Kỹ thuật sơ chế và bảo quản hoa màu (Phần 1)

I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp: - Kiến thức: + Xác định được thời điểm thu hoạch của hoa màu đúng độ chín, đảm bảo năng suất chất lượng. + Hiểu được nguyên lý vận hành các loại máy móc thiết bị phục vụ cho công tác sơ chế và bảo quản hoa màu. + Có kiến thức cơ bản trong việc sơ chế hoa màu tạo ra sản phẩm có chất lượng cao bằng các thiết bị, máy móc đơn giản trong hộ gia đình, nông trại, cơ sở sản xuất sản phẩm hoa màu. + Trình bày được những kiến thức cơ bản trong việc bảo quản hoa màu đảm bảo đúng kỹ thuật. - Kỹ năng: + Thực hiện được việc sơ chế hoa màu tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. + Thực hiện được việc bảo quản hoa màu an toàn trong thời gian dài. + Vận hành, xử lý sự cố xảy ra trong quá trình so chế + Thực hiện công tác an toàn, vệ sinh kho, máy móc thiết bị sau mỗi giai đoạn sơ chế, bảo quản

doc45 trang | Chia sẻ: nguyenlinh90 | Lượt xem: 859 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Kỹ thuật sơ chế và bảo quản hoa màu (Phần 1), để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BỘ LAO ĐỘNG – THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP KỸ THUẬT SƠ CHẾ VÀ BẢO QUẢN HOA MÀU (Ban hành kèm theo Quyết định số: 783 /QĐ-TCDN Ngày 19 tháng 12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề) Hà Nội - Năm 2011 BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI TỔNG CỤC DẠY NGHỀ CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP (Ban hành kèm theo Quyết định số: /QĐ-TCDN Ngày tháng năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục Dạy nghề) Tên nghề: Kỹ thuật sơ chế và bảo quản hoa màu Trình độ đào tạo: Sơ cấp nghề Đối tượng tuyển sinh: Cơ sức khoẻ, trình độ học vấn phù hợp với nghề cần học; Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 06 Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Chứng chỉ sơ cấp nghề I. MỤC TIÊU ĐÀO TẠO: 1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp: - Kiến thức: + Xác định được thời điểm thu hoạch của hoa màu đúng độ chín, đảm bảo năng suất chất lượng. + Hiểu được nguyên lý vận hành các loại máy móc thiết bị phục vụ cho công tác sơ chế và bảo quản hoa màu. + Có kiến thức cơ bản trong việc sơ chế hoa màu tạo ra sản phẩm có chất lượng cao bằng các thiết bị, máy móc đơn giản trong hộ gia đình, nông trại, cơ sở sản xuất sản phẩm hoa màu. + Trình bày được những kiến thức cơ bản trong việc bảo quản hoa màu đảm bảo đúng kỹ thuật. - Kỹ năng: + Thực hiện được việc sơ chế hoa màu tạo ra sản phẩm có chất lượng cao. + Thực hiện được việc bảo quản hoa màu an toàn trong thời gian dài. + Vận hành, xử lý sự cố xảy ra trong quá trình so chế + Thực hiện công tác an toàn, vệ sinh kho, máy móc thiết bị sau mỗi giai đoạn sơ chế, bảo quản - Thái độ: + Có tinh thần trách nhiệm với chất lược sản phẩm, đảm bảo an toàn thực phẩm trong quá trình sơ chế và bảo quản hoa màu. + Tuân thủ quy trình an toàn lao động và vệ sinh môi trường trong việc sơ chế, bảo quản hoa màu. + Có ý thức tổ chức kỷ luật tốt, cẩn thận, kiên trì và chịu khó học tập kinh nghiệm, kỹ năng còn thiếu sót. 2. Cơ hội việc làm Người được cấp chứng chỉ sơ cấp nghề “Kỹ thuật sơ chế và bảo quản hoa màu” thường được bố trí làm công nhân tại các nhà máy, xưởng chế biến, các kho dự trữ hoặc tại hộ gia đình. II. THỜI GIAN CỦA KHÓA HỌC VÀ THỜI GIAN THỰC HỌC TỐI THIỂU: 1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu - Thời gian đào tạo: 03 tháng - Thời gian học tập: 11 tuần - Thời gian thực học tối thiểu: 400 giờ - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn học, mô đun và thi tốt nghiệp: 30 giờ (Trong đó thi tốt nghiệp hoặc kiểm tra kết thúc khoá học: 20 giờ) 2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu: - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 400 giờ - Thời gian học lý thuyết: 99 giờ; Thời gian học thực hành: 301 giờ III. DANH MỤC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO, THỜI GIAN VÀ PHÂN BỔ THỜI GIAN: Mã MH, MĐ Tên môn học, mô đun Thời gian đào tạo (giờ) Tổng số Trong đó Lý thuyết Thực hành Kiểm tra Các môn học, mô đun đào tạo nghề MĐ 01 Sơ chế đậu tương 83 19 62 2 MĐ 02 Bảo quản đậu tương 49 13 35 1 MĐ 03 Sơ chế củ lạc 96 21 72 3 MĐ 04 Bảo quản lạc 52 11 39 2 MĐ 05 Sơ chế quả cà chua 56 15 40 1 MĐ 06 Bảo quản quả cà chua 64 20 42 2 Tổng cộng 400 99 290 11 IV. CHƯƠNG TRÌNH MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO: (Nội dung chi tiết trong phụ lục kèm theo) V. HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG CHƯƠNG TRÌNH DẠY NGHỀ TRÌNH ĐỘ SƠ CẤP: 1. Hướng dẫn sử dụng danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề; thời gian, phân bố thời gian và chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề: - Trong 6 mô đun được đào tạo nghề sơ chế và bảo quản hoa màu, học viên có thể chọn 1 mô đun để học hoặc học cả 6 mô đun; - Thời gian dành cho các mô đun đào tạo được thiết kế sao cho tổng thời gian của các mô đun đào tạo bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định, nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học. 2. Hướng dẫn kiểm tra kết thúc khoá học hoặc thi tốt nghiệp Số TT Môn thi Hình thức thi Thời gian thi 1 Kiến thức, kỹ năng nghề - Lý thuyết nghề Viết Không quá 30 phút Vấn đáp Chuẩn bị không quá: 20 phút; Trả lời không quá: 10 phút Trắc nghiệm Không quá: 30 phút - Thực hành nghề Bài thi thực hành Không quá 04 giờ 2 *Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành) Bài thi lý thuyết và thực hành Không quá 05 giờ CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Sơ chế đậu tương Mã số mô đun: MĐ 01 (Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ – TCDN Ngày 19 tháng12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SƠ CHẾ ĐẬU TƯƠNG Mã số mô đun: MĐ 01 Thời gian mô đun: 83 giờ; (Lý thuyết: 19 giờ; Thực hành: 64 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Là mô đun bắt buộc trong chương trình đào tạo nghề kỹ thuật sơ chế và bảo quản hoa màu. - Tính chất: Nội dung của mô đun được bố trí tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo. II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Xác định được thời điểm thu hoạch đảm bảo năng suất, hao hụt thấp - Thực hiện được các bước sơ chế đậu tương như phơi cây, tách vỏ, phơi hạt đậu tương đúng yêu cầu kỹ thuật - Vận hành được các thiết bị, máy móc an toàn và đúng kỹ thuật. - Có tác phong công nghiệp, tiết kiệm vật tư và tuân thủ các quy định trong việc sơ chế. III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Nhận dạng hình thái cấu tạo đậu tương 8 2 6 2 Xác định thời điểm thu hoạch 8 2 6 3 Thu hoạch đậu tương 15 4 10 1 4 Vận chuyển đậu tương về nơi tập kết 12 2 10 5 Phân loại và làm sạch sơ bộ 10 3 7 6 Phơi đậu tương cây 10 2 7 1 7 Tách vỏ đậu tương 10 2 8 8 Phơi hong hạt đậu tương 10 2 8 Cộng 83 19 62 2 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Nhận dạng hình thái cấu tạo đậu tương Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Nhận dạng được cấu tạo hình thái đậu tương gồm 5 phần chính - Biết được tầm quan trọng về giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế của đậu tương - Tuân thủ quy trình nhận dạng cấu tạo giữa các lớp hạt đậu tương Nội dung: 1. Nhận dạng lớp vỏ quả 2. Nhận dạng lớp vỏ hạt 3. Nhận dạng lớp alơron 4. Nhận dạng lớp nội nhũ 5. Nhận dạng phôi hạt đậu tương Bài 2: Xác định thời điểm thu hoạch Thời gian: 8 giờ Mục tiêu: - Xác định được độ chín của đậu tương - Xác định được thời tiết thu hoạch đảm bảo tổn thất thấp nhất - Tuân thủ quy trình về xác định thời điểm thu hoạch đậu tương Nội dung: 1. Độ chín quả đậu tương 2. Thời tiết thu hoạch 3. Thời điểm thu hoạch đậu tương Bài 3: Thu hoạch đậu tương Thời gian: 15 giờ Mục tiêu: - Lập được kế hoạch thu hoạch đậu tương - Chuẩn bị được dụng cụ thu hoạch - Biết cách thu hoạch đậu tương nhanh và đúng kỹ thuật - Tuân thủ quy trình về thu hoạch đậu tương Nội dung: 1. Lập kế hoạch thu hoạch 2. Chuẩn bị dụng cụ thu hoạch 3. Chuẩn bị thu hoạch 4. Cắt đậu tương Bài 4: Vận chuyển đậu tương về nơi tập kết Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Chuẩn bị được phương tiện vận chuyển - Biết cách thu gom, vận chuyển nhanh hạn chế thất thoát - Tuân thủ quy trình về vận chuyển đậu tương sau khi thu hoạch về nơi tập kết Nội dung: 1. Chuẩn bị phương tiện vận chuyển 2. Thu gom đậu tương 3. Vận chuyển đậu tương về nơi tập kết Bài 5: Phân loại và làm sạch sơ bộ cây đậu tương Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Phân loại được cây đậu tương theo màu sắc, kích thước, độ non già - Biết cách loại bỏ quả non lép, sâu bệnh - Tuân thủ quy trình, quy định về việc phân loại và làm sạch sơ bộ đậu tương Nội dung: 1. Thời điểm thu hoạch đậu tương 2. Phân loại theo kích thước, màu sắc và chủng loại 3. Phân loại cây có quả non lép, sâu bệnh Bài 6: Phơi đậu tương cây Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Trình bày được chế độ phơi đậu tương - Thực hiện được các bước làm khô cây đậu tương bằng phương pháp phơi nắng - Tuân thủ các quy trình về về việc phơi đậu tương cây Nội dung: 1. Rải đậu tương trên sân phơi 2. Đảo trở đậu tương trong quá trình phơi 3. Kiểm tra đậu tương trên sân 4. Thu gom đậu tương Bài 7: Tách vỏ quả đậu tương Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Thực hiện được tách vỏ đậu tương bằng tay - Hiểu được nguyên lý hoạt động của máy tách vỏ đậu tương - Vận hành được máy tách vỏ đậu tương - Tuân thủ các quy trình, quy định về tách vỏ quả đậu tương Nội dung: 1. Tách vỏ đậu tương bằng tay 2. Tách vỏ đậu tương bằng máy 3. Thu hồi hạt đậu tương Bài 8: Phơi hong hạt đậu tương Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Trình bày được chế độ phơi hạt đậu tương - Thực hiện được các bước làm khô đậu tương bằng phương pháp phơi nắng - Tuân thủ các quy trình, quy định về phơi hong hạt đậu tương Nội dung: 1. Rải hạt đậu tương trên sân phơi 2. Đảo trở đậu tương trong quá trình phơi 3. Kiểm tra quả đậu tương trên sân 4. Thu gom hạt đậu tương IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Các nguồn lực cần thiết để dạy và học mô đun - Phòng học: Phòng học lý thuyết - Nguyên, vật liệu: Nguyên liệu đậu tương - Dụng cụ và trang thiết bị: + Các dụng cụ như: Khay, rổ, máy đo độ ẩm, nhiệt kế, thúng, sọt, vải bạt, bao tải, phương tiện vận chuyển + Các thiết bị, máy móc để sơ chế như: máy bóc vỏ - Bảo hộ lao động: Quần, áo, mũ, khẩu trang - Học liệu: + Sơ đồ tranh ảnh, băng video, tài liệu phát tay. + 01 máy vi tính xách tay. + 01 máy chiếu Projector. 2. Dạy và học mô đun - Dạy và học lý thuyết trên lớp - Thực hành và rèn kỹ năng tại cơ sở chế biến, hợp tác xã, hộ gia đình V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ Kết thúc mô đun có 1 bài kiểm tra lý thuyết theo hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian và nội dung kiểm tra sẽ do giáo viên chuẩn bị. - Kiểm tra kỹ năng thực hành trong các buổi thực hành với các tiêu chí: + Vận hành thiết bị trong sơ chế + Nhận biết và phân loại đậu tương + Kỹ thuật làm khô hạt đậu tương VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Sơ cấp nghề sơ chế và bảo quản hoa màu 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Phương pháp giảng dạy: tích hợp lý thuyết với rèn các kỹ năng thực hành. - Giảng dạy lý thuyết: sử dụng phương pháp "Giảng dạy lấy người học làm trung tâm" - Dạy thực hành: sử dụng trực quan kết hợp với làm mẫu, trình diễn kỹ năng. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý: - Đánh giá được chất lượng nguyên liệu - Làm khô hạt đậu tương 4. Tài liệu cần tham khảo: Kỹ thuật sơ chế và bảo quản đậu, đỗ, lạc quy mô hộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Cục Chế biến Nông Lâm sản và ngành nghề nông thôn, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2000. Kỹ thuật sau thu hoạch lạc và đậu nành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Vụ Khoa học và Công nghệ - Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch, ASPS – DANIDA – Hợp phần xử lý sau thu hoạch, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2006. Sơ chế và bảo quản đậu đỗ lạc quy mô gia đình, Bùi Bảo Khanh, NXB Nông nghiệp Tp Hồ Chí Minh, 2001. Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch, Trần Minh Tâm, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2006. CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Bảo quản đậu tương Mã số mô đun: MĐ 02 (Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ – TCDN Ngày19 tháng12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN BẢO QUẢN ĐẬU TƯƠNG Mã số mô đun: MĐ 02 Thời gian mô đun: 49 giờ; (Lý thuyết: 13 giờ; Thực hành: 36 giờ) I. VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: + Là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo nghề kỹ thuật sơ chế và bảo quản hoa màu. + Mô đun Bảo quản đậu tương được bố trí học sau mô đun sơ chế đậu tương. - Tính chất: + Mô đun cung cấp cho người học những kiến thức, kỹ năng lựa chọn thiết bị, dụng cụ, vật liệu và các điều kiện cho bảo quản đậu tương + Nội dung của mô đun được bố trí tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Thực hiện được các bước bảo quản đậu tương như xác định chế độ bảo quản, phân loại hạt, các chế độ bảo quản thoáng, bảo quản kín và kiểm tra đậu tương trong quá trình bảo quản. - Chuẩn bị được các dụng cụ, thiết bị dùng trong bảo quản đậu tương - Xác định được các chỉ tiêu đánh giá chất lượng đậu tương trước và sau khi bảo quản - Có tác phong công nghiệp, tiết kiệm vật tư và tuân thủ các quy định trong bảo quản III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Xác định chế độ bảo quản đậu tương 7 2 5 2 Phân loại hạt trước khi bảo quản 10 2 8 3 Bảo quản thoáng hạt đậu tương 10 3 6 1 4 Bảo quản kín hạt đậu tương 10 3 7 5 Kiểm tra hạt đậu tương trong quá trình bảo quản 12 3 9 Cộng 49 13 35 1 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Xác định chế độ bảo quản đậu tương Thời gian: 7 giờ Mục tiêu: - Trình bày được các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng đậu tương khi bảo quản - Xác định được các chế độ trong bảo quản đậu tương - Tuân thủ các quy trình, quy định về xác định chế độ bảo quản đậu tương Nội dung: 1. Xác định chế độ vệ sinh kho tàng 2. Xác định chế độ kiểm tra tình hình phẩm chất sản phẩm bảo quản 3. Xác định độ ẩm bảo quản đậu tương Bài 2: Phân loại hạt trước khi bảo quản Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Hiểu được nguyên lý và vận hành được máy làm sạch, phân loại đậu tương - Thực hiện được thành thạo phân loại hạt đậu tương bằng phương pháp thủ công và bằng máy - Tuân thủ các quy trình, quy định về phân loại hạt trước khi bảo quản Nội dung: 1. Làm sạch và phân loại hạt đậu tương bằng phương pháp thủ công 2. Làm sạch và phân loại hạt đậu tương bằng máy 3. Kiểm tra hạt sau khi phân loại Bài 3: Bảo quản thoáng hạt đậu tương Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Xác định được chế độ bảo quản thích hợp - Thực hiện được thành thạo quy trình bảo quản đậu tương (bảo quản thoáng, hở) - Tuân thủ các quy trình, quy định về bảo quản thoáng hạt đậu tương Nội dung: 1. Kiểm tra kho bảo quản 2. Đổ đậu tương vào kho bảo quản 3. Kiểm tra định kỳ trong quá trình bảo quản 4. Xử lý khối hạt khi có hiện tượng hư hỏng Bài 4: Bảo quản kín hạt đậu tương Thời gian: 10 giờ Mục tiêu: - Thực hiện được thành thạo quy trình bảo quản kín hạt đậu tương - Xác định được chế độ bảo quản thích hợp - Tuân thủ các quy trình, quy định về bảo quản kín đậu tương Nội dung: 1. Kiểm tra kho bảo quản 2. Kiểm tra dụng cụ chứa đựng 3. Đổ đậu tương vào dụng cụ chứa đựng 4. Làm kín dụng cụ 5. Sắp xếp dụng cụ chứa đậu tương vào kho Bài 5: Kiểm tra hạt đậu tương trong quá trình bảo quản Thời gian: 12 giờ Mục tiêu: - Xây dựng được kế hoạch kiểm tra định kỳ theo yêu cầu bảo quản - Xử lý được các hiện tượng hư hỏng xảy ra trong quá trình bảo quản - Tuân thủ các quy trình, quy định về kiểm tra hạt đậu tương trong quá trình bảo quản Nội dung: 1. Kiểm tra sự xuất hiện và phá hoại của côn trùng gây hại 2. Kiểm tra hạt bị ẩm, mốc, bốc nóng 3. Kiểm tra kho và các dụng cụ chứa đựng 4. Xử lý hạt bảo quản khi bị côn trùng phá hoại 5. Xử lý hạt bị mốc, bốc nóng IV. ĐIỀU KIỆN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Các nguồn lực cần thiết để dạy và học mô đun - Phòng học: Phòng học lý thuyết - Nguyên, vật liệu: Nguyên liệu đậu tương - Dụng cụ và trang thiết bị: + Các dụng cụ như: Khay, máy đo độ ẩm, nhiệt kế, thúng, sọt, vải bạt , bao tải, phương tiện vận chuyển + Các thiết bị, máy móc để sơ chế như: máy làm sạch và phân loại - Bảo hộ lao động: Quần, áo, mũ, khẩu trang - Học liệu: + Sơ đồ tranh ảnh, băng video, tài liệu phát tay + 01 máy vi tính xách tay + 01 máy chiếu Projector. 2. Dạy và học mô đun - Dạy và học lý thuyết trên lớp - Thực hành và rèn kỹ năng tại cơ sở chế biến, hợp tác xã, hộ gia đình V. PHUƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG ĐÁNH GIÁ - Kết thúc mô đun có 1 bài kiểm tra lý thuyết theo hình thức kiểm tra trắc nghiệm hoặc tự luận. Thời gian và nội dung kiểm tra sẽ do giáo viên chuẩn bị. - Kiểm tra kỹ năng thực hành trong các buổi thực hành với các tiêu chí: + Bảo quản đậu tương bằng phương pháp khác nhau. + Kiểm tra chất lượng đậu tương trong quá trình bảo quản, cách xử lý khi có hiện tượng hư hỏng xảy ra. VI. HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN MÔ ĐUN: 1. Phạm vi áp dụng chương trình: Chương trình mô đun được sử dụng để giảng dạy cho trình độ Sơ cấp nghề sơ chế và bảo quản hoa màu 2. Hướng dẫn một số điểm chính về phương pháp giảng dạy mô đun đào tạo: - Phương pháp giảng dạy: tích hợp lý thuyết với rèn các kỹ năng thực hành. - Giảng dạy lý thuyết: sử dụng phương pháp "Giảng dạy lấy người học làm trung tâm" - Dạy thực hành: sử dụng trực quan kết hợp với làm mẫu, trình diễn kỹ năng. 3. Những trọng tâm chương trình cần chú ý - Đánh giá được chất lượng nguyên liệu - Cách bảo quản đậu tương - Cách kiểm tra chất lượng đậu tương trong quá trình bảo quản. - Phương pháp xử lý những hiện tượng hư hỏng xảy ra trong quá trình bảo quản 4. Tài liệu cần tham khảo: Kỹ thuật sơ chế và bảo quản đậu, đỗ, lạc quy mô hộ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Cục Chế biến Nông Lâm sản và ngành nghề nông thôn, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2000. Kỹ thuật sau thu hoạch lạc và đậu nành, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn – Vụ Khoa học và Công nghệ - Viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ Sau thu hoạch, ASPS – DANIDA – Hợp phần xử lý sau thu hoạch, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2006. Bảo quản chế biến rau, trái cây và hoa màu, Huỳnh Thị Dung, Nguyễn Thị Kim Thoa, NXB Hà Nội, 2007. Sơ chế và bảo quản đậu đỗ lạc quy mô gia đình, Bùi Bảo Khanh, NXB Nông nghiệp TP Hồ Chí Minh, 2001. Bảo quản và chế biến nông sản sau thu hoạch, Trần Minh Tâm, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2006. Giáo trình bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt, Đào Thanh Vân (chủ biên), Nguyễn Thị Kiểu, Nguyễn Hữu Hồng, Trần Anh Dũng, Lương Thị Kim Oanh, NXB Nông nghiệp Hà Nội, 2003.  CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN Tên mô đun: Sơ chế củ lạc (quả lạc) Mã số mô đun: MĐ 03 (Ban hành kèm theo Quyết định số 783/QĐ – TCDN Ngày 19 tháng12 năm 2011 của Tổng cục trưởng Tổng cục dạy nghề) CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN SƠ CHẾ CỦ LẠC Mã số mô đun: MĐ 03 Thời gian mô đun: 96 giờ; (Lý thuyết: 21 giờ; Thực hành: 75 giờ) I.VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN: - Vị trí: Là mô đun chuyên môn nghề trong chương trình đào tạo nghề kỹ thuật sơ chế và bảo quản hoa màu - Tính chất: Nội dung của mô đun được bố trí tích hợp giữa dạy lý thuyết và thực hành trong chương trình đào tạo II. MỤC TIÊU MÔ ĐUN: - Thực hiện được các bước sơ chế củ lạc đúng yêu cầu kỹ thuật - Vận hành được các thiết bị, máy móc an toàn và đúng kỹ thuật. - Có tác phong công nghiệp, tiết kiệm vật tư và tuân thủ các quy định trong việc sơ chế III. NỘI DUNG MÔ ĐUN: 1. Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Thời gian Tổng số Lý thuyết Thực hành Kiểm tra* 1 Nhận dạng hình thái cấu tạo củ lạc 7 2 5 2 Xác định thời điểm thu hoạch 7 2 5 3 Thu hoạch lạc 12 3 8 1 4 Vận chuyển về nơi tập kết 12 2 10 5 Bứt củ lạc 8 2 6 6 Phân loại và làm sạch sơ bộ 12 2 9 1 7 Phơi lạc củ 8 2 6 8 Sấy lạc củ 10 2 8 9 Tách vỏ củ lạc 12 2 9 1 10 Phơi hong hạt lạc 8 2 6 Cộng 96 21 72 3 * Ghi chú: Thời gian kiểm tra được tích hợp giữa lý thuyết với thực hành được tính bằng giờ thực hành. 2. Nội dung chi tiết: Bài 1: Nhận dạng hình thái cấu tạo củ lạc Thời gian: 7 giờ Mục tiêu: - Nhận dạng được cấu tạo hình thái củ lạc gồm 5 phần chính - Biết được tầm quan trọng về giá trị dinh dưỡng cũng như giá trị kinh tế của lạc - Tuân thủ các quy trình về nhận dạng hình thái củ lạc Nội dung: 1. Nhận dạng lớp vỏ củ 2. Nhận dạng lớp vỏ hạt 3. Nhận dạng lớp alơron 4. Nhận dạng lớp nội nhũ 5. Nhận dạng phôi hạt lạc Bài 2: Xác định thời điểm thu hoạch Thời gian: 7 giờ Mục tiêu: - Xác định được độ chín của lạc - Xác định được thời tiết và thời điểm thu hoạch đả
Tài liệu liên quan