Kỹ thuật trồng cây gừng

Bộ phận chính thu hoạch là củ gừng (thân ngầm) nằm ở dưới đất, muốn củ gừng phát triển tốt, đất cần tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt, vì vậy đất để trồng gừng thường là đất vườn, đất có vị trí cao được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, phơi ải càng tốt. Gừng thích hợp ở các vùng nhiệt đới. Để có được củ nhiều, củ to, gừng cần được trồng ở chỗ có lớp đất mặt dày. Do đó, trong nhiều trường hợp trồng gừng là phải lên luống cao 20 - 25 cm, rộng 1,2 - 1,5 m.

pdf15 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 2056 | Lượt tải: 3download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Kỹ thuật trồng cây gừng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Kỹ thuật trồng cây gừng Tên khoa học: Zingiber officinale Rose. Họ: Gừng (Zingiberaceae) Bộ phận chính thu hoạch là củ gừng (thân ngầm) nằm ở dưới đất, muốn củ gừng phát triển tốt, đất cần tơi xốp, nhiều mùn, thoát nước tốt, vì vậy đất để trồng gừng thường là đất vườn, đất có vị trí cao được cày bừa kỹ, làm sạch cỏ, phơi ải càng tốt. Gừng thích hợp ở các vùng nhiệt đới. Để có được củ nhiều, củ to, gừng cần được trồng ở chỗ có lớp đất mặt dày. Do đó, trong nhiều trường hợp trồng gừng là phải lên luống cao 20 - 25 cm, rộng 1,2 - 1,5 m. Bón phân Thường để đất xốp, đủ ẩm, người ta bón 20 - 30 tấn phân chuồng, 300 -500 kg super lân hay phân lân nung chảy, 500 - 1000 kg tro bếp, trộn đều rồi lên luống. Để tiết kiệm phân, thường lên luống rồi rạch hàng, bón phân, trộn đều, lấp 1 lớp đất mặt sau đó trồng gừng lên rãnh đã bón phân. Trồng gừng Gừng được trồng bằng củ, ta chọn các củ gừng có nhiều mầm, bẻ từng nhánh gừng riêng, mỗi nhánh có chứa 3 - 5 mắt gừng. Chấm phần bẻ hoặc cắt vào tro bếp, đem gừng trồng vào rãnh đã bón đủ phân, lấp kín đất lại, dùng tay nén lớp đất bột trên mặt, chú ý không lấp đất sâu, chỉ cần phủ kín củ gừng là được. Sau đó dùng rơm rạ phủ lên luống, có thể trấu, lá khô ... rồi tưới nước cho đủ ẩm. Nếu nhiệt độ ấm thì sau 5 - 7 ngày gừng đã đâm chồi, ngoi lên mặt đất. Nếu phần rơm rạ phủ quá dày, ta nên dẹp bớt để cây gừng mọc cho dễ. Sau khoảng 1 tháng, lớp rơm rạ phủ sẽ mục dần tạo thành 1tầng xốp cho đất, giữ ẩm cho gừng. Khoảng 1 tháng sau trồng, ta bón thúc thêm tro bếp hoặc kali, một ít phân đạm (nhìn cây mà bón) rồi vun gốc, tưới đủ ẩm. Gừng ít bị sâu hại nhưng có lúc bị bệnh cháy lá thối củ. Tốt nhất là theo dõi thường xuyên để ngắt lá, nhổ bỏ cây bị bệnh, tránh phun thuốc nhiều. Gừng trồng khoảng cách 40 x 30 cm, chăm sóc tốt có thể cho thu hoạch khá: 8 - 10 tấn/ha. Thu hoạch, bảo quản Gừng trồng được 3 - 4 tháng có thể tỉa lá ăn hoặc làm thuốc. Sau trồng 5 - 6 tháng, hoặc 7 - 8 tháng nếu khí hậu mát, có thể thu hoạch củ để bán. Nhìn cây gừng, nếu toàn ruộng có lá vàng, lá già bị khô mép đến chót lá, ta đào thử thấy củ gừng phát triển nhô lên gần đất, màu củ xám, da củ dày là thu hoạch được. Nếu diện tích ít, đất nhẹ có thể dùng cuốc, xẻng bới lên, rũ lấy củ. Nếu diện tích nhiều có thể dùng bò cày dọc theo hàng gừng, rồi rũ lấy củ gừng. Cắt thân bỏ đi để làm phân, còn phần củ mang về để nhẹ nhàng và rải đều nơi mát. Nếu để giống, cần chọn các củ trung bình, bóng láng, không bị xây xát, đem để lên lớp cát khô trong mát hay để lên sàng, nia đặt nơi thông gió để trồng cho vụ sau. Hình thái: Gừng là cây thường niên, thân thảo. Thông thường, cây cao 0,6 -1 m, thân ngầm phình to chứa dưỡng chất gọi là củ, xung quanh có các rễ tơ; củ và rễ chỉ phát triển tập trung ở lớp đất mặt (sâu 0 -15 cm). Lá màu xanh đậm dài 15 -20 cm, rộng 2 cm, chỉ có bẹ mà không có cuống, mọc thẳng và so le, mặt nhẵn bóng, độ che phủ của tán lá thấp. Cây gừng ít khi ra hoa, trục hoa mọc ra từ gốc, dài 15 -20 cm; hoa màu vàng xanh dài tới 5 cm, rộng 2 -3 cm, có 3 cánh hoa dài khoảng 2 cm, mép cánh hoa và nhị hoa có màu tím. Số lượng chồi nằm ở củ gừng không nhiều và là nguồn để nhân giống chủ yếu hiện nay. Cây gừng được trồng phổ biến ở các vùng nhiệt đới (nhiệt độ trung bình 21 -27 oC, lượng mưa 1.500 -2.500 mm, độ cao đến 1.500 m), có mùa khô ngắn. Đất thích hợp để trồng gừng phải là đất tốt vì cây có nhu cầu dinh dưỡng tương đối cao (đặc biệt là đạm, sau đó là kali và lân), có pH = 5,5 -6, tầng canh tác dày 20 -40 cm, không bị ngập úng và tơi xốp, nhiều mùn (dùng dao nhọn đâm xuống đất, nếu đâm sâu dễ dàng qua lớp đất mặt là đất tơi xốp; sau đó rút lên, nếu thấy đất có màu sẫm hoặc xám đen bám vào má dao là đất giàu hạt sét, giàu mùn và đủ ẩm). Gừng là loài ưa sáng nhưng có khả năng chịu rợp nên thường được bố trí trồng xen. Tuy nhiên, dưới tán che 70 -80% thì cây chỉ cho năng suất bằng ½ so với nơi nắng trảng (trên cùng 1 loại đất). KỸ THUẬT CANH TÁC: Quy trình này được xây dựng phù hợp cho phương pháp trồng chuyên trên ruộng/rẫy có nắng trảng. 2.1.Thời vụ: Ở miền Nam, vụ chính trồng gừng là vào đầu mùa mưa (tháng 4 -5 hàng năm); trong khi, ở miền Bắc là vào mùa Xuân (có mưa phùn và ẩm độ không khí khá cao). 2.2.Chuẩn bị giống: Chọn giống: các giống được trồng nhiều hiện nay là gừng Trâu hay gừng Dé (giống địa phương), gừng Lai (Tiền Giang), gừng Tàu (nhập nội) và đặc biệt là giống gừng Nồi (trồng nhiều ở Long An) được đánh giá là có triển vọng (giống đã được Trung tâm ƯDTB KH&CN An Giang trồng khảo nghiệm tại xã Hội An -huyện Chợ Mới năm 2005; năng suất cao gấp đôi giống gừng Lai ở thời điểm sau 4 tháng trồng, ít nhiễm bệnh thối củ và cháy lá). Chuẩn bị giống: gừng giống có thể lấy ngay sau khi thu hoạch hoặc sau khi được bảo quản trong một thời gian ngắn, với lượng cần chuẩn bị là 300 kg/1.000 m2 đất trảng nắng. Chọn củ gừng già (gừng cựu, phần thân chính của dánh gừng hoặc gừng từ đủ 9 tháng tuổi trở lên), bẻ hoặc cắt các đoạn củ (ánh) dài 2,5 -5 cm, trên mỗi ánh phải có ít nhất 1 mắt mầm (chồi ngủ). Giống cần được xử lí với các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox, Validacine,..để phòng và diệt nấm bệnh. Sau đó tiến hành trồng ngay để đảm bảo khả năng nảy mầm; hoặc có thể ủ giống cho lên chồi rồi mới trồng, cách này sẽ tiết kiệm công trồng dặm về sau. 2.3.Chuẩn bị đất: Đất trồng nên được vệ sinh, dọn sạch tàn dư, cày sâu ít nhất là 20 cm và bừa cẩn thận cho tơi xốp; sau đó tiến hành bón lót phân, chế phẩm sinh học,.. rồi lên luống cao 10 -20 cm, mặt luống rộng 40 -50 cm (trồng 2 hàng/luống), sang phẳng mặt luống và đào rãnh thoát nước. Đối với phương pháp trồng trong túi/bầu thì công đoạn chuẩn bị đất cũng được tiến hành tương tự, nhưng đất sẽ được cho vào túi/bầu với lượng thích hợp (thông thường, túi/bầu có đường kính 40 -50 cm). 2.4.Mật độ và kỹ thuật trồng: Trên mỗi luống trồng thành 2 hàng so le nhau (kiểu nanh sấu), với hàng cách hàng 40 -50 cm và cây cách cây 30 -40 cm (đất xấu trồng dày, đất tốt trồng thưa). Đặt giống (đã chuẩn bị trước) sâu 5 -7 cm, mắt mầm/chồi hướng lên hoặc hướng ngang (có nhiều mắt mầm/chồi), lấy đất mịn phủ lên rồi ấn chặt tay để đất tiếp xúc tốt với củ, sau đó phủ đất mịn cho bằng mặt luống. Đối với phương pháp trồng trong túi/bầu thì trồng với mật độ thưa hơn vì cây được chăm sóc dễ dàng hơn. 2.5.Chăm sóc: Nếu trồng bằng ánh chưa nảy mầm thì sau 15 -20 ngày, củ sẽ bắt đầu đâm chồi và xuất hiện lá non. 2.5.1.Tưới nước: Cần cung cấp đủ nước trong suốt quá trình sống cho cây theo nguyên tắc chung: gừng là cây ưa ẩm nhưng không chịu úng nước. Tuy nhiên, trong quá trình trị bệnh (đặc biệt là bệnh thối củ) ở một số thời điểm nhất định thì việc cắt giảm nước tưới để hạn chế sự lây lan của dịch hại là cần thiết. 2.5.2.Làm cỏ, vun gốc: Tiến hành phun trừ hoặc làm cỏ dại bằng tay vào giai đoạn 25 -30 ngày sau khi trồng (NST), kết hợp với bón thúc đợt 1 và xới xáo, vun gốc cho cây. Trong các thngs sau, khi thấy cỏ dại mọc lấn át cây gừng thì phải làm sạch và tủ lại quanh gốc. Mặt khác, cần bảo quản tốt diện tích canh tác, không để các con vật cắn phá, dẫm đạp lên cây. Không để củ lộ khỏi mặt đất để đảm bảo phẩm chất và giá trị thương phẩm của gừng. 2.6.Bón phân: Tuỳ thuộc vào thổ nhưỡng, thực trạng của cây và mục đích sử dụng, lưọng phân cần cho 1 ha: Bón lót 3 -5 tấn phân chuồng (nên kết hợp phân trùn và các loại phân khác) và các chế phẩm sinh học với lượng thích hợp; Bón thúc 100 -120 kg Urea + 150 -170 kg Super lân + 200 - 220 kg Kali vào các thời điểm 25 -30, 90 -100 và 150 -160 NST. *Chú ý: ngoài các thời điểm bón phân nêu trên, nếu thấy lá gừng bị vàng do thiếu đạm thì có thể tiến hành bón qua lá bằng cách phun với lượng 10g Urea/bình 10 lít nước. 2.7.Phòng trừ sâu bệnh: Một số sâu bệnh phổ biến thường gặp trên gừng 2.7.1.Sâu hại: Sâu đục thân thường xuất hiện vào đầu mùa mưa. Sâu đục vào bên trong và ăn phần non, nếu bộc phát mạnh sẽ làm giảm đáng kể năng suất gừng. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc trừ sâu có tính lưu dẫn như: Basudin, Regent, Furadan, Kinalux, *Chú ý: Khi thấy bướm sâu đục thân xuất hiện hoặc sâu ở tuổi 1 -2 thì tiến hành phun thuốc diệt ngay, nếu chậm trễ, khó phòng trị kịp thời. 2.7.2.Bệnh hại: 2.7.2.1.Bệnh cháy lá: Bệnh do nấm Fusarium gây nên, thường vết bệnh xuất hiện trên chóp lá và cháy từ chóp vào hoặc có những vết cháy hình tròn hoặc bầu dục trên lá. Nếu bệnh phát triển mạnh, nấm tấn công vào nách lá, xuống củ làm chết cả cây. Phòng trị: Sử dụng các loại thuốc Appencard, Bavistin, Carbenzim, Score,.. 2.7.2.2.Bệnh thối củ: Thối xanh: Bệnh do vi khuẩn lưu tồn trong đất, nước, củ và thân cây gừng bị bệnh gây và lây lan rất nhanh qua vết thương do cơ học hoặc côn trùng gây ra. Gừng đang xanh bỗng héo đột ngột vào giữa trưa, có tươi lại vào lúc chiều mát và chết rất nhanh; thân bị nhũn nước, tách rời củ và có màu sậm; khi nhổ lên, đỉnh sinh trưởng có nước màu đục và có mùi hôi đặc trưng. Phòng trừ: do đặc điểm bệnh rất khó trị, lây lan nhanh nên và gây tổn thất lớn nên phòng bệnh là vấn đề cần thiết và bắt buộc. Cần tiến hành thực hiện các biện pháp sau: Ngay sau thu hoạch vụ trước (đối với đất trồng chuyên) hoặc trước khi tiến hành xuống giống, cần vệ sinh đồng ruộng, tiêu hủy thân cây dư thừa (nguồn lưu tồn bệnh); Tránh để cây bệnh gần hoặc vứt xuống nguồn nưới tưới để tránh lây lan, bố trí canh tác ở chân đất không bị ngập úng; Bón lót phân hữu cơ, chế phẩm sinh học Tricô (trong thuốc vi sinh Tricô có chứa nấm Trichoderma, khi xử lý thuốc để phòng bệnh cho cây trồng thì nấm này cần thời gian để thích hợp với môi trường trong đất và nhân mật số lên nhiều hơn thì sau đó mới có tác dụng đối kháng với mầm bệnh trong đất); Bón lót vôi với liều lượng 50 -100 kg/1.000 m2 để xử lí đất; Xử lí giống bằng các loại thuốc gốc đồng, Score, Phatox với liều lượng thích hợp để diệt mầm bệnh; Khi thấy gừng có triệu chứng xoắn lá thì tiến hành phun các loại thuốc Kasuran, Kasumin, Starner,..kết hợp với một số thuốc đặc trị các loại rầy mềm, rệp sáp tấn công như Diazan, Supracide,.. Luân cây trồng hợp lý để cắt nguồn bệnh lưu tồn. Thối vàng: Bệnh do nấm Fusarium tấn công vào củ, xuất hiện trong điều kiện ẩm ướt kéo dài. Bệnh có triệu chứng vàng lá, sau đó rụng và chết tương đối chậm; trên củ có vết màu nâu, phần củ nhăn nheo và tốp lại có phủ lớp tơ màu trắng. Phòng trị: Xử lí đất và giống trước khi trồng, sử dụng các loại thuốc Appencard, Carban, Carbenzim, Ridomyl, Score,.. 2.8.Thu hoạch và tồn trữ: Tuỳ vào mục đích sử dụng, có thể thu hoạch gừng từ 4 tháng trồng trở đi. Gừng để làm giống thì phải thu hoạch sau 9 tháng. Cẩn thận dùng cuốc để thu hoạch gừng để tránh làm xây xác củ (làm giảm giá trị thương phẩm và khó bảo quản); sau đó nhổ cả bụi, rũ sạch đất, chất thành khóm và tiến hành cắt lấy củ. Gừng cần được bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát (tương tự như bảo quản các loại cây thân củ và rễ củ khác). Các củ giống được đặt vào thùng, chậu hoặc trải đều trên sàn nhà, ở dưới và trên mỗi lớp củ được phủ bằng một lớp đất mịn, khô, dày 1 -2 cm. Trong qúa trình tồn trữ và bảo quản, có thể sử dụng một số hoá chất đặc hiệu để phòng ngừa côn trùng cắn phá.
Tài liệu liên quan