Lập kế hoạch vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS, SKSS/KHHGĐ

I. MỤC TIÊU 1. Trình bày đựợc mục tiêu, nội dung, c ác bước lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ. 2. Phân tích được khái niệm và nội dung lập kế hoạch đánh giá hoạt động vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ. 3. Thực hành lập kế hoạch truyền thông ngắn hạn; kế hoạch mộ t chiến dịch tuy ên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ ở cấp xã/ph ừơng.

pdf45 trang | Chia sẻ: tranhoai21 | Lượt xem: 3188 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang tài liệu Lập kế hoạch vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS, SKSS/KHHGĐ, để xem tài liệu hoàn chỉnh bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
77 Bài 3 LẬP KẾ HOẠCH VẬN ĐỘNG, TRUYỀN THÔNG CHUYỂN ĐỔI HÀNH VI VỀ DS, SKSS/KHHGĐ I. MỤC TIÊU 1. Trình bày đựợc mục tiêu, nội dung, các bước lập kế hoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ. 2. Phân tích được khái niệm và nội dung lập kế hoạch đánh giá hoạt động vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ. 3. Thực hành lập kế hoạch truyền thông ngắn hạn; kế hoạch một chiến dịch tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ ở cấp xã/phừơng. NỘI DUNG 1. Lập kế hoạch tuyên truyền vận động, truyền thông chuyển đổi hành vi 1.1. Một số khái niệm 1.1.1. Kế hoạch và lập kế hoạch - Kế hoạch là một danh mục các hoạt động được sắp xếp theo thứ tự hợp lý gắn với một khoảng thời gian nhất định với sự tham gia của những cá nhân, tập thể và nguồn lực, phương tiện được xác định nhằm đạt được mục tiêu nhất định. Kế hoạch có thể được xây dựng cho hoạt động của tháng, quý, năm (được gọi là kế hoạch tháng, quý, năm), hoặc trong khoảng thời gian vài năm nhưng cũng có thể được xây dựng cho một buổi, một hoạt động cụ thể. Tuỳ theo phạm vi quản lý và phạm vi của vấn đề người ta phân kế hoạch thành các loại khác nhau: đường lối; chiến lược; quy hoạch; kế hoạch trung và dài hạn; kế hoạch ngắn hạn; chương trình; dự án; kế hoạch tác nghiệp. 78 Kế hoạch truyền thông trong bài này được hiểu là kế hoạch tác nghiệp, một hình thức đơn giản nhất của kế hoạch. - Lập kế hoạch tác nghiệp (hay còn gọi là kế hoạch hoạt động) là việc xác định các hoạt động, công việc chi tiết để thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp về truyền thông với thời gian bắt đầu, thời gian hoàn thành, người chịu trách nhiệm, nguồn lực cần thiết và kết quả đạt được cụ thể. Hay nói cách khác, lËp kÕ ho¹ch thực chất là tr¶ lêi c¸c c©u hái: - Làm gì? - Làm ở đâu? - Bao giờ? - Bằng cách nào? - Quy mô ra sao? - Bằng nguồn lực nào? - Kết quả ra sao? Nhằm đạt được mục tiêu gì? 1.1.2. Mục tiêu Mục tiêu truyền thông là sự chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ của các nhóm đối tượng cụ thể sau khi kết thúc các hoạt động truyền thông. 1.1.3. Đầu vào Là các nguồn lực (kinh phí, con người, tài liệu, trang thiết bị truyền thông) 1.1.4. Đầu ra Là sự chuyển đổi hành vi (kiến thức, kỹ năng, thái độ, và niềm tin) về DS/SKSS/KHHGĐ của các nhóm đối tượng thông qua các hoạt động truyền thông. Đầu ra có mối quan hệ Nhân - Quả với mục tiêu, nghĩa là nếu các đầu ra được thực hiện thì mục tiêu hoàn thành. Vì vậy, ứng với mỗi mục tiêu có các đầu ra cụ thể cần hoàn thành 1.1.5. Hoạt động Là những can thiệp truyền thông chủ yếu phải tiến hành để đạt được đầu ra của kế hoạch. Hoạt động có mối quan hệ Nhân - Quả với đầu ra, nghĩa là nếu các hoạt động được thực hiện thì các đầu ra dự định cũng sẽ đạt được. Vì vậy, việc xác định hoạt động luôn gắn với mỗi đầu ra cụ thể. 1.1.6. Tác động 79 Là ảnh hưởng của kết quả thực hiện kế hoạch đến sự chuyển đổi hành vi của các nhóm đối tượng mà kế hoạch tác động và của cả cộng đồ ng trong hiện tại và t ương lai 1.2. Tầm quan trọng của kế hoạch 1.2.1. Với người quản lý - Giúp xác định hoạt động ưu tiên nào sẽ được thực hiện; xác định trước mục tiêu và mức độ đạt được mục tiêu trong quá trình triển khai hoạt động; - Làm thế nào để đạt được mục tiêu đề ra; - Đảm bảo được sự phối hợp nhịp nhàng giữa các cá nhân và các tổ chức liên quan; - Đảm bảo hoạt động sẽ có sản phẩm cụ thể và đo lường được; - Đảm bảo nguồn lực được sử dụng một cách hợp lý, hiệu quả và kịp thời. 1.2.2. Với chương trình Kế hoạch là căn cứ để theo dõi, giám sát và đánh giá hiệu quả các hoạt động truyền thông. 1.2.3. Với người thực hiện - Giúp nắm vững những công việc, hoạt động mà mình đ ược phân công; - Xác định rõ sự phối hợp của các cá nhân trong hoạt động; - Xác định rõ kết quả, mức độ hoàn thành công việc của mình; - Nắm vững được tiến độ và thời điểm cần hoàn thành nhiệm vụ của mình. 1.3. Yêu cầu và nội dung của một bản kế hoạch Một kế hoạch tốt là một kế hoạch đảm bảo tính: hệ thống, khoa học, khách quan và có khả năng thực hiện. Nó bao gồm các nội dung: 80 - Cơ sở xây dựng kế hoạch truyền thông: Phần này trình bày khái quát thực trạng, phân tích đối tượng, những vấn đề đặt ra cần thiết phải có các hoạt động Truyền thông chuyển đổi hành vi. - Các mục tiêu truyền thông cần đặt ra : có mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể - Các đầu ra cần đạt được của từng mục tiêu - Các hoạt động chủ yếu để đạt được các đầu ra: Tương ứng với mỗi mục tiêu cụ thể là các hoạt động để thực hiện. Mỗi hoạt động cần chỉ rõ: đối tượng tác động, kết quả hoạt động, người chịu trách nhiệm thực hiện, người phối hợp, thời gian bắt đầu và kết thúc, địa điểm . - Bảng dự trù kinh phí: Căn cứ theo nội dung, khối lượng công việc, lực lượng tham gia, thời gian thực hiện, số lượng và chất lượng các sản phẩm truyền thông để có bản dự trù kinh phí. - Thời gian biểu các hoạt động 1.4. Các bước lập kế hoạch truyền thông Là một kế hoạch tác nghiệp, kế hoạch truyền thông cũng tuân thủ 8 bước của lập kế hoạch tác nghiệp. Vận dụng vào công tác truyền thông, các tài liệu thống nhất lập kế hoạch truyền thông ở cơ sở cần tuân theo 5 bước chính sau: - Phân tích, lựa chọn các vấn đề và đối t ượng ưu tiên - Xây dựng các mục tiêu và xác định các chỉ số đầu ra của truyền thông - Thiết kế thông điệp chính và kênh truyền thông - Xác định các hoạt động, phân bổ thời gian và lịch trình - Dự toán các yếu tố đầu vào 81 CHU TRÌNH LẬP KẾ HOẠCH 1.4.1. Bước 1: Phân tích, lựa chọn các vấn đề và đối tượng ưu tiên - Tại sao phải phân tích, lựa chọn các vấn đề và đối tượng ưu tiên? Trong thực tế có nhiều vấn đề truyền thông cần quan tâm trong khi nguồn nhân lực, thời gian, phương tiện có hạn nên không thể giải quyết cùng một lúc. Lựa chọn ưu tiên sẽ giúp sử dụng tốt nhất nguồn lực hiện có, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của đối tượng và đạt được hiệu quả, tác động lớn nhất đến hành vi của đối tượng. Đây là bước đầu tiên của lập kế hoạch TTCĐHV. - Làm thế nào để xác định vấn đề ưu tiên? Để liệt kê các vấn đề và đối tượng ưu tiên, người lập kế hoạch cần dựa vào các nguồn thông tin từ: + Các đánh giá, nghiên cứu đã được tiến hành tại địa phương; + Các báo cáo hoạt động hàng tháng, hàng quý và năm; + Kết quả các chuyến giám sát; Phân tích tình hình, chọn ưu tiên (1): Hiện ta đang ở đâu? vấn đề cần giải quyết là gì? Mục tiêu (2): Ta mong muốn đi đến đâu? Tổ chức thực hiện: Làm thế nào và cần nguồn lực thế nào để đi đến đó? Giám sát: Ta có đi đúng hướng định đến không? Đánh giá: Ta đã đến nơi ta cần đến chưa? Chọn giải pháp: Ta sẽ đến đó bằng cách nào? 82 + Phản hồi từ phía người quản lý, người cung cấp dịch vụ và từ phía khách hàng... Sau khi đã có một danh mục các vấn đề tồn tại cần giải quyết trong các đối tượng cụ thể, cần phân tích từng vấn đề theo những nội dung sau: + Hậu quả của vấn đề đó gây ra nếu không được giải quyết? + Nguyên nhân gốc rễ của vấn đề đó là gì? + Giải pháp giải quyết vấn đề bằng truyền thông chuyển đổi hành vi và truyền thông vận động. Việc phân tích này là rất quan trọng vì dù một vấn đề có quan trọng đến đâu nếu không giải quyết được bằng chương trình truyền thông về DS/KKHGĐ cũng không thể được lựa chọn. Ví dụ về liệt kê và phân tích vấn đề ưu tiên Vân đề SKSS cần ưu tiên Hậu quả do vấn đề gây ra Nguyên nhân Giải pháp Vận động TTTĐH V Vấn đề 1: Mang thai ngoài ý muốn, phá thai không an toàn ở VTN/TN Tổn thương trầm trọng đến thể chất và tinh thần của VTN/TN Ảnh hưởng đến kinh tế gia đình và xã hội, tương lai nòi giống - Việc sử dụng bao cao su vẫn còn gắn với định kiến: cảm giác e ngại, xấu hổ, hay bị người khác nhìn thấy và cho rằng thiếu đứng đắn; sử dụng BCS là thieus tôn trọng bạn tình, giảm khoái cảm - VTN/TN thiếu kiến thức về giới tính tình dục , thiếu kỹ năng về tình dục an toàn, phòng tránh mang thai ngoài ý muốn. - VTN/TN ngại chia sẻ với cha mẹ, thầy cô giáo về các x x 83 vấn đề giới tính, tình dục. - Sự bùng nổ về thông tin/công nghệ cho phép cho phép VTN/TN có nhiều nguồn thông tin để tìm hiểu nhưng lại thiếu chọn lọc, dẫn đến nhiều bạn trẻ bị ảnh hưởng bới những thông tin xấu; hoặc sai lệch về giới tính tình dục. - VTN/TN chưa thấy dễ dàng tiếp cận với dịch vụ chăm sóc SKSS VTN/TN. - Gia đình/nhà trường chưa thực sự bắt kịp việc giáo dục giới tính/tình dục phù hợp với độ tuổi. Vấn đề 2: ... x Ví dụ liệt kê và phân tích đối tượng ưu tiên Đối tượng Nhu cầu thông tin Hành vi mong muốn ở đối tượng Kênh, phương tiện truyền thông phù hợp Các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh Hiểu biết về các BPTT hiện đại, tác hại của phá thai Kiến thức làm mẹ Sử dụng các BPTT hiện đại Phụ nữ có thai khám thai định kỳ Thông tin đại chúng Tư vấn Truyền thông 84 đẻ an toàn Hiểu biết về các bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS và các biện pháp phòng tránh Chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em theo khoa học Phòng tránh bệnh LTQĐTD trong đó có HIV/AIDS nhóm Nam giới tác hại của phá thai Kiến thức làm mẹ an toàn Hiểu biết về các bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS và các biện pháp phòng tránh Hiểu biết đúng về bình đẳng giới và trách nhiệm của nam giới trong SKSS Sử dụng các BPTT hiện đại Chăm sóc vợ, con trước và sau sinh theo khoa học Phòng tránh bệnh LTQĐTD trong đó có HIV/AIDS Thông tin đại chúng Tư vấn Truyền thông nhóm Vị thành niên Hiểu biết đúng về giới, tác hại của phá thai và sinh con ở tuổi vị thành niên Hiểu biết về các BPTT, các bệnh LTQĐTD, HIV/AIDS và các biện pháp phòng Không kết hôn sớm Tình yêu lành mạnh, tình dục an toàn Thông tin đại chúng Tư vấn Truyền thông nhóm Giáo dục của cha mẹ 85 tránh - Chọn vấn đề và đối tượng ưu tiên, các tiêu chuẩn có thể là: + Tính trầm trọng của vấn đề, tức là mức độ ảnh hưởng đối với nhóm đối tượng + Tính phổ biến, tức là số lượng đối tượng bị ảnh hưởng + Tính khả thi, tức là khả năng giải quyết vấn đề của đơn vị, địa phương + Tính phù hợp với mục tiêu chương trình truyền thông được xác định - Thang điểm và cách chấm điểm: Thống nhất cách tính điểm Ví dụ: cao = 5 điểm; trung bình = 3 điểm; thấp= 1 điểm - Kẻ bảng và chấm điểm : Xem bảng lựa chọn ưu tiên + Chấm điểm theo từng tiêu chuẩn (cột dọc) lần lượt với từng vấn đề, hết tiêu chuẩn này mới sang tiêu chuẩn kia. + Cộng điểm tổng hợp theo chiều ngang cho từng vấn đề điểm cao nhất là vấn đề ưu tiên cao nhất. Ví dụ: Bảng lựa chọn ưu tiên Vấn đề Tính trầm trọng Tính phổ biến Tính khả thi Tính phự hợp Tổng hợp Vấn đề 1: làm mẹ an toàn 5 3 3 5 16 Vấn đề 2: chăm sóc sức khoẻ sinh sản vị thành niên 3 5 3 5 16 Vấn đề 3: phòng chống nhiễm khuẩn đường sinh sản/ nhiễm khuẩn lây qua đường tình dục và và HIV/AIDS 5 3 3 3 14 Vấn đề 4: kế hoạch hoá gia đình 3 3 3 3 12 86 Vấn đề 5: bình đẳng giới chăm sóc sức khoẻ sinh sản và phòng chống bạo lực gia đình 5 3 3 3 14 + Tính phổ biến: Vấn đề có ảnh hưởng đến nhiều người trong nhóm đối tượng không? Ví dụ: Tỷ lệ phụ nữ mang thai ở địa phương đi khám thai từ 3 - 5 lần rất thấp. + Tính khả thi: Với khả năng của đơn vị triển khai dự án, hoạt động có thể chủ động giải quyết vấn đề phù hợp với nguồn lực và điều kiện của địa phương, đơn vị không + Tính cộng đồng: Vấn đề có thể thu hút đợc sự tham gia của cộng đồng không? hoặc ảnh hưởng đến cộng đồng? Với ví dụ trên, thứ tự lựa chọn là vấn đề 1, vấn đề 2, vấn đề 3, vấn đề 5. vấn đề 4... 1.4.2. Bước 2: Xây dựng các mục tiêu, xác định các chỉ số đầu ra - Xây dựng các mục tiêu Sau khi xác định được các vấn đề ưu tiên giải quyết, có thể đưa ra các mục tiêu, bao gồm mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể. Mục tiêu chung là mục tiêu cuối cùng cần đạt tới của chường trình. Ví dụ mục tiêu chung của chương trình truyền thông về phòng chống HIV/AIDS là nâng cao nhận thức, thay đổi thái độ của người dân về vấn đề HIV/AIDS để góp phần làm giảm lây nhiễm trong cộng đồng. Mục tiêu cụ thể là các mục tiêu mà khi thực hiện sẽ đảm bảo cho việc hoàn thành mục tiêu chung. Ví dụ: tăng tỷ lệ nhận thức đúng của người dân trong xã về đường lây nhiễm HIV/AIDS từ 55% lên 70% vào cuối năm 2010. - Nội dung của một mục tiêu cụ thể phải đảm bảo 4 yếu tố: + Ai là người cần chuyển đổi hành vi? + Hành vi nào cần chuyển đổi? + Khi nào hành vi đó chuyển đổi, điều kiện để hành vi mới xảy ra? 87 + Mức độ chuyển đổi như thế nào? - Cách viết mục tiêu truyền thông : cần đạt được 4 yếu tố sau: + Đối tượng: xác định nhóm đối tượng. + Hành vi: Xác định loại hành vi mà đối t ượng cần thay đổi + Điều kiện: Xác đinh khi nào và trong hoàn cảnh nào mà bạn mong muốn sự thay đổi diễn ra + Mức độ: Xác định mức độ thay đổi mà dự án hay chương trình mong đợi Ví dụ: Đến tháng 12 năm 2008, 95% số VTN/TN ở xã X hiểu rõ nguy cơ của tình dục không an toàn và biết áp dụng các biện pháp tránh thai phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn. - Yêu cầu cụ thể của một mục tiêu tốt : Một mục tiêu cụ thể tốt phải đảm bảo các yếu tố sau: + Cụ thể (Specific -S) + Đo lường được (Measurable - M) + Có khả năng đạt được (Attainable -A) + Phù hợp với thực tế (Realistic -R) + Có hạn đinh thời gian (Time-bounding - T) Như vậy, dù một mục tiêu có đầy đủ 4 thành phần nh ưng chưa chắc đã đảm bảo là một mục tiêu tốt. - Xác định các chỉ số đầu ra Chỉ số đầu ra sẽ là cơ sở để đánh giá các mục tiêu sự thay đổi nhận thức, thái độ và thực hành của ch ương trình DS/SKSS. Ví dụ: Mục tiêu: Sau buổi truyền thông, 100% phụ nữ mang thai ở xã A hiểu biết đầy đủ về cách chăm sóc cơ bản khi mang thai, khi chuyển dạ và sau đẻ. Vậy các chỉ số đầu ra để đánh giá mục tiêu này có thể là: + Kể được 5 lợi ích của việc đi khám thai; + Kể được 7 dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai; + Kể được các công việc cần làm khi chuyển dạ; 88 Như vậy khi một phụ nữ đáp ứng được các yêu cầu trên thì đánh giá phụ nữ đó đã có hiểu biết đầy đủ về các chăm sóc cơ bản khi mang thai, khi chuyển dạ và sau đẻ. 1.4.3. Bước 3: Thiết kế thông điệp và xác định kênh truyền thông Sau khi phân tích đối tượng và xác định mục tiêu, thông điệp chính và các kênh truyền thông phải thiết kế ngay trong quá trình lập kế hoạch. Các sản phẩm truyền thông, tài liệu truyền thông đ ược sản xuất dựa vào thông điệp chính. Việc xây dựng thông điệp phải dựa vào những vấn đề cụ thể của SKSS, đối tượng và hành vi mong muốn đối tượng thực hiện. Người xây dựng kế hoạch phải xác định rõ ràng: Vấn đề Truyền thông chuyển đổi hành vi là gì? Ai là đối tượng đích? Hành động mong muốn thay đổi ở đối tượng? Thông điệp chính và kênh truyền thông? cơ quan thực hiện? Cơ quan phối hợp? Ví dụ: Xây dựng thông điệp và kênh truyền thông phù hợp đối tượng Đối tượng Hành động mong muốn Thông điệp Hình thức chuyển tải Cơ quan thực hiện Cơ quan phối hơp Phụ nữ mang thai Tiêm phòng uốn ván Bệnh uốn ván là nguyên nhân gây tử vong sơ sinh nhưng bệnh này hoàn toàn có thể phòng ngừa được nếu phụ nữ khi mang thai được tiêm phòng uốn ván đầy đủ. Chị em hãy cứu con mình bằng cách đi tiêm phòng uốn ván 2 lần Tư vấn Cán bộ DSYT, CTV dân số Trạm y tế xã Hội thảo Hội LHPN xã Cán bộ DSYT xã Truyền thông đại Đài Truyền thanh Ban Dân số, Trạm y 89 trong suốt kỳ mang thai tại trạm y tế xã, tiêm 2 mũi cách nhau một tháng, mũi hai tiêm trước khi đẻ ít nhất một tháng. chúng xã tế, lãnh đạo các tổ chức 1.4.4. Bước 4: Lựa chọn giải pháp, xác định các hoạt động, phân bổ thời gian và lịch trình - Lựa chọn giải pháp Dựa vào kết quả phân tích vấn đề để đề ra các giải pháp thích hợp. Có thể có nhiều giải pháp để giải quyết một nguyên nhân, cần phải chọn những giải pháp thích hợp có tính khả thi cao. Giải pháp là gì? Đó là con đường hay cách để đạt được mục tiêu hay cách thức để giải quyết nguyên nhân gốc rễ của vấn đề. Giải pháp chính là phương thức để đạt tới mục tiêu. Các giải pháp được lựa chọn để giải quyết vấn đề Truyền thông chuyển đổi hành vi cần phải: + Rất rõ ràng cụ thể + Có hiệu quả nhất + Có khả năng thực thi + Giải quyết được nguyên nhân gốc rễ của vấn đề tồn tại + Giá thành rẻ + Phù hợp điều kiện tại chỗ - Hướng tiếp cận giải pháp can thiệp truyền thông chuyển đổi hành vi Dựa trên mô hình lý thuyết các bước và những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển đổi hành vi và mục tiêu của can thiệp, nhiệm vụ và giải pháp cơ bản của các can thiệp Truyền thông chuyển đổi hành vi về DS/SKSS/KHHGĐ tương ứng với các bước chuyển đổi hành vi được xác định như sau: 90 Giai đoạn 1: Chưa hiểu biết đến hiểu biết Tìm hiểu vấn đề của đối tượng Phân tích lợi hại của hành vi mới Cung cấp thông tin qua nhiều kênh khác nhau Giai đoạn 2: Chưa chấp nhận đến chấp nhận Cung cấp, bổ sung thông tin Động viên, hỗ trợ, tư vấn Giai đoạn 3: Có ý định, chuẩn bị và sẵn sàng thay đổi Động viên và nêu những gương tốt Tăng cường trợ giúp của gia đình, bạn bè Tạo môi trường thuận lợi Giai đoạn 4: Thử thực hiện hành vi mới Cung cấp thông tin về cách sử dụng Khuyến khích sử dụng Giảm các rào cản thông qua giải quyết vấn đề Xây dựng kỹ năng thông qua thử chuyển đổi hành vi Sự ủng hộ của xã hội Giai đoạn 5: Thực hiện thành công, duy trì hành vi mới và tuyên truyền ngời khác làm theo Nhắc nhở lại lợi ích của duy trì hành vi mới Khẳng định khả năng duy trì của đối tượng Tạo sự ủng hộ của xã hội 91 Mô hình trên được coi như một khung lý thuyết để xây dựng các nhiệm vụ, giải pháp và các hoạt động của các can thiệp truyền thông khi kết hợp với kết quả phân tích hiện trạng, đối tượng và mục tiêu của dự án truyền thông. - Xác định các hoạt động Căn cứ vào giải pháp xác định các hoạt động cần thực hiện. Hoạt động là những can thiệp truyền thông chủ yếu phải tiến hành để đạt đ ược các đầu ra của kế hoạch. Các hoạt động có thực hiện thì đầu ra mới đạt được. Việc thực hiện hoạt động sẽ được căn cứ trên kế hoạch đã xây dựng đảm bảo theo đúng tiến độ thời gian cũng như nguồn lực được chuẩn bị. Ví dụ: Nếu giải pháp là nâng cao kiến thức thì các hoạt động phù hợp sẽ là tổ chức truyền thông nh ư: + Xây dựng chương trình phổ biến kiến thức trên truyền hình + Tổ chức các hoạt động thăm hộ gia đình + Thảo luận nhóm + In ấn và cung cấp các tài liệu truyền thông ... Lịch các hoạt động: Hoạt động Thời gian phân bổ cho các hoạt động Tháng 2 Tháng 3 T1 T2 T3 T4 T1 T2 T3 T4 Hoạt động 1 xx Hoạt động 2 xx xx xx Hoạt động 3 xx xx xx Hoạt động 4 xx xx xx xx Hoạt động 5 xx xx xx 1.4.5. Bứớc 5: Dự toán các yếu tố đầu vào - Nguồn nhân lực: Người tham gia tổ chức, chuyên gia, và những người tham gia thực hiện hoạt động. - Phương tiện: Các phương tiện cần thiết để tổ chức các hoạt động. 92 - Thời gian: Thời gian cần thiết cho tổ chức từng công việc cụ thể. - Tài chính: Kinh phí cần thiết cho nguồn lực, trang thiết bị, tài liệu, phương tiện. Ví dụ: một mẫu kế hoạch hoạt động truyền thông trong một năm của xã “X” (vấn đề SKSS chọn ưu tiên là SKSS VTN và làm mẹ an toàn) Hoạt động Đối tượng tác động Kết quả hoạt động Tổ chức /cá nhân thực hiện Thời gian bắt đầu, kết thúc Địa điểm Kinh phí (1000 đ) Mục tiêu 1: Đến tháng 12, có 95% VTN/TN xã X hiểu rõ nguy cơ tình d ục không an toàn và biết cách sử dụng BPTT phù hợp để không mang thai ngoài ý muốn Đầu ra 1: 100% VTN/TN hiểu biết về các BPTT hiện đại Hoạt động 1: cung cấp tờ rơi về tác hại của phá thai và các BPTT phù hợp với VTN/TN VTN/TN Mỗi chi đoàn phát được 100 tờ rơi Đoàn Thanh niên xã 2/2010 12/2010 Văn phòng Đoàn TN xã 100.000đ để hỗ trợ tiền xăng xe Hoạt động 2: Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về kỹ năng ứng xử của VTN/TN trước vấn đề tình yêu, tình Học sinh trường THPT và thanh niên xã Một cuộc thi được tổ chức Đoàn Trường và Đoàn Thanh niên xã 2/2010 4/2010 Trường THPT 2.000.000 đồng 93 dục an toàn có trách nhiệm Hoạt động: Đầu ra 2: 100% các bậc cha mẹ ủng hộ VTN/TN tiếp cận với các dịch vụ, tư vấn phi lâm sàng về chăm sóc SKSS khi có nhu cầu Hoạt động 1: Hoạt động 2: Mục tiêu 2: Đến tháng
Tài liệu liên quan