Tóm tắt
Xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam chính thức được triển khai từ năm 2009 là một trong những
Chương trình mục tiêu quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020. Một trong những tiêu chí quan
trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới là “Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân”. Nông thôn nước ta có
diện tích rộng, dân số đông, số người trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn, nhưng hiện nay còn thiếu
việc làm, hoặc có việc làm nhưng chưa sử dụng hết thời gian lao động. Điều đó đã ảnh hưởng không
nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu củng cố quốc phòng - an ninh của đất nước. Nghiên
cứu nhằm mục đích đánh giá thực trạng về số lượng, chất lượng lao động và tình hình việc làm tại khu
vực nông thôn của nước ta hiện nay, mối quan hệ giữa giải quyết việc làm và thực hiện mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới, đồng thời đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết việc làm cho
lao động tại khu vực nông thôn.
8 trang |
Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 51 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lao động - Việc làm và vấn đề phát triển nông thôn mới tại Việt Nam hiện nay, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 59
Lao động - việc làm và vấn đề phát triển nông thôn mới
tại Việt Nam hiện nay
Current situation of labor - employment and new rural
development issue in Vietnam
Mạc Thị Liên
Email: macthilien@gmail.com
Trường Đại học Sao Đỏ
Ngày nhận bài: 8/6/2018
Ngày nhận bài sửa sau phản biện: 24/12/2018
Ngày chấp nhận đăng: 27/12/2018
Tóm tắt
Xây dựng nông thôn mới tại Việt Nam chính thức được triển khai từ năm 2009 là một trong những
Chương trình mục tiêu quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn 2010-2020. Một trong những tiêu chí quan
trọng trong chương trình xây dựng nông thôn mới là “Phát triển sản xuất gắn với tái cơ cấu ngành nông
nghiệp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân”. Nông thôn nước ta có
diện tích rộng, dân số đông, số người trong độ tuổi lao động chiếm phần lớn, nhưng hiện nay còn thiếu
việc làm, hoặc có việc làm nhưng chưa sử dụng hết thời gian lao động. Điều đó đã ảnh hưởng không
nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội và yêu cầu củng cố quốc phòng - an ninh của đất nước. Nghiên
cứu nhằm mục đích đánh giá thực trạng về số lượng, chất lượng lao động và tình hình việc làm tại khu
vực nông thôn của nước ta hiện nay, mối quan hệ giữa giải quyết việc làm và thực hiện mục tiêu quốc
gia về xây dựng nông thôn mới, đồng thời đưa ra một số giải pháp cụ thể nhằm giải quyết việc làm cho
lao động tại khu vực nông thôn.
Từ khóa: Lao động; việc làm; thất nghiệp; xây dựng nông thôn mới.
Abstract
New rural development has been started since 2009, that’s one of national program’s objectives of
Vietnam in the period 2010–2020. One of the important criteria in the new rural development program
is “Production development is in association with agricultural restructure, restructuring of rural economy,
increase income for villager”. Our country rural area is large with dense population, majority of people
in working age, but lack of employment or having jobs but not yet utilize up their working time. That
affects much to socio-economic development and national security’s requirement. The study aims to
evaluate current situation of quantity and quality of labor and employment in rural area of our country, the
relationship between employment and implementation of national objectives on new rural development,
at the same time offering some specific solutions of employment for labor in rural area.
Keywords: Labor; employment; unemployment; new rural development.
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Với mục tiêu tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản
xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và nâng cao
đời sống nhân dân trên cơ sở đẩy mạnh phát triển
nông nghiệp, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế -
xã hội nông thôn, nhất là ở các vùng còn nhiều
khó khăn,... Ngày 5/8/2008, Ban Chấp hành Trung
ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa X, kỳ họp
lần thứ bảy đã có Nghị quyết về nông nghiệp,
nông dân, nông thôn nhằm thúc đẩy quá trình xây
dựng và phát triển nông thôn lên tầm cao mới.
Một trong những định hướng lớn của Nghị quyết
để sớm đạt được mục tiêu đưa nước ta cơ bản
trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại
là phát triển nông nghiệp và kinh tế nông thôn gắn
với xây dựng nông thôn mới. Đây là chủ trương
đúng đắn, phù hợp nhằm nâng cao năng lực sản
xuất cũng như đời sống của người dân nông thôn,
nhất là trong điều kiện nền nông nghiệp nước ta
đang đứng trước nhiều thách thức của quá trình
hội nhập. Nông nghiệp, nông dân, nông thôn luôn
giữ vị trí chiến lược trong sự nghiệp xây dựng
Người phản biện: 1. PGS.TS. Nhâm Phong Tuân
2. TS. Nguyễn Minh Tuấn
60
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
và bảo vệ Tổ quốc. Trước yêu cầu của toàn cầu
hóa và hội nhập quốc tế, nông nghiệp, nông thôn
nước ta cần có những đổi thay để thích ứng và
phát triển bền vững. Triển khai tinh thần của Nghị
quyết, ngày 04/6/2010, Thủ tướng Chính phủ đã
có Quyết định số 800/QĐ-TTg, phê duyệt Chương
trình Mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới
giai đoạn 2010-2020. Sau gần 10 năm thực hiện
quyết định của Thủ tướng Chính phủ, đến nay kết
quả thực hiện Chương trình khá toàn diện: Cả
nước có 3.289 xã (đạt 36,84%) được công nhận
đạt chuẩn nông thôn mới (mục tiêu là 31%); có
50 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm
vụ xây dựng nông thôn mới. Cả nước còn 121 xã
dưới 5 tiêu chí, giảm 136 xã (vượt mục tiêu năm
2017 giảm số xã dưới 5 tiêu chí xuống dưới 150
xã). Bình quân tiêu chí/xã đạt 14,25 tiêu chí, vượt
mục tiêu đạt 14 tiêu chí [1]. Tuy nhiên vấn đề đặt
ra hiện nay là một bộ phận không nhỏ lao động
nhất là lao động thanh niên ở khu vực nông thôn
đang thiếu việc làm hoặc thất nghiệp, vì vậy vấn
đề giải quyết việc làm cho người lao động tại khu
vực nông thôn phải được đặt lên hàng đầu.
Với mục đích đánh giá thực trạng về số lượng,
chất lượng lao động, tình hình việc làm và vấn đề
phát triển nông thôn mới tại nước ta hiện nay, bài
báo sử dụng các số liệu thứ cấp để phân tích số
tuyệt đối, số tương đối, số bình quân, so sánh để
xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thu nhập,
việc làm của lao động và các vấn đề kinh tế - xã
hội khác có liên quan khác nhằm khuyến nghị các
giải pháp để giải quyết việc làm cho lao động nông
thôn trong thời gian tới.
2. LAO ĐỘNG - VIỆC LÀM VÀ VẤN ĐỀ PHÁT
TRIỂN NÔNG THÔN MỚI
2.1. Các vấn đề cơ bản về lao động - việc làm
và phát triển nông thôn mới
2.1.1. Khái niệm lao động và lao động nông thôn
- Lao động là hoạt động có mục đích của con người
nhằm biến đổi các vật chất tự nhiên thành của cải
vật chất cần thiết cho đời sống của mình [2].
- Nguồn lao động là toàn bộ những người trong
độ tuổi lao động có khả năng lao động (theo quy
định của Nhà nước: nam có tuổi từ 16-60; nữ tuổi
từ 16-55).
- Nguồn lao động nông thôn (LĐNT) là một bộ
phận dân số sinh sống và làm việc ở nông thôn
trong độ tuổi lao động theo qui định của pháp luật
(nam từ 16 đến 60 tuổi, nữ từ 16 đến 55 tuổi) có
khả năng lao động.
- Lực lượng lao động ở nông thôn là bộ phận của
nguồn lao động ở nông thôn bao gồm những người
trong độ tuổi lao động có khả năng lao động, đang
có việc làm và những người thất nghiệp nhưng có
nhu cầu tìm việc làm.
2.1.2. Việc làm
2.1.2.1. Khái niệm việc làm
Đứng dưới mỗi góc độ khác nhau, có những cách
hiểu khác nhau về việc làm.
- Dưới góc độ kinh tế - xã hội: Việc làm là các hoạt
động tạo ra, đem lại lợi ích, thu nhập cho người
lao động được xã hội thừa nhận.
- Dưới góc độ pháp lý: Việc làm là mọi hoạt động lao
động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp luật cấm.
Theo quan niệm của Tổ chức Lao động quốc tế
(ILO): Người có việc làm là những người làm việc
gì đó được trả tiền công, lợi nhuận hoặc được
thanh toán bằng hiện vật hoặc những người tham
gia vào hoạt động mang tính chất tự tạo việc làm
vì lợi ích hay vì thu nhập gia đình không được
nhận tiền công hoặc hiện vật.
Bộ luật Lao động Việt Nam năm 2012 đã quy định:
“Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập
không bị pháp luật cấm đều được thừa nhận là
việc làm” [3].
2.1.2.2. Thất nghiệp và thiếu việc làm
Thất nghiệp: Theo ILO “Thất nghiệp là việc ngừng
thu nhập do không có khả năng tìm được một việc
làm thích hợp trong trường hợp người đó có khả
năng làm việc và sẵn sàng làm việc” [4].
Thiếu việc làm: Theo ILO "Thiếu việc làm là những
việc làm không tạo điều kiện cho người lao động
tiến hành nó sử dụng hết quĩ thời gian lao động,
mang lại thu nhập cho họ thấp dưới mức lương tối
thiểu và người tiến hành việc làm không đầy đủ là
người thiếu việc làm".
2.1.3. Vấn đề phát triển nông thôn mới
Xây dựng nông thôn mới lần đầu tiên được thực
hiện thí điểm tại một số địa phương theo Quyết
định số 491/QĐ-TTg ngày 16/4/2009 của Thủ
tướng Chính phủ gồm 19 tiêu chí. Đến năm 2010,
xây dựng nông thôn mới đã trở thành chương
trình mục tiêu quốc gia tại Quyết định số 800/QĐ-
TTg ngày 04/6/2010 với 11 nội dung với 19 tiêu
chí. Theo đó, trong 19 tiêu chí của chương trình
có tiêu chí số 12 “Lao động có việc làm” là tiêu chí
nhằm giải quyết bài toán lao động và việc làm tại
khu vực nông thôn hiện nay.
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 61
Mục tiêu tổng quát của chương trình: “Xây dựng
nông thôn mới để nâng cao đời sống vật chất và
tinh thần cho người dân; có kết cấu hạ tầng kinh
tế - xã hội phù hợp; cơ cấu kinh tế và các hình
thức tổ chức sản xuất hợp lý, gắn phát triển nông
nghiệp với công nghiệp, dịch vụ; gắn phát triển
nông thôn với đô thị; xã hội nông thôn dân chủ,
bình đẳng, ổn định, giàu bản sắc văn hóa dân tộc;
môi trường sinh thái được bảo vệ; quốc phòng và
an ninh, trật tự được giữ vững” [5].
Muốn thực hiện được mục tiêu của chương trình
xây dựng nông thôn mới thì vấn đề việc làm và
giải quyết việc làm phải được quan tâm và có
những chính sách kịp thời.
2.1.4. Mối quan hệ giữa lao động - việc làm và
vấn đề phát triển nông thôn mới
Vấn đề tạo việc làm cho lao động tại khu vực
nông thôn và quá trình phát triển nông thôn mới
có quan hệ gắn bó chặt chẽ với nhau. Giải quyết
được bài toán việc làm sẽ là nhân tố quan trọng
thúc đẩy quá trình phát triển nông thôn mới nhanh
tới đích hơn, ngược lại có phát triển nông thôn
mới thì người lao động tại khu vực nông thôn mới
có nhiều cơ hội để tiếp cận khoa học công nghệ,
tăng năng suất lao động, tìm kiếm cơ hội làm việc
tại chính quê hương mình.
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới đã đặt
ra một cách tất yếu khách quan để người nông
dân Việt Nam trở thành chủ thể quan trọng nhất
- lực lượng đông đảo, nòng cốt nhất và có nhiều
đóng góp. Nông dân chính là những người tích
cực tham gia vào quá trình xây dựng nông thôn
mới, chủ động sáng tạo trong xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội; trong quá trình tổ chức sản
xuất công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp,
nông thôn, trong gìn giữ nếp sống văn hóa, thuần
phong mỹ tục và là nhân tố góp phần quan trọng
vào xây dựng hệ thống chính trị - xã hội vững
mạnh, bảo đảm an ninh trật tự tại cơ sở. Thực tế
cho thấy, trong số 19 tiêu chí trong chương trình
mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới ở
Việt Nam, thì tiêu chí “Phát triển sản xuất gắn với
tái cơ cấu ngành nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người
dân” là “cửa ải” khó nhất và để đáp ứng yêu cầu
này, việc tạo việc làm cho lao động tại khu vực
nông thôn phải được đặt lên hàng đầu.
2.2. Thực trạng lao động - việc làm và thất
nghiệp tại khu vực nông thôn
2.2.1. Thực trạng lao động nông thôn tại nước
ta hiện nay
* Số lượng lao động tại khu vực nông thôn ở nước
ta hiện nay
Bảng 1. Quy mô và tỷ lệ tham gia lực lượng lao
động của dân số từ 15 tuổi trở lên
Chỉ tiêu
2016 2017
Q4 Q1 Q2 Q3 Q4
1. Dân số 15 tuổi trở lên (triệu người)
Chung 71,58 71,71 71,85 72,04 72,20
Nam 34,81 34,94 35,04 35,09 35,29
Nữ 36,76 36,77 36,80 36,95 36,91
Thành thị 25,12 25,13 25,09 25,25 25,23
Nông thôn 46,46 46,58 46,75 46,79 46,97
2. LLLĐ (triệu người)
Chung 54,56 54,51 54,52 54,88 55,16
Nam 28,14 28,30 28,33 28,46 28,71
Nữ 26,41 26,21 26,20 26,42 26,45
Thành thị 17,55 17,52 17,53 17,68 17,75
Nông thôn 37,01 36,98 37,00 37,20 37,41
3. Tỷ lệ tham gia LLLĐ* (%)
76,82 76,55 76,45 76,75 76,90
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Quý 4/2017, dân số từ 15 tuổi trở lên là 72,20 triệu
người, tăng 0,86% so với quý 4/2016, nữ tăng
0,4%; khu vực thành thị tăng 0,44%. Quy mô lực
lượng lao động (LLLĐ) từ 15 tuổi trở lên là 55,16
triệu người, tăng 1,11% so với quý 4/2016; nữ
tăng 0,15%; khu vực thành thị tăng 1,11%. Mặc dù
tiến trình đô thị hóa ở Việt Nam đã và đang diễn
ra nhưng đến nay lao động nông thôn vẫn được
xem là đông đảo, hiện chiếm khoảng 67,8% lực
lượng lao động. Đây là một lợi thế để xây dựng
nông thôn mới, tuy nhiên lực lượng lao động dồi
dào cũng dễ nảy sinh tình trạng thất nghiệp và
thiếu việc làm nếu như không có chính sách giải
quyết việc làm phù hợp cho lao động tại khu vực
nông thôn.
* Cơ cấu tuổi của lực lượng lao động
Hình 1 chỉ ra sự khác biệt đáng kể trong phân bố
lực lượng lao động theo nhóm tuổi giữa khu vực
thành thị và khu vực nông thôn. Tỷ trọng của nhóm
62
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
lao động trẻ (15-24) và nhóm lao động già (55 tuổi
trở lên) ở khu vực thành thị thấp hơn so với khu
vực nông thôn. Ngược lại, tỷ trọng của nhóm lao
động chính (25-54) khu vực thành thị lại cao hơn
ở khu vực nông thôn. Qua đó, phần nào phản ánh
được sự khác biệt về chất lượng của lực lượng lao
động giữa khu vực thành thị và khu vực nông thôn.
Thực tế này do nhóm dân số trẻ ở khu vực thành
thị đã gia nhập thị trường lao động muộn vì có thời
gian đi học dài hơn và lao động ở khu vực nông
thôn tuy gia nhập sớm nhưng lại rời khỏi lực lượng
lao động muộn hơn, như một phần ảnh hưởng bởi
đặc điểm của loại hình việc làm nông thôn.
Hình 1. Phân bổ phần trăm lực lượng lao động
theo nhóm tuổi và thành thị/nông thôn, quý 4
năm 2017
Lao động nông thôn thường chỉ học hết THPT
hoặc học nghề nên sớm tham gia vào thị trường
lao động và thường không có tuổi nghỉ hưu như
lao động ở thành thị, chính vì vậy tỷ trọng lao
động trẻ và lao động già tại nông thôn nhiều hơn
thành thị.
* Trình độ lao động tại khu vực nông thôn
Thực tế cho thấy rằng tuy LĐNT luôn chiếm tỷ
trọng cao trong tổng số LLLĐ của cả nước nhưng
trình độ lao động còn khá thấp. Số lao động không
có trình độ chuyên môn kỹ thuật tính đến quý IV
năm 2017 là 31,8 triệu người chiếm 86,3% tổng
LLLĐ tại khu vực nông thôn, lao động được dạy
nghề từ 3 tháng trở lên có 1,53 triệu người chiếm
4,2%, lao động có trình độ trung cấp chuyên
nghiệp là 1,1 triệu người chiếm 3% tổng lao động
tại khu vực nông thôn, lao động có trình độ cao
đẳng là 811 nghìn người chiếm 2,2%, lao động có
trình độ đại học trở lên là 1,6 triệu người chiếm
4,4% LLLĐ.
Bảng 2. Lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên
theo giới tính và trình độ CMKT (quý 4 năm 2017)
ĐVT: nghìn người
TT Chỉ tiêu Tổng Nam Nữ
1 Không có trình độ 31.785,7 16.108,8 15.676,9
2
Dạy nghề
từ 3 tháng
trở lên
1.531,8 1.310,6 221,2
3 Trung cấp 1.102,2 590,3 511,9
4 Cao đẳng 811 348,3 462,7
5 Đại học trở lên 1.602,1 801,4 800,7
6 Không xác định 0,5 0 0,5
Tổng 36.833,3 19.159,4 17.673,9
(Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Lao động nông thôn nước ta vốn quen với nền sản
xuất nông nghiệp trình độ thấp, mang nặng tính nhỏ
lẻ, phân tán, năng lực ứng dụng khoa học - công
nghệ và các tiến bộ khoa học - kỹ thuật vào thực
tiễn còn hạn chế, vẫn còn tâm lý thụ động, tư duy
cạnh tranh kém, tính tự do và manh mún cao. Với
trình độ như vậy, LĐNT khó có thể áp dụng tiến bộ
kỹ thuật trong sản xuất nông nghiệp hiện đại. Chất
lượng LĐNT thấp đã làm cho thu nhập của người
lao động không thể tăng nhanh, dẫn đến khoảng
cách giàu - nghèo giữa thành thị và nông thôn
ngày càng rộng, làm giảm tiến trình xây dựng nông
thôn mới.
2.2.2. Thực trạng việc làm tại khu vực nông
thôn hiện nay
2.2.2.1. Lao động có việc làm
Tính đến hết quý 4 năm 2017, khu vực nông thôn
có 36.833,3 nghìn người từ 15 tuổi trở lên có việc
làm, trong đó lao động trong khu vực nông, lâm
nghiệp và thủy sản là 19.386,8 nghìn người; Khu
vực công nghiệp và xây dựng là 9.052,7 nghìn
người và khu vực dịch vụ là 8.393,7 nghìn người.
Tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm nghiệp
và thủy sản luôn chiếm hơn 50% trong tổng số lao
động có việc làm tại khu vực nông thôn, tỷ trọng
lao động trong khu vực dịch vụ và khu vực công
nghiệp, xây dựng dao động từ 23% đến 24%.
NGÀNH KINH TẾ
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018 63
Hình 2. Lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên
chia theo nhóm ngành kinh tế năm 2017
Điều này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm sản
xuất tại khu vực nông thôn vì phần lớn lao động
tại đây quen canh tác trên ruộng đất và nuôi trồng
thủy sản, lĩnh vực dịch vụ và công nghiệp xây
dựng cho dù thiếu lao động nhưng do trình độ của
lao động trong khu vực nông nghiệp, nông thôn
vẫn còn rất thấp nên họ vẫn không có năng lực
chuyển đổi sang khu vực công nghiệp, xây dựng
và dịch vụ.
Tuy nhiên, nhằm mục tiêu đến năm 2020 nước
ta cơ bản trở thành quốc gia công nghiệp theo
hướng hiện đại, phát triển công nghệ nông thôn
nhằm chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo
hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, tăng
nhanh tỷ trọng giá trị sản phẩm và lao động các
ngành công nghiệp, dịch vụ, giảm tỷ trọng sản
phẩm và lao động nông nghiệp là phương hướng
cần đạt tới.
Nếu chia lao động theo nhóm nghề nghiệp thì
tính đến quý 4/2017, lao động làm việc tại khu
vực nông thôn nước ta vẫn là lao động giản đơn
(chiếm 47%). Điều này cho ta thấy chất lượng lao
động nước ta đang ở mức rất thấp, vấn đề đào
tạo nguồn lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật
được đặt ra là hết sức cấp bách.
Bảng 3. Lao động có việc làm từ 15 tuổi trở lên
chia theo nhóm nghề nghiệp (quý 4/2017)
TT Nhóm nghề
Số lao
động
(nghìn
người)
Tỷ lệ
(%)
1 Nhà lãnh đạo 229,3 0,62
2 Chuyên môn kỹ thuật bậc cao 1.231 3,34
3 Chuyên môn kỹ thuật bậc trung 798,1 2,17
4 Nhân viên 428,5 1,16
5 Dịch vụ cá nhân, bảo vệ và bán hàng 4.447,1 12,07
TT Nhóm nghề
Số lao
động
(nghìn
người)
Tỷ lệ
(%)
6 Nghề trong nông, lâm, ngư nghiệp 4.517,9 12,27
7 Thợ thủ công và các thợ khác có liên quan 4.744,1 12,88
8 Thợ lắp ráp và vận hành máy móc thiết bị 3.131,5 8,50
9 Nghề giản đơn 17.267,2 46,88
10 Không phân loại 38,5 0,10
Tổng 36.833,2 100
(Nguồn: Tổng cục Thống kê )
2.2.2.2. Lao động thiếu việc làm
Hình 3. Số lượng và tỷ lệ thiếu việc làm của lao
động trong độ tuổi
Số lượng lao động tại khu vực nông thôn thiếu
việc làm qua các năm có xu hướng giảm, năm
2014 có 1024 nghìn người thiếu việc làm, và tỷ
lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động là 2,96%.
Sang năm 2015, cả số lượng lao động thiếu việc
làm và tỷ lệ thiếu việc làm trong độ tuổi lao động
đều giảm hơn so với 2014, cụ thể số lượng lao
động thiếu việc làm giảm 203 nghìn người. Năm
2016, lao động thiếu việc làm tiếp tục giảm và giảm
105 nghìn người so với năm 2015. Năm 2017, số
lượng lao động thiếu việc làm giảm 130,3 nghìn
người so với 2016, tỷ lệ thiếu việc làm trong độ
tuổi lao động giảm 0,56%. Tuy số lượng lao động
thiếu việc làm tại khu vực nông thôn có xu hướng
giảm qua các năm nhưng luôn cao hơn khu vực
thành thị. Điều này phần nào được giải thích bởi
Việt Nam là một nước nông nghiệp, do kinh tế phát
triển còn thấp nên mức sống của người dân chưa
cao và an sinh xã hội chưa đầy đủ, vì vậy người
64
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Tạp chí Nghiên cứu khoa học - Đại học Sao Đỏ, ISSN 1859-4190 Số 4(63).2018
lao động thường chấp nhận làm bất cứ loại công
việc gì, kể cả những công việc có mức thu nhập
thấp, bấp bênh, điều kiện làm việc không đảm bảo
nhằm nuôi sống bản thân và gia đình hơn là thất
nghiệp dài để chờ đợi công việc tốt hơn.
Để có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng lao
động thiếu việc làm tại khu vực nông thôn, ta đánh
giá thực trạng thiếu việc làm theo vùng kinh tế -
xã hội.
Hình 4. Lao động thiếu việc làm từ 15 tuổi trở lên
theo vùng kinh tế - xã hội năm 2017
Tỷ lệ lao động thiếu việc làm từ 15 tuổi trở lên
tại Đồng bằng sông Cửu Long đang chiếm tỷ lệ
cao nhất cả nước về tỷ lệ lao động thiếu việc làm
(khoảng 44,39%) và có xu hướng tăng trong năm
2017. Bắc Trung Bộ và Duyên Hải miền Trung là
khu vực có tỷ lệ lao động thiếu việc làm cao thứ
hai (khoảng 20,43%) và có xu hướng tăng, giảm
không đều. Lao động nông thôn tại Hà Nội và
Thành phố Hồ Chí Minh là hai nơi có tỷ lệ thiếu
việc làm thấp nhất cả nước (1%). Như vậy, phần
lớn lao động thiếu việc làm đều tập trung tại