Làng - Đô thị hiện nay và một số đặc điểm về lối sống

TÓM TẮT Trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng hiện nay, rất nhiều v ng vốn là ven đô, là làng trước kia đã bị nuốt vào đô thị, hoặc cận kề đô thị hình thành nên một dạng thức làng - đô thị. Những cư dân ở các làng như vậy phần nhiều không c n là nông dân nữa nhưng họ c ng chưa thể là thị dân và có nhiều sự thay đổi trong lối sống của họ. Từ thực tế nghiên cứu ở một số làng cụ thể như Đồng Kỵ, Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội), Định Công ( uận Hoàng ai, Hà Nội), Nhân Chính ( uận Thanh Xuân, Hà Nội), bài viết đã khái quát một số đặc điểm trong lối sống ở các làng này hiện nay như: lối sống pha trộn nông dân - thị dân, lối sống đề cao sự kết nối cộng đồng , lối sống thu hẹp phạm vi giao tiếp cộng đồng, lối sống cạnh tranh mang tính chất thể diện, lối sống công nghiệp dịch vụ, và bàn luận về sự thay đổi lối sống đó đã mang đến những vấn đề gì cho các làng quê này.

pdf13 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 215 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Làng - Đô thị hiện nay và một số đặc điểm về lối sống, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
20 LÀNG - ĐÔ THỊ HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM VỀ LỐI SỐNG NGUYỄN THỊ PHƯƠNG CHÂM(*) TÓM TẮT Trong quá trình đô thị hóa nhanh chóng hiện nay, rất nhiều v ng vốn là ven đô, là làng trước kia đã bị nuốt vào đô thị, hoặc cận kề đô thị hình thành nên một dạng thức làng - đô thị. Những cư dân ở các làng như vậy phần nhiều không c n là nông dân nữa nhưng họ c ng chưa thể là thị dân và có nhiều sự thay đổi trong lối sống của họ. Từ thực tế nghiên cứu ở một số làng cụ thể như Đồng Kỵ, Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội), Định Công ( uận Hoàng ai, Hà Nội), Nhân Chính ( uận Thanh Xuân, Hà Nội), bài viết đã khái quát một số đặc điểm trong lối sống ở các làng này hiện nay như: lối sống pha trộn nông dân - thị dân, lối sống đề cao sự kết nối cộng đồng , lối sống thu hẹp phạm vi giao tiếp cộng đồng, lối sống cạnh tranh mang tính chất thể diện, lối sống công nghiệp dịch vụ, và bàn luận về sự thay đổi lối sống đó đã mang đến những vấn đề gì cho các làng quê này. Từ khoá: làng – đô thị, đặc điểm lối sống, nông dân – thị dân, kết nối cộng đồng, công nghiệp dịch vụ. ABSTRACT In the process of rapid urbanization nowadays, many parts which used to be suburbs and villages have been " transformed " into the urban or surrounding urban areas to form a kind of urban-villages. Most of residents in such residence are no longer farmers, but they have not completely become the city-dwellers and there have been many changes in their lifestyles. From the practical research in some particular villages such as Dong Ky, Dinh Bang (Tu Son, Bac Ninh), Xuan Dinh (Tu Liem, Hanoi), Dinh Cong (Hoang Mai District, Hanoi), Nhan Chinh (Thanh Xuan District, Hanoi)etc the article outlines some of the characteristics of the lifestyles in such villages nowadays- a mixture of the lifestyle of the farmers and that of the city-dwellers; the lifestyle which promotes the community connection; the lifestyle which narrows the scope of public communication; the competitive lifestyle of honoring faces; the lifestyle of service industry, ... and discusses what problems these lifestyle changes have brought to these villages. Keywords: urban- village, lifestyle characteristics, farmers – city-dwellers, community connection, the service industry. Nhìn lại chặng đường phát triển của đô thị Việt Nam hơn hai chục năm qua, chúng ta sẽ nhận thấy rõ tốc độ phát triển nhanh chóng và có thể nói là rất "nóng" của đô thị Việt Nam, nhất là ở các đô thị lớn như Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,... Từ năm 1990, các đô thị Việt Nam bắt đầu phát triển, lúc đó, cả nước mới có khoảng 500 đô thị. Đến năm 2000, con số này lên 649 và năm 2003 là 656, năm 2007 là 700, đô thị và đến nay tăng lên là 754 đô thị. Về dân cư đô thị, tỉ lệ dân số đô thị ở nước ta dưới 40%. Theo quy hoạch phát triển đến năm 2010 con số này sẽ là 56- 60%, đến năm 2020 là 80% [1]. Xét về tốc độ phát triển và mở rộng đô thị Việt Nam (*) PGS.TS, Viện Nghiên cứu văn hoá, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam. 21 sau 10 năm thì mỗi tháng tăng trung bình một đô thị[2]. Với mức độ mở rộng nhanh chóng như vậy, rất nhiều vùng vốn là ven đô, là làng trước kia đã bị “nuốt vào” đô thị. Có làng bỗng chốc trở thành phố, thành phường (dù trong tâm thức và tên gọi của người dân thì đó vẫn là làng), có làng chưa thành phường, phố trên danh nghĩa hành chính nhưng cũng đã thực sự nằm trong hoặc cận kề đô thị. Những làng quê đang ở các khu vực giáp ranh, trung chuyển, giao thời giữa làng và phố như vậy được chúng tôi gọi là làng - đô thị với sự nhấn mạnh đến tính giao thoa giữa làng và đô thị ở các khu vực này. Những cư dân ở các làng như vậy phần nhiều không còn là nông dân nữa nhưng họ cũng chưa thể là thị dân và vì vậy trong lối sống, một mặt vẫn mang đậm lối sống nông dân nhưng mặt khác lối sống đô thị kiểu “hàng phố” cũng đã dần phổ biến và làm biến đổi không ít cuộc sống của họ. Lối sống là khái niệm rất rộng với những sắc thái biểu hiện khác nhau nhưng nhìn chung có thể xem lối sống là “tổng thể những hình thái hoạt động của con người, phản ánh các đặc điểm sinh hoạt vật chất, tinh thần của cộng đồng người đã tạo ra lối sống đó”[3, tr.46], hay chính là “những cách suy nghĩ, kĩ năng ứng xử (cách nghĩ, nếp sinh hoạt, thói quen, phong cách học tập, làm việc, giao tiếp, xử sự) tạo nên cái riêng của mỗi cá nhân hay một nhóm người nào đó”[4, tr.10]. Chúng tôi hiểu rằng không có định nghĩa nào có thể bao quát được hết những biểu hiện vốn phức tạp và đa chiều của khái niệm lối sống song trong bài viết này, chúng tôi đồng tình với việc xác định nội hàm khái niệm như vậy và sẽ cố gắng làm rõ chúng hơn bằng những biểu hiện của lối sống ở một số làng mà chúng tôi đã có dịp nghiên cứu. Không tham vọng chỉ ra được hết những đặc điểm của lối sống ở các làng - đô thị mà chỉ từ thực tế nghiên cứu ở một số làng cụ thể như Đồng Kị, Đình Bảng (Từ Sơn, Bắc Ninh), Xuân Đỉnh (Từ Liêm, Hà Nội), Định Công (Quận Hoàng Mai, Hà Nội), Nhân Chính (Quận Thanh Xuân, Hà Nội), chúng tôi khái quát một số đặc điểm trong lối sống ở các làng này hiện nay. 1. L I S NG PHA TR N N NG DÂN - TH DÂN Những làng quê mà chúng tôi kể đến ở trên chỉ trong khoảng 15 năm trở về trước vẫn còn là những làng quê khá yên bình, nơi mà những người dân cư trú theo kiểu “trong họ ngoài làng”, “hàng xóm tắt lửa tối đèn có nhau”, nhưng hiện nay, các làng này đều đã trở thành đô thị hoặc cận kề đô thị, người dân làng bỗng chốc bị “đẩy” ra phố, nhịp điệu mùa trong lối sống nông nghiệp quen thuộc của họ được thay thế bằng nhịp điệu công nghiệp của lối sống đô thị. Họ buộc phải thích nghi với nhịp sống mới, lối sống mới trong khi chưa thể bỏ được nhịp sống cũ, lối sống cũ vốn ăn sâu vào đời sống và tâm thức của họ từ lâu. Chính vì vậy, lối sống pha trộn nông dân - thị dân nổi bật ở những khu vực làng - đô thị này. Chúng tôi đã có đợt khảo sát ở phường Đồng K (thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh) - một kiểu làng - đô thị khá đặc trưng để tìm hiểu rõ hơn về sự pha trộn lối sống nông dân - thị dân ở đây. Đồng K vốn là một làng quê cổ của xứ Bắc, là làng quê nông nghiệp nhưng rất năng động với nhiều nghề phụ như buôn trâu, dệt lụa, đánh cá, làm mộc. Từ những năm 90 của thế kỉ XX, Đồng K chuyển hẳn sang làm nghề đồ gỗ mĩ nghệ, năm 2008 trở thành phường của thị xã Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Mặc dù mới trở thành đô thị cách đây chưa lâu nhưng vì là làng nghề nên nhịp sống công nghiệp đã trở nên quen thuộc với dân làng. Từ cuối những năm 90 đã có 96% các hộ trong làng có tham gia sản xuất và buôn bán đồ gỗ mĩ nghệ, năm 2003 đã hình thành khu công nghiệp chuyên sản xuất và kinh doanh đồ gỗ mĩ nghệ ngay trong làng. Vì đã gần như 22 thoát li hoàn toàn sản xuất nông nghiệp nên nhịp sống hiện nay ở Đồng K đã rất khác với nhịp sống nông nghiệp theo mùa vụ trước kia nhưng toàn bộ các tiết lệ trong năm thì hầu như vẫn giữ nguyên theo nhịp điệu của đời sống nông nghiệp. Dân cư ở đây có sự thong dong hơn trong việc hưởng thụ cuộc sống. Họ biết cách phân bổ thời gian hợp lí cho công việc và các hoạt động vui chơi, giải trí, hưởng thụ cuộc sống. Và chính điều này đã và đang hình thành nên một lối sống, lối sinh hoạt mới ở làng quê này. Lối sống nghĩa tình đậm chất làng quê, lối sống đô thị theo kiểu hàng phố độc lập, lối sống công nghiệp coi trọng tốc độ và hiệu quả, lối sống thị trường coi trọng sự hưởng thụ và sòng phẳng, tất cả đều đang hiện hữu và trở thành những mảng màu trong bức tranh làng - đô thị thời hiện đại ở Đồng K . Các nhà ở đây hiện nay đều là nhà sát nhà, tường sát tường, hầu như ít có nhà nào còn kiểu bờ rào, bờ dậu, mà là vườn nhà này nối vườn nhà kia; nhà nào cũng kín cổng cao tường, cửa đóng then cài riêng tư và độc lập, nhất là ở những dãy phố làng mới được qui hoạch, diện tích như nhau, cửa các nhà nhìn về một hướng như nhau, nói vui như một vài người dân làng Đồng Kị là “độc lập từ đất lên đến trời” (ý nói là đất riêng, xây nhà lên đến không gian trên gác cũng phải ngăn cách rõ ràng dù là nhà sát tường nhau). Điều này chi phối và phần nào thể hiện lối sống đô thị độc lập, đề cao sự sở hữu cá nhân và sự riêng tư của không gian sinh sống ở mỗi gia đình. Người dân Đồng Kị. Từ lâu đã có lối sống kiểu đô thị do họ sớm tiếp xúc với đô thị thông qua việc buôn bán ngay tại làng và nhiều người dân trong làng hiện đang sống và buôn bán ở nơi đô thị cả trong nước và nước ngoài. Đã vậy, Đồng K lại có khu công nghiệp ở ngay trong làng. Một bộ phận không ít hộ gia đình sản xuất và buôn bán trong khu công nghiệp đó khiến cho lối sống công nghiệp đã phần nào ảnh hưởng đến dân cư ở đây. Việc tuân thủ giờ làm việc chặt chẽ hơn, tác phong nhanh nhẹn hơn, con người cũng năng động hơn, hiệu quả lao động cũng được chú trọng hơn, tất cả những điều này góp phần đẩy nhanh hơn nhịp sống của dân làng theo nhịp sống công nghiệp, nhịp sống đô thị. Tuy nhiên, lối sống “trong họ ngoài làng” vẫn được duy trì phần nào, dân làng vẫn cư xử, giúp đỡ nhau theo kiểu “lọt sàng xuống nia”, “họ hàng làng xóm cả”, “tình làng nghĩa xóm”, rất hiếm trường hợp doanh nghiệp ở Đồng K bị phá sản mà lại không vực dậy được. Họ hàng anh em, những người cùng làm nghề sẽ giúp đỡ bằng rất nhiều cách (góp vốn, thu xếp thị trường, cho vay nguyên liệu,) để doanh nghiệp đó có thể trở lại kinh doanh được. Điều này chắc chắn khó có được ở khu vực đô thị trung tâm. Người dân Đồng K rất tự hào về lối ứng xử của họ vẫn theo kiểu “tình làng nghĩa xóm”, tôn trọng tôn ti trật tự trong làng mà trật tự ấy được xác lập trên cơ sở tuổi tác (trọng lão) và sự đóng góp cho làng. Mặc dù hiện nay các gia đình trong làng thường sống trong các không gian khép kín hơn trước nhưng tình làng nghĩa xóm thì không theo đó mà giảm đi, thậm chí rất nhiều người dân ở các làng trong khi nói chuyện với chúng tôi đều khẳng định rằng: ý thức về làng xóm, lối sống tình nghĩa làng quê vốn là truyền thống tốt đẹp bao đời của họ nhưng chính trong điều kiện kinh tế đầy đủ, xã hội phát triển và công việc làm ăn không đến nỗi quá vất vả như hiện nay thì họ lại có điều kiện hơn trước kia rất nhiều để thể hiện lối sống tình nghĩa này. Họ quan tâm thăm hỏi nhau nhiều hơn, đặc biệt là khi các gia đình có các việc hiếu hỉ, đau ốm, họ hỏi thăm nhau rất kịp thời và thường xuyên làm đậm thêm lối sống nghĩa tình vốn có ở các làng này. Vì vậy chính việc làm đám cưới, đám tang, đám giỗ, to ăn nhiều mâm cũng là một hình thức thể hiện việc dân làng rất quan tâm và tham dự đông vào các việc hiếu hỉ của từng gia đình trong làng. Có thể 23 khái quát về lối sống ở Đồng K hiện nay là sự đan xen giữa đô thị và nông thôn, công nghiệp và nông nghiệp, thị trường và tiểu nông trên nền tảng tương đối vững chắc của lối sống tình nghĩa của làng quê truyền thống. Điều này làm nên nét riêng cho lối sống làng Đồng K . Để minh chứng rõ hơn cho lối sống đan xen nông dân - thị dân ở các làng - đô thị, chúng tôi cũng đã khảo sát ở làng Xuân Đỉnh (cũng là xã Xuân Đỉnh, Từ Liêm, Hà Nội). Dù Xuân Đỉnh chưa trở thành phường song làng đã ở vào trung tâm của quá trình đô thị hoá của thành phố Hà Nội. Làng nằm ngay ở vị trí cửa ngõ phía Tây Bắc của thủ đô Hà Nội, xung quanh đều là các đường giao thông lớn. Trong làng hiện có tới hơn 30 trụ sở của các cơ quan Trung ương và thành phố Hà Nội cùng khá nhiều các văn phòng, công ty kinh doanh khác. Dân làng cũng rất đa dạng khi rất đông người dân từ trung tâm thành phố Hà Nội và nhiều nơi khác đến mua đất làm nhà ở đây. Màu sắc đô thị rất rõ nét ở làng quê này. Trong làng có các trục đường chính, các nhà dân đều làm nhà hướng ra trục đường chính này để kinh doanh tạo nên phố trong làng. Các hình thức dịch vụ khám chữa bệnh, thẩm mĩ viện, phòng tập, sân tennis, quán cà phê, quán Internet, bar, nhà hàng, khu mua sắm, đều đã có mặt ở làng. Gần như 100% các nhà dân ở đây đều đã được xây kiên cố theo kiểu nhà ống ở đô thị với cách đánh số nhà, ngõ ngách như kiểu đô thị, người dân cũng đã quen cách sống đô thị “kín cổng cao tường”, nhịp sống công nghiệp nhanh chóng hơn và gắn với kinh doanh dịch vụ nhiều hơn. Có thể nói, người dân làng Xuân Đỉnh từ hơn chục năm nay đã hội nhập vào đô thị ngày càng sâu sắc song bên cạnh lối sống thị dân thì vẫn tồn tại lối sống mang đậm tính làng, như: dân làng rất chu đáo trong việc thăm hỏi nhau; các phong tục giỗ Tết vẫn theo đúng nếp sống truyền thống ở làng; đám tang hay lễ hội ở làng vẫn thu hút người dân cả làng tham gia; dân làng, nhất là những người cao tuổi cũng thường tụ tập, gặp gỡ, nói chuyện với nhau ở quanh khu vực đình làng hay những khu vực vui chơi giải trí trong làng, người dân trong làng vẫn sống rất “trọng cộng đồng, nặng về tình làng nghĩa xóm”. Ở các làng khác như Đình Bảng, Định Công, Nhân Chính, chúng tôi cũng thấy được tình hình tương tự. Lối sống của người dân các làng - đô thị này luôn có sự pha trộn giữa thị dân và nông dân do nền tảng vững chắc văn hoá nông nghiệp và sự “đổ bộ” nhanh chóng của đô thị hoá, công nghiệp hoá. Theo đánh giá của chúng tôi, sự pha trộn đó nếu ở đô thị trung tâm sẽ theo chiều hướng thị dân - nông dân, còn ở các làng - đô thị này thì theo hướng nông dân - thị dân, nghĩa là lối sống nông nghiệp, nông dân vẫn thể hiện rõ nét hơn. Chính vì ở các làng - đô thị vẫn đang diễn ra quá trình chuyển đổi từ nông thôn sang đô thị nên có sự phân hoá trong lối sống. Sự phân hoá ấy phụ thuộc vào từng khu vực, từng đặc tính của cư dân và thời gian tiếp xúc với đô thị. Không thể bao quát hết được các xu hướng phân hoá trong lối sống của cư dân làng - đô thị nên trong nghiên cứu này, chúng tôi muốn bàn tới hai xu hướng tưởng như trái ngược nhau, mâu thuẫn nhau nhưng thực sự lại là hai xu hướng phổ biến và song tồn trong lối sống của cư dân các làng - đô thị mà chúng tôi được tiếp xúc. Đó là lối sống đề cao sự kết nối cộng đồng và lối sống thu hẹp phạm vi giao tiếp cộng đồng. 2. L I S NG ĐỀ CAO SỰ KẾT N I C NG ĐỒNG Nếu như sự kết nối mạng lưới ở bất cứ làng quê nào cũng quan trọng thì với những cộng đồng làng - đô thị vùng ven điều này càng trở nên quan trọng. Những cộng đồng này đã không còn là làng quê khép kín và tự trị như trước nữa. Lối sống “hàng phố”, lối sống công nghiệp dịch vụ nhanh chóng, sòng phẳng theo cơ chế thị 24 trường đã đủ thời gian làm thay đổi lối sống của cư dân ở đây. Tuy nhiên, chính trong quá trình chuyển đổi đó, các làng - đô thị lại chứng kiến sự nổi trội của lối sống đề cao sự kết nối cộng đồng. Điều này rất khác với kiểu “cháy nhà hàng xóm, bình chân như vại” được xem như đặc trưng của lối sống đô thị. Ví như ở Đồng K , chưa bao giờ các loại hình tổ chức, nhóm hội ở Đồng Kị lại nhiều về số lượng, đa dạng về lĩnh vực hoạt động, sôi nổi về mức độ hoạt động và tương đối quy củ về hình thức tổ chức và quản lí như hiện nay. Trong cả phường Đồng K nay và làng Đồng K trước kia có các nhóm hội liên quan đến di tích, việc tế lễ, hội hè, tín ngưỡng trong làng (Ban quản lí di tích, Ban Khánh tiết, Ban Tư văn, Ban chạ, Ban tế, Đoàn dâng hương, Hội Chân qui); các hội nhóm liên quan đến lứa tuổi (Hội đồng niên, Hội Người cao tuổi, Hội Hưu trí); các hội nhóm liên quan đến nghề nghiệp (Hội Đồng ng , Hội Cựu chiến binh, Hội đồng học, Hội Nghề nghiệp,); các hội nhóm liên quan đến y tế, giáo dục (Hội khuyến học, Câu lạc bộ không sinh con thứ ba, Câu lạc bộ các gia đình nuôi con khỏe, dạy con ngoan, Câu lạc bộ các gia đình văn hoá,); các hội nhóm liên quan đến năng khiếu nghệ thuật (Câu lạc bộ tuồng cổ, Câu lạc bộ chèo, Câu lạc bộ quan họ, Câu lạc bộ thơ ca,); các hội nhóm liên quan đến thể thao (Câu lạc bộ dưỡng sinh, Câu lạc bộ cầu lông, xe đạp thể thao, bóng đá, bóng bàn, phường vật, phường cờ, nhóm đi bộ buổi sáng, nhóm chơi tennis,); các hội nhóm liên quan đến các thú chơi (Hội Sinh vật cảnh, Phường chọi gà, Câu lạc bộ chơi chim cảnh,...). Ngoài ra, trong phường còn phát triển các nhóm chơi họ, chơi theo từng nhóm nhỏ: nhóm bạn bè, nhóm họ hàng, nhóm hàng xóm, nhóm cùng học, nhóm cùng nghề, không kể lứa tuổi, nam nữ. Các thành viên trong nhóm đóng góp một số tiền hoặc vàng nhất định theo quy ước của nhóm, ai bốc thăm được thì là người cầm cái và lần lượt những người còn lại trong nhóm sử dụng số tiền đó quay vòng giống như hình thức vay vốn. Trong đa dạng các hội nhóm đó, có những tổ chức, nhóm hội đã được thành lập từ khá lâu, ví như Hội Đồng niên đã có từ những năm 60, Hội Tư văn đã có từ rất xa xưa, Hội Sinh vật cảnh đã có từ những năm 80, nhưng do nhiều lí do mà ít có những hoạt động hoặc chỉ tồn tại trên hình thức cho đến sau Đổi Mới mới đi vào hoạt động thường xuyên và ngày càng phát triển như hiện nay. Có những nhóm hội mới được thành lập từ sau Đổi Mới cho đến gần đây như Hội Nghề nghiệp mới có từ những năm 90, Câu lạc bộ dưỡng sinh,Có những nhóm hội không xác định được thời gian ra đời vì nó vốn hoạt động rải rác và không liên tục từ lâu trong làng nhưng trong khoảng chục năm trở lại đây được tập hợp lại, cơ cấu lại, và chính thức hoá ở các cấp thôn xóm hoặc phường. Riêng các tổ chức liên quan đến việc tế lễ, di tích, lễ hội của làng là ổn định từ xưa nhưng đến nay hoạt động của các ban này được tổ chức chặt chẽ với sự tham gia của các cấp chính quyền và đông đảo dân làng và ngày càng có vai trò quan trọng trong việc quản lí, tu bổ di tích và tổ chức lễ hội trong làng. Tất cả các hội nhóm này được thành lập và hoạt động từ nhu cầu của chính người dân và có những tác dụng tích cực, trực tiếp và tại chỗ đối với cuộc sống của người dân, mạng lưới quan hệ trong làng xóm được thắt chặt hơn trong sự giúp đỡ và quan tâm của cộng đồng. Hình thức của các nhóm hội và cách thức tập hợp, hoạt động như vậy cũng được thấy ở các làng Đình Bảng, Xuân Đỉnh. Đặc biệt trong thời gian gần đây, các nhóm hội hoạt động tích cực hơn, có tổ chức chặt chẽ hơn, thu hút sự tham gia nhiều hơn của cả những người dân di cư mới đến các làng và theo đó tính cố kết trong cộng đồng làng - đô thị được gia tăng. 25 Một biểu hiện nữa của việc đề cao sự kết nối mạng lưới là sức mạnh của dòng họ được phát huy triệt để trong đời sống hiện tại. Về cơ bản, Đồng K vẫn theo mô hình tập hợp dân cư theo dòng họ, theo giáp, có giáp có nhiều dòng họ, có giáp chỉ tập trung một dòng họ nhưng lối sống tình nghĩa “trong họ ngoài làng” vẫn rất được tôn trọng và chi phối rất nhiều cuộc sống của dân làng, một người có thể rất thành công với các vị trí xã hội ở bên ngoài nhưng trong dòng họ người đó vẫn phải duy trì đúng tôn ti trật tự, vẫn phải thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và các công việc của dòng họ. Ngoài việc tham gia đóng góp quỹ họ, giỗ họ, sửa chữa các di tích của dòng họ, mỗi người dân làng còn tuân theo những phong tục riêng của dòng họ, từ việc tế lễ, chăm sóc mộ tổ, nhà thờ họ, đóng góp giúp đỡ con em trong họ học hành, giúp đỡ những người trong họ làm ăn cho đến việc thực hiện những nề nếp, quy định riêng của từng dòng họ. Chẳng hạn, riêng họ Chử quy định mức phúng viếng, mừng đỡ trong các đám tối thiểu tương đương giá trị 1kg thịt, còn lại tuỳ tâm ai có hơn thì mừng hơn. Ở Đình Bảng, Xuân Đỉnh, Định Công, các dòng họ cũng đang có những hoạt động rất sôi nổi tạo ra sự gắn kết, ngoài việc chăm lo các công việc của dòng họ như giỗ họ, chăm sóc từ đường, mộ tổ, lập quỹ khuyến học, các dòng họ còn lo việc tìm hiểu nguồn gốc dòng họ, thành lập ra ban liên lạc dòng họ, ban đại diện dòng họ, viết lịch sử dòng họ, tìm ra các chi phái trong họ đ