Làm thế nào để khuyến khích sinh gia xây dựng bài

Trong những tình huống như thế, không hẳn là không có sinh viên nào biết câu trả lời, mà vấn đề bạn đang gặp phải nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đó cũng là một trong những thử thách và khó khăn đối với một giảng viên khi đứng lớp -chính là sức ỳ của sinh viên. Vậy làm thế nào để sinh viên của bạn tham gia vào buổi học tích cực hơn? Hãy tham khảo một số kinh nghiệm sau đây nhé!

pdf4 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 1501 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làm thế nào để khuyến khích sinh gia xây dựng bài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Làm thế nào để khuyến khích sinh viên tích cực tham gia xây dựng bài? Trong những tình huống như thế, không hẳn là không có sinh viên nào biết câu trả lời, mà vấn đề bạn đang gặp phải nghiêm trọng hơn rất nhiều. Đó cũng là một trong những thử thách và khó khăn đối với một giảng viên khi đứng lớp - chính là sức ỳ của sinh viên. Vậy làm thế nào để sinh viên của bạn tham gia vào buổi học tích cực hơn? Hãy tham khảo một số kinh nghiệm sau đây nhé! 1. Cho điểm đánh giá mức độ đóng góp ý kiến trong lớp Ở đại học, không có nhiều điểm kiểm tra như ở bậc phổ thông mà chỉ có một điểm thi cuối kỳ duy nhất. Điều này dẫn đến tình trạng sinh viên lơ là việc học tập trong suốt cả học kỳ và chỉ học nước rút vào kỳ thi. Đó cũng là lí do giải thích tại sao sinh viên không hào hứng tham gia các buổi học trên lớp. Nhưng hầu như sinh viên nào đi học cũng quan tâm đến điểm số. Vậy tại sao bạn không cho điểm chính những đóng góp của sinh viên trên lớp nhỉ? Điều này sẽ khiến sinh viên có động lực để tham gia đóng góp ý kiến xây dựng bài thay vì chỉ tiếp thu kiến thức một cách bị động từ phía bạn. Chẳng hạn, bạn hãy quy định rõ với sinh viên của mình ngay từ buổi đầu tiên rằng bài kiểm tra cuối kỳ chỉ chiếm 50% tổng số điểm tổng kết của môn học, 30% sẽ dành cho các bài kiểm tra giữa kỳ và 20% còn lại sẽ dành để đánh giá mức độ chuyên cần và tích cực đóng góp ý kiến trên lớp, mỗi buổi nghỉ học, sinh viên sẽ bị trừ 1% đỉểm chuyên cần. Với những quy định rõ ràng như vậy, sinh viên sẽ cảm thấy phải cố gắng nỗ lực trong suốt cả quá trình một học kỳ. Điều này rất có lợi cho sinh viên vì họ sẽ học tập nghiêm túc hơn, tích cực hơn, chủ động hơn và nhận được nhiều ý kiến từ phía các bạn cùng học hơn; và cũng có lợi cho bạn nữa vì bạn sẽ không còn phải giảng bài trong tình trạng lớp học chỉ có một vài học viên và không ai có ý thức tham gia xây dựng bài cả. 2. Để sinh viên tự do lựa chọn đề tài thuyết trình, báo cáo, viết bài luận Bạn hãy để sinh viên có cơ hội lựa chọn chính những vấn đề họ quan tâm, thích thú đề làm đề tài cho các bài luận hay thuyết trình trên lớp. Với những đề tài tự chọn, sinh viên sẽ cảm thấy thoải mái hơn trong việc tìm ý tưởng, xây dựng dàn ý và cũng dễ dàng tìm tài liệu tham khảo hơn. Để sinh viên tự chọn đề tài đồng nghĩa với việc bạn đã tạo điều kiện cho sinh viên sáng tạo và tìm tòi nhiều đề tài mới cũng như đóng góp những ý tưởng độc đáo. Khi những đề tài mới lạ được trình bày trước cả lớp, chắc chắn chúng sẽ thu hút được sự chú ý của các thành viên khác trong lớp hơn là những đề tài đã quá quen thuộc và nhàm chán. Chính sự lắng nghe chăm chú và tham gia nhận xét của các bạn học cùng lớp sẽ khiến sinh viên của bạn có động lực để chuẩn bị bài viết chu đáo hơn. Và chính những bài viết với đề tài tự chọn này sẽ khiến danh mục tài liệu tham khảo của bạn ngày càng trở nên phong phú với đủ các lĩnh vực khác nhau. 3. Xây dựng tinh thần tập thể Tinh thần tập thể khiến các sinh viên cảm thấy gắn bó với lớp học và có trách nhiệm hơn với tập thể. Bạn có thể xây dựng tinh thần tập thể cho các sinh viên thông qua các trò chơi nhóm, thảo luận nhóm hay bài tập nhóm. Việc chia nhóm sẽ tạo ra không khí thi đua giữa các nhóm, khích lệ tinh thần thi đua của từng sinh viên. Điều này còn khiến cho sinh viên cảm thấy sự đóng góp của mình có giá trị hơn vì nó quyết định đến kết quả của cả nhóm. Chẳng hạn, bạn có thể chia nhóm các sinh viên trong lớp để chơi trò chơi tìm nghĩa của cụm động từ (phrasal verb), chiến thắng của nhóm sẽ được quyết định bởi chính nỗ lực đóng góp của từng thành viên, do đó mỗi thành viên cần phải cố gắng hết sức để tìm được nghĩa của càng nhiều phrasal verb càng tốt. Hoặc bạn cũng có thể chia nhóm thuyết trình và điểm các thành viên trong nhóm sẽ không giống nhau vì sẽ được cho dựa trên sự chuẩn bị và trình bày của mỗi người. Do đó, mỗi thành viên sẽ được phân công đảm nhận nhiệm vụ chuẩn bị nội dung và thuyết trình từng phần. Việc cho điểm cả nhóm sẽ dễ xảy ra tình trạng cả nhóm chỉ có một thành viên đứng ra vừa chuẩn bị nội dung vừa trình bày còn các thành viên khác chỉ ngồi chơi (free rider) và tất cả đều có điểm bằng nhau. Tuy cho điểm riêng từng cá nhân nhưng tiêu chí “hợp tác làm việc nhóm” vẫn chiếm một số điểm nhất định, điều này sẽ khiến các cá nhân rèn luyện kỹ năng làm việc theo nhóm bằng cách cùng tích cực hợp tác và đóng góp ý kiến cho các thành viên khác trong nhóm. Vị trí trưởng nhóm (group leader) cũng nên luân phiên thay đổi giữa các thành viên trong nhóm qua các bài tập khác nhau để xem ai là người có khả năng lãnh đạo nhất. Những cách làm như vậy sẽ khiến sinh viên nào cũng nỗ lực thể hiện khả năng của mình một cách tốt nhất, qua đó sẽ đóng góp được phần nào cho lớp học. Trên đây chỉ là một vài kinh nghiệm nhỏ để bạn có thể khích lệ sinh viên của mình tham gia xây dựng bài tích cực hơn. Đây cũng là những cách làm mới nhằm thay đổi phương pháp dạy và học cổ điển “thày đọc – trò chép” bằng phương pháp giảng dạy mới, hiện đại và hiệu quả “lấy người học làm trung tâm” (learner-centered). Hy vọng bạn sẽ áp dụng được thành công phương pháp giảng dạy mới này!
Tài liệu liên quan