Lễ hội dân gian người Việt ở ven biển tỉnh Ninh Thuận

lễ hội là mộT hình Thức Sinh hoạT văn hóa không Thể Thiếu của cư Dân nông nghiệp và ngư nghiệp. Trong đó, lễ hội của người việT ở Tỉnh ninh Thuận vừa bao hàm các yếu Tố nông nghiệp, vừa chứa đựng yếu Tố ngư nghiệp. những đặc Trưng này có giá Trị Tương đồng và khác biệT So với lễ hội Dân gian ở các vùng khác. bài viếT này Dựa Trên nền Tảng khảo SáT Thực Trạng văn hóa phi vậT Thể của người việT ở Tỉnh ninh Thuận năm 2011 - 2013 để đánh giá, phân Tích và đưa ra những định hướng nhằm góp phần vào việc bảo Tồn và pháT Triển văn hóa Dân gian với vấn đề biển đảo hiện nay.

pdf8 trang | Chia sẻ: thanhle95 | Lượt xem: 240 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Lễ hội dân gian người Việt ở ven biển tỉnh Ninh Thuận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
22 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên Lễ hội từ lâu đã có một vị trí quan trọng trong đời sống của người dân, là sinh hoạt văn hóa dân gian không thể thiếu ở mọi vùng quê. Theo Từ điển Việt Nam văn hóa tín ngưỡng phong tục của Vũ Ngọc Khánh và Phạm Minh Thảo, lễ hội (cũng gọi là hội lễ) được định nghĩa là hình thức sinh hoạt văn hóa xã hội của một tập thể, một tổ chức thuộc giới, nghề, ngành, hoặc tôn giáo trong phạm vi một địa phương hoặc trong cả nước. Lễ hội là có lễ và hội, lễ để tưởng niệm anh hùng dân tộc, tổ sư nghề, một đấng thần linh. Hội có nhiều hình thức: hội giao duyên, hội thi tài, hội văn chương, hội thượng võ. Những lễ hội truyền thống còn kèm theo nhiều sự cúng tế và các tục cổ. Nhiều lễ hội có giá trị LỄ HỘI DÂN GIAN NGƯỜI VIỆT Ở VEN BIỂN TỈNH NINH THUẬN ? LÂM NHÂN* * PGS.TS., Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh. lễ hội là mộT hình Thức Sinh hoạT văn hóa không Thể Thiếu của cư Dân nông nghiệp và ngư nghiệp. Trong đó, lễ hội của người việT ở Tỉnh ninh Thuận vừa bao hàm các yếu Tố nông nghiệp, vừa chứa đựng yếu Tố ngư nghiệp. những đặc Trưng này có giá Trị Tương đồng và khác biệT So với lễ hội Dân gian ở các vùng khác. bài viếT này Dựa Trên nền Tảng khảo SáT Thực Trạng văn hóa phi vậT Thể của người việT ở Tỉnh ninh Thuận năm 2011 - 2013 để đánh giá, phân Tích và đưa ra những định hướng nhằm góp phần vào việc bảo Tồn và pháT Triển văn hóa Dân gian với vấn đề biển đảo hiện nay. lịch sử, đặc biệt là gắn liền với lịch sử dân tộc, với sự tôn kính thành hoàng ở các làng. Tại vùng các dân tộc, lễ hội càng thể hiện đậm đà tín ngưỡng dân gian của quần chúng. Hội gắn liền với lễ, có sự hòa hợp, thống nhất thế giới tâm linh và đời sống văn hóa của cộng đồng [Vũ Ngọc Khánh, Phạm Minh Thảo, 2005: 633]. Theo các sử liệu, người Việt ở Ninh Thuận đến định cư từ nhiều vùng, nhiều địa phương khác nhau trong quá trình tịnh tiến khai hoang ruộng đất theo đường bộ của nông dân và theo đường biển của ngư dân khoảng cuối thế kỷ XVI, đầu thế kỷ XVII. Người Việt ở Ninh Thuận đến nhiều nhất là từ các tỉnh “Nam Ngãi Bình Phú” (Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên). Trên bước đường khẩn hoang, người Việt đã mang theo các phong tục tập quán, các giá trị văn hóa đến Ninh Thuận. Những giá trị văn hóa này hòa cùng với văn hóa bản địa trong quá trình giao lưu tiếp biến văn hóa đã hình thành bản sắc văn hóa đặc sắc của người Việt ở Ninh Thuận. Trên thực tế, do nhiều 23Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên nguyên nhân (chủ quan và khách quan), nhiều di sản văn hóa phi vật thể của người Việt ở Ninh Thuận đang bị lãng quên hoặc không được đề cao nên bị thất truyền, mai một đi rất nhiều. Đặc biệt là các lễ hội truyền thống của cư dân người Việt sinh sống ven biển miền Trung. Thực trạng việc bảo tồn và phát huy lễ hội truyền thống của người Việt ở tỉnh Ninh Thuận được chúng tôi tìm hiểu thông qua tổng điều tra văn hóa phi vật thể của người Việt ở Ninh Thuận năm 2011 - 2012. Kết quả khảo sát cho thấy tỉnh Ninh Thuận là vùng đất còn lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống, trong đó có các lễ hội truyền thống cần được bảo tồn và phát huy. Để thống kê lễ hội truyền thống của người Việt ở tỉnh Ninh Thuận, chúng tôi đã tiến hành khảo sát toàn bộ 281 thôn/khu phố thuộc 53 xã/phường trên toàn tỉnh Ninh Thuận. Kết quả như sau: 1. Thực trạng cơ sở thờ tự và mức độ tổ chức lễ hội tại các cơ sở thờ tự ở Ninh Thuận 1.1. Cơ sở thờ tự ở các huyện/thành phố Theo số liệu thống kê1, toàn tỉnh Ninh Thuận hiện có 139 cơ sở thờ tự, gồm các đình, đền, lăng, miếu trong đó, thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có 62 cơ sở (chiếm 44,6%), huyện Ninh Hải có 37 cơ sở (chiếm 26,6%), huyện Ninh Phước có 22 cơ sở (chiếm 15,8%), huyện Thuận Nam có 8 cơ sở (chiếm 5,8% ), còn lại 02 huyện Ninh Sơn và Thuận Bắc cùng có 05 cơ sở thờ tự (chiếm 3,6%). Như vậy, số lượng cơ sở thờ tự tập trung nhiều nhất là ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, kế đến là huyện Ninh Hải và huyện Ninh Phước. 1.2. Diện tích các cơ sở thờ tự - nơi mở hội Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm, diện tích mở lễ hội có quy mô từ 100 m2 đến dưới 500 m2 chiếm 45,2%; diện tích từ 500 m2 đến dưới 1.000 m2 chiếm 19,4%; diện tích trên 1.000 m2 chiếm 30,6%. Huyện Ninh Hải, các lễ hội có quy mô trên 1.000 m2 chiếm 43,2% so với diện tích mở lễ hội của toàn huyện. Huyện Ninh Phước có 77,2% lễ hội được mở ở nơi có diện tích từ 1.000 m2 trở lên Như vậy, theo kết quả của khảo sát, về mặt diện tích, các thiết chế văn hóa cổ truyền có diện tích từ 100 m2 đến trên 1.000 m2 ở tất cả các huyện và thành phố chiếm tỷ lệ khá cao. Đây là một thuận lợi cho việc tổ chức những lễ hội với quy mô lớn ở Ninh Thuận. 1.3. Mức độ tổ chức lễ hội Những địa phương có số lượng lớn các cơ sở thờ tự thường diễn ra nhiều loại hình lễ hội khác nhau. Tại Ninh Thuận, bảng số liệu cũng cho thấy, các lễ hội chính được tổ chức 1 lần/năm chiếm tỷ lệ cao nhất (81,3%). Tuy nhiên, cũng có 18,7% các lễ hội chính được tổ chức 2 lần/năm (2,2%), 3 lần/năm (0,7%), 2 năm/lần (4,3%), 3 năm/lần (9,4%), 4 năm/lần (0,7%). 1.4. Thời gian tổ chức lễ hội truyền thống của người Việt tại các cơ sở thờ tự thuộc các huyện và thành phố tỉnh Ninh Thuận Cũng giống như người Việt ở Bắc Bộ hay Nam Bộ, người Việt ở Trung Bộ (trong đó có Ninh Thuận) tổ chức lễ hội truyền thống (dù là ở cấp thôn như lễ cúng đình, miếu hay lễ hội cấp vùng như lễ hội Bà Chúa Xứ) tại một địa điểm cụ thể, hữu hạn, đó là những không gian thờ tự: một ngôi đình, ngôi miếu, đền, lăng hay chùa. Đây là những địa điểm thiêng. Khi tìm hiểu thời gian tổ chức lễ hội (tổng hợp theo tháng) ở từng huyện trong toàn tỉnh, kết quả số liệu như sau: Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm là nơi tổ chức lễ hội nhiều nhất (62 lễ hội) so với các huyện khác trong toàn tỉnh. Trong 62 lễ hội được tổ chức tại đây, có 22 lễ hội diễn ra trong tháng 2 âm lịch (chiếm 36,1% so với các lễ hội ở các tháng khác trong năm), 24 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên 18 lễ hội được tổ chức vào tháng 3 âm lịch (chiếm 29,5% so với các lễ hội ở các tháng khác trong năm). Đứng sau Phan Rang - Tháp Chàm về số lượng các lễ hội là huyện Ninh Hải - nơi có 37 lễ hội được tổ chức định kỳ. Trong đó có 20 lễ hội được tổ chức trong tháng 3 âm lịch (chiếm 54,1% so với các lễ hội ở các tháng khác trong năm). Huyện Ninh Phước cũng có 20 lễ hội được tổ chức định kỳ, trong đó có 12 lễ hội được tổ chức trong tháng 3 âm lịch (chiếm 60% so với các lễ hội ở các tháng khác trong năm). 2. cảnh quan văn hóa vật thể và đối tượng thờ cúng Khi nghiên cứu văn hóa phi vật thể, cần thiết phải chú ý đến những yếu tố vật thể đi kèm. Không thể có một lễ hội lớn mà cảnh quan văn hóa vật thể xập xệ. Không thể có lễ rước nếu lễ hội không còn kiệu. Không gian văn hóa vật thể bị lấn chiếm, công trình kiến trúc bị hư hại thì giá trị văn hóa phi vật thể của lễ hội cũng sẽ suy giảm, thậm chí đến mức giải thiêng. Lễ hội được tổ chức ở các cơ sở thờ tự - nơi thờ các vị thần, thành hoàng, thánh mẫu, những nhân vật lịch sử có công với đất nước, những người tổ có công lập làng Một trong những điều kiện để lễ hội được diễn ra, đặc biệt là ở các hội của những nhân vật lịch sử, đó là phải được vua chúa sắc phong thì nhân dân mới được tổ chức thờ cúng. 2.1. Sắc phong, thần phả Khi tìm hiểu về số lượng sắc phong, thần phả đang được lưu giữ trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận cho thấy bảng số liệu như sau: Thành phố Phan Rang - Tháp Chàm có 28/62 địa bàn cho biết hiện đang lưu giữ các sắc phong, ở huyện Ninh Hải là 14/20 địa bàn còn giữ được các sắc phong và Ninh Phước là 10/13. Dựa vào số lượng thấy được Phan Rang - Tháp Chàm là nơi lưu giữ nhiều sắc phong nhất trong toàn tỉnh Ninh Thuận, nhưng khi xem xét cụ thể số lượng sắc phong có được so với số lượng sắc phong còn được lưu giữ, thì huyện Thuận Nam là huyện có tỷ lệ lưu giữ các sắc phong cao nhất tỉnh Ninh Thuận. Toàn tỉnh Ninh Thuận có 139 cơ sở thờ tự, nhưng chỉ có 25 thần phả được lưu giữ cho đến hiện nay. Trong đó, nơi lưu giữ thần phả nhiều nhất vẫn là Phan Rang - Tháp Chàm (11 cơ sở thờ tự - chiếm 44% so với những cơ sở thờ tự còn lưu giữ được thần phả trong toàn tỉnh). Kế đến là 9 cơ sở thờ tự và 3 cơ sở thờ tự hiện đang lưu giữ thần phả ở huyện Ninh Hải và huyện Ninh Phước. 2.2. cảnh quan văn hóa vật thể nơi diễn ra lễ hội Hiện tại, trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận có tổng số 139 cơ sở thờ tự, nhưng chỉ có 65 cơ sở thờ tự có cổng tam quan (46,8%). Số lượng hoành phi còn lưu giữ ở các cơ sở thờ tự là 32,4%, câu đối là 42,4%. Hiện tại, còn 21/139 lễ hội (chiếm 15,1%) còn lưu giữ kiệu và vẫn còn 80 cơ sở thờ tự có chấp kích và bát bửu (57,6%). Điều này có thể nhận định rằng, các yếu tố truyền thống của lễ hội đang dần mất đi. Ví dụ như không còn kiệu thì không thể tổ chức lễ rước thánh được 2.3. Đối tượng thờ tự Việc thờ thần ở từng huyện cũng có sự khác biệt đáng kể. Ở thành phố Phan Rang - Tháp Chàm: Thành hoàng, Tiền hiền, Hậu hiền là những vị thần được thờ nhiều nhất - 27 cơ sở thờ tự (chiếm 43,5% so với toàn thành phố); 23 cơ sở thờ tự thờ Ngũ hành (chiếm 37,%). Tại huyện Ninh Hải, có 11 cơ sở thờ tự thờ Thành hoàng, Tiền hiền, Hậu hiền chiếm 29,7% so với toàn huyện; 9 cơ sở thờ tự thờ thần Nam Hải (24,3% so với toàn huyện); 8 cơ sở thờ tự thờ Ngũ hành (21,6% so với toàn huyện). Huyện Ninh Phước, có 14 cơ sở thờ tự thờ Thành hoàng, Tiền hiền, Hậu hiền chiếm 66,7% so với việc thờ thần toàn huyện. 3. các nghi thức trong lễ hội 3.1. Nghi thức rước trong lễ hội Nghi thức rước cũng là một phần trong các lễ hội, có nhiều loại hình đa dạng, tùy vào tính chất của từng lễ hội mà tổ chức nghi thức rước phù hợp. Kết quả khảo sát về các nghi thức rước trong lễ hội như sau: Trong tổng số 139 lễ hội nhưng chỉ có 3 lễ hội có nghi thức rước nước từ xưa đến nay, 4 lễ hội trước đây có nghi thức rước nước nhưng nay không còn giữ nghi thức này nữa (2,9%). Còn lại 132 lễ hội, chiếm 95% lễ hội toàn tỉnh từ trước đến nay không có nghi thức rước nước. Nghi thức rước sắc phong diễn ra ở nhiều lễ hội hơn so với nghi thức rước nước, có 16 lễ hội (11,5%) thực hiện nghi thức rước sắc phong. Mặt khác, cũng có 6 lễ hội trước đây có tổ chức rước sắc phong, nhưng hiện nay không còn lưu giữ hình thức rước này nữa (4,3%). Số còn lại là 117 lễ hội từ trước đến nay không thực hiện nghi thức rước sắc phong. 25Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên Tìm hiểu về nghi thức rước thánh, số liệu cho thấy toàn tỉnh hiện tại có 16 lễ hội duy trì hình thức rước thánh từ xưa đến nay, chiếm 11,5%. Nhưng cũng có 4 lễ hội hiện nay không còn duy trì nghi thức rước thánh nữa (2,9%). Và có 119 lễ hội từ trước đến nay không tổ chức thực hiện nghi thức rước thánh (85,6%). 3.2. Nghi thức tế diễn ra trong lễ hội Trong các lễ hội, việc thực hiện các nghi thức tế là một trong những phần quan trọng, hiện tại toàn tỉnh có 86,3% lễ hội có nghi thức tế (120 lễ hội). Tùy theo từng loại lễ hội mà người ta có các thủ tục tế khác nhau. Việc thực hiện các thủ tục tế cần phải có sự chuẩn bị về đội hình chủ tế, đội hình xướng quan, đội hình hầu tế, đội nhạc lễ, trang phục cho những người tham gia thực hiện thủ tục tế Việc thực hiện tất cả 05 nghi thức của thủ tục tế: quán tẩy, dâng hương hoa, dâng rượu, hóa chúc, lễ tạ trong các lễ hội có sự chênh lệch nhau không đáng kể, nhưng dâng rượu là thủ tục tế được nhiều lễ hội thực hiện nhất (120/139 lễ hội). Số liệu cho thấy tình hình duy trì, củng cố, bảo tồn nghi thức tế từ trước đến nay của các lễ hội trong bối cảnh hiện tại khi kết quả khảo sát chỉ ra rằng chỉ có 01 lễ hội hiện nay không còn thực hiện các thủ tục tế nữa. Một trong những nghi thức quan trọng trong các lễ hội là nghi thức múa hát thờ. Có một số loại hình múa hát thờ được một số lễ hội tổ chức là: múa bóng rỗi, múa địa nàng, múa lân, múa rồng. Tuy nhiên, mức độ tổ chức nghi thức này ở các lễ hội có sự chênh lệch khác nhau. 3.3. Hình thức múa hát thờ trong lễ hội Số lượng các lễ hội tổ chức múa bóng rỗi rất ít, chỉ có 2/139 lễ hội được duy trì tổ chức từ xưa cho đến nay. Cũng có 02 lễ hội trước đây có tổ chức múa bóng rỗi nhưng hiện nay không còn duy trì hình thức này nữa. 135/139 lễ hội từ trước đến nay không tổ chức nghi thức múa bóng rỗi. Về múa địa nàng, hiện nay toàn tỉnh chỉ còn 02 lễ hội có tổ chức nghi thức múa địa nàng, có 01 lễ hội trước có nghi thức múa địa nàng nhưng nay không còn tổ chức. Và 135/139 lễ hội từ trước đến nay không có tổ chức múa địa nàng. 26 Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên Số lượng lễ hội tổ chức múa rồng nhiều hơn so với các lễ hội có múa bóng rỗi và múa địa nàng, hiện có 4 lễ hội tổ chức múa rồng, có 2 lễ hội trước đây có tổ chức múa rồng nhưng hiện nay không còn nữa. Và 133/139 lễ hội không tổ chức múa rồng từ trước đến nay. Trong tất cả các loại hình múa hát thờ, múa lân là loại hình được nhiều lễ hội tổ chức thực hiện nhất. Hiện tại, toàn tỉnh có 11 lễ hội có tổ chức múa lân, trong đó có 8 lễ hội duy trì hình thức múa lân từ xưa đến nay và có 3 lễ hội trước đây không có hình thức múa lân, nhưng hiện nay có đưa múa lân vào lễ hội. 3.4. Đọc văn tế Bên cạnh thực hiện các thủ tục tế, một số nghi thức múa hát thờ, thì đọc văn tế cũng là một trong những “thủ tục” quan trọng trong các lễ hội. Có hai hình thức đọc văn tế là văn tế chữ Hán và văn tế chữ Quốc Ngữ. Hiện tại, toàn tỉnh có 21 lễ hội đọc văn tế chữ Hán (15,1%), 93 lễ hội đọc văn tế chữ Quốc Ngữ (66,9%). 3.5. Hệ thống nghi lễ tại các lễ hội Hệ thống nghi lễ cũng được tiến hành song song với các nghi thức khác trong các lễ hội, tuy nhiên tùy từng loại hình lễ hội mà có hệ thống nghi lễ khác nhau. Kết quả khảo sát số liệu về hệ thống các nghi lễ được thể hiện như sau: Lễ thỉnh sắc: hiện tại có 54 lễ hội vẫn tiếp tục duy trì nghi lễ thỉnh sắc, chiếm 38,8%. Có 01 lễ hội trước đây không có nghi lễ này nhưng hiện nay đã bổ sung. Song lại có đến 16 lễ hội (11,5%) trước đây đã từng thực hiện lễ thỉnh sắc nhưng hiện nay đã bãi bỏ. Và có 68 lễ hội từ trước đến nay không thực hiện lễ thỉnh sắc, chiếm 48,9% so với các lễ hội trong toàn tỉnh. Lễ túc yết: có 91 lễ hội đang duy trì tổ chức, chiếm 65,5%, nhưng có 7 lễ hội trước đây cũng tổ chức lễ túc yết nhưng hiện nay không còn tổ chức nghi lễ này. Toàn tỉnh có 41 lễ hội không tổ chức nghi lễ túc yết, chiếm 29,5%. Lễ tỉnh sanh: là một trong những nghi lễ được khá nhiều lễ hội tổ chức, toàn tỉnh có 94 lễ hội vẫn còn duy trì tổ chức lễ tỉnh sanh từ xưa cho đến nay, chiếm 67,6%; có 7 lễ hội đã bãi bỏ nghi lễ này. Bên cạnh đó, có 38 lễ hội không thực hiện lễ tỉnh sanh từ trước cho đến nay. Lễ vật được dâng lên cúng các thần rất nhiều chủng loại. Tuy nhiên, theo bảng số liệu cho thấy, có một số lễ vật phổ biến như sau: Trong tổng số 132 lễ hội được khảo sát về lễ vật tế lễ, dâng cúng thì heo sống là lễ vật được chọn để dâng cúng nhiều nhất (88 lễ hội, chiếm tỷ lệ 66,6%). Ngoài ra, còn có một số lễ vật dâng cúng khác trong lễ hội như gà, vịt, cá, xôi, chè, các loại bánh Có thể nhận định rằng: các loại lễ vật dâng cúng trong lễ hội của người Việt ở Ninh Thuận rất phong phú, đa dạng và còn bảo lưu tốt các yếu tố truyền thống. 3.6. Trò chơi dân gian trong lễ hội Trò chơi dân gian là một trong những phần không thể thiếu của lễ hội. Qua khảo sát, hiện tại ở Ninh Thuận chỉ còn 21 lễ hội có trò chơi dân gian. Các loại trò chơi phổ biến như: kéo co, đập niêu/đập ấm, bắt vịt/thả vịt, nhảy bao bố, đua ghe, đua thuyền, trong đó “kéo co” là trò được tổ chức phổ biến nhất (12 lễ hội, chiếm tỷ lệ 57,1%); tiếp đến là trò chơi “bắt vịt, thả vịt” và trò chơi “đập niêu/đập ấm” (đều được tổ chức tại 7 lễ hội, chiếm tỷ lệ 33%); “bóng chuyền” và “đua thuyền” được tổ chức tại 4 lễ hội, chiếm tỷ lệ 19%. Tuy nhiên, qua khảo sát thực tế chúng tôi nhận định rằng: thực trạng trò chơi dân gian trong lễ hội ở Ninh Thuận đang suy giảm đáng kể về cả mặt lượng và chất. 4. Một số đánh giá, nhận xét Lễ hội truyền thống của người Việt ở Ninh Thuận (ở các đình, đền, miếu, lăng) diễn ra chủ yếu vào dịp Thanh minh tháng 3 (42,4%) và tháng 2 (25,2%); Quy mô của lễ hội, thông thường là quy mô cấp thôn, nhưng cũng có lễ hội diễn ra theo quy mô nhiều thôn/ khu phố cùng tham gia. Nhìn chung, phần lớn các lễ hội vẫn duy trì những nét cơ bản của lễ hội cổ truyền như: nghi thức rước, nghi lễ, thủ tục tế, đọc văn tế Tuy nhiên, cũng có một số lễ hội đã lược bỏ phần nào các nghi thức, các nghi lễ. Quy mô lễ hội không chỉ phụ thuộc vào tính chất của lễ hội mà còn phụ thuộc vào diện tích di tích. Diện tích di tích càng lớn, diện tích mở hội càng rộng. Song song đó, việc bảo lưu, giữ gìn các sắc phong, hoành phi, đồ thờ, tượng thờ bằng đồng, là điều rất quan trọng trong việc bảo tồn các giá trị đặc sắc của lễ hội cổ truyền người Việt. Nhưng theo thời gian, các hiện vật này đang bị hao mòn dần, cần được bảo dưỡng, bảo quản đúng cách để những dấu ấn văn hóa lễ hội cổ truyền của người Việt được lưu mãi với thời gian. Các nghi thức trong lễ hội ở Ninh Thuận được bảo lưu khá tốt, nhất là thủ tục tế/một nghi thức quan 27Phaùt trieån Kinh teá - Xaõ hoäi Ñaø Naüng Miền Trung - Tây Nguyên trọng trong lễ hội. Có tới 118/139 lễ hội còn lưu giữ thủ tục tế và có đội tế, chiếm tỷ lệ 84,9%. Trang phục của đội tế cũng được bảo lưu khá tốt, hầu hết là áo dài khăn đóng (đồng tiền mờ) màu xanh, đen, chủ tế thường mặc áo màu đỏ. Tuy nhiên, xu hướng “bắt chước” nhau giữa thôn/khu phố nọ và thôn/khu phố kia cũng bắt đầu xuất hiện, điều này sẽ làm giảm và dần mất đi bản sắc của từng lễ hội. Lễ vật dâng cúng của các lễ hội ở Ninh Thuận: ngoài các món ăn truyền thống như bánh, xôi, trà, rượu, trái cây được người dân dâng lên thần, cúng heo sống là một nghi thức quan trọng của lễ hội. Thủ tục tế heo sống còn được lưu giữ khá tốt, có tới 88/132 lễ hội có cúng heo sống, chiếm 66,6%. Có thể nhận định rằng các loại lễ vật dâng cúng ở Ninh Thuận rất đa dạng và còn bảo lưu tốt các yếu tố truyền thống. Trò chơi dân gian trong lễ hội có sự suy giảm đáng kể, chỉ có 21/139 lễ hội còn trò chơi dân gian. Trò chơi phổ biến nhất ở các lễ hội này là kéo co, bắt vịt... Các loại hình trò chơi dân gian trong lễ hội cũng bị pha tạp và cải biên nhiều. Các lễ hội có trò chơi dân gian được khôi phục đã thu hút được khá nhiều sự tham gia của nhân dân. Khi tiến hành khảo sát lễ hội cầu ngư ở huyện Ninh Hải, chúng tôi nhận thấy sự phục hồi các trò chơi dân gian ở đây rất mạnh, trong lễ hội có tới hơn 10 trò chơi dân gian. Đặc biệt, trong dịp Liên hoan làng biển Việt Nam tại Ninh Thuận vào tháng 8.2011, nhiều trò chơi truyền thống của người dân đã được phục hồi và tham gia vào lễ hội như: hè cù, đua rồng, đua thuyền thúng Tuy nhiên qua khảo sát thực tế, chúng tôi nhận thấy rằng lễ hội ở Ninh Thuận bắt đầu có sự tham gia và lấn át của các loại hình trò chơi mới: việc tổ chức giao lưu thi đấu thể thao (thi đấu bóng đá, bóng chuyền, chạy việt dã), sự xuất hiện các trò chơi hiện đại phần nào thay thế, lấn át các trò chơi truyền thống, điều này cũng là một thực trạng đáng báo động với các lễ hội truyền thống ở địa bàn Ninh Thuận nói chung. Qua khảo sát, chúng tôi cho rằng sở dĩ thực trạng lễ hội truyền thống của người Việt ở tỉnh Ninh Thuận như trên là do một số nguyên nhân: - Trong một thời gian dài, vì lý do kinh tế, cơ chế hoặc một số các lý do khách quan và chủ quan khác, lễ hội của làng không được tổ chức. Có những thôn/ khu phố trong nhiều năm không tổ chức lễ hội, vì vậy khi muốn phục hồi lễ hội thì họ g