Cung cấp kiến thức về:
• Đặc điểm của nông sản
• Mối quan hệgiữa môi trường bảo quản và
nông sản nông sản
• Các nguyên lý và phương pháp bảo quản
nông sản
• Kỹ thuật bảo quản và chếbiến một sốnhóm
nông sản chính
345 trang |
Chia sẻ: lylyngoc | Lượt xem: 3169 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật bảo quản và chế biến, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Please purchase a personal license.
Giảng viên: ThS. Nguyễn Thị Hạnh
MỤC TIÊU MÔN HỌC
Cung cấp kiến thức về:
• Đặc điểm của nông sản
• Mối quan hệ giữa môi trường bảo quản và
nông sản
• Các nguyên lý và phương pháp bảo quản
nông sản
• Kỹ thuật bảo quản và chế biến một số nhóm
nông sản chính
THÔNG TIN MÔN HỌC
• Số tín chỉ: 2TC
• Thời lượng: 30 tiết
- Lý thuyết: 22 tiết
- Thực hành: 8 tiết
• Tiêu chuẩn đánh giá sinh viên:
- Điểm chuyên cần: 10%
- Điểm thực hành: 30%
- Điểm thi kết thúc học phần: 60%
TÀI LIỆU THAM KHẢO
A. Tiếng Việt
• Nguyễn Mạnh Khải. 2006. Giáo trình bảo quản nông sản. Nhà xuất bản
giáo dục.
• Nguyễn Mạnh Khải (chủ biên), Nguyễn Thị Bích Thuỷ, Đinh Sơn
Quang. 2006. Giáo trình bảo quản nông sản. Nhà xuất bản nông nghiệp.
• Lê Văn Tán (chủ biên), Nguyễn Thi Hiền, Hoàng Thị Lệ Hằng và Quản
Lê Hà. 2009. Công nghệ bảo quản và chế biến rau quả. Nhà xuất bản
khoa học và kỹ thuật.
• Trần Minh Tâm. 2009. Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch.
Nhà xuất bản nông nghiệp.
• Nguyễn Vân Tiếp, Quách Đĩnh và Nguyễn Văn Thoa. 2008. Bảo quản
và chế biến rau quả. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
• Vũ Quốc Trung (chủ biên), Lê Thế Ngọc. 2000. Sổ tay kỹ thuật bảo
quản lương thực. Nhà xuất bản khoa học và kỹ thuật.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
B. Tiếng Anh.
• Adel A. Kader (Technical Editor) and the other authors. 2011.
Postharvest Technology of Horticultural Crops. University of
California, Agriculture and Natural resources. Publication 3311.
Third Edition.
• Ron WILLS, Barry McGLASSON, Doug GRAHAM and Daryl
JOYCE. 1998. Postharvest: an introduction to the physiology &
handling of fruit, vegetables & ornamentals. Unsw Press.
NỘI DUNG MÔN HỌC
• Bài mở đầu
• Chương 1. Đặc điểm của nông sản
• Chương 2. Môi trường bảo quản nông sản
• Chương 3. Sinh vật hại nông sản sau thu hoạch
• Chương 4. Thu hoạch, phân loại, bao gói, và lưu kho
nông sản
• Chương 5. Nguyên lý và phương pháp BQ nông sản, thực
phẩm
• Chương 6. Chế biến nông sản
• Chương 7. Quản lý chất lượng Nông sản, Thực phẩm
BÀI MỞ ĐẦU
MỘT SỐ KHÁI NIỆM
1. Nông sản
Nông sản là danh từ chung để chỉ các sản phẩm nông
nghiệp.
Sản phẩm cây trồng Sản phẩm vật nuôi
Vai trò của nông sản
Làm giống (Seeds)
Làm thức ăn cho người (Foods)
Làm thức ăn cho vật nuôi (Feeds)
Con, cây và hoa trang trí
(Ornamental Plants and Pets)
Nguyên liệu cho công nghiệp
(industrial materials)
2. Thực phẩm
• Thực phẩm là đồ ăn,
đồ uống mà con
người sử dụng hàng
ngày nhằm thỏa mãn
nhu cầu dinh dưỡng
và ẩm thực của bản
thân. Thực phẩm có
thể là sản phẩm đã
qua chế biến (thực
phẩm), hoặc là rau
quả tươi (nông sản)
Các nhóm thực phẩm chính
• Ngũ cốc, đậu đỗ và các loại bột chế
biến từ chúng
• Rau quả tươi và các sản phẩm chế
biến từ chúng
• Đường và các sản phẩm chế biến từ
đường (bánh, kẹo, mứt, ...)
• Các sản phẩm chế biến từ thịt, cá
• Sản phẩm chế biến từ trứng
• Sữa và sản phẩm chế biến từ sữa
• Đồ uống (nước khoáng, nước tinh
lọc, rượu, bia, ...)
• Chất béo ăn được
Nông
sản
Sự khác nhau giữa nông sản và thực phẩm
Thực
phẩm
Biến đổi sinh lý
Biến đổi hóa sinh
Nhiều mầm mống dịch hại
Đa phần đã qua chế biến,
không còn sức sống, chất
dinh dưỡng dễ hấp thụ
Các sản phẩm vật nuôi,
thủy sản sau giết mổ không
còn sức sống, enzyme và các
biến đổi sinh hóa vẫn tiếp tục
Công nghệ sau thu hoạch
• Giai đoạn cận thu hoạch
• Giai đoạn thu hoạch
• Giai đoạn sau thu hoạch
Xử lý sau thu hoạch, sơ chế
Bao gói, bảo quản
Phân phối
Tổn thất sau thu hoạch
- Khái niệm: Tổn thất nông sản là bất cứ sự thay đổi nào làm
giảm giá trị của nông sản đối với con người (khả năng đáp ứng
tiêu dùng về chất lượng và số lượng).
- Dạng tổn thất:
Tổn thất trực tiếp
Tổn thất gián tiếp
- Thời điểm tổn thất:
Tổn thất trước thu hoạch
Tổn thất trong thu hoạch
Tổn thất sau thu hoạch
- Tổn thất nông sản ở Việt Nam: Quả >25%, rau >30%, lương
thực khác 15-20%
Tổn thất sau thu hoạch
FAO, 2011
Tổn thất sau thu hoạch
FAO, 2011
Tổn thất sau thu hoạch
Tầm quan trọng của công nghệ sau thu hoạch
• Dự trữ nông sản, thực phẩm
• Cung cấp giống tốt cho sản xuất
• Giảm tổn thất sau thu hoạch
• Tăng chất lượng và tuổi thọ của sản phẩm
• Tăng lợi nhuận và tính cạnh tranh trên thị trường
• Tăng nguồn cung cấp và tính sẵn có của sản phẩm
• Phát triển công nghiệp kinh doanh nông nghiệp
• Tăng việc làm
• Nâng cao dinh dưỡng và sức khoẻ con người
CHƯƠNG 1: ĐẶC ĐIỂM
CỦA NÔNG SẢN
1. TẾ BÀO THỰC VẬT
• Tế bào là đơn vị cấu trúc và chức năng cơ bản nhất
của mọi cơ thể sống.
• Tế bào thực vật được chia thành 2 thành phần chính:
- Thành tế bào (cell wall)
- Nguyên sinh chất (protoplast): quyết định những
đặc tính sống của tế bào.
Cấu tạo tế bào thực vật
Thành tế bào
• Chức năng
- Bao bọc các cơ quan bên trong của tế bào thông qua việc
tạo ra một khung đỡ cho màng sinh chất, chống lại áp suất
thẩm thấu của các phần bên trong tế bào.
- Không bào chứa dịch bào và tạo nên một áp suất thẩm thấu.
Tế bào hút nước vào không bào và tạo nên áp lực trương lớn
hướng lên trên chất nguyên sinh. Nếu không có thành tế bào
bảo vệ thì tế bào dễ bị vỡ tung.
- Tạo hình dạng cấu trúc và độ bền cơ học cho tế bào và mô
thực vật
Thành tế bào
• Thành phần hóa học
- Vật liệu ổn định có tính đàn hồi ở dạng sợi nhỏ:
cellulose
- Vật liệu mềm dẻo ở dạng khuôn vô định hình: pectin,
hemicellulose
- Ngoài ra trong thành tế bào còn có lipid, protein, phenol
Nguyên sinh chất (protoplast)
Màng (membran)
- Màng là lớp phân cách, tạo ranh giới giữa thành tế bào với
nguyên sinh chất hay giữa nguyên sinh chất với các cơ quan
tử hoặc cấu trúc bên trong nguyên sinh chất
- Chức năng:
+ Ranh giới
+ Bảo vệ, ngăn chặn
+ Vận chuyển
+ Thẩm thấu, trao đổi năng lượng
+ Nhận và điều chỉnh các tín hiệu bên ngoài
Nguyên sinh chất (protoplast)
Tế bào chất (cytoplasm)
- Khối chất nền nằm phía trong màng tế bào nhưng ở phía
ngoài các cơ quan tử và cấu trúc khác. Tế bào chất là nơi diễn
ra nhiều quá trình hóa sinh quan trọng như phân giải các chất
carbonhydrate dự trữ, tổng hợp protein, …
- Đặc điểm: Là một khối lỏng, đồng nhất về quang học
- TBC chứa protein, carbonhydrate, amino acid, lipid, nucleic
acid và các chất hòa tan
- Thành phần: gồm màng tế bào, chất nền, các cấu trúc không
phải là cơ quan tử như các ống, ribosome và lưới nội chất.
Nguyên sinh chất (protoplast)
Không bào: là một khoang lớn ở trung tâm tế bào chất,
chiếm tới 90% thể tích của tế bào. Là nơi chứa và chuyển hóa
các sản phẩm bài tiết của sự trao đổi chất; Duy trì sức trương
của tế bào; Chứa nhiều loại enzyme thủy phân như protease,
lipase, nuclease, phosphatase.
Nhân: Nhân tách biệt với tế bào chất bao quanh bởi màng
nhân. Nhân là trung tâm điều khiển của tế bào, duy trì các
thông tin di truyền được mã hóa trong các chuỗi DNA
Nguyên sinh chất (protoplast)
Ty thể: Ty thể chứa các enzyme hô hấp của chu trình
Krebs và chuỗi vận chuyển điện tử để tổng hợp ra ATP, sử
dụng các sản phẩm của quá trình đường phân để tạo ra năng
lượng
Lạp thể:
Lục lạp
Sắc lạp
Vô sắc lạp
Nguyên sinh chất (protoplast)
Bộ máy golgi
Lưới nội chất
2. NGUỒN GỐC PHÁT TRIỂN VÀ CẤU TẠO
CỦA NÔNG SẢN
Phân nhóm nông sản theo đặc điểm thực vật học:
Nhóm hạt
Nhóm rau
Nhóm quả
Nhóm hoa
Cấu tạo giải phẫu hạt
- Hạt nông sản dùng làm lương thực, thực phẩm chủ yếu thuộc
2 họ Hòa thảo (Gramineae) và họ Đậu (Leuguminoseae)
- Nếu căn cứ vào thành phần hóa học có thể chia làm 3 nhóm:
Nhóm hạt giàu tinh bột (ngũ cốc): gồm thóc, ngô, cao
lương, mì, mạch... Thành phần dinh dưỡng chủ yếu là glucid.
Đặc điểm: dễ hút ẩm do sự trương nở của hạt tinh bột.
Nhóm hạt giàu protein (đậu, đỗ...): dễ biến tính ở nhiệt độ
cao
Nhóm hạt giàu lipid: chứa dầu (lạc, vừng, thầu dầu): dễ bị
oxy hóa chất béo
Cấu tạo giải phẫu hạt
Cấu tạo hạt nông sản bao gồm các thành phần chính là:
Vỏ hạt
Nội nhũ
Phôi hạt
Tỷ lệ kích thước, khối lượng rất khác nhau tùy vào loại
nông sản, giống và điều kiện canh tác.
Cấu tạo giải phẫu hạt thóc
Râu
Nội nhũ
Vỏ trấu
Vỏ cám
Mầm (phôi)
Cấu tạo giải phẫu hạt ngô
Vỏ hạt
Nội nhũ
Lá mầm
Chồi mầm
Cấu tạo giải phẫu hạt đậu
Lá mầm
Chồi mầm
Vỏ hạt
Cấu tạo giải phẫu hạt
Vỏ hạt:
- Là lớp ngoài cùng bao bọc xung quanh toàn bộ hạt, được cấu tạo từ
nhiều lớp tế bào
- Thành phần hóa học: chủ yếu là cellulose và hemicellulose. Sắc tố ở
vỏ hạt khác nhau. Hạt có thể có lông hoặc râu
- Hai loại vỏ hạt: vỏ trần (ngô, đậu) và vỏ trấu (thóc, lúa mỳ, mạch)
- Chức năng: Bảo vệ phôi hạt và các chất dự trữ bên trong, chống lại
ảnh hưởng xấu của điều kiện ngoại cảnh (thời tiết, sinh vật hại).
- Trong quá trình bảo quản cần bảo vệ vỏ hạt, tránh xây xát cơ học
Cấu tạo giải phẫu hạt
Lớp alơron (lớp cám):
- Là lớp tế bào phía trong cùng của vỏ hạt và tiếp giáp với nội
nhũ. Độ dày của lớp alơron phụ thuộc vào giống và điều kiện
trồng trọt
- Tập trung nhiều thành phần dinh dưỡng quan trọng: protein,
lipid, muối khoáng, vitamin. Vì vậy lớp này dễ bị oxy hóa và
biến chất trong điều kiện bảo quản không tốt
Cấu tạo giải phẫu hạt
Nội nhũ
- Là nơi tập trung dinh dưỡng dự trữ chủ yếu của hạt
- Ở ngũ cốc: nội nhũ lớn, nằm ngay dưới lớp alơron, dinh
dưỡng dự trữ dưới dạng tinh bột
- Các loại hạt khác (đậu, đỗ, lạc, vừng): dinh dưỡng dự trữ
dưới dạng protein, lipid trong các lá mầm (tử diệp)
- Thành phần của nội nhũ dễ bị biến đổi và tổn thất trong quá
trình bảo quản do sinh vật hại, do hoạt động sinh lý của
nông sản.
Cấu tạo giải phẫu hạt
Phôi
- Thường nằm ở góc hạt, được bảo vệ bởi lá mầm.
- Cấu tạo gồm 4 phần chính: lá mầm, thân mầm, chồi mầm, rễ
mầm.
- Phân biệt hai loại thực vật: thực vật một lá mầm và thực vật
hai lá mầm
- Chứa nhiều thành phần dinh dưỡng: protein, lipid,
hydratcarbon, vitamin, enzyme,...
- Trong quá trình bảo quản, phôi có cường độ hoạt động sinh lý
mạnh, dễ nhiễm ẩm và hư hỏng, dễ bị vi sinh vật và côn trùng
tấn công.
Nguồn gốc phát triển quả
- Các loại quả được hình thành đa dạng do sự kết hợp các
phần mô tế bào của bầu nhụy, hạt và các phần khác của
cây như đế hoa (táo, dâu tây), lá bắc và cuống hoa (dứa)
- Phần lớn sự phát triển lớn lên của một phần nào để sau
này trở thành quả là do tăng trưởng tự nhiên, nhưng cũng
có thể do con người tác động thêm thông qua các hoạt
động lai tạo và chọn giống nhằm tạo ra kích thước tối đa
phần sử dụng được và hạn chế sự phát triển của các phần
không cần thiết.
Xuất xứmột số loại quả
từ các mô thực vật
(A): Cuống hoa
(B): Đế hoa
(C): Áo hạt
(D): Nội bì
(E): Vỏ ngoài
(F): Vách ngăn
(G): Giá noãn
(H): Vỏ giữa
(I): Vỏ trong
(J): Lá noãn
(K): Mô phụ
(L): Cuống
Nguồn gốc phát triển rau
• Rau không đại diện cho nhóm cấu trúc thực vật nào mà là
những phần đa dạng khác nhau của cây trồng
• Cũng có thể nhóm rau thành các loại như sau:
Hạt và quả (đậu rau)
Củ (hành, tỏi, khoai sắn, khoai tây)
Hoa (bí, súp lơ)
Chồi, thân, lá
• Trong nhiều trường hợp, bộ phận được sử dụng thường đã
được biến đổi rất nhiều so với cấu trúc ban đầu
Xuất xứmột số loại rau
từ các mô thực vật
(A): Chồi hoa
(B): Chồi thân
(C): Hạt
(D): Chồi nách
(E): Cuống lá
(F): Củ (chồi ngầm)
(G): Thân củ
(H): Rễ
(I): Rễ củ
(J): Trụ dưới lá mầm
(K): Gốc lá
(L): Phiến lá
(M): Quả
(N): Hoa
(O): Chồi cành
Ý nghĩa nguồn gốc xuất xứ thực vật
• Nguồn gốc xuất xứ của rau và quả là cơ sở quan trọng quyết
định kỹ thuật bảo quản
• Nói chung, nông sản trên mặt đất có xu hướng phát triển lớp
sáp bề mặt giúp hạn chế hô hấp khi chín và hạn chế thoát
hơi nước, còn các loại rễ củ lại không phát triển lớp vỏ
ngoài nên cần được bảo quản ở điều kiện có độ ẩm tương
đối cao để hạn chế mất nước
• Các loại rễ củ có khả năng tự hàn gắn vết thương sau thu
hoạch. Đặc tính này cũng giúp làm tăng tính an toàn cho
nông sản nếu có những vết thương cơ học trong quá trình
thu hoạch.
Hoa
Hoa cắt Hoa chậu
Hoa cắt
• Bị tách rời khỏi cây mẹ khi thu hoạch
• Chúng không có khả năng cố định carbon thông qua quá
trình quang hợp cũng như chuyển các sản phẩm quang
hợp từ lá đến bộ phận này.
• Với một số nông sản dạng hoa, thân đóng vai trò là nguồn
cung cấp năng lượng dự trữ và nước cho hoa. Thông
thường các loại hoa này được cấu trúc từ nhiều loại mô.
Phần thân, lá đi kèm đóng vai trò quan trọng và có ảnh
hưởng đáng kể đến hoạt động sau thu hái của hoa.
Đặc điểm chung của hoa
• Hoa được cấu tạo từ các loại mô non, đa dạng, có cường độ
hoạt động lớn, có một ít năng lượng carbon dự trữ.
• Sau khi cắt rời khỏi cây, tuổi thọ của hoa giảm đáng kể, kể
cả được bảo quản trong điều kiện thích hợp.
• Hoa là sản phẩm dễ hư hỏng: Cường độ hô hấp của hoa
tương tự như nhiều loại rau ăn lá. Tỷ lệ diện tích bề mặt của
hoa so với khối lượng rất lớn nên sự thoát hơi nước xảy ra
mạnh hơn nhiều
• Nhiệt độ thích hợp để duy trì cây hoa không hẳn đã phù hợp
cho bảo quản hoa cắt.
Hoa chậu
• Cây hoa thường có phần đế (bầu đất) để làm điểm tựa
hoặc để tăng thêm sự hấp dẫn của cây.
• Khi hoa còn gắn trên cây mẹ ở giai đoạn sau thu
hoạch, chúng có thể tiếp tục quang hợp, được cung
cấp nước và chất khoáng, không chỉ cho riêng hoa mà
cho toàn cây.
3. TÍNH CHẤT VẬT LÝ CƠ BẢN CỦA
KHỐI HẠT NÔNG SẢN
Thành phần và đặc tính chung của khối hạt
• Khối hạt bao gồm nhiều hạt và các thành phần khác hợp thành,
có đặc tính không đồng nhất.
• Những hạt lép, chưa chín hoàn toàn thường hô hấp mạnh, dễ hút
ẩm, làm tăng thuỷ phần khối hạt, tạo điều kiện cho sâu hại, vi
sinh vật phát sinh, phát triển, thúc đẩy các quá trình hư hỏng của
hạt.
• Hạt cỏ dại thường có thuỷ phần cao và hoạt động sinh lý mạnh
làm cho các quá trình hư hỏng của khối hạt xảy ra dễ dàng.
• Các tạp chất hữu cơ và vô cơ có trong khối hạt làm giảm giá trị
thương phẩm của hạt, mặt khác đó cũng là phần hút ẩm mạnh
làm cho khối hạt mau chóng bị hư hỏng.
Thành phần và đặc tính chung của khối hạt
• Sâu hại và vi sinh vật tồn tại trong khối hạt là những yếu tố gây
tổn thất về mặt số lượng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng .
• Lượng không khí tồn tại trong khe hở giữa các hạt do ảnh hưởng
của những quá trình sinh lý liên tiếp xảy ra trong khối hạt làm
cho thành phần không khí này thay đổi (lượng oxy thường thấp
hơn, lượng khí cacbonic và hơi nước thường cao hơn không khí
bình thường).
• Trong suốt quá trình bảo quản luôn luôn phải tìm mọi biện pháp
để khắc phục tình trạng không đồng nhất như: nhập kho thóc có
hình hạt, kích thước giống nhau; loại bỏ tạp chất, sâu hại trước
khi đưa thóc vào kho; cào đảo trong quá trình bảo quản; thông
gió tự nhiên và thông gió cưỡng bức...
Khối lượng nghìn hạt
• Khối lượng nghìn hạt là khối lượng tính bằng gram của 1000 hạt
và thường được ký hiệu là P1000.
• Ý nghĩa:
Cho biết sơ bộ chất lượng hạt: hạt có cùng mật độ thì P1000 càng
cao, hạt có chất lượng càng tốt
Dùng để tính toán thể tích và độ bền của bao bì chứa hạt
Khối lượng nghìn hạt tỷ lệ nghịch với tốc độ sấy
• Cách xác định P1000: xác định khối lượng của 100 hạt (P100) hoặc
khối lượng của 500 hạt (P500) rồi P1000 được tính bằng công thức:
P1000 = P100 x 10 hoặc
P1000 = P500 x 2
Dung trọng hạt (Bulk density)
• Dung trọng hạt là khối lượng của một đơn vị thể tích hạt nhất định.
Đơn vị của nó thường là kg/m3.
• Ý nghĩa:
Dự đoán phẩm chất hạt: Cùng một loại hạt, khối hạt có dụng
trọng hạt cao thì có sự tích lũy chất khô lớn hơn hay phẩm chất
tốt hơn.
Làm căn cứ để tính toán thể tích chứa hạt
V = M/Bd
Trong đó: M là khối lượng hạt cần tồn trữ (kg)
Bd là dung trọng hạt (kg/m3)
• Dung trọng thay đổi theo thủy phần hạt. Với phần lớn hạt, khi thủy
phần của hạt càng cao, dung trọng của chúng càng lớn.
• Cách xác định dung trọng hạt: Đổ đầy hạt vào một ống đong có thể
tích là 1 lít. Dùng thước nhẹ nhàng gạt phẳng hạt trên miệng ống
đong. Mang hạt trong ống đong cân ở cân có sai số 0,01 gr.
Khối lượng riêng hạt -Tỷ trọng hạt
(Kernel Density)
• Khối lượng riêng hạt là khối lượng của một thể tích hạt thực
nhất định và cũng được tính bằng kg/m3.
• Trong khối hạt, ngoài hạt còn có khoảng trống giữa các hạt
chứa đầy không khí. Giả sử, khoảng trống đó được lấp bằng
hạt thì khi đó dung tích hạt được gọi là dung tích hạt thực và tỷ
trọng hạt sẽ là trọng lượng của thể tích hạt thực đó. Công thức
tính khối lượng riêng hạt như sau:
Kd = Bd/d
Trong đó: Kd là khối lượng riêng hạt (kg/m3)
Bd là dung trọng hạt (kg/m3)
d là độ trống rỗng hạt (%)
• Ý nghĩa:
Tỷ trọng hạt cho biết sơ bộ mức độ tích lũy vật chất chứa trọng
hạt khi thu hoạch
Dùng làm cơ sở để tính toán độ chắc chắn của kho tàng và bao bì
• Tỷ trọng hạt phụ thuộc vào:
Điều kiện sinh trưởng phát triển của cây và độ chín sinh lý của
hạt.
Độ trống rỗng của khối hạt lớn thì tỷ trọng hạt lớn
Sự thay đổi chất lượng hạt trong quá trình chế biến.
• Cách xác định: Đổ đầy hạt vào một ống đong có thể tích là 1 lít như
khi xác định dung trọng hạt. Sau đó cân và xác định khối lượng hạt
trong ống đong ta có dung trọng hạt (Bd). Xác định tỷ lệ khoảng
không gian giữa các hạt d bằng không khí hay bằng nước rồi áp dụng
công thức trên để tính Kd.
Tính tan rời của khối hạt
- Tính tan rời: Nhiều cá thể tập hợp thành một khối hạt. Vị trí
giữa chúng từ đầu đến cuối quá trình bảo quản hầu như không
thay đổi nhưng có khả năng biến động ở một mức độ nhất
định. Khả năng đó của hạt được gọi là tính tan rời.
- Góc nghiêng tự nhiên (Angle of Repose): Để đánh giá tính tan
rời của khối hạt, người ta sử dụng đại lượng Góc nghiêng tự
nhiên. Đó là góc tạo bởi đường sinh và đường kính đáy của
khối hạt hình chóp nón
• Yếu tố ảnh hưởng đến tính tan rời:
Đặc điểm hình thái của hạt: hạt lớn, bề mặt nhẵn thì tính
tan rời lớn
Tỷ lệ tạp chất cao làm giảm tính tan rời
Thời gian tồn trữ càng dài tính tan rời càng giảm
Độ cao chất xếp hạt trong kho
• Ý nghĩa:
Khối hạt có tính tan rời cao thuận tiện cho quá trình xuất
nhập kho
Hạt giống trước khi đưa vào bảo quản, nếu sơ chế không
tốt, tính tan rời thấp sẽ gây khó khăn cho quá trình bảo
quản, vận chuyển, sấy khô.
Trong quá trình bảo quản hạt, định kỳ kiểm tra tính tan rời
có thể dự đoán được tính ổn định của hạt.
Cách xác định góc nghiêng tự nhiên
Tính tự phân loại của khối hạt
- Khái niệm: Hiện tượng toàn bộ các hạt và tạp chất trong khối hạt phát
sinh hiện tượng phân phối mới khi chịu tác động tổng hợp của điều kiện
ngoại cảnh, đặc tính vật lý của bản thân hạt gọi là tính tự động phân cấp
của khối hạt.
- Bất lợi:
Làm giảm độ đồng đều của khối hạt:
Trong một khối hạt hình chóp nón, những hạt chắc và tạp chất nặng
thường tập trung ở giữa khối; hạt vỡ, hạt hỏng, tạp chất nhẹ phân tán
xung quanh chân khối hạt.
Trong quá trình vận chuyển, do điều kiện rung lắc, khối hạt sẽ sinh ra
hiện tượng tự động phân cấp làm cho hạt có phẩm chất kém, hạt bị sâu
mọt, tạp chất đều tập trung trên bề mặt
Hạt có phẩm chất kém và tạp chất thường trao đổi chất mạnh và dễ
hút ẩm, gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng khối hạt
- Thuận lợi: Dễ dàng cho công tác làm sạch và phân loại hạt
Độ trống rỗng của khối hạt (Porosity)
- Độ trống rỗng của khối hạt là tỷ lệ % thể tích không gian giữa
các hạt so với thể tích chiếm chỗ của toàn bộ khối hạt.
- Ý nghĩa: Độ trống rỗng của khối hạt chính là môi trường tiểu
khí hậu nơi hạt được tồn trữ, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động
sinh lý của hạt trong thời gian bảo quản.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến độ trống rỗng:
Hình dáng của hạt gần tròn, hình bầu dục hay tương đối có
quy tắc, hạt to nhỏ không đều, bề mặt nhẵn, không râu thì độ
trống rỗng thấp
Tỷ lệ tạp chất cao thì độ trống rỗng thấp
Thủy phần hạt tăng thì độ trống rỗng giảm
Cách xác định độ trống rỗng
• Dùng Toluen để xác định thể tích KK chiếm chỗ trong khối
hạt.
• Đong đúng 100 ml hạt bằng ống đong dung tích 200 ml. Dùng
một lượng Toluen đã xác định đổ vừa ngập hết số hạt kể trên.
Xác định lượng Toluen vừa đổ T (ml).
• Độ trống rỗng (%) được xác định bằng công thức:
d (%) =
Trong đó: T: Thể tích KK (Thể tích toluen)
V