tiết này, nếu không họ sẽ không
hiểu được những mối liên quan giữa những sự việc đang xảy ra. Ví dụ, Con số về
tỷ lệ thất nghiệp cao hơn dự đoán được đưa ra vào lúc liên minh của đảng cầm
quyền chuẩn bị các chiến lược tranh cử . Đảng đối lập đã sử dụng các con số về
tình hình kinh tế tồi tệ để tấn công chính phủ, và đã có những dấu hiệu từ các cuộc
thăm dò dư luận là chính phủ bị các cử tri đánh giá thấp trong các chính sách kinh
tế.
7. Giữ cân bằng
Không ai biết được câu trả lời cho tất cả các câu hỏi về kinh tế kể cả về một phần
nhỏ trong số đó. Hãy gọi điện đi các nơi và hỏi các chuyên gia khác nhau, hãy theo
đuổi các mối e ngại và nghi ngờ. Và khi đã có được trong tay một loạt các ý kiến
và các lời giải thích khác nhau về ý nghĩa của một sự việc nào đó, thì hãy đưa đại
diện của các chính kiến vào bài viết. Cách tốt nhất để truyền đạt lại tin tức là không
cố để “đưa ra một quan điểm”. Các độc giả thông minh có thể phát hiện ra một
điểm thiên vị cụ thể nào đó trong hàng nghìn điểm khác nhau trong bài viết, và sẽ
bác bỏ tất cả bài.
8. Hãy sử dụng các con số một cách có hiệu quả
Một trong những phần cơ bản trong bối cảnh và kiến thức cơ bản là các con số. Tất
cả những phóng viên kinh tế giỏi cần một số lượng nhất định thông tin thống kê
đầy đủ và thích hợp để củng cố bài viết. Không cần nhiều số liệu lắm, nhưng phải
có những nền tảng sống còn cho bất cứ bài viết nào. Hãy để các con số phục vụ bài
viết chứ không phải ngược lại. Hãy nghĩ: bài viết này về vấn đề gì? và sau đó, việc
đầu tiên là hãy trả lời các câu hỏi mà không dùng đến bất kỳ số liệu nào. Kể cả khi
viết bài về các chỉ số kinh tế mới nhất, bạn sẽ phải viết bài về tại sao kinh tế lại
tăng trưởng hoặc tại sao tỷ lệ lạm phát lại tăng. Bằng cách này bạn có thể tránh làm
nô lệ cho các số liệu. Nói cách khác, hãy coi các con số như các công cụ để viết
bài, không phải là phần quan trọng nhất của bài viết. Sau đây là một vài hướng
dẫn:
• Nếu bạn nghĩ rằng các con số sẽ giúp rất nhiều để độc giả hiểu được bài viết thì
đừng đưa quá 2 con số vào khổ đầu của bài. 2 con số cũng đã có thể là quá nhiều.
• Hãy rải các con số khắp các phần của bài viết. Đừng dồn vào thành một cụm.
Hãy giảm nỗi đau khổ cho độc giả bằng cách tách các con số này ra khỏi nhau
bằng các câu trích (xem phần dưới)
• Hãy để các con số liên quan đến nhau ở gần nhau
• Hãy nhớ các con số chỉ là các yếu tố làm độc giả “mất hứng” . Các yếu tố khác
bao gồm các câu dài lê thê, tên tuổi không quen thuộc và ngôn từ kỹ thuật. Hãy
tách những yếu tố này càng xa nhau càng tốt. Hãy cố giữ số lượng các con số ở
mức tối thiểu trong những đoạn viết như vậy.
• Hãy suy xét đến khả năng rút một vài con số ra khỏi bài viết và đưa chúng vào
thành bảng hoặc đồ thị để vẫn có thể cung cấp cho độc giả toàn bộ thông tin và
không làm ảnh hưởng đến luồng văn.
• Kiểm tra, kiểm tra lại và kiểm tra thêm lần nữa tất cả các con số.
9. Thổi sự sống vào bài viết bằng các câu trích dẫn
Bài viết không có các câu trích là bài viết không có sự sống. Hãy tìm một câu trích
và đưa lên gần đầu bài viết, có thể vào khổ thứ hai, ngay sau khổ mở bài, hoặc vào
khổ thứ 3, chậm nhất là khổ thứ 4. Nếu bạn làm tốt phần nghiên cứu và phỏng vấn,
bạn phải có rất nhiều các câu có thể trích dẫn được trong sổ tay, thật ra vấn để khó
giải quyết hơn là không nên cho những gì vào chứ không phải là nên đưa những gì
vào bài viết. Các câu trích dẫn mang lại tính xác thực (hiện thực) cho bài viết, vì
đây là những câu đối thoại của những người thật trong một câu chuyện có thật.
Những câu trích này làm thay đổi nhịp độ và làm bài viết sinh động. Chúng cũng là
cách nói đời thường mà thường thì rất khó diễn đạt trong một bài viết về kinh tế và
tài chính.
10. Định nghĩa và giải thích
Rất nhiều nhà báo viết tin tài chính vẫn còn tin rằng độc giả của họ biết tất cả nghĩa
của các thuật ngữ kỹ thuật. Họ không biết hết đâu. Nhiều độc giả mua và đọc lướt
các báo kinh tế để nhặt ra những tin tức ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của họ.
Họ bỏ qua phần còn lại, kể cả khi họ có thời gian để đọc vì trong khi họ là những
chuyên gia được trả lương rất cao trong một ngành công nghiệp nào đó, trong lĩnh
vực tài chính hoặc trong một cơ quan của chính phủ, họ vẫn chỉ là chuyên gia trong
một ngành. Một kế toán viên giỏi, hay một chuyên viên ngân hàng không nhất thiết
phải biết về tất cả mọi việc đang xảy ra – hoặc các biệt ngữ - trong lĩnh vực thương
mại. Một nhà kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp không nhất thiết phải biết về việc
quỹ lương hưu đầu tư tiền tiết kiệm của anh ta như thế nào. Một nhà quản lý giỏi
trong ngành bán lẻ hàng hoá không nhất thiết phải biết thị trường ngoại hối hoạt
động ra sao. Vì vậy chúng ta phải đưa các định nghĩa và giải thích vào từng phần
của bài viết.
Giúp các độc giả hiểu những thuật ngữ không nhất thiết phải là một quá trình gây
nhiều phiền hà và lôi thôi. Có nhiều cách để làm việc này:
• Thay vì dừng mạch viết để chêm những định nghĩa vào hãy sử dụng một cụm từ
giải thích nghĩa của thuật ngữ đó như một thành phần của câu theo dòng viết. Ví
dụ: Thâm hụt thương mại tăng 65% đến mức kỷ lục là $271 tỷ khi nền kinh tế phát
triển mạnh làm mức tiêu thụ hàng nhập khẩu tăng nhanh hơn mức xuất khẩu. Nói
cách khác, hãy đưa định nghĩa thành một phần của những thông tin bạn cung cấp.
• Hãy sử dụng thuật ngữ trong một câu thông thường và đưa mệnh đề giải thích
vào câu sau dưới hình thức cung cấp thêm thông tin. Ví dụ: Tỷ lệ lạm phát năm
ngoái ở mức 6%. Đây là lần đầu tiên trong suốt một thập kỷ qua tính toán về mức
giá cả hàng hoá và dịch vụ của chính phủ tăng vượt 5% một năm.
• Hãy đưa những định nghĩa rõ ràng và rành mạch vào bài viết khi cảm thấy độc
giả đang có nguy cơ lật qua bài báo khác vì lỗ hổng kiến thức của họ làm họ cảm
thấy không thoải mái hoặc khó chịu. Hãy tạm ngưng bài viết và định nghĩa thuật
ngữ. Ví dụ: Nợ không sinh lời là loại nợ mà người vay không thanh toán được cả
vốn lẫn lãi trong một khoảng thời gian nhất định- ví dụ như liền trong hai quý.
• Hãy đưa ra một bài giảng nho nhỏ. Đôi khi độc giả cần sự giúp đỡ không chỉ để
giải thích một thuật ngữ mà để hiểu cả một quá trình. Một ví dụ là khi giá cổ phiếu
sụt do nguy cơ lãi suất sẽ tăng. Tuy quá trình này tương đối quen thuộc với nhiều
người cũng có thể được giải thích như sau: Các nhà đầu tư không thích việc lãi suất
sẽ tăng vì như vậy các công ty sẽ phải tăng chi phí khi vay tiền và tín dụng cũng sẽ
gây tốn kém hơn, nhu cầu sẽ giảm – và kéo theo cả lợi nhuận.
Có thể sếp và các đồng nghiệp lớn tuổi của bạn sẽ nói rằng không cần phải thêm tất
cả những chi tiết này vì độc giả đã biết cả rồi. Nhiệm vụ của bạn sẽ trở nên nặng nề
hơn, nhưng hãy cố gắng thực hiện nó. Nó đáng được như vậy và nó sẽ làm cho
công việc của bạn trở nên thú vị hơn. Nếu bạn có thể giải thích được một điều mà
độc giả cảm thấy quan trọng nhưng khó hiểu họ sẽ nghe bạn một cách say sưa như
khi họ nghe các câu chuyện của các phóng viên viết tin về tội phạm hay những
phóng viên đưa tin chính tri đầy bí ẩn. Truyền đạt thông tin chứ không phải đề tài
là điều quan trọng.